Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 

Sadi Ngộ Trí Viên phiên tả
***

 

Hỏi: Xin thầy phân biệt “trí vô sư” và “trí hộ sư” mà các tác phẩm luận thường đề cập đến. Chuyên tu thế nào để đạt được vô sưtrí? Sở học như thế nào thì gọi là hữu sư trí. Bây giờ người ta nghiêng về sở học nhiều hơn và điều đó có phải trở thành sở tri chướng hay không?

Đáp: Trong Kinh tạng Pāli và kinh điển A-hàm (zh. 阿含, 阿鋡, sa., pi. āgama), Đức Phật không hề dùng khái niệm vô sư trí để chỉ về trí tuệ của ngài. Đức Phật chỉ nói rằng việc Ngài giác ngộ không có thầy hướng dẫn hay nói cách khác là do Ngài khám phá 12 nhân duyênhọc thuyết Duyên khởi (zh. 縁起, S. pratītyasamutpāda, pi. paṭiccasamuppāda), Tứ Thánh Đế (S. catvāri āryasatyāni, P. cattāri ariyasaccāni, C. 四谛, 四真谛、四聖諦), Bát Thánh Đạo (S. āryāṣṭāṅgamārga་) là khám phá lớn nhất của Đức Phật Thích-ca lịch sử cho tư tưởng nhân loại.

Trước đó, Đức Phật có học với hai vị Thầy là Alàra Kalàma và Udakka Ramaputta để đạt được Thiền Phi tưởng phi phi tưởng xứ nhưng không có giúp cho Ngài đạt được giác ngộ giải thoátTừ bỏ hai con đường đó, Đức Phật trải qua sáu năm khổ hạnh và học với các vị Bà-la-môn khổ hạnh và Ngài cũng thấy đó vô hiệu.

Từ bỏ các pháp môn khổ hạnhĐức Phật khám phá ra con đường Trung đạo, một khái niệm tương đương Bát Chính Đạo và đó là đóng góp lớn nhất của Đức Phật.

Như vậy, vô sư trí là một thuật ngữ Phật học do Trung Quốc sáng tạoTrung Quốc đặt ra khái niệm này đề ra vai trò của việc không học. “Vô sư” là không cần Thầy. Vô sư là không cần Kinh, không cần các trường lớp Phật học, chỉ cần tu công án (zh. gōng-àn 公案, ja. kōan) và thoại đầu hoặc theo Vân Môn(zh. 雲門宗), Quy Ngưỡng (zh. 潙仰宗), Pháp Nhãn (zh. 法眼宗), Tào Động (zh. 曹洞宗), Lâm Tế (zh. 臨濟宗) tức Ngũ gia thất tông của Thiền phương nam tại Trung Quốc. Từ sau Ngài Lục tổ Huệ Năng ở thế kỷ VII thì người ta có thể đạt được trí tuệ vô sư và tiến đến thành Phật. Đó là chủ trương cường điệu của Thiền sư Trung Quốc chứ không có thật.

Nếu theo mô hình của Trung Quốc, đến năm 2014 đã có vài chục vạn Đức Phật của Trung Quốc rồi vì biết bao nhiêu Thiền sư của Trung Quốc đã kiến tính thành Phật. Đó chỉ là cường điệu thôi. Về sau này, Tịnh Độ Tông của Trung Quốc bắt chước chữ “kiến tính thành Phật” lập ra chủ trương “niệm Phật thành Phật”, Mật tông bắt chước đó, chủ trương “trì chú thành Phật”. Điều đó chỉ mang tính khích lệ thôi chứ không có giá trị nhân quảchân lý. Trong thời Đức Phật, Ngài có đưa ra khái niệm “hữu học” và “vô học”. “Hữu học” là chỉ cho trình độ tâm linh của các bậc Cao tăng cho đến Chân nhânChân nhân là mức thấp nhất mà người tại gia có thể đạt được. Theo Chân nhân đó, người ta có thể đạt được Tứ Thánh Quả. Đến lúc con đường hướng đến quả chứng đó gọi là các bậc hữu học, tức còn học về ba ngành học tâm  linh: học về đạo đức, học về thiền định, học về trí tuệ. Đó là ba nội dung học duy nhấtmà Đức Phật dạy. Không có nội dung thứ tư. 30.000 bài Kinh trong suốt 45 năm mà Đức Phật đã dạy chỉ xoay quanh ba vấn đề này thôi, không có vấn đề thứ tư.

Khi chứng được quả Dự lưu, tức là quả Thánh thứ nhất của A-la-hán thì các vị đó mới bắt đầu kết thúcđược một phần nào đó của hữu học. Chứng được Nhị quảkết thúc thêm một phần nữa. Chứng được Tam quảkết thúc ¾. Chứng được Tứ quả, tức quả A-la-hán hoặc bằng con đường Thanh Văn (S. śrāvaka), hoặc bằng con đường Duyên Giác, hoặc bằng con đường Độc Giác Phật (C. 獨覺佛, S. pratyeka-budhha) thì vị ấy được gọi là bậc Vô học, tức không còn gì để học nữa, đã thành tựu trọn vẹnđạo đứcthiền địnhtrí tuệ và chứng quả cao nhất theo kinh điển Pāli, đó là quả A-la-hán (Chữ Hán phồn thể 阿羅漢; sa. arhat, arhant; pi. arahat, arahant). Tất cả các vị Hữu học và Vô học theo phong cách này được kinh điển Pali đều gọi là hữu sư trí - Trí có Thầy, Thầy hướng dẫn đó là Đức Phật Thích-ca. Kinh tạng Pali khẳng định các A-la-hán đi theo con đường hướng dẫn Tứ Thánh Đế của Đức Phậtmà giác ngộĐức Phật là A-la-hán đầu tiên. Các A-la-hán đi sau cũng có 10 đức hiệu của Phật: Như Lai(S. Tathàgata), Ứng Cúng (S. Arhat), Chính Biến Tri (S. Samyak-sambuddha), Minh Hạnh Túc (S.Vidyà-carana- sampanna), Thiện Thệ (S. Sugata), Thế Gian Giải (S.Loka-vid), Vô Thượng Sĩ (S.Anuttara), Điều Ngự Trượng Phu (S. Purusa-damya- sàrathi), Thiên Nhân Sư (S.Sàstà deva-manusyànàm), Phật - Thế Tôn (S.Buddha-Bhagavat). Đó là quan điểm của đạo Phật nguyên thủy.

Về sau này, các Thiền sư Trung Quốc cho rằng “sở tri chướng” là do cái học hữu sư mà ra và Thiền tông Trung Quốc mới đặt ra là để đạt được tuệ giác vô sư mà Kinh Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikàya) gọi là chân tâm thường trú, thể tính tịnh minh thì các hành giả chỉ làm ba công việc:

  • Thứ nhất, từ bỏ tìm hiểuhọc hỏi từ các Thầy trong đạo và ngoài đời. Bỏ hết các trường lớp. Bỏ hết việc học từ sách vở và xem nó là nhai lại đàm dãi của người bệnh nhổ ra - một động tác rất nhờm gớm, ghê tởm. Ngươi ta bỏ ra cái vật ghê gớm đó mà mình nhai lại. Tức các Thiền sư Trung Quốccho kinh điển Phật là đàm dãi thôi. Đó là sự trịch thượng đối với Đức Phật, đối với Tứ Thánh Đế. Nếu chúng ta dựa vào kinh điển nguyên thủychúng ta có thể khẳng định như thế. Cho nên, nếu ai tu theo Thiền Công án và Thoại đầu thì bỏ hết kinh điển mà cho đó là giáo môn, tức pháp môn đi theo giáo dục kinh điển. Không ai ngạo mạn như các Thiền sư Trung Quốc, phủ định toàn bộ vai trò của Tứ Thánh Đế và Bát Thánh Đạo.

  • Thứ hai, từ bỏ tùy duyên biết. Tùy duyên biết là đi biết đi, đứng biết đứng, ngồi biết ngồi, nằm biết nằm. Đó là chính niệm tỉnh thức (zh. 正念, pi. sammā-sati, sa. samyak-smṛt). Yếu tố rất quan trọng trong Bát Thánh Đạo mà theo Đức Phật Thích-ca và sáu Đức Phật quá khứ trong bài Kinh này hay nhiều bài Kinh khác. Đó là sự tiến bộ tâm linh và làm chủ sáu giác quan trong mọi vận động cũng như thức, ngủ, nói, nín, động và tịnh. Chỉ có các bậc A-la-hán mới đạt được trình độ chính niệm tỉnh thức trọn vẹn bây giờ và tại đây. Thiền Trung Quốc cho rằng đó là sơ cơ, phải từ bỏ tùy duyên biết, tức là chính niệm. Tức là cái mà Đức Phật cho là cao thì các Thiền sư Trung Quốc cho là thấp.

  • Thứ ba là đập thủng hầm thùng sơn đen cái trạng thái mà các tàn dư của ý thức còn tồn đọng lại - một cuộc đấu tranh nội tại rất là mạnh mà đập thủng thùng sơn đen, tượng trưng cho vô minh, một hoạt dụng cuối cùng, tàn dư của ý thức. Đến lúc đó tuệ giác được phát sinh giống như vầng mặt trờikhông bị mây mù của ý thức che phủ. Cho nên, vầng thái dương đó chiếu soi không phân biệt. Đó là học thuyết Trung Quốc hoàn toàn không có kinh điển nào đề cập đến, không có dữ liệu Phật học nào nhưng mà Trung Quốc cho đó là tối thượng thừa thiền. Còn thiền của Đức Phật ở trong Bát Chính Đạo chỉ là Như Lai thiền, thiền sơ cơ thôi. Có lẽ về phương diện này không ai ngạo mạn hơn các thiền sư Trung Quốc, tức là phủ định Đức Phật 100% và các thiền sư Trung Quốc cho rằng học kinh điển, học sách vở tức học đạo và học thế học đó là tìm hiểu biết.

 

Học chính niệm đó là tùy duyên biết đó là hai cái học hữu sư và đó là sở tri chướngSở tri là một chướng ngại, cái biết là một trở ngại cho nên phải kết thúc cái biết và xem cái biết là kẻ thù. Đó là sai lầm của thiền tông Trung QuốcĐang khi sở tri chướng là một danh từ có nghĩa đen là gì? Các trở ngại của kiến thức, các trở ngại của trí tuệ trong đó Đức Phật để cập đến bát nạn là trở ngại của tri thức, chẳng hạn như sinh ở vùng biên giớigiáo dục đâu có được phát triển; sinh ra trong một cái vùng lao động nghèo tri thức không được nâng cao; sinh ra trong thời kỳ chiến tranh toàn bộ trường lớp phải đóng của. Đó là những trở ngại của tri thức.

Đức Phật đề cao các phước báu sống trong thành thị, sống trong vùng trung tâm đó là những phước báu mà phát triển tri thức và trí tuệ rất tốt. Trung Quốc đã hiểu sai, thiền tông Trung Quốc đã lý giải sai và cho kiến thức là một trở ngại đang khi Đức Phật nói kiến thức là tài sản của thánh nhân (Ariya), bác học đa văn là tài sản của thánh nhân, đó là một trong thất thánh tài.

Như vậy thiền Trung Quốc đã hiểu sai Đức Phật và phủ định Đức Phật gần như là sạch trọn và đề cao vai trò truyền tâm ấn và khai tâm cứu mình. Đó là lý do tại sao mà chúng tôi khuyên hãy quay trở về với Đức Phật gốc vì chúng ta đi theo khuynh hướng Trung Quốc chả có một cái gốc rễ gì từ kinh điển. Nếu có thì rất là mờ nhạt thôi, nó không có sâu sắc lắm. Nhưng chúng ta cuồng tínmê tín vì các tổ sư Thiềncủa Trung Quốc ngạo mạn với Đức Phậtchúng ta cho là chân lýchúng ta đi theo một cách không đặt vấn đềchúng ta trở thành những con lật đật mê tín vào Trung Quốc. Đó là một sai lầm về phương phápluận.

Do đó đi về vấn đề học Phật học là một điều bắt buộc vì không học phật học chúng ta không thể giảng kinh thuyết pháp tốt được, chuẩn được, mà trong bài kinh này Đức Phật nói rất rõ, vai trò của tu sĩ là giảng kinh thuyết pháp chỉ có hai nội dung thôi: pháp và luật - chân lý Tứ Thánh Đế và đạo đức thôi còn chuyện giác ngộ hay không nó thuộc về tu Bát Chính Đạo, nó có thể có nhiều chục kiếp để tu, khó ai có thể giác ngộ trong một kiếp người, bỏ con đường học Phật học chúng ta đánh mất vai trò của tu sĩ và đây là cách mà đạo Phật Trung Quốc đã nắn tạo ra các tu sĩ chỉ biết cầu an, cầu siêu, nói chung là già, bệnh, chết, hết. Thuyết phápgiảng kinh gần như các tu sĩ Trung Quốc chẳng bận tâm đến. Một thời kinh bao nhiều tiền, kinh dài nhiều tiền, kinh ngắn ít tiền, để tên cầu an cầu siêu ở vị trí trước mặt thì nhiều tiền, ở vị trí trên trên cao thì ít tiền, toàn là tiền thôi. Đó là đạo Phật của Trung Quốc.

Chúng tôi có hai năm ở tại chùa Từ Ân làm thị giả của HT. Duy Lực năm 1987 - 1988, học Thiền Công án và Thoại đầu. Mỗi buổi tối từ 5h30 - 8h00 tối, có khi 2 tiếng, có khi 2,5 tiếng, chúng tôi phải đọc Đại Tạng Kinh cho HT. Duy Lực nghe mặc dù Hòa thượng vẫn chủ trương không tìm hiểu, không đọc kinhđiển nhưng thực ra ngày nào chúng ta cũng đọc trực tiếp bản chữ Hán đời Tạng cho Hòa thượng nghe. Đó là mâu thuẫn mà các thiền sư Trung Quốc đã bị vướng phải do chủ trương sai với lời Phật dạy.

Trên thực tếdài dòng văn tự không ai nhiều hơn các Thiền sư Trung Quốc. Trong phần Tục tạng Kinh, chín tông phái gộp lại chưa bằng văn học của Thiền tông qua các tác phẩm Ngự luật. Như vậy, cái gọi là giáo ngoại biệt truyền của Thiền tông Trung Quốc chỉ là lời nói suông thôi. Họ sử dụng văn tự nhiều hơn các tông phái còn lại. Đó là tự ngữ tương quy. Cái mẫu thuẫn ở trong nội tại của Thiền tông Trung Quốcdo vì đi sai chủ trương của Đức Phật.

Không có kiến thức làm sao mở trí tuệ? Năm 1988, Thiền sư Duy Lực sang Hoa Kỳ hoằng pháp qua con đường cha nuôi và con nuôi và lập ra Thiền đường Từ Ân, giảng chỉ thích hợp với giới trí thức - những người đã trải qua các con đường nghiên cứu học thuật và bị chấp trước thì Thiền Công án và Thoại đầu giúp cho người ta mổ xẻ và phá vỡ các chấp trước đó rất hay. Còn đối với những người chưa trải qua trường lớp Phật học mà đi trực tiếp Thiền Công án và Thoại đầu thì trở thành chấp trước tổ sư, chấp một cách chưa từng thấy, chấp hơn những người bình thườngChúng tôi đã từng học Thiền Công án và Thoại đầu hai năm và thấy rất rõ hệ lụy này.

Cuối cùngThiền sư Duy Lực để làm đạo bởi vì ở Hoa Kỳ không có bao nhiêu người nghe. Thế giớiphương Tây là thế giới tri thức. Khoa học hiện đại là phát triển tri thức, nhờ đó, mê tín dị đoan được đẩy lùi.

Ảnh hưởng của Công giáo trên 2.000 năm lịch sử ở châu Âu và các châu lục được đẩy lùi. Chủ nghĩathế tục hóa đã lấy tri thức từ trào lưu Triết học Ánh sáng (Enlightenment). Triết học Ánh sáng lấy trí tuệlàm nền tảng. Đóng góp của khoa học phương Tây đã làm cho người phương Tây tỉnh thức mê tín dị đoan của họ cho nên họ bỏ đạo gốc mà đi trở về phương Đông gặp được đạo Phật minh triết. Vai tròcủa tri thức rất cao.

Đức Phật là nhân vật tôn giáo duy nhất trong lịch sử tư tưởng của nhân loại đề cao vai trò của tri thức. Các tôn giáo còn lại vùi dập tri thứctruyền bá mê tín để cho người ta phải lệ thuộc vào mình. Công ánvà Thoại đầu của Trung Quốc, dù là Vân MônQuy NgưỡngLâm TếTào Động đều xem tri thức là kẻ thùsở tri chướng do hiểu ai khái niệm sở tri chướng như vừa nêu. Cho nên, Thiền sư Duy Lực không hoằng pháp thành công ở Hoa Kỳ rồi về lại Việt Nam để làm đạo.

Do đó, chúng ta không ai hơn được Phật. Các nỗ lực của Thiền sư Trung Quốc là muốn chứng tỏ mình hơn Đức Phật nhưng họ đã bị thất bại. Họ gán ghép Thiền Tứ Niệm Xứ và Minh Sát Tuệ của Đức Phậtlà Thiền Như Lai, thấp hơn một cấp so với Thiền Tổ sư là Tối Thượng Thừa Thiền, tức Công án và Thoại đầu. Họ đã thất bại hoàn toàn.

Hai thầy trò Thiền sư Suzuki truyền đạo ở phương Tây vào thập niên của thế kỷ XX, Sau khi họ qua đời, chẳng có mấy ai bận tâm đến Công án và Thoại đầu ở phương Tây. Đang khi Thiền sư Nhất Hạnh đi sau và có một chỗ đứng rất lớn ở phương Tây vì Thiền sư Nhất Hạnh đã từ bỏ Công án và Thoại đầumà vốn là sở trường của Ngài ở Việt Nam qua tác phẩm “Nẻo về Thiền học” và” Nẻo về của ý”. Từ năm 1966, sau khi đọc tác phẩm An-ban-thủ-ý, tức Kinh 16 pháp quán niệm hơi thở, bản dịch của Khương Tăng Hội, đã quay lưng 100% với Thiền Công án và Thoại đầu và chỉ truyền bá Thiền Chính niệm của Đức Phật Thích-ca lịch sử. Chỗ đứng của Thiền sư Nhất Hạnh hiện nay ở phương Tây là độc nhất vô nhị.

Đạt Lai Lạt Ma sở dĩ được nhiều người theo là vì tâm mê tín vào Ngài - “Phật sống” - vì Ngài có vai tròquốc trưởng và Tăng thống của Tây Tạng. Nếu bỏ hai bình phong đó ra, Đức Đạt Lai Lạt Ma không thể hơn được Thiền sư Nhất Hạnh về trí tuệ.

Cư sĩ Thiền sư S. N. Goenka, người Miến Điện hoằng pháp tại Ấn Độ đã lập được hai trung tâm Thiền trên khắp thế giới nhờ truyền bá Thiền Minh Sát Tuệ và Tứ Niệm Xứ. Là một cư sĩ mà còn làm được vĩ đại như thế. Không phải do cư sĩ này giỏi mà do Thiền Tứ Niệm Xứ và Minh Sát Tuệ của Đức Phật có khả năng trị liệu quá sâu sắc. Cho nên, ai truyền bá đúng thì trở nên nổi tiếng thôi.

Nhân câu hỏi về sở tri chướng và vô sư trí mà chúng tôi nói rộng về những giới hạn của Thiền Công ánvà Thoại đầu.

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Pháp thoại

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm