Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

Ý nghĩa hoa sen xanh dành cho mọi người và giá trị tinh thần mang lại

Bức tranh Con Quỷ Vô Thường trong kinh Avadāna
(Kinh Nhân Duyên) đã mô tả sinh động, thực tiễn, hợp
lý, hợp cơ và khoa học về phương pháp chuyển hóa
khổ đau của Đức Thế Tôn.

  1. Nội Dung Bức Tranh của Con Quỷ Vô Thường
    Bức tranh này vẽ hình con quỷ Vô thường với khuôn mặt dữ tợn, phun lửa xung
    quanh. Hai tay và hai chân đầy móng vuốt, đang ôm lấy một bánh xe có bốn lớp
    hoặc bốn vòng:
    1. Vòng trung tâm là Hoặc / Phiền Não (tham [con gà], sân [rắn] và si [heo]).
    2. Vòng hai là Nghiệp (thân khẩu ý thiện [Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, cư sĩ nam và nữ
    trên nền trắng] và thân khẩu ý ác [như người ngả nghiêng trần truồng trên
    nền đen, làm ác mà không biết xấu hổ).
    3. Vòng ba là Khổ (quả khổ của sáu cõi luân hồi: trời, người, ngạ quỷ, súc
    sanh và địa ngục).
    4. Vòng bốn là 12 nhân duyên: 1. Vô minh (bà già mù đi trong rừng xương sọ),
    2. Hành (người nắn đất sét), 3. Thức (con khỉ chuyền cành). 4. Danh sắc
    (người chèo đò [tâm] chở 4 thùng đất nước gió lửa), 5. Lục nhập (căn nhà
    có sáu cửa sổ), 6. Xúc (người nam nữ xúc chạm nhau), 7. Thọ (một người
    lấy mũi tên độc cắm phập vô mắt mình cho chảy máu), 8. Ái (người uống
    rượu say xỉn), 9. Thủ (người vươn lên hái trái), 10. Hữu (phụ nữ mang thai),
    11. Sinh (sanh em bé) và 12. Lão tử, sầu, bi, khổ, ưu, não (người già, bịnh và
    vô quan tài).

Toàn bộ bánh xe bốn vòng này đang bị lửa đốt cháy phừng phực và cái đuôi của
con quỷ dài vô tận, không có đầu và đuôi (vô thủy và vô chung).
Vì vòng thứ bốn là 12 nhân duyên nên bức tranh này cũng gọi là Kinh Nhân Duyên
(Avadāna sutta).
Vì bánh xe xoay chuyển liên tục không dừng nên gọi là Vòng luân hồi.
Vì có hình quỷ và lửa cháy đỏ nên tranh này cũng gọi là con quỷ Vô thường.
Vì do tâm vận hành tạo nghiệp mà có sáu cõi sống chết khổ não, nên bức tranh này
cũng gọi là Dòng vận hành của tâm.
2. Khổ Đau và An Lạc
Vòng 2 là Nghiệp, có hai màu:
a. Nền đen là những người chưa chuyển hóa đau khổ: Những người trần
truồng, ngả nghiêng, té nhào đầu hướng xuống. Đây là những người đáng
thương đang đi vào tăm tối. Sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói láo, uống rượu…
là nghiệp đen, là hành động của thú tánh, ngạ quỷ, địa ngục, cảnh giới đau
khổ của cảnh tam đồ.

“Nay buồn, đời sau buồn,
Kẻ ác hai đời buồn.
Buồn nản tự diệt mình,
Thấy việc ác mình làm.”
(Kinh Pháp Cú, kệ 15)

  1. Nền trắng là những người đã và đang chuyển hóa đau khổ: Bốn chúng đệ tử
    (Thầy Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, cư sĩ nam và cư sĩ nữ) đang hành trì giới-định-
    tuệ, cầm đuốc soi đường giải thoát, chuyển hóa khổ đau. Đây là hình ảnh của
    những người đi theo ánh sáng, thế nên trên nền trắng. Và trên nền trắng này,
    chúng ta sẽ thấy có vẽ một lối thoát nhỏ xuyên qua vòng 3, vòng 4, xuyên
    qua các nanh vuốt cũng như bánh xe lửa đỏ của con quỷ Vô thường, để đi
    lên trên hư không, tức hành giả đã chuyển hóa được khổ đau và đạt an tịnh
    Niết bàn tịch diệt.

“Nay vui, đời sau vui,
Người thiện hai đời vui,
An vui quá an vui,
Thấy việc thiện mình làm.”
(Kinh Pháp Cú, kệ 16)

  1. Cách chuyển Hóa Khổ Đau
    Vòng 4 là 12 Nhân duyên: Bồ tát Cồ Đàm bên sông Ni-liên-thiền dưới cội Bồ đề
    tại Bồ-đề-đạo-tràng, Ấn Độ, sau 49 ngày tư duy thiền định quán thấy do 12 nhân
    duyên móc nối nhau sinh khởi, khiến toàn bộ khổ uẩn sanh khởi. Ngược lại, muốn
    chuyển hóa khổ uẩn, hành giả chỉ cần chặt đứt một mắc xích trong 12 nhân duyên,
    thì toàn bộ 12 xích nhân duyên sẽ dứt và cuộc đời sanh tử khổ đau sẽ chấm dứt.
    Cuộc đời của con người, vạn vật và thế giới vũ trụ đều bị chi phối bởi quy luật
    sanh, trụ, dị, diệt là đều do từ nơi lý 12 nhân duyên này. 12 nhân duyên của luân
    hồi là một sợi dây chuyền liên tục, chuyền từ khâu này đến khâu khác, trong một
    đời cũng như trong nhiều đời, cứ thế tiếp nối không ngừng, trừ khi chúng ta biết
    chuyển hóa phiền não bằng cách chặt một mắc xích để tất cả vòng xích 12 nhân
    duyên chấm dứt.
    Nhờ chứng lý duyên sinh thậm thâm vi diệu này mà Bồ tát Cồ Đàm đã giác ngộ,
    trở thành Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, bậc tối tôn, tối thượng trên thế gian như
    Kinh Tương Ưng Bộ II (Samyutta Nikàya) đã mô tả như sau:
    "Do vô minh, có hành sinh; do hành, có thức sinh; do thức, có danh sắc sinh; do
    danh sắc, có lục nhập sinh; do lục nhập, có xúc sinh; do xúc, có ái sinh; do ái, có
    thủ sinh; do thủ, có hữu sinh; do hữu, có sanh sinh; do sanh sinh, có lão tử, sầu, bi,
    khổ, ưu, não sinh, hay toàn bộ khổ uẩn sinh. Ðây gọi là Duyên khởi".
    "Do đoạn diệt tham ái, vô minh một cách hoàn toàn, hành diệt; do hành diệt nên
    thức diệt; do thức diệt nên danh sắc diệt; ...; do sanh diệt nên lão tử, sầu bi, khổ,
    ưu, não diệt. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn đoạn diệt. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi
    là đoạn diệt." 1
  2. Kết Luận
    Vô minh là hoặc đạo.
    Nghiệp là tập đạo.
    Dòng nghiệp lực còn được cung cấp bằng những khối nước bùn lầy tham sân si,
    còn tiếp tục chảy.
    Tái sinh là kết quả tất nhiên của nghiệp lực.
    Vậy, luân hồi chỉ ngừng khi chúng ta không còn tạo nghiệp.
    Quả khổ chuyền theo nghiệp, nghiệp chuyền theo tâm.
    Chỉ cần soi sáng cái tâm là hết khổ.
    Vì thế, ánh sáng giác ngộ của Tam bảo là cứu tinh của muôn loài.
    Tam bảo thường trụ thế gian là nhờ Chư Tôn Đức Tăng Ni kế tiếp truyền đăng.
    Chúng sanh nương Tam bảo thoát khổ, tiến lên quả vị Thánh hiền, cho đến ngày
    thành Phật.

Hãy gom tâm chăm chú vào giáo pháp Như Lai.

Hãy chiến thắng thần chết!
Sống đúng giới luật, luôn luôn giác tỉnh,
Kiên trì cố gắng, có thể chấm dứt khổ đau.

Xuân Hương Sen – Tết Nguyên Đán 2021
Thích Nữ Giới Hương
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

 

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm