NGHI THỨC TỤNG
KINH VU-LAN VÀ BÁO HIẾU
________________________________________
NIỆM HƯƠNG LỄ BÁI
CHÂN-NGÔN TỊNH PHÁP GIỚI
Úm, lam xoá ha. (Tụng 7 lần, O)
(Trì thần chú này thì thân mình và cảnh quan đều thanh-tịnh)
CHÂN-NGÔN TỊNH KHẨU-NGHIỆP
Tu dị tu dị, ma ha tu dị, tu tu dị ta bà ha.
(Tụng 7 lần, O)
(Trì thần chú này thì miệng và lời nói đều thanh-tịnh)
CHÂN-NGÔN TỊNH TAM-NGHIỆP
Án ta phạ bà phạ, truật đà ta phạ, đạt ma ta phạ, bà phạ truật độ hám. (Tụng 3 lần, O)
(Trì thần chú này thì tâm, khẩu và ý đều thanh-tịnh)
CHÂN-NGÔN PHỔ CÚNG-DƯỜNG
Án nga nga nẵng, tam bà phạ phiệt nhật ra hồng. (Tụng 3 lần, O)
(Trì thần chú này thì hoa, hương cùng với tiếng tụng niệm, lời nguyện chân thành của người tụng sẽ tới mười phương Phật)
CÚNG HƯƠNG TÁN PHẬT
Nguyện đem lòng thành kính
Gửi theo đám mây hương
Phảng phất khắp mười phương
Cúng dường ngôi Tam-Bảo
Thề trọn đời giữ Ðạo
Theo tự tánh làm lành,
Cùng pháp giới chúng sinh
Cầu Phật từ gia hộ.
Tâm Bồ-Ðề kiên cố,
Xa bể khổ nguồn mê,
Chóng quay về bờ giác. (1 lạy, O)
TÁN PHẬT
Đấng Pháp-Vương Vô-Thượng,
Ba cõi chẳng ai bằng.
Thầy dạy khắp trời, người,
Cha lành chung bốn loại
Quy y tròn một niệm,
Dứt sạch nghiệp ba kỳ,
Xưng dương cùng tán thán,
Ức kiếp không cùng tận. (O)
KỲ-NGUYỆN
Hôm nay, ngày rằm tháng bẩy, ngày Lễ Vu-Lan, đệ-tử chúng con là……………… Pháp danh....................theo lời Phật dạy, chúng con noi theo ngài Mục-Kiên-Liên tề tựu nơi đây tổ chức đại-lễ Vu-Lan báo đền công lao dưỡng dục, sinh thành của ông bà, cha mẹ.
Chúng con cùng chúng-sinh trong pháp- giới nguyện ngôi Tam-Bảo thường-trụ trong mười phương đức Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật, đức Tiếp-dẫn Đạo-Sư A-Di-Đà Phật, đức Đương-Lai Hạ-Sanh Di-Lặc Tôn Phật, từ-bi gia-hộ cho chúng đệ-tử tâm Bồ-Đề được bền chắc, tự-giác giác-tha, hạnh giác-ngộ viên mãn, mọi tội lỗi gây ra từ vô-thỉ cho đến ngày nay liền được tiêu trừ, thường được an lành, xa lìa khổ ách, một thời đồng chứng Vô-Thượng Chánh-Đẳng Chánh-Giác. Mai sau khi lâm-chung được Phật A-Di-Đà và đức Quán-Thế-Âm Bồ-Tát, Đại-Thế-Chí Bồ-Tát cùng hàng Thánh chúng tới tiếp-dẫn chúng con về Tây phương Cực-Lạc, thế giới của Phật A-Di-Đà.
Nay chính là ngày chư Tăng kiết-hạ đem đức lành chú nguyện chúng sinh, chúng con một dạ kính thành, cúng dường trì tụng đem công đức này, nguyện khắp mười phương ba ngôi Tam-Bảo, Nguyện Ðức Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật, Ðức Tiếp-dẫn Ðạo-Sư A-Di-Ðà Phật, cùng các vị Bồ-Tát, tịnh Ðức chúng Tăng, từ-bi gia hộ, cho Cửu Huyền Thất Tổ, cha mẹ nhiều đời của đệ-tử, cùng tất cả chúng sinh sớm rõ đường lành, thoát vòng mê muội, ra khỏi u-đồ, siêu sinh Cực-Lạc Quốc. Ngưỡng mong oai đức vô cùng, xót thương tiếp-độ. (1 lạy, O)
QUÁN TƯỞNG
Phật chúng sinh tính thường rỗng lặng
Đạo cảm-thông không thể nghĩ bàn
Lưới Đế-Châu ví Đạo-Tràng
Mười Phương Phật-Bảo Hào Quang sáng ngời
Trước Bảo Tọa thân con ảnh hiện
Cúi đầu xin thề nguyện quy-y. (O)
Chúng con chí tâm đảnh lễ:
1- Nam mô tận hư không biến pháp giới quá, hiện, vị lai, thập phương chư Phật, Tôn Pháp, Hiền, Thánh Tăng thường trụ Tam-Bảo. (Lạy 1 lạy, O)
2- Nam mô Ta-Bà Giáo Chủ Đại-từ Đại-bi Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật, Đương-Lai Hạ Sinh Di-Lặc Tôn-Phật, Đại-Trí Văn-Thù Sư-Lợi Bồ-Tát, Đại-Hạnh Phổ-Hiền Bồ-Tát, Hộ-Pháp Chư-Tôn Bồ-Tát, Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ-Tát. (Lạy 1 lạy, O)
3- Nam mô Tây Phương Cực-Lạc Thế-Giới Đại-Từ Đại-Bi Tiếp-Dẫn Đạo-Sư A-Di-Đà Phật, Đại-Bi Quán-Thế-Âm Bồ-Tát, Đại-Thế-Chí Bồ-Tát, Đại-Nguyện Địa-Tạng-Vương Bồ-Tát, Thanh-Tịnh Đại-Hải-Chúng Bồ-Tát. (Lạy 1 lạy, O)
TÁN LƯ HƯƠNG
Lư hương vừa ngún chiên đàn,
Khói hương ngào ngạt muôn ngàn cõi xa.
Lòng con kính ngưỡng thiết tha,
Ngưỡng mong chư Phật thương mà chứng
minh.
Nam mô Hương-Vân-Cái Bồ-Tát Ma-ha-tát.
(3 lần, O)
KINH VU-LAN
Đây là những lời
Chính tôi được nghe.
Nhân một thuở kia,
Tại nước Xá-Vệ,
Phật ở Tịnh-xá
Cất trong cảnh vườn
Ông Cấp-Cô-Độc,
Giữa đám cổ thụ
Do ngài Thái-tử
Kỳ-Đà dâng cúng.
Bấy giờ trong hàng
Đệ tử cao cấp,
Có ngài Mục-Liên,
Vừa mới chứng được
Sáu phép thần-thông.
Lòng hiếu phát khởi,
Muốn độ mẹ cha,
Đền ơn nhũ bộ.
Bèn dùng mắt huệ
Xem cả thế gian,
Thấy vong thân mẫu,
Trong cảnh Ngã-quỷ,
Chẳng uống chẳng ăn
Thân thể gầy ốm,
Còn da bọc xương.
Mục-Liên thương xót,
Tức thời lấy bát
Đựng cơm đem dâng.
Mẹ Ngài vui mừng,
Tay trái che bát
Tay mặt bốc cơm,
Thảm thay! thương thay!
Cơm chưa tới miệng,
Đã thành than lửa,
Ăn không thể được.
Mục-Liên thấy vậy,
Liền khóc òa lên.
Tức tốc trở về,
Bạch lại với Phật,
Đầu đuôi thảm cảnh
Mắt mình vừa thấy.
Phật bèn nói rằng:
“Mẹ con gây tội,
Gốc đã sâu dầy
Chẳng thể lấy sức
Của một mình con
Mà mong cứu được.
Dầu con hiếu thuận,
Tiếng dậy đất trời,
Thậm chí Thiên-thần,
Tà-Ma, Ngoại-đạo,
Đạo-Sĩ, Vương-thần,
Cũng đều thúc thủ.
Vậy muốn cứu mẹ,
Con phải nhờ sức
Oai thần chúng Tăng,
Khắp cả mười phương,
Mới mong độ thoát.
Hãy nghe Ta chỉ
Phương pháp này đây,
Cứu vớt mọi người,
Ách nạn lâm cơn,
Đều được thoát khỏi
U sầu cảnh khổ”.
Nói xong Phật mới
Bảo Mục-Liên rằng:
“Ngày rằm tháng bảy,
Là ngày Tự-tứ
Mười phương chúng Tăng.
Mỗi người nên vì
Hiện thời cha mẹ,
Hoặc là tiền-kiếp
Cha mẹ bảy đời,
Mắc vòng khốn khổ,
Trong đường ách nạn.
Mà sắm cho đủ:
Trăm thức món ăn,
Năm thứ trái cây,
Hương, dầu, đèn nến,
Giường chiếu để nằm,
Bồn đựng nước tắm,
Mỗi thức, mỗi vật,
Ngon tốt tuyệt trần,
Sắp thành một lễ
Dâng cúng chư vị
Đại-Đức mười phương.
Hiển nhiên ngày ấy,
Các vị Thánh-chúng:
Hoặc bậc thiền-định
Ở chốn thâm sơn,
Hoặc bậc đã chứng
Bốn đạo quả lớn;
Hoặc bậc kinh-hành
Rừng xanh mật niệm;
Hoặc là những bậc
Đã được sáu phép
Tự-tại thần-thông,
Ra công giáo hóa
Chứng quả Thanh-Văn
Hay là Duyên-Giác;
Hoặc bậc Bồ-Tát
Thập-địa đại-nhân,
Tạm xuống cõi Trần,
Làm thầy Tỳ-Kheo,
Trong hàng đại-chúng;
Đều đồng một lòng,
Chứng giám hiếu-tâm
Thọ cơm hòa-la.
Tất cả các vị
Thánh-chúng vừa kể,
Đều đã tới chỗ
Đạo đức rộng sâu,
Giới hạnh thanh khiết.
Bởi thế cho nên,
Dâng cúng chúng Tăng,
Ngày rằm tháng bảy,
Thì nào cha mẹ
Ở nơi hiện thế,
Quyến-thuộc xa gần,
Đều được ra khỏi
Ba đường khổ não,
Là cõi địa-ngục,
Ngã-quỷ, Súc-sinh,
Ứng thời giải thoát,
An nhiên, tự-tại.
Hiện-thế cha mẹ,
Đang lúc sinh tiền
Chắc chắn sẽ được
Phước lạc trăm năm.
Lại nữa cha mẹ
Bảy kiếp về trước,
Ắt cũng sẽ được
Sinh về cõi Trời,
Hưởng phước vi-diệu”.
Lúc ấy Phật mới
Truyền dạy chúng Tăng
Khắp cả mười phương,
Những lời sau đây:
“Mỗi khi gia-chủ
Dâng lễ Vu-Lan,
Bổn phận chúng Tăng
Là phải trước hết
Tận tâm chú nguyện
Cầu cho bảy đời
Mẹ cha thí-chủ
Mau được giải thoát,
Kế đó theo phép,
Ngồi thiền, định-ý,
Sau rốt mới ăn.
Lại nữa nên nhớ:
Trước khi thọ thực,
Thì phải cúng dâng
Các món tịnh chay
Dâng trước tượng Phật
Hoặc tại bàn Phật,
Ở tháp, ở Chùa.
Chú nguyện xong rồi,
Mới tự thọ thực”.
Khi Phật nói phép
Cứu tế xong rồi,
Thì ngài Mục-Liên
Cùng các Bồ-Tát
Đều rất vui mừng,
Bao nhiêu buồn rầu
Khóc than thảm thiết
Của ngài Mục-Liên,
Tức thời tiêu hết.
Cũng trong ngày ấy,
Thân-mẫu Mục-Liên
Được thoát khỏi kiếp
Ngã-quỷ khổ cực.
Mục-Liên cung kính
Lại bạch Phật rằng:
“Sinh mẫu đệ-tử
Nay đã thoát khổ,
Cũng nhờ ân đức
Tam-Bảo thập phương,
Và của Thế-Tôn
Cùng bao Tăng-chúng,
Từ rày về sau,
Nếu có những người,
Theo Phật tu-trì,
Mà lòng mong muốn
Dùng lễ Vu-Lan
Cứu độ tất cả
Hiện tại phụ-mẫu,
Cho đến bảy đời
Cha mẹ kiếp trước,
Có thể được chăng?”
Phật bèn nói rằng:
“Hay lắm! Hay lắm!
Ta vừa muốn nói
Mà con lại hỏi,
Thật là thích hợp
Với tấm lòng Ta.
Thiện-nam-tử ơi!
Bất luận nam nữ
Trong hàng Tỳ-Kheo,
Các đấng Quốc-vương,
Thái-tử, Đại-thần
Tam công tể tướng,
Trăm quan, dân thứ,
Nếu phát tâm lành,
Làm hạnh hiếu từ,
Thì trước hết phải,
Vì cha, vì mẹ
Sở sinh đời nay,
Và vì cha mẹ,
Bảy đời đã qua
Đến rằm tháng bảy,
Là ngày hoan hỷ
Của Phật thập phương,
Và thời Tự-tứ,
Chúng Tăng khắp nơi,
Dùng cơm đồ ăn,
Trăm vị thơm ngon,
Thiết tiệc Vu-Lan
Dâng cúng chư Tăng,
Chí thành cầu nguyện:
Cha mẹ đời này,
Sống lâu trăm tuổi,
Khỏi đau khỏi ốm,
Khổ não mọi điều.
Nhẫn đến cha mẹ
Bảy đời quá-khứ,
Cũng thoát khổ não,
Nơi đường Ngã-quỷ,
Và được sinh về
Nơi cõi Nhân, Thiên,
Hưởng phước vui vẻ
Vô hạn vô-biên.
Những ai là người
Đệ-tử của Phật,
Tu hạnh hiếu từ
Thì trong tâm phải,
Nhớ mãi mẹ cha,
Hoặc trong kiếp này,
Hoặc bảy kiếp trước,
Mỗi năm hễ đến,
Tháng bảy ngày rằm,
Nên lấy lòng hiếu
Thiết lễ Vu-Lan
Cúng Phật, chúng Tăng,
Để báo mẹ cha
Công ơn nuôi dưỡng.
Vì thế cho nên,
Hễ là đệ-tử
Của Phật Như-Lai
Nên vâng lời này
Làm theo phép ấy.
Mục-Liên Tỳ-Kheo
Bốn hàng đệ-tử,
Nghe lời Phật dạy,
Vui vẻ phụng hành.
Nam mô Đại-Hiếu Mục-Kiền-Liên Bồ-Tát.
(3 lần, 3 lạy, O)
SÁM VU-LAN
Đệ-tử chúng con,
Vâng lời Phật dạy,
Ngày rằm tháng bảy,
Gặp hội Vu-Lan,
Phạm-vũ huy hoàng,
Đốt hương đảnh lễ,
Mười phương Tam-thế,
Phật, Pháp, Thánh-Hiền.
Noi gương đức Mục-Kiền-Liên,
Nguyện làm con thảo,
Lòng con ảo não,
Nhớ nghĩa thân sinh,
Con đến trưởng thành,
Mẹ càng gian khổ,
Ba năm nhũ bộ,
Chín tháng cưu mang,
Không ngớt lo toan,
Quên ăn bỏ ngủ.
Ấm no đầy đủ,
Nhờ có công cha,
Chẳng quản yếu già,
Sinh nhai lam lũ,
Quyết cùng hoàn vũ,
Phấn đấu nuôi con,
Giáo dục vuông tròn,
Đem lòng học đạo.
Đệ-tử ơn sâu chưa báo,
Hổ phận kém hèn,
Giờ này quỳ trước đài sen,
Chí thành cung thỉnh.
Đạo-tràng thanh-tịnh,
Tăng-Bảo trang-nghiêm,
Hoặc thừa tự-tứ,
Hoặc hiện tham thiền,
Đầy đủ thiện-duyên,
R ủ lòng lân mẫn.
Hộ niệm cho:
Bảy kiếp cha mẹ chúng con,
Đượm nhuần mưa pháp,
Nếu còn tại-thế:
Thân tâm yên ổn,
Phát nguyện tu trì,
Nếu đã qua đời:
Ác-đạo xa lìa,
Chóng thành Phật quả.
Ngửa trông các đức Như-Lai,
Khắp cả mười phương
Từ-bi gia-hộ
Giang tay cứu vớt
Thoát khỏi tam-đồ
Sinh về cõi Phật.
Nam mô A-Di-Đà Phật. (3 lần, 1 lạy, O)
Nam mô Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật.
(3 lần, 1 lạy, O)
Nam mô Đại-Nguyện Điạ-Tạng-Vương Bồ-Tát. (3 lần, 1 lạy, O)
Chú ý: Sau đây trì niệm danh hiệu các chư vị Phật cầu cho gia tiên, ông bà cha mẹ của chúng ta thoát khỏi tam đổ khổ được vãng-sinh về Tây Phương Cực-Lạc mau chóng tu hành thành Bồ-Tát, thành Phật.
(Mỗi danh hiệu Phật niệm 3 lần và lạy 1 lạy, O).
- Nam mô Vô-Biên-Thân Như-Lai.
- Nam mô Bảo-Thắng Như-Lai.
- Nam mô Ba-Ðầu Ma-Thắng Như-Lai.
- Nam mô Sư-Tử-Hống Như-Lai.
- Nam mô Câu-Lưu-Tôn Như-Lai.
- Nam mô Tỳ-Bà-Thi Như-Lai.
- Nam mô Ða-Bảo Như-Lai.
- Nam mô Bảo-Tướng Như-Lai.
- Nam mô Ca-Sa-Tràng Như-Lai.
- Nam mô Ðại-Thông Sơn-Vương Như-Lai.
- Nam mô Tịnh-Nguyệt Như-Lai,
- Nam mô Sơn-Vương Như-Lai
- Nam mô Trí-Thắng Như-Lai
- Nam mô Tịnh-Danh-Vương Như-Lai.
- Nam mô Trí-Thành-Tựu Như-Lai
- Nam mô Vô-Thượng Như-Lai.
- Nam mô Diệu-Thinh Như-Lai,
- Nam mô Mãn-Nguyệt Như-Lai,
- Nam mô Nguyệt-Diện Như-Lai,
Chúng con cúi xin các đấng Thế-Tôn gia-trì cứu vớt gia-tiên, ông bà, cha mẹ của chúng con ở đời này và bẩy đời trước và các chân-linh có tên đọc ở phần sớ đều được thoát khỏi tam-đồ khổ, được sinh về Tây Phương Cực-Lạc để tu hành mau chóng thành Bồ-Tát Bất-Thối, thành Phật, lại phát nguyện đi độ sinh cứu vớt hữu-tình.
( Phần này Chủ lễ hoặc người Phụ lễ sẽ đọc)
- Kính lạy Phật A-Di-Đà,
- Kính lạy Phật Thích-Ca Mâu-Ni.
- Kính lạy các chư vị Phật, chư đại Bồ-Tát thời quá khứ, hiện-tại và vị-Lai.
- Kính lạy đức Địa-Tạng-Vương Bồ-Tát, chư đại Bồ-Tát, chư Hiền Thánh Tăng. (O)
Công lao của gia-tiên, ông bà, cha mẹ với các con, cháu thật lớn lao như trời như biển. Sống nơi cõi Ta-Bà, nhiều khi vì cuộc đời phải vật lộn với cuộc sống, lo cho chúng con miếng cơm, manh áo cho đến tất cả mọi thứ lại chẳng được học Kinh-điển Phật nên các bậc phụ huynh, ông bà, cha mẹ của chúng con không khỏi phạm phải những tội lỗi như: ăn gian, nói dối, tham lam của người, sát-sinh thú vật v.v...
Chúng con ngưỡng nguyện mười phương chư Phật, chư đại Bồ-Tát, chư Hiền Thánh Tăng ra tay cứu giúp những người sau đây thoát khỏi tội lỗi, được vãng sinh về Tây phương Cực-Lạc của Phật A-Di-Đà. Nếu phước chưa tới cũng được sinh về Trời Đâu-Suất-Đà của đức Đương-Lai Hạ-Sanh Di-Lặc Tôn Phật nơi cõi Thiên, thoát khỏi ba đường khổ là Địa-ngục, Ngạ-quỷ, Súc sinh.
- Kính lạy Phật A-Di-Đà,
- Kính lạy Phật Thích-Ca Mâu-Ni.
- Kính lạy các chư vị Phật, chư đại Bồ-Tát thời quá khứ, hiện-tại và vị-Lai.
- Kính lạy đức Địa-Tạng-Vương Bồ-Tát, chư đại Bồ-Tát, chư Hiền Thánh Tăng. (O)
CHÚ ĐẠI-BI
Nam mô Đại-Bi Hội-Thượng Phật Bồ-Tát.
(3 lần)
Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà-la-ni: Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da. Nam mô a rị da. Bà lô yết đế, thước bát ra da. Bồ đề tát đỏa bà da. Ma ha tát đỏa bà da. Ma ha ca lô ni ca da. Án. Tát bàn ra phạt duệ. Số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da. Bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì. Hê rị ma ha bàn đà sa mế. Tát bà a tha đậu du bằng. A thệ dựng. Tát bà tát đá, na ma bà tát đa, na ma bà dà. Ma phạt đạt đậu. Đát điệt tha. Án. A bà lô hê. Lô ca đế. Ca ra đế. Di hê rị. Ma ha bồ đề tát đỏa. Tát bà tát bà. Ma ra ma ra. Ma hê ma hê, rị đà dựng. Cu lô cu lô yết mông. Độ lô độ lô phạt xà ra đế. Ma ha phạt xà ra đế. Đà ra đà ra. Địa rị ni. Thất Phật ra da. Giá ra giá ra. Mạ mạ phạt ma ra. Mục đế lệ. Y hê di hê. Thất na thất na. A ra sâm Phật ra xá lợi. Phạt sa phạt sâm. Phật ra xá da. Hô lô hô lô ma ra. Hô lô hô lô hê rị. Ta ra ta ra. Tất rị tất rị. Tô rô tô rô. Bồ đề dạ, bồ đề dạ. Bồ đà dạ, bồ đà dạ. Di đế rị dạ. Na ra cẩn trì. Địa rị sắt ni na. Ba dạ ma na. Ta bà ha. Tất đà dạ. Ta bà ha. Ma ha tất đà dạ. Ta bà ha. Tất đà du nghệ. Thất bàn ra dạ. Ta bà ha. Na ra cẩn trì. Ta bà ha. Ma ra na ra. Ta bà ha. Tất ra tăng a mục khư gia, ta bà ha. Ta bà ma ha a tất đà dạ. Ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ. Ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ. Ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ. Ta bà ha. Ma bà lợi thắng yết ra dạ. Ta bà ha. Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da. Nam mô a rị da. Bà lô kiết đế. Thước bàn ra dạ. Ta bà ha.
“Án tất điện đô. Mạn đà ra. Bạt đà dạ. Ta bà ha”. (Câu cuối tụng 3 lần, O)
THẤT PHẬT DIỆT TỘI CHÂN NGÔN
Ly bà ly bà đế, cầu ha cầu ha đế, đà la ni đế, ni ha ra đế, tỳ lê nễ đế, ma ha dà đế, chân lăng càn đế, ta bà ha. (5 lần, O)
Đệ-tử vốn tạo các vọng nghiệp, đều do vô-thỉ tham, sân, si. Từ thân miệng ý phát sinh ra. Đệ-tử thảy đều xin sám hối.
Nam mô Cầu Sám Hối Bồ-Tát Ma-ha-tát.
(3 lạy, O)
CHÚ VÔ-LỰƠNG-THỌ CHÂN NGÔN
Na mô rát na tờ gia gia gia. Na mắc a ry gia. A mi ta pha gia. Ta tha ga ta gia. A rờ ha tê, sam giác sam bút đa gia. Ta đi gia tha: Om, a mờ rật tê. A mờ rật tô đờ pha vê. A mờ rật ta sam pha vê. A mờ rật ta ga ri phê. A mờ rật ta sít đê. A mờ rật ta tê rê. A mờ rật ta vi hờ rim tê. A mờ rật ta vi hờ rim ta. Ga mi nê a mờ rật ta ga ga na, ki ti ka rê. A mờ rật ta đun đa phi sờ va rê. Sạc va rờ tha sa đa nê. Sạc va kác ma, ka lê sa ka sa. Giam ka lê, sờ va ha. (3 lần, O)
VÔ-LƯỢNG-THỌ TÔNG-YẾU CHÂN-NGÔN
Nam mô Rát Na Tra Da Da. Ôm, Nam Mô Ba Ga Va Tê. A Ba Ri Mi Ta A Du Cha Na. Su Bi Nít Chi Ta Ta Dê. Chô Ra Cha Da. Ta Tha Ga Ta Ya. A Ha Tê Sam Giắt Sam Bút Đa Da. Tát Da Tha. Ôm, Bu Na Dê Bu Na Dê. Ma Ha Bu Na Dê. A Ba Ri Mi Ta Bu Na Dê. A Ba Ri Mi Ta Bu Na Da. Cha Na. Sam Ba Rô Ba Chi Tê. Ôm Sạt Va Sam Sờ Ka Ra. Ba Ri Sút Đa Đạt Ma Tê. Ga Ga Na Sa Mút Ga Tê. Xoa Ba Va Vi Sút Đê. Ma Ha Na Da Ba Ri Va Ra Dê. Xóa Ha. (3 lần, O)
CÔNG ÐỨC BẢO SƠN ÐÀ-RA-NI
Nam Mô Phật Ðà da
Nam Mô Ðạt Ma da
Nam Mô Tăng Già da
Úm tất đế hộ rô rô, tất đô rô, chỉ rị ba, kiết rị bà, tất đạt rị, bố rô rị, ta phạ ha. (3 lần, O)
Chúng con chí tâm đảnh lễ các vị đại-diện cho Phật thời quá-khứ:
(Tất cả đều tụng 3 lần, lạy 3 lạy)
Nam mô Tỳ Bà-Thi Phật . (O)
Nam mô Thi-Khí Phật. (O)
Nam mô Tỳ-Xá-Phù Phật. (O)
Nam mô Câu-Na-Hàm Mâu-Ni Phật. (O)
Nam mô Ca-Diếp Phật. (O)
Nam mô Thích-Ca Mâu-Ni Phật. (O)
Nam mô Câu-Lưu tôn-Phật. (O)
Chúng con chí tâm đảnh lễ các vị đại-diện cho Phật thời quá-khứ, hiện-tại và vị-lai:
(Tất cả đều tụng 3 lần, lạy 3 lạy)
Nam mô Quá-khứ Tỳ-Bà-Thi Phật. (O)
Nam mô Hiện-tại Thích-Ca Mâu-Ni Phật. (O)
Nam mô Vị Lai Di Lặc Tôn Phật. (O)
Chúng con chí tâm đảnh lễ:
(Tất cả đều tụng 3 lần, lạy 3 lạy)
Nam mô Chư-Tôn Bồ-Tát Hộ-Trì Chánh-Pháp. (O)
Nam mô Phật, Bồ-Tát hiện-tại Đạo-Tràng. (O)
THẦN CHÚ ĐỊA-TẠNG-VƯƠNG BỒ-TÁT
Nam mô Đại-Nguyện Điạ-Tạng-Vương Bồ-Tát.
Úm, Ha Ha Ha Win Sam Mô Ti Xoa Ha.
(10 lần, O)
UẾ-TÍCH CHÂN NGÔN
ĐẠI-VIÊN-MÃN ĐÀ-RA-NI
Nam mô Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật.
Nam mô Kinh-Cang Bồ-Tát Ma-Ha-Tát.
Úm, bút quát hốt lốt, ma ha bát ra, ngân na ngái, vẫn trắp vẫn, vĩ hiệt vĩ, ma na thê, ô thâm mộ hốt lốt, hùm hùm phấn phấn tóa ha.
(5 lần, O)
CHÚ ĐẠI PHẬT ĐẢNH
Nam mô Phật Đà-Da
Nam mô Đạt-Ma-Da
Nam mô Tăng-Già-Da
Nam mô Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật.
Tất-Đạt-Đa Bát Ra Đa.
Bộ Lâm, Úm (10 lần, O)
VĂN-THÙ SƯ-LỢI CĂN BẢN
NHẤT TỰ ÐÀ-RA-NI
Nam mô Phật Đà-Da
Nam mô Đạt-Ma-Da
Nam mô Tăng-Già-Da
Nam mô Văn-Thù Sư-Lợi Bồ-Tát Ma-Ha-Tát.
Úm, Xỉ Lâm. (10 lần, O)
NHƯ-Ý BẢO-LUÂN-VƯƠNG ĐÀ-RA-NI
Nam mô Phật Đà-Da
Nam mô Đạt-Ma-Da
Nam mô Tăng-Già-Da
Nam mô Quán-Tự-Tại Bồ-Tát Ma-Ha-Tát, cụ đại bi tâm giả. Ðát diệt tha.
Án, chước yết ra phạt để, chấn đa mạc ni, ma ha bát đẳng mế, rô rô rô rô, để sắc tra thước ra a yết rị, sa dạ hồng phấn ta ha.
Án, bát đạp ma chấn đa mạt ni, thước ra hồng. Án, bát lặc đà bát đẳng mế hồng.
(10 lần, O)
BÁT-NHÃ-BA-LA-MẬT-ĐA TÂM KINH
Quán-Tự-Tại Bồ-Tát hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ-uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.
Xá-Lợi-Tử! Sắc bất dị không, không bất
dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị.
Xá-Lợi-Tử! Thị chư pháp không tướng, bất sinh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức. Vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới. Vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận. Vô khổ, tập, diệt, đạo, vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố, Bồ-đề-tát-đỏa y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết-bàn. Tam thế chư Phật, y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố, đắc A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam bồ-đề. Cố tri Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư. Cố thuyết Bát-nhã Ba-la-mật-đa chú. Tức thuyết chú viết:
“Yết đế, yết đế, Ba-la-yết-đế, Ba-la-tăng yết-đế Bồ-đề tát-bà-ha”. (Câu này tụng 3 lần)
Ma-Ha Bát-nhã Ba-la-mật-đa. (tụng 3 lần, O )
CA NGỢI PHẬT
Phật A-Di-Đà thân sắc vàng
Tướng tốt chói sáng không gì bằng
Lông mày trắng như năm Tu-Di
Mắt xanh trong giống bốn biển lớn
Trong hào-quang hoá vô-số Phật
Vô-số Bồ-Tát hiện ở trong
Bốn mươi tám nguyện độ chúng-sinh
Chín phẩm sen vàng lên giải-thoát
Quy-mạng lễ A-Di-Đà Phật
Ở Phương Tây Thế giới an-lành
Con nay xin phát nguyện vãng-sinh
Cúi xin Đức từ-bi tiếp độ. (O)
Chúng con chí tâm đảnh lễ
(Tất cả đều tụng 5 lần, lạy 3 lạy)
Nam mô A-Di-Đà Phật. (O)
Nam mô Đại-Từ Đại-Bi Quán-Thế-Âm
Bồ-Tát. (O)
Nam mô Đại-Thế-Chí Bồ-Tát. (O)
Nam mô Đại-Nguyện Địa-Tạng-Vương
Bồ-Tát. (O)
Nam mô Thanh-Tịnh Đại-Hải Chúng
Bồ-Tát. (O)
PHÁT NGUYỆN
Một lòng quy kính
Phật A-Di-Đà
Thế-giới Cực-Lạc
Nguyện lấy hào quang
Trong sạch soi cho
Lấy thệ từ-bi
Mà nhiếp thọ cho
Con nay chính-niệm
Niệm hiệu Như-Lai
Vì Đạo Bồ-Đề
Cầu xin Tịnh-Độ
Phật xưa có thệ:
“Nếu có chúng-sinh
Muốn sinh nước Ta
Hết lòng tín nguyện
Cho đến mười niệm
Nếu chẳng được sinh
Chẳng thành Chánh-Giác”
Do vì nhân-duyên
Niệm hiệu Phật này
Được vào trong bể
Đại-thệ Như-Lai
Nhờ sức từ-bi
Các tội tiêu diệt
Căn-lành tăng trưởng
Khi mạng gần chung
Biết trước giờ chết
Thân không bệnh khổ
Tâm không tham luyến
Ý không điên đảo
Như vào thiền-định
Phật và Thánh-chúng
Tay nâng kim-đài
Cùng đến tiếp-dẫn
Trong khoảng một niệm
Sinh về Cực-Lạc
Sen nở thấy Phật
Liền nghe Phật-thừa
Chóng mở Phật tuệ
Khắp độ chúng sinh
Trọn Bồ-Đề nguyện. (O)
Nam mô A-Di-Đà Phật.
Nam mô Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật.
Nam mô Đại-Nguyện Địa-Tạng- Vương Bồ-Tát Ma-Ha-Tát.
Nam mô mười phương Đạo-sư các chư vị Phật, các chư Đại Bồ-Tát.
Chúng con hôm hay tề tựu nơi đây, cúi đầu lễ bái, kính mong các đấng Thế-Tôn, các Chư Đại Bồ-Tát, Các bậc Thanh-Văn, Duyên-Giác, Tăng, Ni phù-hộ độ-trì cho ông bà, cha mẹ đời này và bẩy đời trước đây của chúng con, mọi tội lỗi gây ra từ vô-thỉ đến nay liền được tiêu trừ, hiện tiền được đức Phật A-Di-Đà và đức Quán-Thế-Âm Bồ-Tát, Đại-Thế-Chí Bồ-Tát cùng hàng thánh chúng tới tiếp-dẫn về Tây phương Cực-Lạc, sinh trên sen báu, nhanh chóng tu hành trở thành Bồ-Tát Bất-thối, thành Phật, lại phát tâm Đại-thừa, mở lòng từ-bi mà phát nguyện về mười phương quốc-độ, đem những giáo lý Kinh-điển của Phật về Pháp môn tu hành Tịnh-Độ, trì danh niệm Phật A-Di-Đà để làm lợi ích cho mọi chúng hữu-tình.
Chúng con xin đọc tên gia tiên, ông bà cha mẹ của chúng con sau đây để nương vào 48 lời thệ nguyện hàm-linh, lời thệ rộng sâu của Phật A-Di-Đà cũng như 12 lời nguyện cao vời của đức Đại-Từ Đại-Bi Quán-Thế-Âm Bồ-Tát cùng đức Đại-Thế-Chí Bồ-Tát ngưỡng mong tiếp-dẫn về Tây phương Cực-Lạc quốc.
(Sau đó đọc danh sách gia tiên ông bà cha mẹ của các Phật tử). Vị chủ lễ đọc tên trong danh sách, còn các Phật-tử ngồi cứ mỗi tên một người thì mọi người lại tụng:
“Nam mô A-Di-Đà Phật, xin tiếp-dẫn các chân-linh có tên vừa đọc trên đây được về Tây Phương Cực-Lạc quốc”.
(Sau đây tất cả Pháp hội đi ra nhiễu quanh đốt nến niệm danh hiệu Phật, rồi sau đó vào tụng tiếp nghi thức cuối của khóa lễ)
VÃNG-SINH QUYẾT ĐỊNH CHÂN-NGÔN
Nam mô a di đa bà dạ, đá tha dà đá dạ, đá địa dạ tha: A di rị đô bà tỳ, A di rị đa tất đam bà tỳ, A di rị đá tỳ ca lan đế, A di rị đá tỳ ca lan đa, dà di nị, dà dà na, chỉ đa ca lệ ta bà ha. (3 lần, O)
BA TỰ QUY-Y
Chúng con tự quy-y Phật, cầu cho chúng-sinh hiểu rõ đạo lớn, phát lòng Vô-thượng.
(1 lạy, O)
Chúng con tự quy-y Pháp, cầu cho chúng sinh thấu rõ Kinh tạng, trí tuệ như biển.
(1 lạy, O)
Chúng con tự quy-y Tăng, cầu cho chúng sinh thống lý đại-chúng, tất cả không ngại.
(1 lạy, O)
HỒI HƯỚNG CÔNG ĐỨC
Nguyện sinh thế giới cảnh phương Tây
Hoa sen chín phẩm là cha mẹ
Hoa nở thấy Phật chứng vô-sinh
Bồ-Tát Bất-Thối làm bạn hữu.
Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ-tử và chúng-sinh
Đều trọn thành Phật-đạo.
(3 lạy, gõ 4 tiếng chuông kết thúc khóa lễ)
- HẾT -
(Mang xôi, chè, quả xuống cúng các chân linh. Sau khoảng 15-20 phút người dự lễ mới hưởng lộc).
Tiếp theo vị Chủ lễ đọc Thí-thực chú để mời thân nhân, gia quyến được thọ thực phẩm vật lễ cúng.
PHẦN THÍ THỰC SAU CÙNG
Thí thực chú:
Nẵng mồ Tát phạ Đát tha nghiệt đa Phạ rô chỉ đế. Úm, Tam bà la tam bà la hồng.
(5 lần, O)
- Xin kính mời tất cả hương-linh gia-tiên ông bà, cha mẹ của các Phật tử có mặt hôm nay tại đây hoan-hỷ thọ thực.
Nẵng mồ Tát phạ Đát tha nghiệt đa Phạ rô chỉ đế. Úm, Tam bà la tam bà la hồng.
(5 lần, O)
- Xin hoan hỷ kính mời các chư vị Thiên-Long, Dạ-xoa, La-sát, Sơn-Vương, Hải-Vương, Hà-Vương, Đại-Thọ-Vương, tất cả chư quỷ thần v.v… thọ thực chứng minh lòng thành của chúng tôi.
Nẵng mồ Tát phạ Đát tha nghiệt đa Phạ rô chỉ đế. Úm, Tam bà la tam bà la hồng.
(5 lần, O)
Duy nguyện Thánh-chúng gia trì phù-hộ cho chúng tôi mọi sự an lành, thành tựu viên-mãn… cùng các tịnh chư quyến thuộc sau khi hoan hỷ thọ thực thì mời hoàn cung.
- Xin kính mời tất cả hương-linh những người cô-thần quả-tú, những người vô gia-cư, những người khốn khó ở khu vực quanh đây đang có mặt, hoan-hỷ thọ thực.
Chúng tôi mong các quý vị bây giờ hãy trì danh niệm Phật A-Di-Đà và các chư vị Phật cầu nguyện vãng sinh Tây phương Cực-Lạc để được Phật tới tiếp-dẫn về đó, vĩnh viễn thoát ly sinh-tử luân-hồi, tu hành một đời thành Bồ-Tát, thành Phật, nếu chưa được duyên đó cũng vĩnh viễn thoát ba đường khổ, được sinh lại làm người hay sinh lên cõi Thiên hưởng sự vui thù thắng vi-diệu. Đây là lời Phật và ngài Địa-Tạng đã dạy trong Kinh Địa-Tạng Bổn-Nguyện, chẳng phải lời của tôi.
Xin các quý vị hãy niệm theo tôi như sau:
Nam mô A-Di-Đà Phật. (30 lần)
Sau đây niệm danh hiệu các chư vị Phật, mỗi danh hiệu niệm 3 lần.
Nam mô Vô-Biên-Thân Như-Lai.
Nam mô Bảo-Thắng Như-Lai.
Nam mô Ba-Ðầu Ma-Thắng Như-Lai.
Nam mô Sư-Tử-Hống Như-Lai.
Nam mô Câu-Lưu-Tôn Như-Lai.
Nam mô Tỳ-Bà-Thi Như-Lai.
Nam mô Ða-Bảo Như-Lai.
Nam mô Bảo-Tướng Như-Lai.
Nam mô Ca-Sa-Tràng Như-Lai.
Nam mô Ðại-Thông Sơn-Vương Như-Lai.
Nam mô Tịnh-Nguyệt Như-Lai,
Nam mô Sơn-Vương Như-Lai
Nam mô Trí-Thắng Như-Lai
Nam mô Tịnh-Danh-Vương Như-Lai.
Nam mô Trí-Thành-Tựu Như-Lai
Nam mô Vô-Thượng Như-Lai.
Nam mô Diệu-Thinh Như-Lai,
Nam mô Mãn-Nguyệt Như-Lai,
Nam mô Nguyệt-Diện Như-Lai,
Tiếp theo Chủ lễ đọc Thần-chú:
Nẵng mồ Tát phạ Đát tha nghiệt đa Phạ rô chỉ đế. Úm, Tam bà la tam bà la hồng.
(5 lần, O)
Thân chúc các quý vị thân tâm thường lạc, công đức thêm nhiều, đạo hạnh viên-mãn.
Đốt 108 nến ở giữa sân và xếp hàng đi vòng quanh niệm danh hiệu Phật:
Nam mô A-Di-Đà Phật. (108 lần hoặc nhiều hơn).
Nam mô Đại-Từ Đại-Bi Quán-Thế-Âm Bồ-Tát.
Nam mô Đại-Thế-Chí Bồ-Tát.
Nam mô Đại-Nguyện Địa-Tạng-Vương Bồ-Tát.
Nam mô Thanh-Tịnh Đại-Hải Chúng Bồ-Tát.
Đốt sớ:
Kết thúc khóa lễ Vu-lan
__________________
Các quý vị chú ý:
Vì đây không phải chỉ có giáo lý của Phật về Lễ Vu-lan mà còn có Kinh Vu-Lan Bồn. Kinh-điển là pháp thân của Phật vì thế các bạn phải bảo vệ giữ gìn cẩn thận, thường để trên ban thờ Phật hay chỗ trang-nghiêm, thanh tịnh. Nếu các bạn mà lấy đây in ra để cúng dường cho người khác thì công-đức đó thật là vô lượng còn gấp trăm ngàn lần xây chùa tháp. Vì sao? Vì những Kinh-điển bạn in ra người nào đọc được lấy đây y-giáo phụng hành, họ đời này hay đời sau thành Phật thì hỏi công đức này lấy gì sánh bằng? Nên nói cúng dường pháp là vua trong các pháp cúng-dường.
Chúc quý vị đồng tu làm được nhiều công đức phúc báo cho mình, cho vợ, con và ông bà, cha mẹ của mình.
Ban biên tập Làng Phổ-Đà Liên Hoa Tịnh-Độ thành phố Hải phòng ấn tống cúng dường 2014.
LỊCH SỬ NGÀY LỄ VU-LAN BỒN
Nam Mô Đại-Mục Kiền-Liên Bồ-Tát.
Bài nói chuyện của Cư sỹ Quảng-Tịnh
Mùa Vu-Lan 2013 tại Hải Phòng.
Làng Phổ-Đà Liên-Hoa Tịnh-Độ thành phố Hải Phòng in lần thứ hai năm 2015 cúng dường.
Các bạn đồng tu thân mến!
Sắp đến ngày Lễ Vu-Lan, tôi cũng như các quý vị đều một lòng luôn hướng về ông bà, cha mẹ của mình với lòng thành kính, bùi ngùi thương nhớ, mong sao lo sắm lễ, tổ chức đại-lễ để các bậc ông bà, cha mẹ, cửu huyền thất tổ đều được hưởng ơn ân sâu của các chư vị Phật, chư Đại Bồ-Tát, chư Hiền Thánh-Tăng mà được độ thoát nơi cảnh khổ của địa-ngục hay đọa vào Ngã-quỷ, Súc-sinh.
Hễ ai đã làm bậc cha mẹ thì hẳn biết công lao sinh thành, nuôi nấng vất vả ra sao để con cháu có ngày hôm nay. Miếng cơm ngon cha mẹ nhường nhịn cho con, năm canh chẳng bao giờ được ngủ yên, phải luôn thức giấc trông con, chăm cháu. “Chỗ khô con nằm, chỗ ướt mẹ chịu”.
Lại nữa, lúc con khỏe mạnh thì vất vả là vậy, nhưng lúc ốm đau, trái gió, trở trời thì còn khổ hơn gấp trăm lần. Con mỗi khi cảm cúm, mũi ngạt, khó thở, cha mẹ truyền tay nhau bế vác, ru, dỗ thắt cả ruột gan.
Lại nữa, cuộc đời đâu có dễ dàng, miếng cơm manh áo, cho đến cuốn vở, sách đèn, ngôi nhà, nghề nghiệp, dựng vợ gả chồng v.v... tất cả những đòi hỏi để cho con, cháu có được đó là cả một đời còng lưng vất vả, mồ hôi nước mắt lam lũ mới tạo dựng nên cho con, cháu hôm nay. Nhiều khi vì quá thương con, lại gặp cảnh đời khó khăn nên biết là làm việc không phải, tạo tội mà nhiều bậc cha mẹ vẫn phải nhắm mắt mà làm. Bởi thế có câu:
Công cha như núi Thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Vất vả gần cả cuộc đời là vậy, khi tóc đã bạc, lưng đã còng mà đâu đã được nghỉ ngơi. Khi con lớn khôn, có vợ, có chồng, thương con giờ ông bà lại phải trông nom con cháu. Người ta có câu: “ Một người già bằng ba kẻ ở !”
Đúng là như vậy, về già rồi còn vất vả hơn khi lúc thanh xuân, tất cả mọi việc trong nhà con cái đi làm ông bà phải gánh vác. Thật công đức ấy nếu có hình tướng thì chất đến trời cao. Nên Phật nói: “Ông bà, bố mẹ là Phật trong nhà”.
Ông bà, bố mẹ của chúng ta là thế, vậy bạn có bao giờ hỏi giờ ở nơi đâu? Cách biệt phương nào ta đâu có biết? Ngậm ngùi thương nhớ biết phải làm sao? Những người con cháu có hiếu luôn luôn nghĩ phải làm gì để gọi chút báo đền cho khỏi tủi hận?
Bởi vậy, khi trời đất bắt đầu chuyển mình, ngày vào se lạnh, cũng là lúc mùa Vu-lan đến, chúng ta lại nhớ về ông bà cha mẹ của mình những mong đến ngày tu tập bên nhau, sắm lễ dâng hương làm đại lễ Vu-Lan cầu Trời, Phật độ cho cha mẹ ông bà được mau giải thoát.
Ảnh những người con hiếu thảo thương nhớ về ông bà cha mẹ của mình.
Nhưng thật buồn thay! Không phải ai cũng biết ý nghĩa ngày lễ này ra sao? Có từ bao giờ? Và phải làm gì?
Vì vậy tôi hôm nay muốn chia sẻ với tất cả các người hiếu tử nói về ý nghĩa của đại lễ Vu-Lan.
Các bạn đồng tu thân mến!
Chúng ta ngày rằm tháng bẩy, ngày Lễ Vu-lan do nhiều người chưa được học về Kinh-điển giáo lý của Phật nên người miền Bắc vẫn quen gọi là ngày “Xá-Tội Vong-Nhân” cúng các chúng-sinh không nhà không cửa. Còn ở miền Nam, rằm tháng 7 thường gọi là “Vu-Lan Thắng Hội”, ngày để con cái báo hiếu cha mẹ. Nhiều nội dung đúng mà nhiều khi cũng chẳng như Kinh Phật dạy mà từ ảnh hưởng của Trung Quốc đem vào, cộng với tự nghĩ của mình mà làm nên đúng ít sai nhiều, lợi ích bị hạn chế rất nhiều. Chúng ta phải nghiên cứu thật kỹ càng lại để chỉnh sửa cho đúng.
Sự tích của ngày cúng rằm tháng 7 cũng bắt nguồn từ khi Phật thấy lòng hiếu thảo hết mực của Ngài Mục-Kiền-Liên với cha mẹ của mình, với lòng từ bi rộng lớn mà Ngài đã đưa ra những sắc quyết quan trọng cho ngày lễ này ra đời.
Chúng ta đi tìm hiểu vào Kinh điển Phật thì thấy rõ ý nghĩa của ngày lễ Vu-Lan này. Tôi xin trân trọng chuyển đến quý bạn đồng tu nội dung quan trọng này.
Thưa các bạn đồng tu! Ngài Mục-Kiền-Liên một vị A-La-Hán, đệ-tử lớn của Phật Thích-Ca Mâu-Ni. Mục-Kiền-Liên không phải tên thật mà chỉ là hiệu, còn Tên Ngài là La-Bộc.
Chuyện xưa kể rằng La-Bộc là con ông Phổ-Tướng và bà Thanh-Đề là người con hết mực hiếu thảo. Ngay từ nhỏ luôn biết chăm lo phụng dưỡng cha mẹ hết lòng. Vì gia đình túng thiếu, La-Bộc phải đi buôn bán ở tỉnh Kiên-Liên. Khi đã giầu có, La-Bộc nhớ tới mẹ già liền cho người về quê biếu tiền mẹ. Bà mẹ ăn xài hết nhẵn số tiền đó rồi, lại sai người giết chó làm nhân bánh biếu sư. Đến lúc La-Bộc về thì bà mẹ lại chối và nói rằng bao nhiêu tiền con gửi về cho đã đem cúng cả vào đền chùa Miếu-vũ rồi.
Chẳng bao lâu bà mẹ chết. Chịu tang mẹ 3 năm, La-Bộc đi qua nước Ki-đô là nơi Phật ở, La-Bộc xin được quy-y và ở lại đây tu luyện.
Đức Phật thấy La-Bộc có chí nên đã chấp thuận lời thỉnh cầu đó và sai thầy Kha-Na cắt tóc cho ông và đặt tên là Đại-Mục Kiền-Liên (gọi tắt là Mục-Liên) và cho vào tu ở chùa Lã-Bí trong rừng Quýt-Sơn. Sau một thời gian tu hành rất tinh tấn, được Phật và các chư Đại Bồ-Tát hết lòng tận tình dìu dắt, Mục-Kiền-Liên đã vượt mọi người thường và chứng quá vị A-La-Hán, có sáu phép thần-thông, nhờ đó có thể nhìn thấy rõ chúng sinh trong ba cõi từ nơi sâu tối nhất là Địa-ngục A-tỳ, cho đến cõi trời cao nhất là Trời Hữu-đỉnh.
Hôm ấy, nhân có dịp đi qua rừng Quýt-Sơn, Ngài Kiền-Liên phải đi qua ngôi chùa Thiên-Giai, đây là nơi có những âm-hồn thường kéo về đây để được nghe thầy trụ-trì là một vị Bồ-Tát giảng Kinh, thuyết pháp.
Mục-Kiền-Liên nhìn đoàn người ấy thì nhận ra trong đó có người cha của mình là ông Phổ-Tướng nhưng tìm mãi thì không thấy bà Thanh-Đề đâu. Ngài vận hết sức Thần-thông soi khắp nhân-gian, trên trời chẳng thấy, khi nhìn xuống các tầng địa-ngục thì thấy mẹ mình bị giam cầm, ở địa-ngục A-tỳ, nơi đó đen tối, ánh sáng của mặt trăng và mặt trời không bao giờ chiếu tới. Chân tay bà bị gông cùm, thân thể rất tiều tụy do bị cực hình tra tấn ngày đêm không ngừng nghỉ.
Nhìn thấy cảnh đó, Mục-Kiền-Liên ôm lấy mẹ mà khóc. Bà mẹ thấy con vừa mừng, vừa tủi, nước mắt hai hàng. Bà nhờ con tìm cách cứu mình thoát khỏi địa-ngục này.
Mục-Liên thấy mẹ bị như vậy liền lấy bình bát, đem cơm của mình dâng mẹ. Mẹ Ngài được cơm nhưng chưa vào miệng cơm đã hoá ra than lửa đỏ hồng. Ngài đau đớn quay về nơi Phật, sà vào lòng Phật mà khóc nức nở, Ngài kể lại chuyện mẹ mình nơi địa-ngục ra sao và mong Phật cứu giúp mẹ mình.
Ảnh ngài Mục-Kiền-Liên dâng cơm cho mẹ.
Đức Phật thương xót mà nói: “Mẹ con tạo nghiệp ác sâu dầy nên bị đọa vào Địa-ngục A-tỳ, nơi khổ nhất trong các địa-ngục. Do bà bị đói ăn lâu ngày nên khi được con dâng cơm, sợ các cô-hồn đến tranh cướp nên đã dùng một tay che bát cơm, mắt bốc lửa nên khi thức ăn đưa lên miệng đã hóa thành than. Dù con có sức thần-thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ mình đâu. Giờ chỉ có một cách vào ngày rằm tháng bảy 7 tới đây là ngày tự-tứ của mười phương Tăng, tất thảy các vị đều rất từ-bi, ứng thọ nên ai cúng-dường Thánh Tăng thì tất cả đều vượt ác-đạo, ứng niệm giải thoát. Con hãy lo sắm quần áo, cơm canh ngon, trai tịnh, và những mâm ngũ quả cùng hoa tươi, hương dâu đèn nến, giường chõng chiếu gối, chăn màn quần áo, thau rửa mặt, khăn lau tay cùng các món nhật dụng khác. Với lòng chí thành dâng lễ vật lên cúng-dường, khẩn cầu nhờ hợp lực của chư các vị Bồ-Tát, các vị Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, các vị Pháp-sư cư-sỹ những người có lòng từ-bi, lại giữ gìn giới luật, đức độ ở khắp mười phương một lòng cầu các chư vị Phật, chư đại Bồ-Tát, hồi hướng công đức ấy cho mẹ của con và cả cha mẹ bẩy đời trước đây thì mới mong được giải thoát.”
Tôn-giả Mục-Kiền-Liên về làm đúng lời Phật dạy, quả nhiên mẹ Ngài được giải thoát. Mục-Kiền-Liên đã đưa mẹ bay lên trời cầu xin Đức Phật xoá tội cho bảy đời cha mẹ trước đây của mình. Tất cả các bậc cha mẹ đó nhân đây cũng được giải thoát. Mục-Kiền-Liên lại bất giác nghĩ thương đến tất cả những bậc cha mẹ của bao người khác cũng giống cha mẹ của mình một sương hai nắng, tần tảo nuôi con, nhiều khi tạo tội cũng chỉ vì miếng cơm manh áo của con. Vì thế, Ngài quỳ gối chắp tay, cúi xin Phật mở lòng hải-hà, cho các người con hiếu thảo với ông bà, cha mẹ hay người thân yêu của mình cũng được có cơ hội mỗi năm dâng cúng vật lễ chay tịnh lên các chư Tăng để mong nhờ công-đức và lòng từ-bi của các chư vị mà được giải thoát.
Đức Phật khen lành thay! Ngài đã ban bố và thí phép để hàng năm mở cửa Trời ngày Rằm tháng bẩy từ 12 giờ đêm hôm 14 đến 12 giờ đêm hôm 15, các vong-linh được về gia đình mình để dự cùng con cái làm lễ Vu-Lan. Ngài cũng xác quyết, khuyến thỉnh các vị chư Bồ-Tát, Thănh-Văn, Duyên-Giác, Tăng-Ni vào ngày tự-tứ rằm tháng bẩy, hoan hỉ nhận lễ cúng-dường của mọi người con hiếu thảo dâng tiến, rồi làm đại lễ Vu-Lan cầu chư Phật, chư đại Bồ-Tát, chư Hiền Thánh Tăng để độ cho ông bà, cha mẹ, người thân của các gia-chủ thoát khỏi ba đường khổ nơi Địa-ngục, Ngã-quỷ, Súc-sinh, lại được trở lại làm người, có cơ hội để mà tu hành cầu được giải thoát sinh-tử luân-hồi mau thành Bồ-Tát, thành Phật.
Từ đó trở đi, cứ sau mùa kiết-hạ là các chư Tăng, Ni, các Pháp-sư Cư-sỹ cùng các Phật-tử đều tổ chức ngày Lễ Vu-Lan để các người con hiếu thảo bốn phương về dâng lễ vật cầu cho ông bà cha mẹ mình được giải thoát.
Ảnh 108 ngọn nến lung linh được Pháp-sư cư-sỹ Quảng Tịnh và các Phật-tử thắp lên
đêm Lễ Vu-lan 2011 tại chùa Lũng-Tiên Quận Kiến-An thành phố Hải Phòng, Việt Nam.
Dựa vào tích ấy, vào ngày rằm tháng 7, các chùa đều làm lễ chay trai đàn, phá ngục cho các tội nhân. Nhà nhà cũng theo đó thành kính, làm lễ vì tin rằng ngày đó dưới âm phủ nhiều vong nhân sẽ đuợc xá tội.
Noi gương hiếu thuận của Mục-Kiền-Liên, ngày rằm tháng 7 trở thành ngày tết Vu-Lan, con cái báo ân cha mẹ. Ngày lễ ấy có giá trị đạo đức rất cao. Người ta có câu: “Giọt ranh trước rơi thế nào, giọt sau rơi thế đấy”.
Việc các quý vị báo hiếu cha mẹ mình hôm nay ra sao, sẽ có tác dụng giáo dục, bồi đắp lòng hiếu thảo của con cháu quý vị với ông bà, cha mẹ sau này, gieo nhân Bồ-Đề cho mãi mãi mai sau. Bởi thế, các quý vị đang làm một công việc đầy ý nghĩa cao cả nhất, thiết thực nhất cho Ông bà cha mẹ, người thân và cho cả chính mình.
(còn tiếp phần Sự khác nhau giữ lễ Vu-Lan báo hiếu và Ngày cúng cô hồn, xóa tội vong
SỰ KHÁC NHAU GIỮA LỄ VU-LAN BÁO HIẾU VÀ NGÀY CÚNG CÔ HỒN, XÓA TỘI VONG NHÂN
Các bạn đồng tu thân mến!
Ngày Rằm tháng bẩy theo đạo Phật thì là ngày Lễ Vu-Lan Bồn, còn theo nhân gian vì ảnh hưởng của Nho giáo và Lễ giáo Trung Hoa nên gọi ngày này là “Ngày xóa tội Vong Nhân” hay “Ngày cúng Cô-Hồn”. Nhiều người không học Kinh điển Phật nghĩ là giống nhau nhưng thực ra Ngày Lễ Vu-Lan và Lễ Cô-Hồn hoàn toàn khác nhau là hai lễ nhưng trùng vào cùng một ngày.
Sự tích Lễ cúng Cô-hồn đại khái như sau:
Theo “Phật Thuyết Cứu-Bạt Diệm-Khẩu Ngạ-Quỷ Ðà-La-Ni Kinh” mà suy thì việc cúng cô-hồn có liên quan đến câu chuyện giữa Ngài A-Nan-Ðà, thường gọi tắt là A-Nan, người em con chú của Phật và cũng như ngài Mục-Kiên-Liên, các vị đều là đệ-tử lớn của Phật Thích-Ca Mâu-Ni. Câu chuyện với một con quỷ miệng lửa (Diệm-khẩu) hay cũng gọi là quỷ mặt cháy (Diệm-nhiên).
Có một buổi tối, Ngài A-Nan đang ngồi trong tịnh-thất thì thấy một con ngạ-quỷ, thân thể khô gầy, cổ nhỏ mà dài, miệng nhả ra lửa bước vào. Quỷ cho biết rằng ba ngày sau A-Nan sẽ chết và sẽ luân hồi vào cõi Ngạ-quỷ miệng lửa mặt cháy như nó.
A-Nan sợ quá, bèn nhờ Quỷ bày cho phương cách tránh khỏi khổ đồ. Quỷ đói nói: “Ngày mai ông phải thí cho bọn Ngạ-quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc thức ăn, lại vì tôi mà cúng-dường Tam-Bảo thì ông sẽ được tăng thọ mà tôi đây cũng sẽ được sinh về cõi trên”.
A-Nan đem chuyện bạch với Ðức Phật. Phật bèn cho Ngài bài chú gọi là “Cứu-Bạt Diệm-Khẩu Ngạ-Quỷ Ðà-La-Ni”, đem tụng trong lễ cúng để được thêm phước.
Từ đó, người Trung-Hoa đã làm lễ cúng cô-hồn, gọi lễ cúng này là Phóng-diệm-khẩu, tức là cúng để bố-thí và cầu nguyện cho loài quỷ-đói miệng lửa (Ngạ-quỷ), đó là những vong-hồn vật vờ không nơi nương tựa, sống vạ vật nơi gốc cây, bờ bụi rậm hay hang hốc v.v… vì không có ai là người thân trên trần-gian để nương tựa, cúng bái.
Quỷ-đói trong Kinh-điển Phật gọi đó là loài Ngạ-quỷ, loài này đầu to, mặt mày dữ tợn đầu tóc bù xù nhưng cổ bằng cái xe điếu trong khi cái bụng thì lớn, chân tay thì gầy còm.
Vì sao? Vì hễ ăn gì kiếm được vào cổ họng nuốt chẳng thể trôi xuống cái dạ dầy, vì cổ quá bé, nên lúc nào cũng thấy đói khát.
Những người khi sống ở nhân-gian tính tình keo-kiệt, hay xâm phạm tài sản của thường-trụ như lấn chiếm đất chùa, lấy các đồ vật cho đến hoa trái trong chùa mà không được sư trụ-trì cho phép.
Lại nữa nhiều người khi sống cậy có nhiều tiền ăn chơi vung phí, cờ bạc, trai gái, rượu bia, thuốc sái, các đồ ăn thức uống thường thừa thãi nhưng đem đổ đi, trong khi người nghèo cũng như muông thú đói khát thì chẳng có ăn.
Lại nữa, có những người sống không tin nhân quả, cho rằng chết là hết nên mặc tình làm ác mà không biết sợ, những người như thế khi lâm-chung đều bị đọa làm loại Ngạ-quỷ.
Như trong Kinh Vu-Lan thì mẹ của ngài Mục-Kiền-Liên là bà Thanh-Đề vốn xưa làm nghề bán thịt, phạn tội sát sinh, lại không tin nhân-quả, đem thịt chó làm nhân bánh lừa cúng-dường Tăng, Ni mà bị đọa vào Địa-ngục A-tỳ làm thân quỷ đói (như đã nói ở trên).
Ngoài đối tượng trên đã nói còn có loại hàng cô-hồn khác, đó là những khi sống không mắc tội lớn nên không bị giam cầm trong các địa-ngục nhưng cũng lại không có đủ phúc để được siêu thoát đầu thai trở lại làm người hay được sinh lên cõi Trời.
Như chúng ta đã biết muốn đầu thai trở lại làm người thì khi sống, người ta phải thực hành đủ năm giới là:
1, Không sát sinh; 2 Không ăn cắp; 3, Không tà-dâm; 4, Không uống rượu; 5, Không nói dối.
Đây là tiêu chuẩn căn bản để khi lâm-chung được đầu thai trở lại làm người. Trong Kinh gọi đó là Hiền-nhân.
Còn những ai ngoài giữ năm giới trên đây lại thực hành thêm 5 giới nữa gọi là Thập giới, đó là:
Ba giới cho khẩu (tức là lời nói): 6, Không vọng ngữ (nói lời thêu dệt); 7, Không lưỡng thiệt (không nói lời hai chiều); 8, Không ác khẩu (không nói lời độc ác). Hai giới có ý: 9, Không giận hờn; 10, Không si mê.
Nếu thực hiện được như thế thì gọi là Thánh-nhân, người này khi lâm-chung được sinh lên cõi Trời làm Tiên, Thánh.
Số người sống ở nhân-gian là Hiền-nhân và Thánh-nhân quá ít, phần nhiều khi lâm-chung thường bị đọa vào ba đường khổ là Địa-ngục, Ngạ-quỷ và Súc sinh.
Vì sao nói vậy? Vì người giữ giới quá ít, quá ít. Người nghiên cứu học hành Kinh-điển của Phật, làm công đức lành lại càng ít hơn. Giầu khó tu mà nghèo lại càng khó tu hơn, người không có công danh địa vị khó tu mà người làm quan, có chức sắc cũng lại càng khó tu hơn nữa”.
Như thế có hai đối tượng của ngày cúng cô-hồn là:
1, Những người đọa làm loài Ngạ-quỷ từ địa-ngục nhân ngày rằm tháng bẩy nhờ cửa địa-ngục mở mà ra.
2, Những người khi sống không mắc tội lớn nên không bị giam cầm trong các địa-ngục nhưng cũng lại không có đủ phúc để được siêu thoát đầu thai trở lại làm người hay được sinh lên cõi Trời.
Tóm lại: Ý nghĩa chính của Lễ Cúng cô-hồn là ở chỗ: những người khi sống có con cái, người thân yêu có hiếu thảo nên ngày Vu-Lan săn sóc, chăm lo tụng Kinh, làm lễ Vu-lan cầu thỉnh chư Tăng, Ni lễ Phật cho mình để được giải thoát, trong khi đó, những người vốn không có thân nhân, chẳng có con cái thì sao đây? Ai sẽ là người lo cho họ?
Sau đây là một vài hình ảnh nói về cảnh giới mà những thần thức của người khi sống ở nhân gian tạo tội ác phải chịu ở địa-ngục trong tập Địa-Ngục Biến Tướng Đồ đã miêu tả.
Khi lâm-chung, trước Diêm-Vương những người và con vật mà người ta nợ sẽ là người đến đòi trả nợ trước tiên. Không ai có thể phủi nợ trốn nợ mà đi. Vay gì, nợ gì trả đó. Vay mạng, đền mạng vay tiền trả tiền. Nhân nào quả đó không thể sai.
Khi xưa trói người, trói thú vật hành hạ họ, hôm nay gặp quả báo không khác. Những người trói gà, lợn, chó v.v... giết chúng thì khi mạng chung phải bị hành hình như ảnh này.
Ở nhân-gian còn có thể ỷ chức, cậy tiền chạy án, xuống âm phủ thì luật trời là Thiên-lý, không thể đổ lỗi cho người khác, chẳng thể chạy tội.
Hôm xưa giết người, sát vật thì cũng bị hành xử bị chém.
Đức Phật lòng từ-bi, bình-đẳng thương xót tất cả không có ngằn mé, chẳng chừa một ai, kể cả đến loài cầm thú, các chúng hữu-tình. Ngài thể theo lời kể và thỉnh cầu của ngài A-Nan mà Ngài nhân ngày lễ Vu-lan, cũng cho mở cửa ngục để những cô-hồn được về ăn mày nơi cửa Phật, hay những phẩm vật của những người hảo tâm cúng-dường.
Chúng ta nên biết, thường thì đến ngày này, khi cửa ngục mở, những phạm nhân và cả những cô hồn bơ vơ vất vưởng họ hay kéo đến các Chùa chiền, Lâm-tự, cậy nhờ các tấm lòng từ-bi rộng lượng các Chư Tăng, Ni, của các Phật-tử để cầu độ thoát và nhận tín thọ của cúng-dường. Chúng ta do không có phép thần-thông, thường nhìn với mắt thịt nên không thể thấy họ, nhưng họ vẫn hiện diện trước chúng ta, đứng ngồi bên cạnh chúng ta, nhìn rõ chúng ta, chỉ có điều chúng ta lại không nhìn thấy họ mà thôi. Nhưng chúng ta vẫn cảm nhận rõ điều đó qua cảm ứng và cá biệt có người có khả năng đặc biệt nhận biết họ, cảm ứng giao tiếp được với họ, số đó không nhiều.
Trong số các Cô-hồn và cả ma, quỷ v.v… do không có phước đức nhân-duyên để đầu thai lại làm người nên nhiều khi liều mạng làm điều sai trái như nhập vào người đang sống, ép thần-thức nép vế, rồi sai khiến, điều khiển họ, làm họ bị mụ đi, tâm thần như điên như dại. Trong Kinh Phật gọi đó là loài Ma-dựa, Quỷ-dựa. Điều này nhiều bạn không biết được tình trạng này. Nhiều bạn đồng tu, đi với tôi, đã chứng kiến nhiều trường hợp như vậy xẩy ra và có cả người trong Đạo-tràng Liên-Hoa Tịnh-độ thành phố Hải Phòng, trong gia đình con trai họ là thanh niên khỏe mạnh cũng đã bị ma-dựa khổ sở mấy năm qua, suốt ngày trốn bố mẹ đi lang thang khắp nơi. Bố mẹ thương con đã tốn kém không biết bao nhiêu tiền mà không giải quyết được.
Chỉ khi gia đình lập ban thờ Phật, đặt tượng Địa-Tạng, tụng Kinh 21 ngày, phân tích, khuyên bảo, khuyến thỉnh vị Ma-dựa, Quỷ-dựa này, yêu cầu họ phải rời thân không nên tạo thêm nghiệp ác mà đọa vào trọng tội, vừa mềm dẻo vừa kiên quyết khuyến thỉnh ác-nhân, Ma-dựa đó quy-y Tam-bảo, rời thân người để vào chùa ăn mày cửa Phật, tu hành tụng Kinh niệm Phật để có cơ hội lớn đầu thai trở lại làm người. Thậm chí phân tích cho họ biết không có đường nào khác để chọn lựa. Một mặt tụng trì các thần-chú như Chú Đại-Bi, Thất Phật Diệt Tội Chân Ngôn, thành tâm sám hối, làm công-đức để hồi hướng cho pháp-giới chúng sinh, trong đó có cả những ai mà ta đã gây ra mọi khổ đau cho họ như thiệt mạng, bị đau đớn, bị tủi nhục v.v… để họ được vãng sinh về Tây phương Cực-Lạc hay vào các cảnh giới lành. Vì thế, chúng ta hóa giải được hận thù, biến thù thành bạn và họ hoan hỷ không đòi nợ ta nữa. Ta cũng cầu nguyện đến các chư vị Phật đã cho để kêu gọi Phật và chư đại Bồ-Tát, các vị Hộ-Pháp đến bảo vệ cho nạn-nhân và gia đình. Cuối cùng họ đã phải chấp nhận, tuyên thệ rời thân nạn nhân mà đi.
Nạn nhân đã bình phục, gia đình vui vẻ hoan hỷ và trở thành Phật-tử thuận thành.
Các bạn đồng tu thân mến!
Vì Phật-pháp mà tôi phải nói ra điều này với mục đích chính là để các bạn đồng tu biết được tình trạng này để phòng tránh.
Như Phật đã dạy trong Tứ-Diệu-Đế hay các Kinh-điển rằng: “Được làm thân người rất khó! Được gặp Phật-pháp lại càng khó hơn! Nên khi gặp Thiện-tri-thức thì phải biết lắng nghe tụng trì Kinh-điển giáo lý của Phật, học và thực hành để mau thoát ly sinh-tử luân-hồi, nếu bỏ qua cơ hội ngàn vàng khó mà gặp lại, làm việc công-đức cũng phải có trí-tuệ, chúng ta phải cầu thân-báo chứ đừng vì tham mà chỉ nghĩ đến tạo phước báo. Phước báo là có hạn còn thân báo là vô hạn và vĩnh cửu. Chúng ta cầu thân Phật.”
Các bạn đồng tu thân mến!
Quay lại vấn đề ngày lễ Vu-Lan và “Ngày Xóa Tội Vong-Nhân”. Theo tín ngưỡng dân-gian, thì bắt đầu từ 12 giờ đêm ngày 14, rạng ngày 15 tháng 7 âm lịch cho đến 12 giờ đêm 15 là ngày “mở các cửa địa-ngục”, các cô-hồn được tại ngoại, xá-tội, được về dương-thế, vảng vất khắp nhân-gian. Vì vậy, mọi người có hảo tâm tốt nhất có thể mang các lễ vật đến Chùa, hay Lâm-tự để cùng các thầy làm lễ cúng cô-hồn cho họ lĩnh thọ và cầu cho họ được giải-thoát. Vì thế, nơi chùa nào thanh-tịnh, sư Tăng, Ni giữ-giới, giầu đức từ-bi, lại chuyên lo hoằng-dương Phật-pháp độ sinh thì thường nơi đó các cô-hồn kéo về đó rất đông, chật cả sân chùa ra đến ngoài đường. Họ ngồi yên tịnh bên cạnh người sống cũng chắp tay niệm Phật nhờ Phật A-Di-Đà và các chư đại Bồ-Tát, Thanh-Văn, duyên-Giác tiếp-dẫn về Tây phương Cực-lạc hay được thoát khỏi ba đường khổ là Địa-ngục, Ngạ-quỷ, Súc-sinh. Họ nhìn thấy chúng ta mà chúng ta không nhìn thấy họ mà chỉ có cảm giác có họ.
Các bạn đồng tu thân mến!
Tại sao tôi nói, nếu ai có hảo tâm muốn cúng-dường các Cô-hồn thì nên mang lễ vật đến chùa để cúng-dường họ?
Các bạn nên biết! Có nhiều người trong số Cô-hồn hay Ma, hay quỷ-đói (Ngạ-quỷ) họ đến đây có thể chỉ vì muốn nhận thọ của cúng-dường chứ không có trí-tuệ nhân-duyên và tâm muốn tu hành thoát ly-sinh tử Luân-hồi. Ở nhân-gian chúng ta cũng đã thấy có phải ai cũng mong cầu tu hành Phật đạo, gìn giữ phẩm hạnh, thâm nhập Kinh tạng để cầu sự giải thoát thành Bồ-Tát, thành Phật đâu. Họ đang tạo nghiệp trong đó có cả điều tốt và điều ác nữa mà điều ác lại nhiều. Cho nên, nếu bạn đem ra trước cửa nhà mình hay trong vuờn, sân, hay nơi bàn thờ trong nhà v.v… để cúng-dường các Cô-hồn, Ma-đói, Quỷ-đói v.v… thì họ còn có điều gì mừng hơn, họ sẽ kéo đến để thọ nhận nhưng sau đó họ không dời đi nữa thì sao?
Các bạn cần biết! Họ chính là người mà hoàn cảnh rất khổ cực, vô gia-cư, không có nhà cửa, chẳng nơi nương tựa, nhân có lời mời của bạn mà đến nhà để nhận tin thọ, họ đến đó rồi thấy nhà cửa ấm cúng, chủ nhà dễ chịu rồi cứ ỳ ra, sau ngày này không đi thì bạn tính sao? Có khi vì đói lâu ngày còn đánh chửi nhau tại nhà bạn nữa. Bạn phải cẩn thận, làm công đức cũng cần phải có trí-tuệ.
Chúng ta nên biết! Thường thì mỗi căn nhà gia đình chúng ta đều có các chư vị Thần hộ-mạng các bạn mà trong Kinh Địa-Tạng đã nói, đó là vị Chủ Mạng Quỷ-Vương và các quân tướng thân cận của vị này. Các vị Thổ-địa, Thổ-thần, Táo-Quân, Táo-Mẫu cũng là người giúp việc đắc lực của Chủ Mạng Quỷ-Vương. Các vị này giúp bảo vệ không cho Ma, Quỷ và Cô-hồn đến và ra vào tự do nơi nhà các bạn. Nếu quý vị nhà có ban thờ Phật, lại thường tụng Kinh, giữ giới, ăn chay niệm Phật thì còn được các chư vị Phật, chư vị Bồ-Tát, các vị Hộ-Pháp, Chư Thiên, Thần, Thánh và các vị Thập-Điện Tướng-Quân, Quỷ-Vương, Thổ-địa, Thổ-Thần v.v… bảo vệ giữ gìn cho.
Vì sao? Vì các vị đây đã có lời thệ nguyện sẽ bảo vệ những người như vậy. Nên các Ma, Quỷ Cô-hồn không thể tự do mà đến ở được.
Nhưng nếu các bạn nhà không có ban thờ Phật, chẳng tụng Kinh-điển, lại hay giết gà, nấu hành tỏi, mắm, uống rượu v.v… không ăn chay, giữ giới thì những thứ ăn uống kia như là thứ dụ Ma, Quỷ đến. Các vị Hộ-Pháp cũng như Phật và chư Đại Bồ-Tát, Thần, Thánh sẽ rời nhà bạn. Vì sao? Vì các vị rất thanh-tịnh, khi gặp cảnh đó sẽ rời đi ngay. Khi ấy Ma-Quỷ thả sức mà đến, ra vào tự do, nhà cửa các bạn sẽ lộn xộn, bất ổn, luôn gặp mọi thứ phiền-não quấy phá, thậm chí tai họa. Vì các vị này cá lớn nuốt cá bé, thường hay tranh giành thậm chí ẩu đả, đánh nhau. Những thứ thịt, cá, rượu, hành tỏi v.v… đó là sở thích là khoái khẩu của họ. Nếu bạn lại mời thỉnh họ đến thì họ còn gì mừng hơn, rồi như thành cái lệ, khó thể mời họ dời đi. Các bạn phải rất cận thận việc này!
Tốt nhất, nếu không mang lễ vật ra chùa thì mang ra đầu làng, hay dưới các gốc cây v.v… bầy biện để cúng-dường. Còn không thì nên đưa đến chùa để họ tín thọ, ở đó có các vị Hộ-Pháp giữ gìn trật tự để ai cũng được nhận phần, nhưng điều quan trọng là để họ có cơ hội mà thức tỉnh, giác-ngộ biết đến đây mà nghe pháp, nghe tụng Kinh, niệm Phật cầu được sự giải thoát. Chỉ cần họ tụng danh hiệu một vị Phật, danh hiệu một vị Bồ-Tát hay Bích-Chí-Phật, hay tụng một phẩm Kinh thì lập tức được sinh lại làm người. Đó là lời Phật và Bồ-Tát Địa-Tạng đã dạy trong Kinh Địa-Tạng mà tôi đã trích dẫn ra đây để các quý vị quán xét, học và hành. Đọc nó chúng ta sẽ biết:
Tại sao có đạo lý này?
Trong Kinh Địa-Tạng, Phẩm Thứ Chín: Xưng Danh Hiệu Chư Phật đã nói rõ:
“Lúc đó Ngài Ðịa-Tạng Bồ-Tát bạch cùng Ðức Phật rằng: “Bạch đức Thế-Tôn! Nay con vì chúng sinh trong đời sau mà phô bày sự lợi ích, làm cho trong vòng sinh tử được nhiều lợi ích lớn. Cúi xin đức Thế-Tôn cho phép con nói đó”.
Ðức Phật bảo Ngài Ðịa-Tạng Bồ-Tát rằng: “Nay ông muốn khởi lòng từ-bi cứu vớt tất cả chúng sinh mắc phải tội khổ trong sáu đường, mà diễn nói sự chẳng thể nghĩ bàn, bây giờ chính đã phải lúc, vậy ông nên nói ngay đi.
Giả sử ông có thể sớm làm xong nguyện đó, Ta dầu có vào Niết-Bàn, cũng không còn phải lo ngại gì đến tất cả chúng sinh ở hiện-tại và vị-lai nữa”.
Ngài Ðịa-Tạng bạch cùng Ðức Phật rằng: “Bạch đức Thế-Tôn! Vô-lượng vô-số kiếp về thuở quá-khứ, có Ðức Phật ra đời hiệu là Vô-Biên-Thân Như-Lai.
Như có người nam, người nữ nào nghe danh hiệu của Ðức Phật đây mà tạm thời sinh lòng cung kính, liền được siêu-việt tội nặng sinh tử trong bốn mươi kiếp, huống là vẽ đắp hình tượng cúng-dường tán thán! Người này được vô-lượng vô-biên phước lợi.
Lại hằng-hà-sa kiếp về thuở quá-khứ, có Ðức Phật ra đời hiệu là Bảo-Thắng Như-Lai.
Như có người nam, người nữ nào được nghe danh hiệu của Ðức Phật đây, phát tâm quy-y với Phật trong khoảng khảy móng tay, người này trọn hẳn không còn thối chuyển nơi đạo Vô-thượng Chánh-giác.
Lại về thuở quá-khứ, có đức Phật ra đời hiệu là Ba-Ðầu Ma-Thắng Như-Lai.
Như có người nam, người nữ nào, nghe đến danh hiệu của Ðức Phật đây thoát qua lỗ tai, người này sẽ được một nghìn lần sinh lên sáu tầng trời cõi dục, huống nữa là chí tâm xưng niệm!
Lại bất-khả-thuyết vô-số kiếp về thuở quá-khứ có Ðức Phật ra đời hiệu là Sư-Tử-Hống Như-Lai.
Như có người nam, người nữ nào nghe đến danh hiệu của Ðức Phật đây, mà phát tâm quy-y chừng trong một niệm, người này sẽ được gặp vô-lượng các Ðức Phật xoa đỉnh thọ-ký cho.
Lại về thuở quá khứ, có Ðức Phật ra đời hiệu là Câu-Lưu-Tôn Như-Lai.
Như có người nam người nữ nào nghe đến danh hiệu của đức Phật đây, chí tâm chiêm ngưỡng lễ bái hoặc lại tán thán, người này nơi pháp hội của một nghìn Ðức Phật trong hiền-kiếp làm vị đại Phạm-Vương, được Phật thọ-ký đạo Vô-thượng cho.
Lại về thuở quá-khứ, có Ðức Phật ra đời hiệu là Tỳ-Bà-Thi Như-Lai.
Như có người nam, người nữ nào được nghe danh hiệu của Ðức Phật đây, thời mãi không còn sa đọa vào chốn ác-đạo, thường được sinh vào chốn Trời, Người, hưởng lấy sự vui thù thắng vi-diệu.
Lại vô-lượng vô-số hằng-hà-sa kiếp về thuở quá-khứ có Ðức Phật ra đời hiệu là Ða-Bảo Như-Lai.
Như có người nam, người nữ nào nghe đến danh hiệu của Ðức Phật đây liền khỏi đọa vào ác-đạo, thường ở tại cung trời, hưởng sự vui thù thắng, vi-diệu.
Lại về thuở quá-khứ có Ðức Phật ra đời hiệu Bảo-Tướng Như-Lai.
Như có người nam, người nữ nào nghe đến danh hiệu của Ðức Phật đây, sinh lòng cung kính, không bao lâu người ấy sẽ đặng quả A-La-Hán.
Lại vô-lượng vô-số kiếp về thuở quá-khứ có Ðức Phật ra đời hiệu là Ca-Sa-Tràng Như-Lai.
Như có người nam, người nữ nào nghe đến danh hiệu của Ðức Phật trên đây, thời người ấy sẽ siêu thoát tội sinh-tử trong một trăm đại-kiếp.
Lại về thuở quá-khứ có Ðức Phật ra đời hiệu là Ðại-Thông Sơn-Vương Như-Lai.
Như có người nam, người nữ nào nghe đến danh hiệu của Ðức Phật đây, thời người này được gặp hằng-hà chư Phật nói nhiều pháp mầu cho, đều được thành đạo Bồ-Ðề.
Lại về thuở quá-khứ, có đức Tịnh-Nguyệt Phật, đức Sơn-Vương Phật, đức Trí-Thắng Phật, đức Tịnh-Danh-Vương Phật, đức Trí-Thành-Tựu Phật, đức Vô-Thượng Phật, đức Diệu-Thinh Phật, đức Mãn-Nguyệt Phật, đức Nguyệt-Diện Phật, có bất-khả thuyết Ðức Phật Thế-Tôn như thế.
Tất cả chúng sinh trong thời hiện-tại cùng thuở vị-lai: hoặc là Trời, hoặc là người, hoặc người nam, hoặc người nữ chỉ niệm được danh hiệu của một Ðức Phật thôi, sẽ được vô-lượng công-đức, huống nữa là niệm được nhiều danh hiệu Phật. Những chúng sinh đó lúc sinh, lúc tử được nhiều phước lợi, không còn phải đọa vào ác-đạo nữa.
Như có người nào sắp mạng-chung, hàng thân quyến trong nhà nhẫn đến một người vì người bệnh sắp chết đó mà niệm lớn tiếng danh hiệu của một Ðức Phật, thời người chết đó, trừ năm tội lớn vô-gián, các nghiệp báo khác đều tiêu sạch cả.
Năm tội lớn vô-gián kia dầu rất nặng nề đáng lẽ trải qua ức-kiếp hẳn không ra khỏi được quả khổ, nhưng bởi lúc lâm-chung, nhờ người khác vì đó mà xưng niệm danh hiệu của Phật cho nên những tội nặng đó cũng lần lần tiêu sạch.
Huống là chúng sinh tự mình xưng danh hiệu của chư Phật, người này được vô-lượng phước lành, trừ diệt vô-lượng khổ”.
Các bạn đồng tu thân mến!
Như thế, các hương-linh, các cô-hồn về chùa nghe chúng ta niệm danh hiệu Phật A-Di-Đà, Phật Thích Ca-Mâu-Ni, danh hiệu đức Quán-Thế-Âm Bồ-Tát, Đại-Thế-Chí Bồ-Tát, Đại-Nguyện Địa-Tạng-Vương Bồ-Tát và danh xưng các chư vị Phật đã nói trên đây thì nhất định vĩnh viễn thoát khỏi ba đường ác, được sinh lại nhân-gian làm người tu hành tiếp, hay phúc đức lớn có thể sinh lên cõi trời hưởng sự vui thù thắng như Kinh-điển Phật đã nói.
Nếu họ đến chùa được nghe thầy và các Phật-tử tụng Kinh, được các thiện-tri-thức chỉ bầy mà biết tự mình trì-danh niệm Phật A-Di-Đà, một lòng cầu nguyện vãng-sinh Tây phương Cực-Lạc, lại đem giáo-lý này nói với các cô-hồn khác thì chắc chắn họ được vãng-sinh thoát ba đường ác, cơ-hội về cõi nhân-thiên là điều chắc chắn. Vì đó là những lời Phật và ngài Địa-Tạng đã nói, chẳng thể hư dối.
Như thế, công đức của các quý vị thật là vô-lượng, đó cũng là việc làm Phật-pháp vậy. Đây là ý nghĩa to lớn nhất của Lễ Vu-Lan và cũng là của lễ Cô-hồn. Cho nên ngày này tôi vẫn cùng các quý vị đồng tu làm lễ Vu-Lan kết hợp lễ Cô-hồn ở chùa Lũng-Tiên, Hải Phòng là vì lẽ như vậy.
Bên cạnh việc mua sắm hoa quả tươi tốt, đèn nến, hương trầm thơm v.v… dâng lên Phật, lên chư Đại Bồ-Tát, chúng ta cũng làm cơm chay tịnh dâng cúng chư Tăng, Ni, rồi làm lễ phóng-sinh, có đồ xôi, oản phẩm vật để cúng cô hồn mong khuyến thỉnh họ cùng chúng ta niệm danh hiệu Phật, quy-y Tam-Bảo để mau chóng thoát ly ba đường ác đạo, sinh-tử luân hồi, mau thành Phật quả là vì vậy.
Người nhân-gian không hiểu thấu đáo đạo lý này nhưng họ có hảo tâm thường có lễ cúng chúng-sinh bằng cháo loãng, gạo, bỏng, muối, xôi oản v.v… cho những linh-hồn không nơi nương tựa ấy, đó cũng là một tập tục rất đáng quý. Nhưng nếu họ hiểu về Phật pháp mà ứng dụng thực hành thì quý báu biết bao, công đức đó thật là vô-lượng.
Tóm lại: Tục cúng cô-hồn bắt nguồn từ sự tích này, cho nên ngày nay người ta vẫn còn nói cúng cô-hồn là Phóng-diệm-khẩu. Có khi còn nói tắt thành Diệm-khẩu nữa. Diệm-khẩu, từ cái nghĩa gốc là (quỷ) miệng lửa, nay lại có nghĩa là cúng cô-hồn. Ðiều này góp phần xác nhận nguồn gốc của lễ cúng cô-hồn đã trình bày trên đây.
Lòng thương nhớ mẹ cha không bao giờ nguôi!
Vậy lễ Vu-Lan và lễ cúng cô-hồn là hai lễ cúng khác nhau. Một đằng thì liên quan đến chuyện Ngài Mục-Liên báo hiếu cha mẹ, một đằng lại liên quan đến chuyện tuổi thọ của Ngài A-Nan. Một đằng là để cầu-siêu cho cha mẹ và ông bà bảy đời, một đằng là để bố-thí cho những vong-linh không ai thờ cúng và làm nương tựa.
Một đằng là báo hiếu, một đằng là làm phước. Sự khác nhau giữa hai bên là hiển nhiên, nhưng nhiều người vẫn cứ lẫn lộn.
Cả hai lễ này đều làm công-đức và đều phải nhờ lòng đại từ-bi của chư Phật và chư đại Bồ-Tát, chư Hiền Thánh, Tăng, Trời đất nên đều phải giữ giới, tránh sát sinh, trái lại nên phóng sinh thú vật, sắm lễ cúng-dường đều là phải đồ chay tịnh để dâng lên các vị. Thế nhưng nhiều người không hiểu đạo lý này lại biến ngày này thành ngày tạo nghiệp ác, giết gà, giết lợn v.v… làm cơm, mua rượu, bia trước là cúng bái ông bà, sau là để mà đãi nhau. Như vậy chẳng phải nghĩa báo hiếu mà là báo oán ông bà cha mẹ của mình, gây thêm ướng lụy cho các vị. Đã vậy, chân linh ông bà, cha mẹ còn phải đau lòng chứng kiến cảnh con cháu, nhiều khi rượu vào lời ra, lại còn gây ra bất hòa, bất kính, đánh cãi chửi nhau. Đó là việc làm cần nên tránh.
Các bạn đồng tu thân mến!
Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820) danh nhân thế-giới là một người giàu lòng yêu thương con người do ảnh hưởng sâu sắc của Nho-giáo, Phật-giáo mà trong “Truyện Kiều” thể hiện chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc nhất trong các sáng tác của ông. Ông đã diễn tả rất chi tiết về những hoàn cảnh đáng thương của các cô-hồn ngày rằm tháng bẩy như sau:
- Cảnh tiết lạnh thương:
Tiết tháng Bảy mưa rầm sùi sụt
Toát hơi may lạnh buốt xương khô;
Não người thay, buổi chiều thu,
Ngàn lau nhuốm bạc, lá khô rụng vàng.
Đường bạch dương bóng chiều man mác,
Ngọn đường lê lác đác sương sa,
Lòng nào lòng chẳng thiết tha,
Cõi dương còn thế nữa là cõi âm.
Trong trường dạ tối tăm trời đất,
Có khôn thiêng phảng phất u minh,
Thương thay thập loại chúng sinh,
Hồn đơn phách chiếc lênh đênh quê người.
- Cảnh cô hồn là người dân bị lâm trận chết:
Cũng có kẻ mắc vào khóa lính,
Bỏ cửa nhà đi gánh việc quan,
Nước khe cơm ống gian nan,
Dãi dầu nghìn dặm, lầm than một đời.
Buổi chiến trận mạng người như rác,
Phận đã đành đạn lạc tên rơi.
Lập lòe ngọn lửa ma trơi
Tiếng oan văng vẳng tối trời càng thương...
- Cảnh những cảnh cô-hồn xưa tranh ngôi báu gây đao binh:
“Nào những kẻ tính đường kiêu hãnh
Chí những lăm cướp gánh non sông
Nói chi đang thuở tranh hùng
Tưởng khi thế khuất vận cùng mà đau!
Bỗng phút đâu tro bay ngói giở
Khôn đem mình làm đứa thất phu
Cả giàu sang nặng oán thù
Máu tươi lai láng xương khô rã rời.
Đoàn vô tự lạc loài nheo nhóc
Quỷ không đầu van khóc đêm mưa
Cho hay thành bại là cơ
Màu hồn biết bao giờ cho tan.”
“Nào những kẻ bài binh bố trận
Đem mình vào cướp ấn nguyên nhung
Gió mưa thét rống đùng đùng
Dãi thây trăm họ làm công một người.
Khi thất thế tên rơi đạn lạc
Bãi sa trường thịt nát máu trôi
Bơ vơ góc bể chân trời
Nắm xương vô chủ biết vùi nơi nao!
Trời thăm thẳm mưa gào gió thét
Khí âm huyền mờ mịt trước sau
Bao năm xương trắng dãi dầu
Nào đâu điếu tế, nào đâu chưng thường.”
- Cảnh cô-hồn xưa buôn hoa bán phấn:
Cũng có kẻ nhỡ nhàng một kiếp,
Liều tuổi xanh buôn nguyệt bán hoa,
Ngẩn ngơ khi trở về già,
Ai chồng con tá biết là cậy ai?
Sống đã chịu một đời phiền não,
Thác lại nhờ hớp cháo lá đa,
Đau đớn thay phận đàn bà,
Kiếp sinh ra thế, biết là tại đâu?
- Cảnh cô-hồn là kẻ xưa ham làm giầu mà không biết tu hành bố-thí, làm công đức để tạo ra phúc báo cho mình:
“Cũng có kẻ tính đường trí phú
Mình làm mình nhịn ngủ quên ăn
Ruột rà không kẻ chí thân
Dẫu làm nên để dành phần cho ai.
Khi nằm xuống không người nhắn nhủ
Của phù vân dù có như không
Sống thì tiền chảy bạc dòng
Thác không đem được một đồng nào đi.
Khóc ma mướn thương gì hàng xóm
Hòm gỗ đa bó đóm đưa đêm
Ngẩn ngơ nội rộc đồng chiêm,
Nén hương giọt nước biết tìm vào đâu?”
- Cũng có cô-hồn là kẻ ham quyền chức, công danh, phú quý hay ngày đêm vùi mình vào đèn sách thi cử nay chết:
“Cũng có kẻ rắp cầu chữ Quý
Dấn thân vào thành thị lân la.
Mấy thu lìa cửa lìa nhà
Văn chương đã chắc đâu mà thí thân.
Dọc hàng quán phải tuần mưa nắng
Vợ con nào nuôi nấng khem kiêng
Vội vàng liệm sấp chôn nghiêng
Anh em: thiên hạ; láng giềng: người dưng.
Bóng phần tử xa chừng hương khúc
Bãi tha ma kẻ dọc người ngang
Cô hồn nhờ gửi tha phương
Gió trăng hiu hắt khói hương lạnh lùng!”
- Cảnh cô-hồn xưa là những số kiếp gặp bước không may trong những công cuộc mưu sinh buôn bán đầy gian truân, bất trắc:
“Cũng có kẻ vào sông ra bể
Cánh buồm thưa chạy xế gió đông
Gặp cơn giông tố giữa dòng
Đem thân vùi rấp vào lòng kình nghê.
Cũng có kẻ đi về buôn bán
Đòn gánh tre chín dạn hai vai
Gặp cơn mưa nắng giữa trời
Hồn đường phách sá lạc loài nơi nao”.
- Cũng có các cô-hồn là kẻ bị oan khuất bởi cường quyền bất lương:
“Cũng có kẻ mắc oan tù rạc
Gửi thân vào chiếu lác một manh
Nắm xương chôn rấp góc thành
Kiếp nào cởi được oan tình ấy đi.”
- Đáng thương nhất là những cô-hồn khi xưa là những hài nhi yểu mệnh này thì thật là đau đớn, khiến đã là con người thì không ai có thể cầm được nước mắt:
“Kìa những kẻ tiểu nhi tấm bé
Lỗi giờ sinh lìa mẹ lìa cha
Lấy ai bồng bế vào ra
U ơ tiếng khóc thiết tha nỗi lòng.”
- Còn đây là những cô-hồn của các loài ma, quỷ không nhà không cửa, sống vạ vật nơi bụi rậm, hang hốc v.v… hay bơ vơ nay đây mai đó chẳng được đầu thai vào cõi nào để mà tu hành thoát ly sinh-tử luân-hồi, thật là thảm thiết:
Hoặc là ẩn ngang bờ dọc bụi
Hoặc là nương ngọn suối chân mây
Hoặc là bụi cỏ bóng cây
Hoặc là quán trọ cầu này bơ vơ.
Hoặc là nương thần-từ, Phật-tự
Hoặc là nhờ đầu chợ cuối sông
Hoặc là mông quạnh đồng không
Hoặc nơi gò đống hoặc vùng lau tre.
Sống đã chịu một bề thảm thiết
Ruột héo khô da rét căm căm
Dãi dầu trong mấy mươi năm
Thở than dưới đất, ăn nằm trên sương.
Nghe gà gáy tìm đường lánh ẩn
Lặn mặt trời lẩn thẩn tìm ra
Lôi thôi ẵm trẻ dắt già
Có khôn thiêng hỡi lại mà nghe Kinh.”
- Cuối cùng, qua Văn Chiêu-hồn nhà thơ Nguyễn Du cũng như mọi người chúng ta đều dành tất cả tấm lòng bác ái, trân trọng, bao dung và sự thương cảm vô-bờ bến của mình, để biến thành những lời tha thiết, chân thành khi trì-tụng cho mọi vong-hồn được siêu-thoát. Đó cũng là sứ mạng của người Phật-tử chân chính với mọi chúng hữu tình khổ đau và bất hạnh để cầu họ được thoát khỏi ba đường khổ là Địa-ngục, Ngạ-quỷ, Súc-sinh, được trở lại làm người mà tu hành trì danh niệm Phật A-Di-Đà, cầu nguyện vãng-sinh Tây phương Cực-Lạc, thoát ly sinh-tử luân-hồi, thành Bồ-Tát, thành Phật.
Qua đây biết rằng được làm thân người rất khó, khi đã làm người hôm nay phải biết lấy đây làm cơ hội ngàn vàng mà tu hành, trì danh niệm Phật A-Di-Đà, cầu nguyện vãng sinh Cực-Lạc quốc, sám hối, làm lành nhất là biết phát tâm Bồ-Đề, in ấn Kinh-điển hoằng-dương Phật pháp độ mình, độ người:
“Nhờ phép Phật siêu sinh Tịnh-độ
Phóng hào quang cứu khổ độ sinh.
Khắp trong tứ hải quần sinh
Não phiền trút sạch oán thù rửa trong.
Nhờ đức Phật thần-thông quảng-đại
Chuyển Pháp-luân tam-giới thập-phương
Kinh-điển của Phật dẫn đường
Đại-thừa Phật-giáo cứu toàn chúng sinh.
Nhờ phép Phật uy-linh dũng mãnh
Trong giấc mê lay tỉnh chiêm bao
Mười loài là những loài nào
Gái trai, già trẻ đều vào nghe Kinh.
Kiếp phù sinh như hình bào ảnh
Có câu rằng: “Vạn cảnh giai không”
Ai ai tâm Phật ghi lòng
Tự nhiên siêu thoát khỏi trong luân-hồi.
Đàn chẩn tế vâng lời Phật dạy
Của có chi bát cháo, nén nhang
Bánh, quả cùng với tiền hoa
Gọi là có chút lòng thành hiến dâng.
Nam mô Phật; Nam mô Pháp; Nam mô Tăng;
Nam mô Nhất-Thiết Siêu-thăng thượng-đài.”
Chân-linh xin hãy cùng tôi
Cúi đầu xin nguyện cha lành đoái thương
Từ-bi tiếp-dẫn Tây phương,
Sinh trên sen báu, ngát hương thỏa lòng.
Nam mô A-Di-Đà Phật
Nam mô Đại-Bi Quán-Thế-Âm Bồ-Tát.
Nam mô Đại-Thế-Chí Bồ-Tát.
Nam mô Đại-Nguyện Địa-Tạng Vương Bồ-Tát.
Nam mô Đại-Hiếu Mục-Liên-Liên Bồ-Tát Ma-Ha-Tát,
tác đại chứng minh.
Ngày 15 tháng 3 năm 2013.
Quảng-Tịnh Cư-sỹ
Một số ảnh của Phật-tử Nguyễn Nghĩa chụp ngày lễ Vu-Lan năm 2011 tại chùa Lũng-Tiên, Quận Kiến-An thành phố Hải Phòn
Ảnh chùa Lũng-tiên đêm Vu-lan 2011, ánh trăng hay ánh vàng của hào quang Phật chiếu xuống tiếp-dẫn chúng sinh?
Ảnh do Phật-tử Nguyễn Nghĩa chụp đăng trên mạng toàn cầu
Ảnh 108 ngọn nến thắp lên ở giữa sân chùa Lũng Tiên.
Ảnh Lễ hội Vu-Lan do Pháp-sư Cư-sỹ Quảng-Tịnh cùng Phật-tử tại Đạo-tràng Liên-Hoa Tịnh-Độ TP. Hải Phòng tổ chức tại chùa Lũng Tiên năm 2011 do Huệ Quang đăng trên Google
Ảnh thầy Quảng-Tịnh và Phật tử đang niệm danh hiệu Phật A-Di-Đà cầu Phật tiếp-dẫn các chân linh
Làm Lễ Vu Lan trong chùa Lũng Tiên.
NHỮNG VIỆC LÀM QUAN TRỌNG CẦN PHẢI CÓ ĐỂ ĐẠI LỄ VU-LAN THÀNH CÔNG
Muốn thành công một đại lễ Vu-lan hay lễ Cầu-siêu hay bất kỳ một đại lễ nào thì đều phụ thuộc vào mấy yếu tố quan trọng sau đây mới có công năng gây cảm động đến Trời Phật, mới tạo ra sự cảm ứng đạo-giao bất-khả tư-nghì để Phật đến tiếp-dẫn các chân-linh được về Tây phương Cực-Lạc, hoặc nếu phúc báo của họ dù có ít ỏi thì cũng vẫn được các Ngài gia trì, cứu độ cho thoát khỏi ba đường ác là Địa-ngục, Ngã-quỷ, Súc sinh, trở lại làm người hay sinh lên cõi Trời nhập vào hàng Tiên Thánh, hưởng sự vui thù thắng. Những yếu tố cần có là gì?
1, Tấm lòng chí thành, hiếu thảo của các Phật-tử đối với ông bà cha mẹ của mình. Điều này phụ thuộc vào lòng thành tâm trì niệm danh hiệu của Phật A-Di-Đà, cũng như mười phương chư Phật và chư đại Bồ-Tát, một lòng cầu cho người quá cố được tiếp-dẫn về Tây phương Cực-Lạc.
Phát tâm rộng lớn, đóng tịnh-tài để mua sắm lễ quả, hương hoa, làm cơm chay, phóng sinh thú vật, in ấn Kinh-điển, xây dựng sửa sang chùa chiền, giúp kẻ nghèo khó đặc biệt là in ấn Kinh Đại-Thừa Vô-Lượng-Thọ, Kinh Diệu-Pháp Liên-Hoa, Kinh Địa-Tạng, các Kinh-điển Đại-thừa và giáo lý của Phật về pháp môn Tịnh-độ, tham gia các pháp hội hoằng-pháp lợi sinh v.v… lấy đây làm công đức mà hồi hướng cho ông bà, cha mẹ của mình và cũng là tạo phước cho chính mình.
2, Người chủ lễ, các vị Pháp-sư, các vị Tăng, Ni phải là người am hiểu Kinh-điển, giầu đức từ-bi, giữ gìn trai giới, chăm lo hoằng-dương Phật pháp. Nếu vị Pháp-sư, các chư Tăng, Ni đảm nhận làm chủ lễ mà là người như vậy ắt có cảm ứng đạo-giao với Phật và chư đại Bồ-Tát, nên được các Ngài và các vị Hộ pháp luôn luôn gia-trì ủng hộ. Mọi người cùng nhau đồng lòng hướng về Phật A-Di-Đà trì niệm danh hiệu của Ngài, cầu xin tiếp-dẫn các chân-linh thì nhất định Phật và các chư đại Bồ-Tát sẽ phóng quang mà tiếp-dẫn về Tây phương Cực-Lạc, lễ đàn sẽ chắc chắn thành tựu.
3, Ngôi chùa phải là thanh-tịnh, Sư Tăng, Ni ở đây luôn chăm lo hoằng-dương Phật-pháp, giữ gìn trai giới nên luôn được Phật và chư đại Bồ-Tát, các vị Hồ Pháp bảo vệ gia-trì cho.
Trong các lễ Vu-Lan từ năm 2011 đến nay chúng ta đều làm tốt các điều trên đây bởi thế các đại-lễ đã tổ chức ở chùa Lũng-Tiên đã luôn luôn thành tựu mỹ mãn. Đã có nhiều người tự chứng biết, mắt đã nhìn thấy các cảnh giới diễn ra bất-khả tư-nghì đó là Phật phóng quang xuống pháp hội, các chư Thiên-long xuất hiện lượn quanh, hoa trời rải xuống v.v… Đây là điều mà như Kinh Phật đã dạy: “ ai ăn nấy no, ai tu nấy chứng”.
Nếu không hội tự những yếu tố quan trọng cần có trên đây mà tổ chức chỉ đơn thuần là cúng bái thì không thể thành tựu, chẳng thể cảm ứng đến Trời, Phật, chư đại Bồ-Tát.
Cuối cùng Đại-lễ Vu-Lan thành công đều là kết quả của cả tập thể Phật-tử thành phố Hải Phòng, các Phật-tử thuận thành khác và sự quan tâm chăm sóc của Sư cụ Trụ-trì và các thầy nơi chùa Lũng-Tiên cùng tất cả mọi người con hiếu thảo ở mọi nơi về đây quy tụ chung tay đóng góp làm nên.
Cầu chúc mọi người, mọi nhà một mùa lễ Vu-Lan đại-hiếu đầy ý nghĩa và đạo-lý cao đẹp.
Nam mô A-Di-Đà Phật.
Nam mô Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật.
Nam mô Đại-Hiếu Mục-Kiền-Liên Bồ-Tát Ma-Ha-Tát.
Ngày 15 tháng 3 năm 2013.
Quảng Tịnh Cư-sỹ
KINH VU-LAN BÁO HIẾU
Nam Mô Đại-Mục Kiền-Liên Bồ-Tát
NGHI THỨC TỤNG
KINH VU-LAN VÀ BÁO HIẾU
________________________________________
NIỆM HƯƠNG LỄ BÁI
CHÂN-NGÔN TỊNH PHÁP GIỚI
Úm, lam xoá ha. (Tụng 7 lần, O)
(Trì thần chú này thì thân mình và cảnh quan đều thanh-tịnh)
CHÂN-NGÔN TỊNH KHẨU-NGHIỆP
Tu dị tu dị, ma ha tu dị, tu tu dị ta bà ha.
(Tụng 7 lần, O)
(Trì thần chú này thì miệng và lời nói đều thanh-tịnh)
CHÂN-NGÔN TỊNH TAM-NGHIỆP
Án ta phạ bà phạ, truật đà ta phạ, đạt ma ta phạ, bà phạ truật độ hám. (Tụng 3 lần, O)
(Trì thần chú này thì tâm, khẩu và ý đều thanh-tịnh)
CHÂN-NGÔN PHỔ CÚNG-DƯỜNG
Án nga nga nẵng, tam bà phạ phiệt nhật ra hồng. (Tụng 3 lần, O)
(Trì thần chú này thì hoa, hương cùng với tiếng tụng niệm, lời nguyện chân thành của người tụng sẽ tới mười phương Phật)
CÚNG HƯƠNG TÁN PHẬT
Nguyện đem lòng thành kính
Gửi theo đám mây hương
Phảng phất khắp mười phương
Cúng dường ngôi Tam-Bảo
Thề trọn đời giữ Ðạo
Theo tự tánh làm lành,
Cùng pháp giới chúng sinh
Cầu Phật từ gia hộ.
Tâm Bồ-Ðề kiên cố,
Xa bể khổ nguồn mê,
Chóng quay về bờ giác. (1 lạy, O)
TÁN PHẬT
Đấng Pháp-Vương Vô-Thượng,
Ba cõi chẳng ai bằng.
Thầy dạy khắp trời, người,
Cha lành chung bốn loại
Quy y tròn một niệm,
Dứt sạch nghiệp ba kỳ,
Xưng dương cùng tán thán,
Ức kiếp không cùng tận. (O)
KỲ-NGUYỆN
Hôm nay, ngày rằm tháng bẩy, ngày Lễ Vu-Lan, đệ-tử chúng con là……………… Pháp danh....................theo lời Phật dạy, chúng con noi theo ngài Mục-Kiên-Liên tề tựu nơi đây tổ chức đại-lễ Vu-Lan báo đền công lao dưỡng dục, sinh thành của ông bà, cha mẹ.
Chúng con cùng chúng-sinh trong pháp- giới nguyện ngôi Tam-Bảo thường-trụ trong mười phương đức Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật, đức Tiếp-dẫn Đạo-Sư A-Di-Đà Phật, đức Đương-Lai Hạ-Sanh Di-Lặc Tôn Phật, từ-bi gia-hộ cho chúng đệ-tử tâm Bồ-Đề được bền chắc, tự-giác giác-tha, hạnh giác-ngộ viên mãn, mọi tội lỗi gây ra từ vô-thỉ cho đến ngày nay liền được tiêu trừ, thường được an lành, xa lìa khổ ách, một thời đồng chứng Vô-Thượng Chánh-Đẳng Chánh-Giác. Mai sau khi lâm-chung được Phật A-Di-Đà và đức Quán-Thế-Âm Bồ-Tát, Đại-Thế-Chí Bồ-Tát cùng hàng Thánh chúng tới tiếp-dẫn chúng con về Tây phương Cực-Lạc, thế giới của Phật A-Di-Đà.
Nay chính là ngày chư Tăng kiết-hạ đem đức lành chú nguyện chúng sinh, chúng con một dạ kính thành, cúng dường trì tụng đem công đức này, nguyện khắp mười phương ba ngôi Tam-Bảo, Nguyện Ðức Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật, Ðức Tiếp-dẫn Ðạo-Sư A-Di-Ðà Phật, cùng các vị Bồ-Tát, tịnh Ðức chúng Tăng, từ-bi gia hộ, cho Cửu Huyền Thất Tổ, cha mẹ nhiều đời của đệ-tử, cùng tất cả chúng sinh sớm rõ đường lành, thoát vòng mê muội, ra khỏi u-đồ, siêu sinh Cực-Lạc Quốc. Ngưỡng mong oai đức vô cùng, xót thương tiếp-độ. (1 lạy, O)
QUÁN TƯỞNG
Phật chúng sinh tính thường rỗng lặng
Đạo cảm-thông không thể nghĩ bàn
Lưới Đế-Châu ví Đạo-Tràng
Mười Phương Phật-Bảo Hào Quang sáng ngời
Trước Bảo Tọa thân con ảnh hiện
Cúi đầu xin thề nguyện quy-y. (O)
Chúng con chí tâm đảnh lễ:
1- Nam mô tận hư không biến pháp giới quá, hiện, vị lai, thập phương chư Phật, Tôn Pháp, Hiền, Thánh Tăng thường trụ Tam-Bảo. (Lạy 1 lạy, O)
2- Nam mô Ta-Bà Giáo Chủ Đại-từ Đại-bi Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật, Đương-Lai Hạ Sinh Di-Lặc Tôn-Phật, Đại-Trí Văn-Thù Sư-Lợi Bồ-Tát, Đại-Hạnh Phổ-Hiền Bồ-Tát, Hộ-Pháp Chư-Tôn Bồ-Tát, Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ-Tát. (Lạy 1 lạy, O)
3- Nam mô Tây Phương Cực-Lạc Thế-Giới Đại-Từ Đại-Bi Tiếp-Dẫn Đạo-Sư A-Di-Đà Phật, Đại-Bi Quán-Thế-Âm Bồ-Tát, Đại-Thế-Chí Bồ-Tát, Đại-Nguyện Địa-Tạng-Vương Bồ-Tát, Thanh-Tịnh Đại-Hải-Chúng Bồ-Tát. (Lạy 1 lạy, O)
TÁN LƯ HƯƠNG
Lư hương vừa ngún chiên đàn,
Khói hương ngào ngạt muôn ngàn cõi xa.
Lòng con kính ngưỡng thiết tha,
Ngưỡng mong chư Phật thương mà chứng
minh.
Nam mô Hương-Vân-Cái Bồ-Tát Ma-ha-tát.
(3 lần, O)
KINH VU-LAN
Đây là những lời
Chính tôi được nghe.
Nhân một thuở kia,
Tại nước Xá-Vệ,
Phật ở Tịnh-xá
Cất trong cảnh vườn
Ông Cấp-Cô-Độc,
Giữa đám cổ thụ
Do ngài Thái-tử
Kỳ-Đà dâng cúng.
Bấy giờ trong hàng
Đệ tử cao cấp,
Có ngài Mục-Liên,
Vừa mới chứng được
Sáu phép thần-thông.
Lòng hiếu phát khởi,
Muốn độ mẹ cha,
Đền ơn nhũ bộ.
Bèn dùng mắt huệ
Xem cả thế gian,
Thấy vong thân mẫu,
Trong cảnh Ngã-quỷ,
Chẳng uống chẳng ăn
Thân thể gầy ốm,
Còn da bọc xương.
Mục-Liên thương xót,
Tức thời lấy bát
Đựng cơm đem dâng.
Mẹ Ngài vui mừng,
Tay trái che bát
Tay mặt bốc cơm,
Thảm thay! thương thay!
Cơm chưa tới miệng,
Đã thành than lửa,
Ăn không thể được.
Mục-Liên thấy vậy,
Liền khóc òa lên.
Tức tốc trở về,
Bạch lại với Phật,
Đầu đuôi thảm cảnh
Mắt mình vừa thấy.
Phật bèn nói rằng:
“Mẹ con gây tội,
Gốc đã sâu dầy
Chẳng thể lấy sức
Của một mình con
Mà mong cứu được.
Dầu con hiếu thuận,
Tiếng dậy đất trời,
Thậm chí Thiên-thần,
Tà-Ma, Ngoại-đạo,
Đạo-Sĩ, Vương-thần,
Cũng đều thúc thủ.
Vậy muốn cứu mẹ,
Con phải nhờ sức
Oai thần chúng Tăng,
Khắp cả mười phương,
Mới mong độ thoát.
Hãy nghe Ta chỉ
Phương pháp này đây,
Cứu vớt mọi người,
Ách nạn lâm cơn,
Đều được thoát khỏi
U sầu cảnh khổ”.
Nói xong Phật mới
Bảo Mục-Liên rằng:
“Ngày rằm tháng bảy,
Là ngày Tự-tứ
Mười phương chúng Tăng.
Mỗi người nên vì
Hiện thời cha mẹ,
Hoặc là tiền-kiếp
Cha mẹ bảy đời,
Mắc vòng khốn khổ,
Trong đường ách nạn.
Mà sắm cho đủ:
Trăm thức món ăn,
Năm thứ trái cây,
Hương, dầu, đèn nến,
Giường chiếu để nằm,
Bồn đựng nước tắm,
Mỗi thức, mỗi vật,
Ngon tốt tuyệt trần,
Sắp thành một lễ
Dâng cúng chư vị
Đại-Đức mười phương.
Hiển nhiên ngày ấy,
Các vị Thánh-chúng:
Hoặc bậc thiền-định
Ở chốn thâm sơn,
Hoặc bậc đã chứng
Bốn đạo quả lớn;
Hoặc bậc kinh-hành
Rừng xanh mật niệm;
Hoặc là những bậc
Đã được sáu phép
Tự-tại thần-thông,
Ra công giáo hóa
Chứng quả Thanh-Văn
Hay là Duyên-Giác;
Hoặc bậc Bồ-Tát
Thập-địa đại-nhân,
Tạm xuống cõi Trần,
Làm thầy Tỳ-Kheo,
Trong hàng đại-chúng;
Đều đồng một lòng,
Chứng giám hiếu-tâm
Thọ cơm hòa-la.
Tất cả các vị
Thánh-chúng vừa kể,
Đều đã tới chỗ
Đạo đức rộng sâu,
Giới hạnh thanh khiết.
Bởi thế cho nên,
Dâng cúng chúng Tăng,
Ngày rằm tháng bảy,
Thì nào cha mẹ
Ở nơi hiện thế,
Quyến-thuộc xa gần,
Đều được ra khỏi
Ba đường khổ não,
Là cõi địa-ngục,
Ngã-quỷ, Súc-sinh,
Ứng thời giải thoát,
An nhiên, tự-tại.
Hiện-thế cha mẹ,
Đang lúc sinh tiền
Chắc chắn sẽ được
Phước lạc trăm năm.
Lại nữa cha mẹ
Bảy kiếp về trước,
Ắt cũng sẽ được
Sinh về cõi Trời,
Hưởng phước vi-diệu”.
Lúc ấy Phật mới
Truyền dạy chúng Tăng
Khắp cả mười phương,
Những lời sau đây:
“Mỗi khi gia-chủ
Dâng lễ Vu-Lan,
Bổn phận chúng Tăng
Là phải trước hết
Tận tâm chú nguyện
Cầu cho bảy đời
Mẹ cha thí-chủ
Mau được giải thoát,
Kế đó theo phép,
Ngồi thiền, định-ý,
Sau rốt mới ăn.
Lại nữa nên nhớ:
Trước khi thọ thực,
Thì phải cúng dâng
Các món tịnh chay
Dâng trước tượng Phật
Hoặc tại bàn Phật,
Ở tháp, ở Chùa.
Chú nguyện xong rồi,
Mới tự thọ thực”.
Khi Phật nói phép
Cứu tế xong rồi,
Thì ngài Mục-Liên
Cùng các Bồ-Tát
Đều rất vui mừng,
Bao nhiêu buồn rầu
Khóc than thảm thiết
Của ngài Mục-Liên,
Tức thời tiêu hết.
Cũng trong ngày ấy,
Thân-mẫu Mục-Liên
Được thoát khỏi kiếp
Ngã-quỷ khổ cực.
Mục-Liên cung kính
Lại bạch Phật rằng:
“Sinh mẫu đệ-tử
Nay đã thoát khổ,
Cũng nhờ ân đức
Tam-Bảo thập phương,
Và của Thế-Tôn
Cùng bao Tăng-chúng,
Từ rày về sau,
Nếu có những người,
Theo Phật tu-trì,
Mà lòng mong muốn
Dùng lễ Vu-Lan
Cứu độ tất cả
Hiện tại phụ-mẫu,
Cho đến bảy đời
Cha mẹ kiếp trước,
Có thể được chăng?”
Phật bèn nói rằng:
“Hay lắm! Hay lắm!
Ta vừa muốn nói
Mà con lại hỏi,
Thật là thích hợp
Với tấm lòng Ta.
Thiện-nam-tử ơi!
Bất luận nam nữ
Trong hàng Tỳ-Kheo,
Các đấng Quốc-vương,
Thái-tử, Đại-thần
Tam công tể tướng,
Trăm quan, dân thứ,
Nếu phát tâm lành,
Làm hạnh hiếu từ,
Thì trước hết phải,
Vì cha, vì mẹ
Sở sinh đời nay,
Và vì cha mẹ,
Bảy đời đã qua
Đến rằm tháng bảy,
Là ngày hoan hỷ
Của Phật thập phương,
Và thời Tự-tứ,
Chúng Tăng khắp nơi,
Dùng cơm đồ ăn,
Trăm vị thơm ngon,
Thiết tiệc Vu-Lan
Dâng cúng chư Tăng,
Chí thành cầu nguyện:
Cha mẹ đời này,
Sống lâu trăm tuổi,
Khỏi đau khỏi ốm,
Khổ não mọi điều.
Nhẫn đến cha mẹ
Bảy đời quá-khứ,
Cũng thoát khổ não,
Nơi đường Ngã-quỷ,
Và được sinh về
Nơi cõi Nhân, Thiên,
Hưởng phước vui vẻ
Vô hạn vô-biên.
Những ai là người
Đệ-tử của Phật,
Tu hạnh hiếu từ
Thì trong tâm phải,
Nhớ mãi mẹ cha,
Hoặc trong kiếp này,
Hoặc bảy kiếp trước,
Mỗi năm hễ đến,
Tháng bảy ngày rằm,
Nên lấy lòng hiếu
Thiết lễ Vu-Lan
Cúng Phật, chúng Tăng,
Để báo mẹ cha
Công ơn nuôi dưỡng.
Vì thế cho nên,
Hễ là đệ-tử
Của Phật Như-Lai
Nên vâng lời này
Làm theo phép ấy.
Mục-Liên Tỳ-Kheo
Bốn hàng đệ-tử,
Nghe lời Phật dạy,
Vui vẻ phụng hành.
Nam mô Đại-Hiếu Mục-Kiền-Liên Bồ-Tát.
(3 lần, 3 lạy, O)
SÁM VU-LAN
Đệ-tử chúng con,
Vâng lời Phật dạy,
Ngày rằm tháng bảy,
Gặp hội Vu-Lan,
Phạm-vũ huy hoàng,
Đốt hương đảnh lễ,
Mười phương Tam-thế,
Phật, Pháp, Thánh-Hiền.
Noi gương đức Mục-Kiền-Liên,
Nguyện làm con thảo,
Lòng con ảo não,
Nhớ nghĩa thân sinh,
Con đến trưởng thành,
Mẹ càng gian khổ,
Ba năm nhũ bộ,
Chín tháng cưu mang,
Không ngớt lo toan,
Quên ăn bỏ ngủ.
Ấm no đầy đủ,
Nhờ có công cha,
Chẳng quản yếu già,
Sinh nhai lam lũ,
Quyết cùng hoàn vũ,
Phấn đấu nuôi con,
Giáo dục vuông tròn,
Đem lòng học đạo.
Đệ-tử ơn sâu chưa báo,
Hổ phận kém hèn,
Giờ này quỳ trước đài sen,
Chí thành cung thỉnh.
Đạo-tràng thanh-tịnh,
Tăng-Bảo trang-nghiêm,
Hoặc thừa tự-tứ,
Hoặc hiện tham thiền,
Đầy đủ thiện-duyên,
R ủ lòng lân mẫn.
Hộ niệm cho:
Bảy kiếp cha mẹ chúng con,
Đượm nhuần mưa pháp,
Nếu còn tại-thế:
Thân tâm yên ổn,
Phát nguyện tu trì,
Nếu đã qua đời:
Ác-đạo xa lìa,
Chóng thành Phật quả.
Ngửa trông các đức Như-Lai,
Khắp cả mười phương
Từ-bi gia-hộ
Giang tay cứu vớt
Thoát khỏi tam-đồ
Sinh về cõi Phật.
Nam mô A-Di-Đà Phật. (3 lần, 1 lạy, O)
Nam mô Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật.
(3 lần, 1 lạy, O)
Nam mô Đại-Nguyện Điạ-Tạng-Vương Bồ-Tát. (3 lần, 1 lạy, O)
Chú ý: Sau đây trì niệm danh hiệu các chư vị Phật cầu cho gia tiên, ông bà cha mẹ của chúng ta thoát khỏi tam đổ khổ được vãng-sinh về Tây Phương Cực-Lạc mau chóng tu hành thành Bồ-Tát, thành Phật.
(Mỗi danh hiệu Phật niệm 3 lần và lạy 1 lạy, O).
- Nam mô Vô-Biên-Thân Như-Lai.
- Nam mô Bảo-Thắng Như-Lai.
- Nam mô Ba-Ðầu Ma-Thắng Như-Lai.
- Nam mô Sư-Tử-Hống Như-Lai.
- Nam mô Câu-Lưu-Tôn Như-Lai.
- Nam mô Tỳ-Bà-Thi Như-Lai.
- Nam mô Ða-Bảo Như-Lai.
- Nam mô Bảo-Tướng Như-Lai.
- Nam mô Ca-Sa-Tràng Như-Lai.
- Nam mô Ðại-Thông Sơn-Vương Như-Lai.
- Nam mô Tịnh-Nguyệt Như-Lai,
- Nam mô Sơn-Vương Như-Lai
- Nam mô Trí-Thắng Như-Lai
- Nam mô Tịnh-Danh-Vương Như-Lai.
- Nam mô Trí-Thành-Tựu Như-Lai
- Nam mô Vô-Thượng Như-Lai.
- Nam mô Diệu-Thinh Như-Lai,
- Nam mô Mãn-Nguyệt Như-Lai,
- Nam mô Nguyệt-Diện Như-Lai,
Chúng con cúi xin các đấng Thế-Tôn gia-trì cứu vớt gia-tiên, ông bà, cha mẹ của chúng con ở đời này và bẩy đời trước và các chân-linh có tên đọc ở phần sớ đều được thoát khỏi tam-đồ khổ, được sinh về Tây Phương Cực-Lạc để tu hành mau chóng thành Bồ-Tát Bất-Thối, thành Phật, lại phát nguyện đi độ sinh cứu vớt hữu-tình.
( Phần này Chủ lễ hoặc người Phụ lễ sẽ đọc)
- Kính lạy Phật A-Di-Đà,
- Kính lạy Phật Thích-Ca Mâu-Ni.
- Kính lạy các chư vị Phật, chư đại Bồ-Tát thời quá khứ, hiện-tại và vị-Lai.
- Kính lạy đức Địa-Tạng-Vương Bồ-Tát, chư đại Bồ-Tát, chư Hiền Thánh Tăng. (O)
Công lao của gia-tiên, ông bà, cha mẹ với các con, cháu thật lớn lao như trời như biển. Sống nơi cõi Ta-Bà, nhiều khi vì cuộc đời phải vật lộn với cuộc sống, lo cho chúng con miếng cơm, manh áo cho đến tất cả mọi thứ lại chẳng được học Kinh-điển Phật nên các bậc phụ huynh, ông bà, cha mẹ của chúng con không khỏi phạm phải những tội lỗi như: ăn gian, nói dối, tham lam của người, sát-sinh thú vật v.v...
Chúng con ngưỡng nguyện mười phương chư Phật, chư đại Bồ-Tát, chư Hiền Thánh Tăng ra tay cứu giúp những người sau đây thoát khỏi tội lỗi, được vãng sinh về Tây phương Cực-Lạc của Phật A-Di-Đà. Nếu phước chưa tới cũng được sinh về Trời Đâu-Suất-Đà của đức Đương-Lai Hạ-Sanh Di-Lặc Tôn Phật nơi cõi Thiên, thoát khỏi ba đường khổ là Địa-ngục, Ngạ-quỷ, Súc sinh.
- Kính lạy Phật A-Di-Đà,
- Kính lạy Phật Thích-Ca Mâu-Ni.
- Kính lạy các chư vị Phật, chư đại Bồ-Tát thời quá khứ, hiện-tại và vị-Lai.
- Kính lạy đức Địa-Tạng-Vương Bồ-Tát, chư đại Bồ-Tát, chư Hiền Thánh Tăng. (O)
CHÚ ĐẠI-BI
Nam mô Đại-Bi Hội-Thượng Phật Bồ-Tát.
(3 lần)
Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà-la-ni: Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da. Nam mô a rị da. Bà lô yết đế, thước bát ra da. Bồ đề tát đỏa bà da. Ma ha tát đỏa bà da. Ma ha ca lô ni ca da. Án. Tát bàn ra phạt duệ. Số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da. Bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì. Hê rị ma ha bàn đà sa mế. Tát bà a tha đậu du bằng. A thệ dựng. Tát bà tát đá, na ma bà tát đa, na ma bà dà. Ma phạt đạt đậu. Đát điệt tha. Án. A bà lô hê. Lô ca đế. Ca ra đế. Di hê rị. Ma ha bồ đề tát đỏa. Tát bà tát bà. Ma ra ma ra. Ma hê ma hê, rị đà dựng. Cu lô cu lô yết mông. Độ lô độ lô phạt xà ra đế. Ma ha phạt xà ra đế. Đà ra đà ra. Địa rị ni. Thất Phật ra da. Giá ra giá ra. Mạ mạ phạt ma ra. Mục đế lệ. Y hê di hê. Thất na thất na. A ra sâm Phật ra xá lợi. Phạt sa phạt sâm. Phật ra xá da. Hô lô hô lô ma ra. Hô lô hô lô hê rị. Ta ra ta ra. Tất rị tất rị. Tô rô tô rô. Bồ đề dạ, bồ đề dạ. Bồ đà dạ, bồ đà dạ. Di đế rị dạ. Na ra cẩn trì. Địa rị sắt ni na. Ba dạ ma na. Ta bà ha. Tất đà dạ. Ta bà ha. Ma ha tất đà dạ. Ta bà ha. Tất đà du nghệ. Thất bàn ra dạ. Ta bà ha. Na ra cẩn trì. Ta bà ha. Ma ra na ra. Ta bà ha. Tất ra tăng a mục khư gia, ta bà ha. Ta bà ma ha a tất đà dạ. Ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ. Ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ. Ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ. Ta bà ha. Ma bà lợi thắng yết ra dạ. Ta bà ha. Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da. Nam mô a rị da. Bà lô kiết đế. Thước bàn ra dạ. Ta bà ha.
“Án tất điện đô. Mạn đà ra. Bạt đà dạ. Ta bà ha”. (Câu cuối tụng 3 lần, O)
THẤT PHẬT DIỆT TỘI CHÂN NGÔN
Ly bà ly bà đế, cầu ha cầu ha đế, đà la ni đế, ni ha ra đế, tỳ lê nễ đế, ma ha dà đế, chân lăng càn đế, ta bà ha. (5 lần, O)
Đệ-tử vốn tạo các vọng nghiệp, đều do vô-thỉ tham, sân, si. Từ thân miệng ý phát sinh ra. Đệ-tử thảy đều xin sám hối.
Nam mô Cầu Sám Hối Bồ-Tát Ma-ha-tát.
(3 lạy, O)
CHÚ VÔ-LỰƠNG-THỌ CHÂN NGÔN
Na mô rát na tờ gia gia gia. Na mắc a ry gia. A mi ta pha gia. Ta tha ga ta gia. A rờ ha tê, sam giác sam bút đa gia. Ta đi gia tha: Om, a mờ rật tê. A mờ rật tô đờ pha vê. A mờ rật ta sam pha vê. A mờ rật ta ga ri phê. A mờ rật ta sít đê. A mờ rật ta tê rê. A mờ rật ta vi hờ rim tê. A mờ rật ta vi hờ rim ta. Ga mi nê a mờ rật ta ga ga na, ki ti ka rê. A mờ rật ta đun đa phi sờ va rê. Sạc va rờ tha sa đa nê. Sạc va kác ma, ka lê sa ka sa. Giam ka lê, sờ va ha. (3 lần, O)
VÔ-LƯỢNG-THỌ TÔNG-YẾU CHÂN-NGÔN
Nam mô Rát Na Tra Da Da. Ôm, Nam Mô Ba Ga Va Tê. A Ba Ri Mi Ta A Du Cha Na. Su Bi Nít Chi Ta Ta Dê. Chô Ra Cha Da. Ta Tha Ga Ta Ya. A Ha Tê Sam Giắt Sam Bút Đa Da. Tát Da Tha. Ôm, Bu Na Dê Bu Na Dê. Ma Ha Bu Na Dê. A Ba Ri Mi Ta Bu Na Dê. A Ba Ri Mi Ta Bu Na Da. Cha Na. Sam Ba Rô Ba Chi Tê. Ôm Sạt Va Sam Sờ Ka Ra. Ba Ri Sút Đa Đạt Ma Tê. Ga Ga Na Sa Mút Ga Tê. Xoa Ba Va Vi Sút Đê. Ma Ha Na Da Ba Ri Va Ra Dê. Xóa Ha. (3 lần, O)
CÔNG ÐỨC BẢO SƠN ÐÀ-RA-NI
Nam Mô Phật Ðà da
Nam Mô Ðạt Ma da
Nam Mô Tăng Già da
Úm tất đế hộ rô rô, tất đô rô, chỉ rị ba, kiết rị bà, tất đạt rị, bố rô rị, ta phạ ha. (3 lần, O)
Chúng con chí tâm đảnh lễ các vị đại-diện cho Phật thời quá-khứ:
(Tất cả đều tụng 3 lần, lạy 3 lạy)
Nam mô Tỳ Bà-Thi Phật . (O)
Nam mô Thi-Khí Phật. (O)
Nam mô Tỳ-Xá-Phù Phật. (O)
Nam mô Câu-Na-Hàm Mâu-Ni Phật. (O)
Nam mô Ca-Diếp Phật. (O)
Nam mô Thích-Ca Mâu-Ni Phật. (O)
Nam mô Câu-Lưu tôn-Phật. (O)
Chúng con chí tâm đảnh lễ các vị đại-diện cho Phật thời quá-khứ, hiện-tại và vị-lai:
(Tất cả đều tụng 3 lần, lạy 3 lạy)
Nam mô Quá-khứ Tỳ-Bà-Thi Phật. (O)
Nam mô Hiện-tại Thích-Ca Mâu-Ni Phật. (O)
Nam mô Vị Lai Di Lặc Tôn Phật. (O)
Chúng con chí tâm đảnh lễ:
(Tất cả đều tụng 3 lần, lạy 3 lạy)
Nam mô Chư-Tôn Bồ-Tát Hộ-Trì Chánh-Pháp. (O)
Nam mô Phật, Bồ-Tát hiện-tại Đạo-Tràng. (O)
THẦN CHÚ ĐỊA-TẠNG-VƯƠNG BỒ-TÁT
Nam mô Đại-Nguyện Điạ-Tạng-Vương Bồ-Tát.
Úm, Ha Ha Ha Win Sam Mô Ti Xoa Ha.
(10 lần, O)
UẾ-TÍCH CHÂN NGÔN
ĐẠI-VIÊN-MÃN ĐÀ-RA-NI
Nam mô Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật.
Nam mô Kinh-Cang Bồ-Tát Ma-Ha-Tát.
Úm, bút quát hốt lốt, ma ha bát ra, ngân na ngái, vẫn trắp vẫn, vĩ hiệt vĩ, ma na thê, ô thâm mộ hốt lốt, hùm hùm phấn phấn tóa ha.
(5 lần, O)
CHÚ ĐẠI PHẬT ĐẢNH
Nam mô Phật Đà-Da
Nam mô Đạt-Ma-Da
Nam mô Tăng-Già-Da
Nam mô Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật.
Tất-Đạt-Đa Bát Ra Đa.
Bộ Lâm, Úm (10 lần, O)
VĂN-THÙ SƯ-LỢI CĂN BẢN
NHẤT TỰ ÐÀ-RA-NI
Nam mô Phật Đà-Da
Nam mô Đạt-Ma-Da
Nam mô Tăng-Già-Da
Nam mô Văn-Thù Sư-Lợi Bồ-Tát Ma-Ha-Tát.
Úm, Xỉ Lâm. (10 lần, O)
NHƯ-Ý BẢO-LUÂN-VƯƠNG ĐÀ-RA-NI
Nam mô Phật Đà-Da
Nam mô Đạt-Ma-Da
Nam mô Tăng-Già-Da
Nam mô Quán-Tự-Tại Bồ-Tát Ma-Ha-Tát, cụ đại bi tâm giả. Ðát diệt tha.
Án, chước yết ra phạt để, chấn đa mạc ni, ma ha bát đẳng mế, rô rô rô rô, để sắc tra thước ra a yết rị, sa dạ hồng phấn ta ha.
Án, bát đạp ma chấn đa mạt ni, thước ra hồng. Án, bát lặc đà bát đẳng mế hồng.
(10 lần, O)
BÁT-NHÃ-BA-LA-MẬT-ĐA TÂM KINH
Quán-Tự-Tại Bồ-Tát hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ-uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.
Xá-Lợi-Tử! Sắc bất dị không, không bất
dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị.
Xá-Lợi-Tử! Thị chư pháp không tướng, bất sinh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức. Vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới. Vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận. Vô khổ, tập, diệt, đạo, vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố, Bồ-đề-tát-đỏa y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết-bàn. Tam thế chư Phật, y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố, đắc A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam bồ-đề. Cố tri Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư. Cố thuyết Bát-nhã Ba-la-mật-đa chú. Tức thuyết chú viết:
“Yết đế, yết đế, Ba-la-yết-đế, Ba-la-tăng yết-đế Bồ-đề tát-bà-ha”. (Câu này tụng 3 lần)
Ma-Ha Bát-nhã Ba-la-mật-đa. (tụng 3 lần, O )
CA NGỢI PHẬT
Phật A-Di-Đà thân sắc vàng
Tướng tốt chói sáng không gì bằng
Lông mày trắng như năm Tu-Di
Mắt xanh trong giống bốn biển lớn
Trong hào-quang hoá vô-số Phật
Vô-số Bồ-Tát hiện ở trong
Bốn mươi tám nguyện độ chúng-sinh
Chín phẩm sen vàng lên giải-thoát
Quy-mạng lễ A-Di-Đà Phật
Ở Phương Tây Thế giới an-lành
Con nay xin phát nguyện vãng-sinh
Cúi xin Đức từ-bi tiếp độ. (O)
Chúng con chí tâm đảnh lễ
(Tất cả đều tụng 5 lần, lạy 3 lạy)
Nam mô A-Di-Đà Phật. (O)
Nam mô Đại-Từ Đại-Bi Quán-Thế-Âm
Bồ-Tát. (O)
Nam mô Đại-Thế-Chí Bồ-Tát. (O)
Nam mô Đại-Nguyện Địa-Tạng-Vương
Bồ-Tát. (O)
Nam mô Thanh-Tịnh Đại-Hải Chúng
Bồ-Tát. (O)
PHÁT NGUYỆN
Một lòng quy kính
Phật A-Di-Đà
Thế-giới Cực-Lạc
Nguyện lấy hào quang
Trong sạch soi cho
Lấy thệ từ-bi
Mà nhiếp thọ cho
Con nay chính-niệm
Niệm hiệu Như-Lai
Vì Đạo Bồ-Đề
Cầu xin Tịnh-Độ
Phật xưa có thệ:
“Nếu có chúng-sinh
Muốn sinh nước Ta
Hết lòng tín nguyện
Cho đến mười niệm
Nếu chẳng được sinh
Chẳng thành Chánh-Giác”
Do vì nhân-duyên
Niệm hiệu Phật này
Được vào trong bể
Đại-thệ Như-Lai
Nhờ sức từ-bi
Các tội tiêu diệt
Căn-lành tăng trưởng
Khi mạng gần chung
Biết trước giờ chết
Thân không bệnh khổ
Tâm không tham luyến
Ý không điên đảo
Như vào thiền-định
Phật và Thánh-chúng
Tay nâng kim-đài
Cùng đến tiếp-dẫn
Trong khoảng một niệm
Sinh về Cực-Lạc
Sen nở thấy Phật
Liền nghe Phật-thừa
Chóng mở Phật tuệ
Khắp độ chúng sinh
Trọn Bồ-Đề nguyện. (O)
Nam mô A-Di-Đà Phật.
Nam mô Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật.
Nam mô Đại-Nguyện Địa-Tạng- Vương Bồ-Tát Ma-Ha-Tát.
Nam mô mười phương Đạo-sư các chư vị Phật, các chư Đại Bồ-Tát.
Chúng con hôm hay tề tựu nơi đây, cúi đầu lễ bái, kính mong các đấng Thế-Tôn, các Chư Đại Bồ-Tát, Các bậc Thanh-Văn, Duyên-Giác, Tăng, Ni phù-hộ độ-trì cho ông bà, cha mẹ đời này và bẩy đời trước đây của chúng con, mọi tội lỗi gây ra từ vô-thỉ đến nay liền được tiêu trừ, hiện tiền được đức Phật A-Di-Đà và đức Quán-Thế-Âm Bồ-Tát, Đại-Thế-Chí Bồ-Tát cùng hàng thánh chúng tới tiếp-dẫn về Tây phương Cực-Lạc, sinh trên sen báu, nhanh chóng tu hành trở thành Bồ-Tát Bất-thối, thành Phật, lại phát tâm Đại-thừa, mở lòng từ-bi mà phát nguyện về mười phương quốc-độ, đem những giáo lý Kinh-điển của Phật về Pháp môn tu hành Tịnh-Độ, trì danh niệm Phật A-Di-Đà để làm lợi ích cho mọi chúng hữu-tình.
Chúng con xin đọc tên gia tiên, ông bà cha mẹ của chúng con sau đây để nương vào 48 lời thệ nguyện hàm-linh, lời thệ rộng sâu của Phật A-Di-Đà cũng như 12 lời nguyện cao vời của đức Đại-Từ Đại-Bi Quán-Thế-Âm Bồ-Tát cùng đức Đại-Thế-Chí Bồ-Tát ngưỡng mong tiếp-dẫn về Tây phương Cực-Lạc quốc.
(Sau đó đọc danh sách gia tiên ông bà cha mẹ của các Phật tử). Vị chủ lễ đọc tên trong danh sách, còn các Phật-tử ngồi cứ mỗi tên một người thì mọi người lại tụng:
“Nam mô A-Di-Đà Phật, xin tiếp-dẫn các chân-linh có tên vừa đọc trên đây được về Tây Phương Cực-Lạc quốc”.
(Sau đây tất cả Pháp hội đi ra nhiễu quanh đốt nến niệm danh hiệu Phật, rồi sau đó vào tụng tiếp nghi thức cuối của khóa lễ)
VÃNG-SINH QUYẾT ĐỊNH CHÂN-NGÔN
Nam mô a di đa bà dạ, đá tha dà đá dạ, đá địa dạ tha: A di rị đô bà tỳ, A di rị đa tất đam bà tỳ, A di rị đá tỳ ca lan đế, A di rị đá tỳ ca lan đa, dà di nị, dà dà na, chỉ đa ca lệ ta bà ha. (3 lần, O)
BA TỰ QUY-Y
Chúng con tự quy-y Phật, cầu cho chúng-sinh hiểu rõ đạo lớn, phát lòng Vô-thượng.
(1 lạy, O)
Chúng con tự quy-y Pháp, cầu cho chúng sinh thấu rõ Kinh tạng, trí tuệ như biển.
(1 lạy, O)
Chúng con tự quy-y Tăng, cầu cho chúng sinh thống lý đại-chúng, tất cả không ngại.
(1 lạy, O)
HỒI HƯỚNG CÔNG ĐỨC
Nguyện sinh thế giới cảnh phương Tây
Hoa sen chín phẩm là cha mẹ
Hoa nở thấy Phật chứng vô-sinh
Bồ-Tát Bất-Thối làm bạn hữu.
Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ-tử và chúng-sinh
Đều trọn thành Phật-đạo.
(3 lạy, gõ 4 tiếng chuông kết thúc khóa lễ)
- HẾT -
(Mang xôi, chè, quả xuống cúng các chân linh. Sau khoảng 15-20 phút người dự lễ mới hưởng lộc).
Tiếp theo vị Chủ lễ đọc Thí-thực chú để mời thân nhân, gia quyến được thọ thực phẩm vật lễ cúng.
PHẦN THÍ THỰC SAU CÙNG
Thí thực chú:
Nẵng mồ Tát phạ Đát tha nghiệt đa Phạ rô chỉ đế. Úm, Tam bà la tam bà la hồng.
(5 lần, O)
- Xin kính mời tất cả hương-linh gia-tiên ông bà, cha mẹ của các Phật tử có mặt hôm nay tại đây hoan-hỷ thọ thực.
Nẵng mồ Tát phạ Đát tha nghiệt đa Phạ rô chỉ đế. Úm, Tam bà la tam bà la hồng.
(5 lần, O)
- Xin hoan hỷ kính mời các chư vị Thiên-Long, Dạ-xoa, La-sát, Sơn-Vương, Hải-Vương, Hà-Vương, Đại-Thọ-Vương, tất cả chư quỷ thần v.v… thọ thực chứng minh lòng thành của chúng tôi.
Nẵng mồ Tát phạ Đát tha nghiệt đa Phạ rô chỉ đế. Úm, Tam bà la tam bà la hồng.
(5 lần, O)
Duy nguyện Thánh-chúng gia trì phù-hộ cho chúng tôi mọi sự an lành, thành tựu viên-mãn… cùng các tịnh chư quyến thuộc sau khi hoan hỷ thọ thực thì mời hoàn cung.
- Xin kính mời tất cả hương-linh những người cô-thần quả-tú, những người vô gia-cư, những người khốn khó ở khu vực quanh đây đang có mặt, hoan-hỷ thọ thực.
Chúng tôi mong các quý vị bây giờ hãy trì danh niệm Phật A-Di-Đà và các chư vị Phật cầu nguyện vãng sinh Tây phương Cực-Lạc để được Phật tới tiếp-dẫn về đó, vĩnh viễn thoát ly sinh-tử luân-hồi, tu hành một đời thành Bồ-Tát, thành Phật, nếu chưa được duyên đó cũng vĩnh viễn thoát ba đường khổ, được sinh lại làm người hay sinh lên cõi Thiên hưởng sự vui thù thắng vi-diệu. Đây là lời Phật và ngài Địa-Tạng đã dạy trong Kinh Địa-Tạng Bổn-Nguyện, chẳng phải lời của tôi.
Xin các quý vị hãy niệm theo tôi như sau:
Nam mô A-Di-Đà Phật. (30 lần)
Sau đây niệm danh hiệu các chư vị Phật, mỗi danh hiệu niệm 3 lần.
Nam mô Vô-Biên-Thân Như-Lai.
Nam mô Bảo-Thắng Như-Lai.
Nam mô Ba-Ðầu Ma-Thắng Như-Lai.
Nam mô Sư-Tử-Hống Như-Lai.
Nam mô Câu-Lưu-Tôn Như-Lai.
Nam mô Tỳ-Bà-Thi Như-Lai.
Nam mô Ða-Bảo Như-Lai.
Nam mô Bảo-Tướng Như-Lai.
Nam mô Ca-Sa-Tràng Như-Lai.
Nam mô Ðại-Thông Sơn-Vương Như-Lai.
Nam mô Tịnh-Nguyệt Như-Lai,
Nam mô Sơn-Vương Như-Lai
Nam mô Trí-Thắng Như-Lai
Nam mô Tịnh-Danh-Vương Như-Lai.
Nam mô Trí-Thành-Tựu Như-Lai
Nam mô Vô-Thượng Như-Lai.
Nam mô Diệu-Thinh Như-Lai,
Nam mô Mãn-Nguyệt Như-Lai,
Nam mô Nguyệt-Diện Như-Lai,
Tiếp theo Chủ lễ đọc Thần-chú:
Nẵng mồ Tát phạ Đát tha nghiệt đa Phạ rô chỉ đế. Úm, Tam bà la tam bà la hồng.
(5 lần, O)
Thân chúc các quý vị thân tâm thường lạc, công đức thêm nhiều, đạo hạnh viên-mãn.
Đốt 108 nến ở giữa sân và xếp hàng đi vòng quanh niệm danh hiệu Phật:
Nam mô A-Di-Đà Phật. (108 lần hoặc nhiều hơn).
Nam mô Đại-Từ Đại-Bi Quán-Thế-Âm Bồ-Tát.
Nam mô Đại-Thế-Chí Bồ-Tát.
Nam mô Đại-Nguyện Địa-Tạng-Vương Bồ-Tát.
Nam mô Thanh-Tịnh Đại-Hải Chúng Bồ-Tát.
Đốt sớ:
Kết thúc khóa lễ Vu-lan
__________________
Các quý vị chú ý:
Vì đây không phải chỉ có giáo lý của Phật về Lễ Vu-lan mà còn có Kinh Vu-Lan Bồn. Kinh-điển là pháp thân của Phật vì thế các bạn phải bảo vệ giữ gìn cẩn thận, thường để trên ban thờ Phật hay chỗ trang-nghiêm, thanh tịnh. Nếu các bạn mà lấy đây in ra để cúng dường cho người khác thì công-đức đó thật là vô lượng còn gấp trăm ngàn lần xây chùa tháp. Vì sao? Vì những Kinh-điển bạn in ra người nào đọc được lấy đây y-giáo phụng hành, họ đời này hay đời sau thành Phật thì hỏi công đức này lấy gì sánh bằng? Nên nói cúng dường pháp là vua trong các pháp cúng-dường.
Chúc quý vị đồng tu làm được nhiều công đức phúc báo cho mình, cho vợ, con và ông bà, cha mẹ của mình.
Ban biên tập Làng Phổ-Đà Liên Hoa Tịnh-Độ thành phố Hải phòng ấn tống cúng dường 2014
LỊCH SỬ NGÀY LỄ VU-LAN BỒN
Nam Mô Đại-Mục Kiền-Liên Bồ-Tát.
Bài nói chuyện của Cư sỹ Quảng-Tịnh
Mùa Vu-Lan 2013 tại Hải Phòng.
Làng Phổ-Đà Liên-Hoa Tịnh-Độ thành phố Hải Phòng in lần thứ hai năm 2015 cúng dường.
Các bạn đồng tu thân mến!
Sắp đến ngày Lễ Vu-Lan, tôi cũng như các quý vị đều một lòng luôn hướng về ông bà, cha mẹ của mình với lòng thành kính, bùi ngùi thương nhớ, mong sao lo sắm lễ, tổ chức đại-lễ để các bậc ông bà, cha mẹ, cửu huyền thất tổ đều được hưởng ơn ân sâu của các chư vị Phật, chư Đại Bồ-Tát, chư Hiền Thánh-Tăng mà được độ thoát nơi cảnh khổ của địa-ngục hay đọa vào Ngã-quỷ, Súc-sinh.
Hễ ai đã làm bậc cha mẹ thì hẳn biết công lao sinh thành, nuôi nấng vất vả ra sao để con cháu có ngày hôm nay. Miếng cơm ngon cha mẹ nhường nhịn cho con, năm canh chẳng bao giờ được ngủ yên, phải luôn thức giấc trông con, chăm cháu. “Chỗ khô con nằm, chỗ ướt mẹ chịu”.
Lại nữa, lúc con khỏe mạnh thì vất vả là vậy, nhưng lúc ốm đau, trái gió, trở trời thì còn khổ hơn gấp trăm lần. Con mỗi khi cảm cúm, mũi ngạt, khó thở, cha mẹ truyền tay nhau bế vác, ru, dỗ thắt cả ruột gan.
Lại nữa, cuộc đời đâu có dễ dàng, miếng cơm manh áo, cho đến cuốn vở, sách đèn, ngôi nhà, nghề nghiệp, dựng vợ gả chồng v.v... tất cả những đòi hỏi để cho con, cháu có được đó là cả một đời còng lưng vất vả, mồ hôi nước mắt lam lũ mới tạo dựng nên cho con, cháu hôm nay. Nhiều khi vì quá thương con, lại gặp cảnh đời khó khăn nên biết là làm việc không phải, tạo tội mà nhiều bậc cha mẹ vẫn phải nhắm mắt mà làm. Bởi thế có câu:
Công cha như núi Thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Vất vả gần cả cuộc đời là vậy, khi tóc đã bạc, lưng đã còng mà đâu đã được nghỉ ngơi. Khi con lớn khôn, có vợ, có chồng, thương con giờ ông bà lại phải trông nom con cháu. Người ta có câu: “ Một người già bằng ba kẻ ở !”
Đúng là như vậy, về già rồi còn vất vả hơn khi lúc thanh xuân, tất cả mọi việc trong nhà con cái đi làm ông bà phải gánh vác. Thật công đức ấy nếu có hình tướng thì chất đến trời cao. Nên Phật nói: “Ông bà, bố mẹ là Phật trong nhà”.
Ông bà, bố mẹ của chúng ta là thế, vậy bạn có bao giờ hỏi giờ ở nơi đâu? Cách biệt phương nào ta đâu có biết? Ngậm ngùi thương nhớ biết phải làm sao? Những người con cháu có hiếu luôn luôn nghĩ phải làm gì để gọi chút báo đền cho khỏi tủi hận?
Bởi vậy, khi trời đất bắt đầu chuyển mình, ngày vào se lạnh, cũng là lúc mùa Vu-lan đến, chúng ta lại nhớ về ông bà cha mẹ của mình những mong đến ngày tu tập bên nhau, sắm lễ dâng hương làm đại lễ Vu-Lan cầu Trời, Phật độ cho cha mẹ ông bà được mau giải thoát.
Ảnh những người con hiếu thảo thương nhớ về ông bà cha mẹ của mình.
Nhưng thật buồn thay! Không phải ai cũng biết ý nghĩa ngày lễ này ra sao? Có từ bao giờ? Và phải làm gì?
Vì vậy tôi hôm nay muốn chia sẻ với tất cả các người hiếu tử nói về ý nghĩa của đại lễ Vu-Lan.
Các bạn đồng tu thân mến!
Chúng ta ngày rằm tháng bẩy, ngày Lễ Vu-lan do nhiều người chưa được học về Kinh-điển giáo lý của Phật nên người miền Bắc vẫn quen gọi là ngày “Xá-Tội Vong-Nhân” cúng các chúng-sinh không nhà không cửa. Còn ở miền Nam, rằm tháng 7 thường gọi là “Vu-Lan Thắng Hội”, ngày để con cái báo hiếu cha mẹ. Nhiều nội dung đúng mà nhiều khi cũng chẳng như Kinh Phật dạy mà từ ảnh hưởng của Trung Quốc đem vào, cộng với tự nghĩ của mình mà làm nên đúng ít sai nhiều, lợi ích bị hạn chế rất nhiều. Chúng ta phải nghiên cứu thật kỹ càng lại để chỉnh sửa cho đúng.
Sự tích của ngày cúng rằm tháng 7 cũng bắt nguồn từ khi Phật thấy lòng hiếu thảo hết mực của Ngài Mục-Kiền-Liên với cha mẹ của mình, với lòng từ bi rộng lớn mà Ngài đã đưa ra những sắc quyết quan trọng cho ngày lễ này ra đời.
Chúng ta đi tìm hiểu vào Kinh điển Phật thì thấy rõ ý nghĩa của ngày lễ Vu-Lan này. Tôi xin trân trọng chuyển đến quý bạn đồng tu nội dung quan trọng này.
Thưa các bạn đồng tu! Ngài Mục-Kiền-Liên một vị A-La-Hán, đệ-tử lớn của Phật Thích-Ca Mâu-Ni. Mục-Kiền-Liên không phải tên thật mà chỉ là hiệu, còn Tên Ngài là La-Bộc.
Chuyện xưa kể rằng La-Bộc là con ông Phổ-Tướng và bà Thanh-Đề là người con hết mực hiếu thảo. Ngay từ nhỏ luôn biết chăm lo phụng dưỡng cha mẹ hết lòng. Vì gia đình túng thiếu, La-Bộc phải đi buôn bán ở tỉnh Kiên-Liên. Khi đã giầu có, La-Bộc nhớ tới mẹ già liền cho người về quê biếu tiền mẹ. Bà mẹ ăn xài hết nhẵn số tiền đó rồi, lại sai người giết chó làm nhân bánh biếu sư. Đến lúc La-Bộc về thì bà mẹ lại chối và nói rằng bao nhiêu tiền con gửi về cho đã đem cúng cả vào đền chùa Miếu-vũ rồi.
Chẳng bao lâu bà mẹ chết. Chịu tang mẹ 3 năm, La-Bộc đi qua nước Ki-đô là nơi Phật ở, La-Bộc xin được quy-y và ở lại đây tu luyện.
Đức Phật thấy La-Bộc có chí nên đã chấp thuận lời thỉnh cầu đó và sai thầy Kha-Na cắt tóc cho ông và đặt tên là Đại-Mục Kiền-Liên (gọi tắt là Mục-Liên) và cho vào tu ở chùa Lã-Bí trong rừng Quýt-Sơn. Sau một thời gian tu hành rất tinh tấn, được Phật và các chư Đại Bồ-Tát hết lòng tận tình dìu dắt, Mục-Kiền-Liên đã vượt mọi người thường và chứng quá vị A-La-Hán, có sáu phép thần-thông, nhờ đó có thể nhìn thấy rõ chúng sinh trong ba cõi từ nơi sâu tối nhất là Địa-ngục A-tỳ, cho đến cõi trời cao nhất là Trời Hữu-đỉnh.
Hôm ấy, nhân có dịp đi qua rừng Quýt-Sơn, Ngài Kiền-Liên phải đi qua ngôi chùa Thiên-Giai, đây là nơi có những âm-hồn thường kéo về đây để được nghe thầy trụ-trì là một vị Bồ-Tát giảng Kinh, thuyết pháp.
Mục-Kiền-Liên nhìn đoàn người ấy thì nhận ra trong đó có người cha của mình là ông Phổ-Tướng nhưng tìm mãi thì không thấy bà Thanh-Đề đâu. Ngài vận hết sức Thần-thông soi khắp nhân-gian, trên trời chẳng thấy, khi nhìn xuống các tầng địa-ngục thì thấy mẹ mình bị giam cầm, ở địa-ngục A-tỳ, nơi đó đen tối, ánh sáng của mặt trăng và mặt trời không bao giờ chiếu tới. Chân tay bà bị gông cùm, thân thể rất tiều tụy do bị cực hình tra tấn ngày đêm không ngừng nghỉ.
Nhìn thấy cảnh đó, Mục-Kiền-Liên ôm lấy mẹ mà khóc. Bà mẹ thấy con vừa mừng, vừa tủi, nước mắt hai hàng. Bà nhờ con tìm cách cứu mình thoát khỏi địa-ngục này.
Mục-Liên thấy mẹ bị như vậy liền lấy bình bát, đem cơm của mình dâng mẹ. Mẹ Ngài được cơm nhưng chưa vào miệng cơm đã hoá ra than lửa đỏ hồng. Ngài đau đớn quay về nơi Phật, sà vào lòng Phật mà khóc nức nở, Ngài kể lại chuyện mẹ mình nơi địa-ngục ra sao và mong Phật cứu giúp mẹ mình.
Ảnh ngài Mục-Kiền-Liên dâng cơm cho mẹ.
Đức Phật thương xót mà nói: “Mẹ con tạo nghiệp ác sâu dầy nên bị đọa vào Địa-ngục A-tỳ, nơi khổ nhất trong các địa-ngục. Do bà bị đói ăn lâu ngày nên khi được con dâng cơm, sợ các cô-hồn đến tranh cướp nên đã dùng một tay che bát cơm, mắt bốc lửa nên khi thức ăn đưa lên miệng đã hóa thành than. Dù con có sức thần-thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ mình đâu. Giờ chỉ có một cách vào ngày rằm tháng bảy 7 tới đây là ngày tự-tứ của mười phương Tăng, tất thảy các vị đều rất từ-bi, ứng thọ nên ai cúng-dường Thánh Tăng thì tất cả đều vượt ác-đạo, ứng niệm giải thoát. Con hãy lo sắm quần áo, cơm canh ngon, trai tịnh, và những mâm ngũ quả cùng hoa tươi, hương dâu đèn nến, giường chõng chiếu gối, chăn màn quần áo, thau rửa mặt, khăn lau tay cùng các món nhật dụng khác. Với lòng chí thành dâng lễ vật lên cúng-dường, khẩn cầu nhờ hợp lực của chư các vị Bồ-Tát, các vị Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, các vị Pháp-sư cư-sỹ những người có lòng từ-bi, lại giữ gìn giới luật, đức độ ở khắp mười phương một lòng cầu các chư vị Phật, chư đại Bồ-Tát, hồi hướng công đức ấy cho mẹ của con và cả cha mẹ bẩy đời trước đây thì mới mong được giải thoát.”
Tôn-giả Mục-Kiền-Liên về làm đúng lời Phật dạy, quả nhiên mẹ Ngài được giải thoát. Mục-Kiền-Liên đã đưa mẹ bay lên trời cầu xin Đức Phật xoá tội cho bảy đời cha mẹ trước đây của mình. Tất cả các bậc cha mẹ đó nhân đây cũng được giải thoát. Mục-Kiền-Liên lại bất giác nghĩ thương đến tất cả những bậc cha mẹ của bao người khác cũng giống cha mẹ của mình một sương hai nắng, tần tảo nuôi con, nhiều khi tạo tội cũng chỉ vì miếng cơm manh áo của con. Vì thế, Ngài quỳ gối chắp tay, cúi xin Phật mở lòng hải-hà, cho các người con hiếu thảo với ông bà, cha mẹ hay người thân yêu của mình cũng được có cơ hội mỗi năm dâng cúng vật lễ chay tịnh lên các chư Tăng để mong nhờ công-đức và lòng từ-bi của các chư vị mà được giải thoát.
Đức Phật khen lành thay! Ngài đã ban bố và thí phép để hàng năm mở cửa Trời ngày Rằm tháng bẩy từ 12 giờ đêm hôm 14 đến 12 giờ đêm hôm 15, các vong-linh được về gia đình mình để dự cùng con cái làm lễ Vu-Lan. Ngài cũng xác quyết, khuyến thỉnh các vị chư Bồ-Tát, Thănh-Văn, Duyên-Giác, Tăng-Ni vào ngày tự-tứ rằm tháng bẩy, hoan hỉ nhận lễ cúng-dường của mọi người con hiếu thảo dâng tiến, rồi làm đại lễ Vu-Lan cầu chư Phật, chư đại Bồ-Tát, chư Hiền Thánh Tăng để độ cho ông bà, cha mẹ, người thân của các gia-chủ thoát khỏi ba đường khổ nơi Địa-ngục, Ngã-quỷ, Súc-sinh, lại được trở lại làm người, có cơ hội để mà tu hành cầu được giải thoát sinh-tử luân-hồi mau thành Bồ-Tát, thành Phật.
Từ đó trở đi, cứ sau mùa kiết-hạ là các chư Tăng, Ni, các Pháp-sư Cư-sỹ cùng các Phật-tử đều tổ chức ngày Lễ Vu-Lan để các người con hiếu thảo bốn phương về dâng lễ vật cầu cho ông bà cha mẹ mình được giải thoát.
Ảnh 108 ngọn nến lung linh được Pháp-sư cư-sỹ Quảng Tịnh và các Phật-tử thắp lên
đêm Lễ Vu-lan 2011 tại chùa Lũng-Tiên Quận Kiến-An thành phố Hải Phòng, Việt Nam.
Dựa vào tích ấy, vào ngày rằm tháng 7, các chùa đều làm lễ chay trai đàn, phá ngục cho các tội nhân. Nhà nhà cũng theo đó thành kính, làm lễ vì tin rằng ngày đó dưới âm phủ nhiều vong nhân sẽ đuợc xá tội.
Noi gương hiếu thuận của Mục-Kiền-Liên, ngày rằm tháng 7 trở thành ngày tết Vu-Lan, con cái báo ân cha mẹ. Ngày lễ ấy có giá trị đạo đức rất cao. Người ta có câu: “Giọt ranh trước rơi thế nào, giọt sau rơi thế đấy”.
Việc các quý vị báo hiếu cha mẹ mình hôm nay ra sao, sẽ có tác dụng giáo dục, bồi đắp lòng hiếu thảo của con cháu quý vị với ông bà, cha mẹ sau này, gieo nhân Bồ-Đề cho mãi mãi mai sau. Bởi thế, các quý vị đang làm một công việc đầy ý nghĩa cao cả nhất, thiết thực nhất cho Ông bà cha mẹ, người thân và cho cả chính mình.
(còn tiếp phần Sự khác nhau giữ lễ Vu-Lan báo hiếu và Ngày cúng cô hồn, xóa tội vong nhân?)
SỰ KHÁC NHAU GIỮA LỄ VU-LAN BÁO HIẾU VÀ NGÀY CÚNG CÔ HỒN, XÓA TỘI VONG NHÂN
Các bạn đồng tu thân mến!
Ngày Rằm tháng bẩy theo đạo Phật thì là ngày Lễ Vu-Lan Bồn, còn theo nhân gian vì ảnh hưởng của Nho giáo và Lễ giáo Trung Hoa nên gọi ngày này là “Ngày xóa tội Vong Nhân” hay “Ngày cúng Cô-Hồn”. Nhiều người không học Kinh điển Phật nghĩ là giống nhau nhưng thực ra Ngày Lễ Vu-Lan và Lễ Cô-Hồn hoàn toàn khác nhau là hai lễ nhưng trùng vào cùng một ngày.
Sự tích Lễ cúng Cô-hồn đại khái như sau:
Theo “Phật Thuyết Cứu-Bạt Diệm-Khẩu Ngạ-Quỷ Ðà-La-Ni Kinh” mà suy thì việc cúng cô-hồn có liên quan đến câu chuyện giữa Ngài A-Nan-Ðà, thường gọi tắt là A-Nan, người em con chú của Phật và cũng như ngài Mục-Kiên-Liên, các vị đều là đệ-tử lớn của Phật Thích-Ca Mâu-Ni. Câu chuyện với một con quỷ miệng lửa (Diệm-khẩu) hay cũng gọi là quỷ mặt cháy (Diệm-nhiên).
Có một buổi tối, Ngài A-Nan đang ngồi trong tịnh-thất thì thấy một con ngạ-quỷ, thân thể khô gầy, cổ nhỏ mà dài, miệng nhả ra lửa bước vào. Quỷ cho biết rằng ba ngày sau A-Nan sẽ chết và sẽ luân hồi vào cõi Ngạ-quỷ miệng lửa mặt cháy như nó.
A-Nan sợ quá, bèn nhờ Quỷ bày cho phương cách tránh khỏi khổ đồ. Quỷ đói nói: “Ngày mai ông phải thí cho bọn Ngạ-quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc thức ăn, lại vì tôi mà cúng-dường Tam-Bảo thì ông sẽ được tăng thọ mà tôi đây cũng sẽ được sinh về cõi trên”.
A-Nan đem chuyện bạch với Ðức Phật. Phật bèn cho Ngài bài chú gọi là “Cứu-Bạt Diệm-Khẩu Ngạ-Quỷ Ðà-La-Ni”, đem tụng trong lễ cúng để được thêm phước.
Từ đó, người Trung-Hoa đã làm lễ cúng cô-hồn, gọi lễ cúng này là Phóng-diệm-khẩu, tức là cúng để bố-thí và cầu nguyện cho loài quỷ-đói miệng lửa (Ngạ-quỷ), đó là những vong-hồn vật vờ không nơi nương tựa, sống vạ vật nơi gốc cây, bờ bụi rậm hay hang hốc v.v… vì không có ai là người thân trên trần-gian để nương tựa, cúng bái.
Quỷ-đói trong Kinh-điển Phật gọi đó là loài Ngạ-quỷ, loài này đầu to, mặt mày dữ tợn đầu tóc bù xù nhưng cổ bằng cái xe điếu trong khi cái bụng thì lớn, chân tay thì gầy còm.
Vì sao? Vì hễ ăn gì kiếm được vào cổ họng nuốt chẳng thể trôi xuống cái dạ dầy, vì cổ quá bé, nên lúc nào cũng thấy đói khát.
Những người khi sống ở nhân-gian tính tình keo-kiệt, hay xâm phạm tài sản của thường-trụ như lấn chiếm đất chùa, lấy các đồ vật cho đến hoa trái trong chùa mà không được sư trụ-trì cho phép.
Lại nữa nhiều người khi sống cậy có nhiều tiền ăn chơi vung phí, cờ bạc, trai gái, rượu bia, thuốc sái, các đồ ăn thức uống thường thừa thãi nhưng đem đổ đi, trong khi người nghèo cũng như muông thú đói khát thì chẳng có ăn.
Lại nữa, có những người sống không tin nhân quả, cho rằng chết là hết nên mặc tình làm ác mà không biết sợ, những người như thế khi lâm-chung đều bị đọa làm loại Ngạ-quỷ.
Như trong Kinh Vu-Lan thì mẹ của ngài Mục-Kiền-Liên là bà Thanh-Đề vốn xưa làm nghề bán thịt, phạn tội sát sinh, lại không tin nhân-quả, đem thịt chó làm nhân bánh lừa cúng-dường Tăng, Ni mà bị đọa vào Địa-ngục A-tỳ làm thân quỷ đói (như đã nói ở trên).
Ngoài đối tượng trên đã nói còn có loại hàng cô-hồn khác, đó là những khi sống không mắc tội lớn nên không bị giam cầm trong các địa-ngục nhưng cũng lại không có đủ phúc để được siêu thoát đầu thai trở lại làm người hay được sinh lên cõi Trời.
Như chúng ta đã biết muốn đầu thai trở lại làm người thì khi sống, người ta phải thực hành đủ năm giới là:
1, Không sát sinh; 2 Không ăn cắp; 3, Không tà-dâm; 4, Không uống rượu; 5, Không nói dối.
Đây là tiêu chuẩn căn bản để khi lâm-chung được đầu thai trở lại làm người. Trong Kinh gọi đó là Hiền-nhân.
Còn những ai ngoài giữ năm giới trên đây lại thực hành thêm 5 giới nữa gọi là Thập giới, đó là:
Ba giới cho khẩu (tức là lời nói): 6, Không vọng ngữ (nói lời thêu dệt); 7, Không lưỡng thiệt (không nói lời hai chiều); 8, Không ác khẩu (không nói lời độc ác). Hai giới có ý: 9, Không giận hờn; 10, Không si mê.
Nếu thực hiện được như thế thì gọi là Thánh-nhân, người này khi lâm-chung được sinh lên cõi Trời làm Tiên, Thánh.
Số người sống ở nhân-gian là Hiền-nhân và Thánh-nhân quá ít, phần nhiều khi lâm-chung thường bị đọa vào ba đường khổ là Địa-ngục, Ngạ-quỷ và Súc sinh.
Vì sao nói vậy? Vì người giữ giới quá ít, quá ít. Người nghiên cứu học hành Kinh-điển của Phật, làm công đức lành lại càng ít hơn. Giầu khó tu mà nghèo lại càng khó tu hơn, người không có công danh địa vị khó tu mà người làm quan, có chức sắc cũng lại càng khó tu hơn nữa”.
Như thế có hai đối tượng của ngày cúng cô-hồn là:
1, Những người đọa làm loài Ngạ-quỷ từ địa-ngục nhân ngày rằm tháng bẩy nhờ cửa địa-ngục mở mà ra.
2, Những người khi sống không mắc tội lớn nên không bị giam cầm trong các địa-ngục nhưng cũng lại không có đủ phúc để được siêu thoát đầu thai trở lại làm người hay được sinh lên cõi Trời.
Tóm lại: Ý nghĩa chính của Lễ Cúng cô-hồn là ở chỗ: những người khi sống có con cái, người thân yêu có hiếu thảo nên ngày Vu-Lan săn sóc, chăm lo tụng Kinh, làm lễ Vu-lan cầu thỉnh chư Tăng, Ni lễ Phật cho mình để được giải thoát, trong khi đó, những người vốn không có thân nhân, chẳng có con cái thì sao đây? Ai sẽ là người lo cho họ?
Sau đây là một vài hình ảnh nói về cảnh giới mà những thần thức của người khi sống ở nhân gian tạo tội ác phải chịu ở địa-ngục trong tập Địa-Ngục Biến Tướng Đồ đã miêu tả.
Khi lâm-chung, trước Diêm-Vương những người và con vật mà người ta nợ sẽ là người đến đòi trả nợ trước tiên. Không ai có thể phủi nợ trốn nợ mà đi. Vay gì, nợ gì trả đó. Vay mạng, đền mạng vay tiền trả tiền. Nhân nào quả đó không thể sai.
Khi xưa trói người, trói thú vật hành hạ họ, hôm nay gặp quả báo không khác. Những người trói gà, lợn, chó v.v... giết chúng thì khi mạng chung phải bị hành hình như ảnh này.
Ở nhân-gian còn có thể ỷ chức, cậy tiền chạy án, xuống âm phủ thì luật trời là Thiên-lý, không thể đổ lỗi cho người khác, chẳng thể chạy tội.
Hôm xưa giết người, sát vật thì cũng bị hành xử bị chém.
Đức Phật lòng từ-bi, bình-đẳng thương xót tất cả không có ngằn mé, chẳng chừa một ai, kể cả đến loài cầm thú, các chúng hữu-tình. Ngài thể theo lời kể và thỉnh cầu của ngài A-Nan mà Ngài nhân ngày lễ Vu-lan, cũng cho mở cửa ngục để những cô-hồn được về ăn mày nơi cửa Phật, hay những phẩm vật của những người hảo tâm cúng-dường.
Chúng ta nên biết, thường thì đến ngày này, khi cửa ngục mở, những phạm nhân và cả những cô hồn bơ vơ vất vưởng họ hay kéo đến các Chùa chiền, Lâm-tự, cậy nhờ các tấm lòng từ-bi rộng lượng các Chư Tăng, Ni, của các Phật-tử để cầu độ thoát và nhận tín thọ của cúng-dường. Chúng ta do không có phép thần-thông, thường nhìn với mắt thịt nên không thể thấy họ, nhưng họ vẫn hiện diện trước chúng ta, đứng ngồi bên cạnh chúng ta, nhìn rõ chúng ta, chỉ có điều chúng ta lại không nhìn thấy họ mà thôi. Nhưng chúng ta vẫn cảm nhận rõ điều đó qua cảm ứng và cá biệt có người có khả năng đặc biệt nhận biết họ, cảm ứng giao tiếp được với họ, số đó không nhiều.
Trong số các Cô-hồn và cả ma, quỷ v.v… do không có phước đức nhân-duyên để đầu thai lại làm người nên nhiều khi liều mạng làm điều sai trái như nhập vào người đang sống, ép thần-thức nép vế, rồi sai khiến, điều khiển họ, làm họ bị mụ đi, tâm thần như điên như dại. Trong Kinh Phật gọi đó là loài Ma-dựa, Quỷ-dựa. Điều này nhiều bạn không biết được tình trạng này. Nhiều bạn đồng tu, đi với tôi, đã chứng kiến nhiều trường hợp như vậy xẩy ra và có cả người trong Đạo-tràng Liên-Hoa Tịnh-độ thành phố Hải Phòng, trong gia đình con trai họ là thanh niên khỏe mạnh cũng đã bị ma-dựa khổ sở mấy năm qua, suốt ngày trốn bố mẹ đi lang thang khắp nơi. Bố mẹ thương con đã tốn kém không biết bao nhiêu tiền mà không giải quyết được.
Chỉ khi gia đình lập ban thờ Phật, đặt tượng Địa-Tạng, tụng Kinh 21 ngày, phân tích, khuyên bảo, khuyến thỉnh vị Ma-dựa, Quỷ-dựa này, yêu cầu họ phải rời thân không nên tạo thêm nghiệp ác mà đọa vào trọng tội, vừa mềm dẻo vừa kiên quyết khuyến thỉnh ác-nhân, Ma-dựa đó quy-y Tam-bảo, rời thân người để vào chùa ăn mày cửa Phật, tu hành tụng Kinh niệm Phật để có cơ hội lớn đầu thai trở lại làm người. Thậm chí phân tích cho họ biết không có đường nào khác để chọn lựa. Một mặt tụng trì các thần-chú như Chú Đại-Bi, Thất Phật Diệt Tội Chân Ngôn, thành tâm sám hối, làm công-đức để hồi hướng cho pháp-giới chúng sinh, trong đó có cả những ai mà ta đã gây ra mọi khổ đau cho họ như thiệt mạng, bị đau đớn, bị tủi nhục v.v… để họ được vãng sinh về Tây phương Cực-Lạc hay vào các cảnh giới lành. Vì thế, chúng ta hóa giải được hận thù, biến thù thành bạn và họ hoan hỷ không đòi nợ ta nữa. Ta cũng cầu nguyện đến các chư vị Phật đã cho để kêu gọi Phật và chư đại Bồ-Tát, các vị Hộ-Pháp đến bảo vệ cho nạn-nhân và gia đình. Cuối cùng họ đã phải chấp nhận, tuyên thệ rời thân nạn nhân mà đi.
Nạn nhân đã bình phục, gia đình vui vẻ hoan hỷ và trở thành Phật-tử thuận thành.
Các bạn đồng tu thân mến!
Vì Phật-pháp mà tôi phải nói ra điều này với mục đích chính là để các bạn đồng tu biết được tình trạng này để phòng tránh.
Như Phật đã dạy trong Tứ-Diệu-Đế hay các Kinh-điển rằng: “Được làm thân người rất khó! Được gặp Phật-pháp lại càng khó hơn! Nên khi gặp Thiện-tri-thức thì phải biết lắng nghe tụng trì Kinh-điển giáo lý của Phật, học và thực hành để mau thoát ly sinh-tử luân-hồi, nếu bỏ qua cơ hội ngàn vàng khó mà gặp lại, làm việc công-đức cũng phải có trí-tuệ, chúng ta phải cầu thân-báo chứ đừng vì tham mà chỉ nghĩ đến tạo phước báo. Phước báo là có hạn còn thân báo là vô hạn và vĩnh cửu. Chúng ta cầu thân Phật.”
Các bạn đồng tu thân mến!
Quay lại vấn đề ngày lễ Vu-Lan và “Ngày Xóa Tội Vong-Nhân”. Theo tín ngưỡng dân-gian, thì bắt đầu từ 12 giờ đêm ngày 14, rạng ngày 15 tháng 7 âm lịch cho đến 12 giờ đêm 15 là ngày “mở các cửa địa-ngục”, các cô-hồn được tại ngoại, xá-tội, được về dương-thế, vảng vất khắp nhân-gian. Vì vậy, mọi người có hảo tâm tốt nhất có thể mang các lễ vật đến Chùa, hay Lâm-tự để cùng các thầy làm lễ cúng cô-hồn cho họ lĩnh thọ và cầu cho họ được giải-thoát. Vì thế, nơi chùa nào thanh-tịnh, sư Tăng, Ni giữ-giới, giầu đức từ-bi, lại chuyên lo hoằng-dương Phật-pháp độ sinh thì thường nơi đó các cô-hồn kéo về đó rất đông, chật cả sân chùa ra đến ngoài đường. Họ ngồi yên tịnh bên cạnh người sống cũng chắp tay niệm Phật nhờ Phật A-Di-Đà và các chư đại Bồ-Tát, Thanh-Văn, duyên-Giác tiếp-dẫn về Tây phương Cực-lạc hay được thoát khỏi ba đường khổ là Địa-ngục, Ngạ-quỷ, Súc-sinh. Họ nhìn thấy chúng ta mà chúng ta không nhìn thấy họ mà chỉ có cảm giác có họ.
Các bạn đồng tu thân mến!
Tại sao tôi nói, nếu ai có hảo tâm muốn cúng-dường các Cô-hồn thì nên mang lễ vật đến chùa để cúng-dường họ?
Các bạn nên biết! Có nhiều người trong số Cô-hồn hay Ma, hay quỷ-đói (Ngạ-quỷ) họ đến đây có thể chỉ vì muốn nhận thọ của cúng-dường chứ không có trí-tuệ nhân-duyên và tâm muốn tu hành thoát ly-sinh tử Luân-hồi. Ở nhân-gian chúng ta cũng đã thấy có phải ai cũng mong cầu tu hành Phật đạo, gìn giữ phẩm hạnh, thâm nhập Kinh tạng để cầu sự giải thoát thành Bồ-Tát, thành Phật đâu. Họ đang tạo nghiệp trong đó có cả điều tốt và điều ác nữa mà điều ác lại nhiều. Cho nên, nếu bạn đem ra trước cửa nhà mình hay trong vuờn, sân, hay nơi bàn thờ trong nhà v.v… để cúng-dường các Cô-hồn, Ma-đói, Quỷ-đói v.v… thì họ còn có điều gì mừng hơn, họ sẽ kéo đến để thọ nhận nhưng sau đó họ không dời đi nữa thì sao?
Các bạn cần biết! Họ chính là người mà hoàn cảnh rất khổ cực, vô gia-cư, không có nhà cửa, chẳng nơi nương tựa, nhân có lời mời của bạn mà đến nhà để nhận tin thọ, họ đến đó rồi thấy nhà cửa ấm cúng, chủ nhà dễ chịu rồi cứ ỳ ra, sau ngày này không đi thì bạn tính sao? Có khi vì đói lâu ngày còn đánh chửi nhau tại nhà bạn nữa. Bạn phải cẩn thận, làm công đức cũng cần phải có trí-tuệ.
Chúng ta nên biết! Thường thì mỗi căn nhà gia đình chúng ta đều có các chư vị Thần hộ-mạng các bạn mà trong Kinh Địa-Tạng đã nói, đó là vị Chủ Mạng Quỷ-Vương và các quân tướng thân cận của vị này. Các vị Thổ-địa, Thổ-thần, Táo-Quân, Táo-Mẫu cũng là người giúp việc đắc lực của Chủ Mạng Quỷ-Vương. Các vị này giúp bảo vệ không cho Ma, Quỷ và Cô-hồn đến và ra vào tự do nơi nhà các bạn. Nếu quý vị nhà có ban thờ Phật, lại thường tụng Kinh, giữ giới, ăn chay niệm Phật thì còn được các chư vị Phật, chư vị Bồ-Tát, các vị Hộ-Pháp, Chư Thiên, Thần, Thánh và các vị Thập-Điện Tướng-Quân, Quỷ-Vương, Thổ-địa, Thổ-Thần v.v… bảo vệ giữ gìn cho.
Vì sao? Vì các vị đây đã có lời thệ nguyện sẽ bảo vệ những người như vậy. Nên các Ma, Quỷ Cô-hồn không thể tự do mà đến ở được.
Nhưng nếu các bạn nhà không có ban thờ Phật, chẳng tụng Kinh-điển, lại hay giết gà, nấu hành tỏi, mắm, uống rượu v.v… không ăn chay, giữ giới thì những thứ ăn uống kia như là thứ dụ Ma, Quỷ đến. Các vị Hộ-Pháp cũng như Phật và chư Đại Bồ-Tát, Thần, Thánh sẽ rời nhà bạn. Vì sao? Vì các vị rất thanh-tịnh, khi gặp cảnh đó sẽ rời đi ngay. Khi ấy Ma-Quỷ thả sức mà đến, ra vào tự do, nhà cửa các bạn sẽ lộn xộn, bất ổn, luôn gặp mọi thứ phiền-não quấy phá, thậm chí tai họa. Vì các vị này cá lớn nuốt cá bé, thường hay tranh giành thậm chí ẩu đả, đánh nhau. Những thứ thịt, cá, rượu, hành tỏi v.v… đó là sở thích là khoái khẩu của họ. Nếu bạn lại mời thỉnh họ đến thì họ còn gì mừng hơn, rồi như thành cái lệ, khó thể mời họ dời đi. Các bạn phải rất cận thận việc này!
Tốt nhất, nếu không mang lễ vật ra chùa thì mang ra đầu làng, hay dưới các gốc cây v.v… bầy biện để cúng-dường. Còn không thì nên đưa đến chùa để họ tín thọ, ở đó có các vị Hộ-Pháp giữ gìn trật tự để ai cũng được nhận phần, nhưng điều quan trọng là để họ có cơ hội mà thức tỉnh, giác-ngộ biết đến đây mà nghe pháp, nghe tụng Kinh, niệm Phật cầu được sự giải thoát. Chỉ cần họ tụng danh hiệu một vị Phật, danh hiệu một vị Bồ-Tát hay Bích-Chí-Phật, hay tụng một phẩm Kinh thì lập tức được sinh lại làm người. Đó là lời Phật và Bồ-Tát Địa-Tạng đã dạy trong Kinh Địa-Tạng mà tôi đã trích dẫn ra đây để các quý vị quán xét, học và hành. Đọc nó chúng ta sẽ biết:
Tại sao có đạo lý này?
Trong Kinh Địa-Tạng, Phẩm Thứ Chín: Xưng Danh Hiệu Chư Phật đã nói rõ:
“Lúc đó Ngài Ðịa-Tạng Bồ-Tát bạch cùng Ðức Phật rằng: “Bạch đức Thế-Tôn! Nay con vì chúng sinh trong đời sau mà phô bày sự lợi ích, làm cho trong vòng sinh tử được nhiều lợi ích lớn. Cúi xin đức Thế-Tôn cho phép con nói đó”.
Ðức Phật bảo Ngài Ðịa-Tạng Bồ-Tát rằng: “Nay ông muốn khởi lòng từ-bi cứu vớt tất cả chúng sinh mắc phải tội khổ trong sáu đường, mà diễn nói sự chẳng thể nghĩ bàn, bây giờ chính đã phải lúc, vậy ông nên nói ngay đi.
Giả sử ông có thể sớm làm xong nguyện đó, Ta dầu có vào Niết-Bàn, cũng không còn phải lo ngại gì đến tất cả chúng sinh ở hiện-tại và vị-lai nữa”.
Ngài Ðịa-Tạng bạch cùng Ðức Phật rằng: “Bạch đức Thế-Tôn! Vô-lượng vô-số kiếp về thuở quá-khứ, có Ðức Phật ra đời hiệu là Vô-Biên-Thân Như-Lai.
Như có người nam, người nữ nào nghe danh hiệu của Ðức Phật đây mà tạm thời sinh lòng cung kính, liền được siêu-việt tội nặng sinh tử trong bốn mươi kiếp, huống là vẽ đắp hình tượng cúng-dường tán thán! Người này được vô-lượng vô-biên phước lợi.
Lại hằng-hà-sa kiếp về thuở quá-khứ, có Ðức Phật ra đời hiệu là Bảo-Thắng Như-Lai.
Như có người nam, người nữ nào được nghe danh hiệu của Ðức Phật đây, phát tâm quy-y với Phật trong khoảng khảy móng tay, người này trọn hẳn không còn thối chuyển nơi đạo Vô-thượng Chánh-giác.
Lại về thuở quá-khứ, có đức Phật ra đời hiệu là Ba-Ðầu Ma-Thắng Như-Lai.
Như có người nam, người nữ nào, nghe đến danh hiệu của Ðức Phật đây thoát qua lỗ tai, người này sẽ được một nghìn lần sinh lên sáu tầng trời cõi dục, huống nữa là chí tâm xưng niệm!
Lại bất-khả-thuyết vô-số kiếp về thuở quá-khứ có Ðức Phật ra đời hiệu là Sư-Tử-Hống Như-Lai.
Như có người nam, người nữ nào nghe đến danh hiệu của Ðức Phật đây, mà phát tâm quy-y chừng trong một niệm, người này sẽ được gặp vô-lượng các Ðức Phật xoa đỉnh thọ-ký cho.
Lại về thuở quá khứ, có Ðức Phật ra đời hiệu là Câu-Lưu-Tôn Như-Lai.
Như có người nam người nữ nào nghe đến danh hiệu của đức Phật đây, chí tâm chiêm ngưỡng lễ bái hoặc lại tán thán, người này nơi pháp hội của một nghìn Ðức Phật trong hiền-kiếp làm vị đại Phạm-Vương, được Phật thọ-ký đạo Vô-thượng cho.
Lại về thuở quá-khứ, có Ðức Phật ra đời hiệu là Tỳ-Bà-Thi Như-Lai.
Như có người nam, người nữ nào được nghe danh hiệu của Ðức Phật đây, thời mãi không còn sa đọa vào chốn ác-đạo, thường được sinh vào chốn Trời, Người, hưởng lấy sự vui thù thắng vi-diệu.
Lại vô-lượng vô-số hằng-hà-sa kiếp về thuở quá-khứ có Ðức Phật ra đời hiệu là Ða-Bảo Như-Lai.
Như có người nam, người nữ nào nghe đến danh hiệu của Ðức Phật đây liền khỏi đọa vào ác-đạo, thường ở tại cung trời, hưởng sự vui thù thắng, vi-diệu.
Lại về thuở quá-khứ có Ðức Phật ra đời hiệu Bảo-Tướng Như-Lai.
Như có người nam, người nữ nào nghe đến danh hiệu của Ðức Phật đây, sinh lòng cung kính, không bao lâu người ấy sẽ đặng quả A-La-Hán.
Lại vô-lượng vô-số kiếp về thuở quá-khứ có Ðức Phật ra đời hiệu là Ca-Sa-Tràng Như-Lai.
Như có người nam, người nữ nào nghe đến danh hiệu của Ðức Phật trên đây, thời người ấy sẽ siêu thoát tội sinh-tử trong một trăm đại-kiếp.
Lại về thuở quá-khứ có Ðức Phật ra đời hiệu là Ðại-Thông Sơn-Vương Như-Lai.
Như có người nam, người nữ nào nghe đến danh hiệu của Ðức Phật đây, thời người này được gặp hằng-hà chư Phật nói nhiều pháp mầu cho, đều được thành đạo Bồ-Ðề.
Lại về thuở quá-khứ, có đức Tịnh-Nguyệt Phật, đức Sơn-Vương Phật, đức Trí-Thắng Phật, đức Tịnh-Danh-Vương Phật, đức Trí-Thành-Tựu Phật, đức Vô-Thượng Phật, đức Diệu-Thinh Phật, đức Mãn-Nguyệt Phật, đức Nguyệt-Diện Phật, có bất-khả thuyết Ðức Phật Thế-Tôn như thế.
Tất cả chúng sinh trong thời hiện-tại cùng thuở vị-lai: hoặc là Trời, hoặc là người, hoặc người nam, hoặc người nữ chỉ niệm được danh hiệu của một Ðức Phật thôi, sẽ được vô-lượng công-đức, huống nữa là niệm được nhiều danh hiệu Phật. Những chúng sinh đó lúc sinh, lúc tử được nhiều phước lợi, không còn phải đọa vào ác-đạo nữa.
Như có người nào sắp mạng-chung, hàng thân quyến trong nhà nhẫn đến một người vì người bệnh sắp chết đó mà niệm lớn tiếng danh hiệu của một Ðức Phật, thời người chết đó, trừ năm tội lớn vô-gián, các nghiệp báo khác đều tiêu sạch cả.
Năm tội lớn vô-gián kia dầu rất nặng nề đáng lẽ trải qua ức-kiếp hẳn không ra khỏi được quả khổ, nhưng bởi lúc lâm-chung, nhờ người khác vì đó mà xưng niệm danh hiệu của Phật cho nên những tội nặng đó cũng lần lần tiêu sạch.
Huống là chúng sinh tự mình xưng danh hiệu của chư Phật, người này được vô-lượng phước lành, trừ diệt vô-lượng khổ”.
Các bạn đồng tu thân mến!
Như thế, các hương-linh, các cô-hồn về chùa nghe chúng ta niệm danh hiệu Phật A-Di-Đà, Phật Thích Ca-Mâu-Ni, danh hiệu đức Quán-Thế-Âm Bồ-Tát, Đại-Thế-Chí Bồ-Tát, Đại-Nguyện Địa-Tạng-Vương Bồ-Tát và danh xưng các chư vị Phật đã nói trên đây thì nhất định vĩnh viễn thoát khỏi ba đường ác, được sinh lại nhân-gian làm người tu hành tiếp, hay phúc đức lớn có thể sinh lên cõi trời hưởng sự vui thù thắng như Kinh-điển Phật đã nói.
Nếu họ đến chùa được nghe thầy và các Phật-tử tụng Kinh, được các thiện-tri-thức chỉ bầy mà biết tự mình trì-danh niệm Phật A-Di-Đà, một lòng cầu nguyện vãng-sinh Tây phương Cực-Lạc, lại đem giáo-lý này nói với các cô-hồn khác thì chắc chắn họ được vãng-sinh thoát ba đường ác, cơ-hội về cõi nhân-thiên là điều chắc chắn. Vì đó là những lời Phật và ngài Địa-Tạng đã nói, chẳng thể hư dối.
Như thế, công đức của các quý vị thật là vô-lượng, đó cũng là việc làm Phật-pháp vậy. Đây là ý nghĩa to lớn nhất của Lễ Vu-Lan và cũng là của lễ Cô-hồn. Cho nên ngày này tôi vẫn cùng các quý vị đồng tu làm lễ Vu-Lan kết hợp lễ Cô-hồn ở chùa Lũng-Tiên, Hải Phòng là vì lẽ như vậy.
Bên cạnh việc mua sắm hoa quả tươi tốt, đèn nến, hương trầm thơm v.v… dâng lên Phật, lên chư Đại Bồ-Tát, chúng ta cũng làm cơm chay tịnh dâng cúng chư Tăng, Ni, rồi làm lễ phóng-sinh, có đồ xôi, oản phẩm vật để cúng cô hồn mong khuyến thỉnh họ cùng chúng ta niệm danh hiệu Phật, quy-y Tam-Bảo để mau chóng thoát ly ba đường ác đạo, sinh-tử luân hồi, mau thành Phật quả là vì vậy.
Người nhân-gian không hiểu thấu đáo đạo lý này nhưng họ có hảo tâm thường có lễ cúng chúng-sinh bằng cháo loãng, gạo, bỏng, muối, xôi oản v.v… cho những linh-hồn không nơi nương tựa ấy, đó cũng là một tập tục rất đáng quý. Nhưng nếu họ hiểu về Phật pháp mà ứng dụng thực hành thì quý báu biết bao, công đức đó thật là vô-lượng.
Tóm lại: Tục cúng cô-hồn bắt nguồn từ sự tích này, cho nên ngày nay người ta vẫn còn nói cúng cô-hồn là Phóng-diệm-khẩu. Có khi còn nói tắt thành Diệm-khẩu nữa. Diệm-khẩu, từ cái nghĩa gốc là (quỷ) miệng lửa, nay lại có nghĩa là cúng cô-hồn. Ðiều này góp phần xác nhận nguồn gốc của lễ cúng cô-hồn đã trình bày trên đây.
Lòng thương nhớ mẹ cha không bao giờ nguôi!
Vậy lễ Vu-Lan và lễ cúng cô-hồn là hai lễ cúng khác nhau. Một đằng thì liên quan đến chuyện Ngài Mục-Liên báo hiếu cha mẹ, một đằng lại liên quan đến chuyện tuổi thọ của Ngài A-Nan. Một đằng là để cầu-siêu cho cha mẹ và ông bà bảy đời, một đằng là để bố-thí cho những vong-linh không ai thờ cúng và làm nương tựa.
Một đằng là báo hiếu, một đằng là làm phước. Sự khác nhau giữa hai bên là hiển nhiên, nhưng nhiều người vẫn cứ lẫn lộn.
Cả hai lễ này đều làm công-đức và đều phải nhờ lòng đại từ-bi của chư Phật và chư đại Bồ-Tát, chư Hiền Thánh, Tăng, Trời đất nên đều phải giữ giới, tránh sát sinh, trái lại nên phóng sinh thú vật, sắm lễ cúng-dường đều là phải đồ chay tịnh để dâng lên các vị. Thế nhưng nhiều người không hiểu đạo lý này lại biến ngày này thành ngày tạo nghiệp ác, giết gà, giết lợn v.v… làm cơm, mua rượu, bia trước là cúng bái ông bà, sau là để mà đãi nhau. Như vậy chẳng phải nghĩa báo hiếu mà là báo oán ông bà cha mẹ của mình, gây thêm ướng lụy cho các vị. Đã vậy, chân linh ông bà, cha mẹ còn phải đau lòng chứng kiến cảnh con cháu, nhiều khi rượu vào lời ra, lại còn gây ra bất hòa, bất kính, đánh cãi chửi nhau. Đó là việc làm cần nên tránh.
Các bạn đồng tu thân mến!
Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820) danh nhân thế-giới là một người giàu lòng yêu thương con người do ảnh hưởng sâu sắc của Nho-giáo, Phật-giáo mà trong “Truyện Kiều” thể hiện chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc nhất trong các sáng tác của ông. Ông đã diễn tả rất chi tiết về những hoàn cảnh đáng thương của các cô-hồn ngày rằm tháng bẩy như sau:
- Cảnh tiết lạnh thương:
Tiết tháng Bảy mưa rầm sùi sụt
Toát hơi may lạnh buốt xương khô;
Não người thay, buổi chiều thu,
Ngàn lau nhuốm bạc, lá khô rụng vàng.
Đường bạch dương bóng chiều man mác,
Ngọn đường lê lác đác sương sa,
Lòng nào lòng chẳng thiết tha,
Cõi dương còn thế nữa là cõi âm.
Trong trường dạ tối tăm trời đất,
Có khôn thiêng phảng phất u minh,
Thương thay thập loại chúng sinh,
Hồn đơn phách chiếc lênh đênh quê người.
- Cảnh cô hồn là người dân bị lâm trận chết:
Cũng có kẻ mắc vào khóa lính,
Bỏ cửa nhà đi gánh việc quan,
Nước khe cơm ống gian nan,
Dãi dầu nghìn dặm, lầm than một đời.
Buổi chiến trận mạng người như rác,
Phận đã đành đạn lạc tên rơi.
Lập lòe ngọn lửa ma trơi
Tiếng oan văng vẳng tối trời càng thương...
- Cảnh những cảnh cô-hồn xưa tranh ngôi báu gây đao binh:
“Nào những kẻ tính đường kiêu hãnh
Chí những lăm cướp gánh non sông
Nói chi đang thuở tranh hùng
Tưởng khi thế khuất vận cùng mà đau!
Bỗng phút đâu tro bay ngói giở
Khôn đem mình làm đứa thất phu
Cả giàu sang nặng oán thù
Máu tươi lai láng xương khô rã rời.
Đoàn vô tự lạc loài nheo nhóc
Quỷ không đầu van khóc đêm mưa
Cho hay thành bại là cơ
Màu hồn biết bao giờ cho tan.”
“Nào những kẻ bài binh bố trận
Đem mình vào cướp ấn nguyên nhung
Gió mưa thét rống đùng đùng
Dãi thây trăm họ làm công một người.
Khi thất thế tên rơi đạn lạc
Bãi sa trường thịt nát máu trôi
Bơ vơ góc bể chân trời
Nắm xương vô chủ biết vùi nơi nao!
Trời thăm thẳm mưa gào gió thét
Khí âm huyền mờ mịt trước sau
Bao năm xương trắng dãi dầu
Nào đâu điếu tế, nào đâu chưng thường.”
- Cảnh cô-hồn xưa buôn hoa bán phấn:
Cũng có kẻ nhỡ nhàng một kiếp,
Liều tuổi xanh buôn nguyệt bán hoa,
Ngẩn ngơ khi trở về già,
Ai chồng con tá biết là cậy ai?
Sống đã chịu một đời phiền não,
Thác lại nhờ hớp cháo lá đa,
Đau đớn thay phận đàn bà,
Kiếp sinh ra thế, biết là tại đâu?
- Cảnh cô-hồn là kẻ xưa ham làm giầu mà không biết tu hành bố-thí, làm công đức để tạo ra phúc báo cho mình:
“Cũng có kẻ tính đường trí phú
Mình làm mình nhịn ngủ quên ăn
Ruột rà không kẻ chí thân
Dẫu làm nên để dành phần cho ai.
Khi nằm xuống không người nhắn nhủ
Của phù vân dù có như không
Sống thì tiền chảy bạc dòng
Thác không đem được một đồng nào đi.
Khóc ma mướn thương gì hàng xóm
Hòm gỗ đa bó đóm đưa đêm
Ngẩn ngơ nội rộc đồng chiêm,
Nén hương giọt nước biết tìm vào đâu?”
- Cũng có cô-hồn là kẻ ham quyền chức, công danh, phú quý hay ngày đêm vùi mình vào đèn sách thi cử nay chết:
“Cũng có kẻ rắp cầu chữ Quý
Dấn thân vào thành thị lân la.
Mấy thu lìa cửa lìa nhà
Văn chương đã chắc đâu mà thí thân.
Dọc hàng quán phải tuần mưa nắng
Vợ con nào nuôi nấng khem kiêng
Vội vàng liệm sấp chôn nghiêng
Anh em: thiên hạ; láng giềng: người dưng.
Bóng phần tử xa chừng hương khúc
Bãi tha ma kẻ dọc người ngang
Cô hồn nhờ gửi tha phương
Gió trăng hiu hắt khói hương lạnh lùng!”
- Cảnh cô-hồn xưa là những số kiếp gặp bước không may trong những công cuộc mưu sinh buôn bán đầy gian truân, bất trắc:
“Cũng có kẻ vào sông ra bể
Cánh buồm thưa chạy xế gió đông
Gặp cơn giông tố giữa dòng
Đem thân vùi rấp vào lòng kình nghê.
Cũng có kẻ đi về buôn bán
Đòn gánh tre chín dạn hai vai
Gặp cơn mưa nắng giữa trời
Hồn đường phách sá lạc loài nơi nao”.
- Cũng có các cô-hồn là kẻ bị oan khuất bởi cường quyền bất lương:
“Cũng có kẻ mắc oan tù rạc
Gửi thân vào chiếu lác một manh
Nắm xương chôn rấp góc thành
Kiếp nào cởi được oan tình ấy đi.”
- Đáng thương nhất là những cô-hồn khi xưa là những hài nhi yểu mệnh này thì thật là đau đớn, khiến đã là con người thì không ai có thể cầm được nước mắt:
“Kìa những kẻ tiểu nhi tấm bé
Lỗi giờ sinh lìa mẹ lìa cha
Lấy ai bồng bế vào ra
U ơ tiếng khóc thiết tha nỗi lòng.”
- Còn đây là những cô-hồn của các loài ma, quỷ không nhà không cửa, sống vạ vật nơi bụi rậm, hang hốc v.v… hay bơ vơ nay đây mai đó chẳng được đầu thai vào cõi nào để mà tu hành thoát ly sinh-tử luân-hồi, thật là thảm thiết:
Hoặc là ẩn ngang bờ dọc bụi
Hoặc là nương ngọn suối chân mây
Hoặc là bụi cỏ bóng cây
Hoặc là quán trọ cầu này bơ vơ.
Hoặc là nương thần-từ, Phật-tự
Hoặc là nhờ đầu chợ cuối sông
Hoặc là mông quạnh đồng không
Hoặc nơi gò đống hoặc vùng lau tre.
Sống đã chịu một bề thảm thiết
Ruột héo khô da rét căm căm
Dãi dầu trong mấy mươi năm
Thở than dưới đất, ăn nằm trên sương.
Nghe gà gáy tìm đường lánh ẩn
Lặn mặt trời lẩn thẩn tìm ra
Lôi thôi ẵm trẻ dắt già
Có khôn thiêng hỡi lại mà nghe Kinh.”
- Cuối cùng, qua Văn Chiêu-hồn nhà thơ Nguyễn Du cũng như mọi người chúng ta đều dành tất cả tấm lòng bác ái, trân trọng, bao dung và sự thương cảm vô-bờ bến của mình, để biến thành những lời tha thiết, chân thành khi trì-tụng cho mọi vong-hồn được siêu-thoát. Đó cũng là sứ mạng của người Phật-tử chân chính với mọi chúng hữu tình khổ đau và bất hạnh để cầu họ được thoát khỏi ba đường khổ là Địa-ngục, Ngạ-quỷ, Súc-sinh, được trở lại làm người mà tu hành trì danh niệm Phật A-Di-Đà, cầu nguyện vãng-sinh Tây phương Cực-Lạc, thoát ly sinh-tử luân-hồi, thành Bồ-Tát, thành Phật.
Qua đây biết rằng được làm thân người rất khó, khi đã làm người hôm nay phải biết lấy đây làm cơ hội ngàn vàng mà tu hành, trì danh niệm Phật A-Di-Đà, cầu nguyện vãng sinh Cực-Lạc quốc, sám hối, làm lành nhất là biết phát tâm Bồ-Đề, in ấn Kinh-điển hoằng-dương Phật pháp độ mình, độ người:
“Nhờ phép Phật siêu sinh Tịnh-độ
Phóng hào quang cứu khổ độ sinh.
Khắp trong tứ hải quần sinh
Não phiền trút sạch oán thù rửa trong.
Nhờ đức Phật thần-thông quảng-đại
Chuyển Pháp-luân tam-giới thập-phương
Kinh-điển của Phật dẫn đường
Đại-thừa Phật-giáo cứu toàn chúng sinh.
Nhờ phép Phật uy-linh dũng mãnh
Trong giấc mê lay tỉnh chiêm bao
Mười loài là những loài nào
Gái trai, già trẻ đều vào nghe Kinh.
Kiếp phù sinh như hình bào ảnh
Có câu rằng: “Vạn cảnh giai không”
Ai ai tâm Phật ghi lòng
Tự nhiên siêu thoát khỏi trong luân-hồi.
Đàn chẩn tế vâng lời Phật dạy
Của có chi bát cháo, nén nhang
Bánh, quả cùng với tiền hoa
Gọi là có chút lòng thành hiến dâng.
Nam mô Phật; Nam mô Pháp; Nam mô Tăng;
Nam mô Nhất-Thiết Siêu-thăng thượng-đài.”
Chân-linh xin hãy cùng tôi
Cúi đầu xin nguyện cha lành đoái thương
Từ-bi tiếp-dẫn Tây phương,
Sinh trên sen báu, ngát hương thỏa lòng.
Nam mô A-Di-Đà Phật
Nam mô Đại-Bi Quán-Thế-Âm Bồ-Tát.
Nam mô Đại-Thế-Chí Bồ-Tát.
Nam mô Đại-Nguyện Địa-Tạng Vương Bồ-Tát.
Nam mô Đại-Hiếu Mục-Liên-Liên Bồ-Tát Ma-Ha-Tát,
tác đại chứng minh.
Ngày 15 tháng 3 năm 2013.
Quảng-Tịnh Cư-sỹ
Một số ảnh của Phật-tử Nguyễn Nghĩa chụp ngày lễ Vu-Lan năm 2011 tại chùa Lũng-Tiên, Quận Kiến-An thành phố Hải Phòng.
Ảnh chùa Lũng-tiên đêm Vu-lan 2011, ánh trăng hay ánh vàng của hào quang Phật chiếu xuống tiếp-dẫn chúng sinh?
Ảnh do Phật-tử Nguyễn Nghĩa chụp đăng trên mạng toàn cầu.
Ảnh 108 ngọn nến thắp lên ở giữa sân chùa Lũng Tiên.
Ảnh Lễ hội Vu-Lan do Pháp-sư Cư-sỹ Quảng-Tịnh cùng Phật-tử tại Đạo-tràng Liên-Hoa Tịnh-Độ TP. Hải Phòng tổ chức tại chùa Lũng Tiên năm 2011 do Huệ Quang đăng trên Google
Ảnh thầy Quảng-Tịnh và Phật tử đang niệm danh hiệu Phật A-Di-Đà cầu Phật tiếp-dẫn các chân linh
Làm Lễ Vu Lan trong chùa Lũng Tien
NHỮNG VIỆC LÀM QUAN TRỌNG CẦN PHẢI CÓ ĐỂ ĐẠI LỄ VU-LAN THÀNH CÔNG
Muốn thành công một đại lễ Vu-lan hay lễ Cầu-siêu hay bất kỳ một đại lễ nào thì đều phụ thuộc vào mấy yếu tố quan trọng sau đây mới có công năng gây cảm động đến Trời Phật, mới tạo ra sự cảm ứng đạo-giao bất-khả tư-nghì để Phật đến tiếp-dẫn các chân-linh được về Tây phương Cực-Lạc, hoặc nếu phúc báo của họ dù có ít ỏi thì cũng vẫn được các Ngài gia trì, cứu độ cho thoát khỏi ba đường ác là Địa-ngục, Ngã-quỷ, Súc sinh, trở lại làm người hay sinh lên cõi Trời nhập vào hàng Tiên Thánh, hưởng sự vui thù thắng. Những yếu tố cần có là gì?
1, Tấm lòng chí thành, hiếu thảo của các Phật-tử đối với ông bà cha mẹ của mình. Điều này phụ thuộc vào lòng thành tâm trì niệm danh hiệu của Phật A-Di-Đà, cũng như mười phương chư Phật và chư đại Bồ-Tát, một lòng cầu cho người quá cố được tiếp-dẫn về Tây phương Cực-Lạc.
Phát tâm rộng lớn, đóng tịnh-tài để mua sắm lễ quả, hương hoa, làm cơm chay, phóng sinh thú vật, in ấn Kinh-điển, xây dựng sửa sang chùa chiền, giúp kẻ nghèo khó đặc biệt là in ấn Kinh Đại-Thừa Vô-Lượng-Thọ, Kinh Diệu-Pháp Liên-Hoa, Kinh Địa-Tạng, các Kinh-điển Đại-thừa và giáo lý của Phật về pháp môn Tịnh-độ, tham gia các pháp hội hoằng-pháp lợi sinh v.v… lấy đây làm công đức mà hồi hướng cho ông bà, cha mẹ của mình và cũng là tạo phước cho chính mình.
2, Người chủ lễ, các vị Pháp-sư, các vị Tăng, Ni phải là người am hiểu Kinh-điển, giầu đức từ-bi, giữ gìn trai giới, chăm lo hoằng-dương Phật pháp. Nếu vị Pháp-sư, các chư Tăng, Ni đảm nhận làm chủ lễ mà là người như vậy ắt có cảm ứng đạo-giao với Phật và chư đại Bồ-Tát, nên được các Ngài và các vị Hộ pháp luôn luôn gia-trì ủng hộ. Mọi người cùng nhau đồng lòng hướng về Phật A-Di-Đà trì niệm danh hiệu của Ngài, cầu xin tiếp-dẫn các chân-linh thì nhất định Phật và các chư đại Bồ-Tát sẽ phóng quang mà tiếp-dẫn về Tây phương Cực-Lạc, lễ đàn sẽ chắc chắn thành tựu.
3, Ngôi chùa phải là thanh-tịnh, Sư Tăng, Ni ở đây luôn chăm lo hoằng-dương Phật-pháp, giữ gìn trai giới nên luôn được Phật và chư đại Bồ-Tát, các vị Hồ Pháp bảo vệ gia-trì cho.
Trong các lễ Vu-Lan từ năm 2011 đến nay chúng ta đều làm tốt các điều trên đây bởi thế các đại-lễ đã tổ chức ở chùa Lũng-Tiên đã luôn luôn thành tựu mỹ mãn. Đã có nhiều người tự chứng biết, mắt đã nhìn thấy các cảnh giới diễn ra bất-khả tư-nghì đó là Phật phóng quang xuống pháp hội, các chư Thiên-long xuất hiện lượn quanh, hoa trời rải xuống v.v… Đây là điều mà như Kinh Phật đã dạy: “ ai ăn nấy no, ai tu nấy chứng”.
Nếu không hội tự những yếu tố quan trọng cần có trên đây mà tổ chức chỉ đơn thuần là cúng bái thì không thể thành tựu, chẳng thể cảm ứng đến Trời, Phật, chư đại Bồ-Tát.
Cuối cùng Đại-lễ Vu-Lan thành công đều là kết quả của cả tập thể Phật-tử thành phố Hải Phòng, các Phật-tử thuận thành khác và sự quan tâm chăm sóc của Sư cụ Trụ-trì và các thầy nơi chùa Lũng-Tiên cùng tất cả mọi người con hiếu thảo ở mọi nơi về đây quy tụ chung tay đóng góp làm nên.
Cầu chúc mọi người, mọi nhà một mùa lễ Vu-Lan đại-hiếu đầy ý nghĩa và đạo-lý cao đẹp.
Nam mô A-Di-Đà Phật.
Nam mô Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật.
Nam mô Đại-Hiếu Mục-Kiền-Liên Bồ-Tát Ma-Ha-Tát.
Ngày 15 tháng 3 năm 2013.
Quảng Tịnh Cư-sỹ.