Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

Bồ Đề tát đỏa bà da, Ma ha tát đỏa bà da, Ma ha ca lô ni ca da.

Bodhisattvāya mahāsatvāya mahākārunikāya

नमो रत्नत्रयायनमह् अर्यअवलोकितेश्वराय

Âm Hán Phạn:

Bồ Đề tát đỏa bà da, Ma ha tát đỏa bà da, Ma ha ca lô ni ca da.

Ý Việt:

Giác hữu tình hay Bồ Tát tự giác tự độ, bậc tinh tấn dũng mãnh, lòng Ðại Bi.

Chữ Bodhisattva, Hán Việt, dịch là Giác hữu tình, tự giác tự độ, tự mình giác ngộ, tự mình độ mình, hoặc Đại sĩ. Phạn ngữ viết बोधिसत्त्वस्. Bodhisattva là chữ ghép từ chữ : Bodhi và sattva.

Chữ bodhi, बोधि, có gốc từ chữ  bodh, बोध्, thân từ thuộc dạng nữ tính, có nghĩa : khoa học, sự  hiểu biết hoàn toàn, sự tiết lộ. Trong Phật học : giải thoát, giác ngộ, tình trạng tỉnh thức của một vị Phật.

Bảng biến hóa thân từ của Bodhi ở dạng nữ tính :

 Nữ tính 

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

bodhiḥ

bodhī

bodhayaḥ

Hô cách

bodhe

bodhī

bodhayaḥ

Trực bổ cách

bodhim

bodhī

bodhīḥ

Dụng cụ cách

bodhyā

bodhibhyām

bodhibhiḥ

Gián bổ cách

bodhyai | bodhaye

bodhibhyām

bodhibhyaḥ

Đoạt cách

bodhyāḥ | bodheḥ

bodhibhyām

bodhibhyaḥ

Sở hữu cách

bodhyāḥ | bodheḥ

bodhyoḥ

bodhīnām

Vị trí cách

bodhyām | bodhau

bodhyoḥ

bodhiṣu

Chữ bodha, बोध, có gốc từ chữ  bodh, बोध्, thân từ thuộc tĩnh từ, và có ba dạng : nam tính, trung tính, nữ tính, có nghĩa : hành  động của người hiểu biết, sự hiểu biết, sự cảm nhận, sự hiểu và biết cảm nhận thuộc về khoa học.

बोधि, Âm phạn ngữ là Bodhi, tiếng Pali viết và đọc cũng như chữ Phạn, có nghĩa là giác ngộ, thức tỉnh hay để biết. Bồ đề là một danh từ trừu tượng xuất phát từ ngữ căn của động từ √ बुध đọc là Budh và dùng để diễn đạt ý nghĩa sơ khởi của sự nhận thức, sự hiểu biết hay tỉnh thức. Động từ thể chủ động ngôi thứ ba, số ít được viết như sau बोधति và cách viết la tinh hóa Bodh-a-ti. 

Động từ thể thụ động ngôi thứ ba số ít viết बुध्यते và La tinh hóa Budh-ya-te. Chữ Buddha (Phật) cũng xuất nguồn từ căn "Budh". Danh xưng Buddha Phạn ngữ, Phật-đà tiếng Việt gọi tắc là Phật, bởi vì Ngài hiểu biết đầy đủ Bốn Chân Lý Thâm Diệu Cao Quý (Tứ Diệu Đế) và từ giấc mơ vô minh Ngài đã thức tỉnh.  Chẳng những hoàn toàn thấu triệt tất cả các pháp, mà còn có đẩy đủ khả năng truyền bá giáo lý cho chúng sanh nên được gọi là Samma Sambuddha (Chánh Biến Tri, âm là Tam-Miệu Tam-Bồ-Đề) để phân biệt với chư Phật Pacceka (Độc Giác, cá nhân, đơn độc) chỉ thấu triệt giáo lý mà không thể rọi sáng cho kẻ khác, tự giác nhưng không thể giác tha.

Trước khi đạt Quả Phật, Đức Thích Ca được gọi là Bồ Tát. Ngài cũng thường hay nhắc nhỡ hàng Đệ tử : Người muốn đắc Quả Phật phải trải qua thời kỳ Bồ tát, một thời kỳ tích cực trau giồi và phát triển những phẩm hạnh như sau :   bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ.

Trong Phật giáo đại Đại thừa Bồ Tát có nghĩa là một hành giả sau khi hành trì các Ba-la-mật-đa đã thành tựu Phật quả, nhưng nguyện không nhập Niết bàn khi chúng sinh chưa giác ngộ. Đặc tính cơ bản của Bồ Tát là lòng Từ Bi đi song song với Trí huệ. Chư Bồ Tát  thường cứu độ chúng sinh và sẵn sàng thụ lãnh tất cả mọi đau khổ của chúng sinh cũng như hồi hướng phúc đức mình cho kẻ khác. Con đường tu học của Bồ tát bắt đầu bằng, phát tâm Bồ-đề, giữ Bồ Tát giới, hành Bồ tát hạnh.

Chữ sattva là chữ ghép của chữ sat và tva

Phạn viết theo mẫu Devaganari  सत्त्व, Âm là Sattva, Hán Việt đọc là Tát đóa. Thuật ngữ này có rất nhiều nghĩa và được nhiều dịch giả khác nhau qua những định nghĩa như sau : Chúng sinh, sự hiện hữu, hữu tình, một người anh hùng, hay một chiến sĩ tâm linh, con người với bản chất là trí tuệ, con người với bản chất được định sẵn sự giác ngộ chúng sinh mưu cầu giác ngộ, một con người thông thái, một linh hồn thanh tịnh và uy dũng, linh hồn, tâm, tri giác, thức, ý niệm thực chất hay bản tính cố hữu Thai tạng (Trong con người mà sự hiểu biết còn tiềm ẩn và chưa phát triển), một nhân vật cách hóa sự hiểu biết tiềm tàng trong chúng sinh, người tận tụy với chính pháp, hay gắn chặt với giác ngộ, sức mạnh, năng lực, khí lực, quyền lực, can đảm.

Bảng biến hóa thân từ của Sattva ở dạng trung tính:

Trung tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

sattvam

sattve

sattvāni

Hô cách

sattva

sattve

sattvāni

Trực bổ cách

sattvam

sattve

sattvāni

Dụng cụ cách

sattvena

sattvābhyām

sattvaiḥ

Gián bổ cách

sattvāya

sattvābhyām

sattvebhyaḥ

Đoạt cách

sattvāt

sattvābhyām

sattvebhyaḥ

Sở hữu cách

sattvasya

sattvayoḥ

sattvānām

Vị trí cách

sattve

sattvayoḥ

sattveṣu

Bodhisattva, ý Việt là Người cầu giác ngộ, trên xin pháp giác ngộ, dưới là phát nguyện hóa độ chúng sinh, mà nổ lực tu hành làm mọi việc thiện. Một vị Bồ tát, không nhất định phải là người xuất gia, mà bao gồm đủ mọi hạng người. Bồ tát thật sự là người không còn chấp thủ, một điều gì và luôn có tâm buông xả tất cả, kể cả hạnh phúc của riêng mình, cho tất cả chúng sinh. Do đó lãnh vực hoạt động của Bồ tát trở nên rộng rãi và những ai muốn thực hiện mục tiêu, lý tưởng cao cả trên, bằng cách xả thân làm việc thiện, đều có thể gọi là Bồ tát.

Từ Bát Nhã Tâm kinh, tiến tu trên tinh thần ấy, sẽ đạt được một phần nào hạnh nguyện giống Quan Âm Bồ Tát và cùng đồng hành với Ngài gieo trồng hạnh đức bi trí cho mọi sinh linh đang đau khổ bằng cách giúp chúng sinh tinh tiến trên con đường tâm linh, qua sự kiên nhẫn, nhất tâm và lòng tự tin cá nhân.

Trọng tâm của con đường này là việc thường suy nghiệm, thực hành theo tấm lòng Đại Bi vô biên của Ngài trong đời sống hàng ngày. Đoạn đường ngắn hay dài nào mà chúng ta muốn đi và muốn đến đều phải có bước chân đầu và bước chân cuối.

Chữ mahā, मह, có gốc từ chữ  महत्, mahat (mahat là quá khứ phân từ hiện tại của mah), thân từ thuộc tĩnh từ và có ba dạng : nam tính, trung tính, nữ tính, và có nghĩa : lớn, vĩ đại, bao la, cao, quan trọng, tinh chất, quyền năng, tinh tấn.

Động từ √ मह् mah [1] hiện tại. (mahati) quá khứ phân từ hiện tại. (mahat) quá khứ phân từ. (mahita) nhất định. (mahitvā) vui mừng, tôn cao, kích thích, tăng cường, phóng đại, vinh danh, hành lễ - hiện tại. phản thân. (mahate)  tự  vui mừng - Sự kiện. (mahayati) làm lớn ra, phóng đại.

Chữ kārunikāya có gốc từ chữ karuṇa, करुण, có nghĩa : từ bi, thương xót, thương người bằng cách biết chia sẽ.

Còn tiếp

Kính bút

TS Huệ Dân

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm