Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 

image
 

Việc cầu an không còn xa lạ đối với mỗi người. Thuyết cầu an có nói mỗi người có một vận hạn ứng với một ngôi sao trong năm. Nếu người gặp sao xấu thì trong năm đó toàn gặp điều không tốt. Gặp sao tốt thì trong năm đó gặp nhiều điều tốt lành. Và ở một số chùa chiền còn có làm lễ cầu an. Vậy cầu an có an được không? Để trả lời câu hỏi này chúng ta nên nhìn nhận vấn đề này dưới con mắt người học Phật, tu Phật, thực hành giáo lý Phật.


Việc tốt xấu, may rủi, hên xui, được mất...tất cả điều đó đều bởi nghiệp tạo trong quá khứ mà chiêu cảm quả hiện tại. Nếu mà vận hạn mỗi độ tuổi mỗi người ứng với một vì sao, mà có Cửu diệu là các sao La Hầu, Thổ Tú, Thủy Diệu, Thái Bạch, Thái Dương, Vân Hớn, Kế Đô, Thái Âm, Mộc Đức. Cửu diệu là các sao thuộc ngũ hành. Mà chúng ta thấy người cùng tuổi đáng lẽ sao chiếu mệnh thì cùng chung mệnh chung số, mà thực tế lại khác mệnh vì tuy cùng tuổi mà có người giàu người nghèo, người gặp điều tốt kẻ gặp rủi xui...như vậy là không giống mệnh thì tuy cùng một ngôi sao chiếu mệnh cũng có xấu có tốt khác nhau. Như vậy mệnh cùng một sao mà khác nhau là chưa đúng. Vậy việc quy định số mệnh khác nhau đó là có lý do, nguyên nhân. Đó là bởi NGHIỆP. Nghiệp quá khứ tạo quả hiện tại, nghiệp hiện tại chiêu cảm quả tương lai. Những gì mình tạo thì mình nhận lấy,không thể cầu mà bớt nghiệp được, nếu cầu mà biết sám hối với làm việc thiện thì mới mong giảm nghiệp, chuyển nghiệp mà thôi. 

Việc cầu an chẳng qua là hình thức, quan trọng là mình muốn an thì sống bằng cái Tâm, bằng con tim yêu thương, biết giúp đỡ mọi người, sống thiện lương, giữ gìn thân khẩu ý không tạo nghiệp, sống niềm vui chánh niệm an lạc trong giây phút hiện tại. 

Nếu hành đạo với tâm vô ngã, thì ta không thật thì ai là người thọ nhận nghiệp báo. Tâm vô ngã vị tha là tâm chân thật trong mỗi người. Khi ta sống không vì ta mà vì người khác, không nghĩ gì đến ta mà lo nghĩ quan tâm giúp đỡ người khác thì là ta đang đi trên con đường hướng về vô ngã. Nhưng muốn giải thoát, muốn chứng được vô ngã phải thiền định hay niệm phật tinh chuyên thì vô ngã trong từng ý niệm. Tuy ý niệm sinh khởi mà không có chủ thể thọ nhận, cũng không tạo tác được thì không có cái TA cái ngã bám chấp. 

Còn một số chùa chiền hiện nay làm lễ cầu an, chung quy là cũng tạo phương tiện trợ duyên trợ đạo mà thôi. Trợ ở đây là làm cho người cầu an tin tưởng sẽ an thì tâm sẽ được an, tuy không giảm cái nghiệp nhưng vì tâm an sẽ có tinh thần thái độ ứng xử tích cực đối với sự việc nếu không tốt xảy ra. Bên cạnh đó người được cầu an sẽ lên chùa làm phước, lên chùa được gặp quý thầy giảng dạy giáo lý, lên chùa để đối trước chư Phật bồ tát sám hối giúp tinh tấn để cải nghiệp chuyển hóa nghiệp không tốt thành nghiệp tốt hay giảm nhẹ nghiệp quả. 

Và chữ "cầu an" thì chữ "cầu" là sống với chân tâm thiện lương thì "an" nhẹ nghiệp báo, tăng thêm nghiệp tốt lành thông qua làm việc thiện , nghĩ thiện, nói thiện. 

Là người phật tử chúng ta nhìn nhận cho đúng chánh pháp, chúng ta tu là sửa đổi hành vi xấu thành tốt, thì qua sự tu hành cũng là đang giảm nghiệp, chuyển nghiệp rồi nên "cầu an" cũng không nên làm gì vì mọi sự tốt xấu do nghiệp nên KHÔNG PHẢI CẦU AN THÌ SẼ ĐƯỢC AN. Quan trọng sống và thực hànhgiáo lý Đức Phật dạy thì sẽ ĐƯỢC AN MÀ CHẲNG CẦN CẦU. 

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT. 

 

SỨC MẠNH KHÔNG GÌ BẰNG NHẪN NHỤC

Trong cuộc sống có vô vàn những điều trái ý, không vừa lòng, đó là nguyên nhân khiến tâm ta không được yên, gây phiền não khổ lụy không những cho ta mà hệ lụy cho những người bên cạnh ta. Chung quy xét ra thì có hai yếu tố tác động đến tâm thức của ta, bao gồm yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan.

Yếu tố khách quan là các yếu tố bên ngoài ta, như thời tiết nóng lạnh, mưa gió bão lũ tác động...bao gồm tất cả các yếu tố về tự nhiên. Còn về con người thì nhiều lúc "mình không phạm người mà người hại mình, mình không gây người mà người chơi mình". Như bị nói xấu chửi rủa, đánh đập xúc phạm, hãm hại tranh dành, chèn ép ghét bỏ...Còn về nhu cầu ăn uống thì thiếu cũng khổ mà nhiều thì hoang phí tham đắm. Ham ăn ham uống là nguyên nhân gây hại cho biết bao loài vật đưa tới việc giết chóc sát sinh để phục vụ cho nhu cầu ăn uống nhằm " sướng cái miệng " và " thỏa cái lòng" mà thôi. Ngoài ra, còn các con vật bên ngoài như ruồi muỗi, sinh vật độc hại tác động đến mình làm tâm thức mình không được yên hay lo sợ...Có rất nhiều thứ mà sự hiện hữu được mất, thiếu dư, ít nhiều...của chúng lại làm tâm thức ra không được yên ổn thanh tịnh
Yếu tố khách quan bao gồm ngũ dục thế gian như tài, danh, sắc, thực, thùy. Sự không vừa ý của tâm đối với ngũ dục là nguyên nhân khiến phiền não khổ đau sinh khởi


Yếu tố chủ quan là các yếu tố bao hàm những gì trong thân ta như bệnh tật làm sinh khởi sự phiền nãokhó chịu đau đớnđói khát làm bức bách thân tâm, thân bị sự xúc chạm tác động làm khó chịu thì gây phiền não, mà vui thích thì tham đắm khổ lụy. Khẩu cũng là nguyên nhân gây nghiệp, có khi "lời nói như dao, giết người không thấy máu", lời nói có khi khiến bao hạnh phúc lứa đôi gia đình tan vỡ, khiến bao án mạng oan khuất cũng lại là do "lỡ lời" gây ra. Ngoài về khẩu thì yếu tố chủ quan còn thêm về ý, ý khởi vọng niệm thì chấp mê tạo nghiệp, ý khởi việc lành thì tốt mà khởi việc xấu thì đọa trầm luân. Và trong ý có tình, mà tình thì có thất tình của thế gian tác động làm ý bất an không thanh tịnh. Ý tạo tác bao thiện pháp ác pháp. Nên công năng của ý rất lớn. Muốn dụng công phu tu tập thì người tu hành lấy ý làm chủ đạo mà tu học thực hành giáo lý đạo Phật

 


Qua đó, có hai yếu tố là yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan tác động đến thân tâm mình, sinh khởibao phiền não khổ đau, đưa đến bất hạnh cho ta cũng như tác động hệ lụy bao người quanh ta. Để chiến thắng được hai yếu tố gây phiền não trên thì người tu hành lấy NHẪN NHỤC làm sức mạnh mà chiến đấu, kham nhẫn những điều trái ý, không tốt, không vừa lòng nhằm đem lại cho thân tâm sự an vui yên ổn và thanh tịnh

Theo Kinh Tăng Chi Bộ nói có 8 loại sức mạnh
Sức mạnh của TRẺ THƠ là TIẾNG KHÓC
Sức mạnh ĐÀN BÀ là PHẪN NỘ
Sức mạnh của KẺ ĂN TRỘM là VŨ KHÍ
Sức mạnh của VUA CHÚA là QUYỀN UY
Sức mạnh của KẺ NGU SI là ÁP ĐẢO
Sức mạnh của BẬC HIỀN TRÍ là CẢM HÓA
Sức mạnh của NGƯỜI ĐA VĂN là THẨM SÁT
Sức mạnh của SA MÔN là NHẪN NHỤC.

Như vậy, người tu hành lấy Nhẫn nhục làm sức mạnhNhẫn nhục là nhẫn về thân, khẩu, ý.

NHẪN NHỤC VỀ THÂN KHÔNG LÀM ÁC
NHẪN NHỤC VỀ KHẨU KHÔNG NÓI ÁC
NHẪN NHỤC VỀ Ý KHÔNG NGHĨ ÁC

SỨC MẠNH KHÔNG GÌ BẰNG NHẪN NHỤC. Người biết tu là biết nhẫn nhục, còn chưa nhẫn nhụcđược thì biết người đó TÂM THAM SÂN SI CÒN NHIỀU. CÒN NGÃ CHẤP, CÒN VỌNG ĐỘNG, CÒN PHIỀN NÃO, CÒN CHẤP TRƯỚC
Vậy đã là người tu hành hãy LẤY NHẪN NHỤC LÀM SỨC MẠNH để cho tâm thức không bị tác độngbởi phiền não ngũ dục lục trần của thế gian chi phốiTâm thức được yên tĩnh thì giải thoát mọi buộc ràng trong tâm, đem lại sự yên ổn an vui hạnh phúc trong chốn hồng trần đầy khổ lụy. 

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm