Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

Một đệ tử quyết tâm cầu đạo, xin học với một đạo sư. Sau thời gian học hành chăm chỉ, một hôm sư phụ có việc phải đi xa nên dặn học trò ở lại chăm lo tu hành.

Nhân mùa Giáng sinh, mời cùng thưởng thức một câu chuyện xúc động và nhiều ý nghĩa.

Inline image

Truyện Phật Giáo: Nhặt Lá Bồ Đề, do Thích Tịnh Nghiêm, Tu Viện Kim Sơn ấn hành gồm 71 câu chuyện. Đây là phần 7 có 11 câu chuyện.

Truyện Phật Giáo: Nhặt Lá Bồ Đề, do Thích Tịnh Nghiêm, Tu Viện Kim Sơn ấn hành gồm 71 câu chuyện. Đây là phần 6 có 10 câu chuyện.

 

Con cáo phát hiện một chuồng gà, nhưng con cáo đó vì quá mập nên không thể chui lọt qua hàng rào để ăn gà. Thế là nó nhịn đói suốt ba ngày, cuối cùng đã vào được.

 

Truyện Phật Giáo: Nhặt Lá Bồ Đề, do Thích Tịnh Nghiêm, Tu Viện Kim Sơn ấn hành gồm 71 câu chuyện. Đây là phần 1 có 10 câu chuyện.

Truyện Phật Giáo: Nhặt Lá Bồ Đề, do Thích Tịnh Nghiêm, Tu Viện Kim Sơn ấn hành gồm 71 câu chuyện. Đây là phần 4 có 10 câu chuyện.

Truyện Phật Giáo: Nhặt Lá Bồ Đề, do Thích Tịnh Nghiêm, Tu Viện Kim Sơn ấn hành gồm 71 câu chuyện. Đây là phần 4 có 10 câu chuyện.

Truyện Phật Giáo: Nhặt Lá Bồ Đề, do Thích Tịnh Nghiêm, Tu Viện Kim Sơn ấn hành gồm hơn 70 câu chuyện. Đây là phần 3 có 10 câu chuyện.

Truyện Phật Giáo: Nhặt Lá Bồ Đề, do Thích Tịnh Nghiêm, Tu Viện Kim Sơn ấn hành gồm hơn 70 câu chuyện. Đây là phần 2 có 10 câu chuyện.

Truyện Phật Giáo: Nhặt Lá Bồ Đề, do Thích Tịnh Nghiêm, Tu Viện Kim Sơn ấn hành gồm hơn 70 câu chuyện. Đây là phần 1 có 10 câu chuyện,

Ông trưởng giả Cấp Cô Độc có một lúc bị sa sút, nhà nghèo đến nỗi chỉ còn ăn cháo. Nhưng khi các tỳ kheo đến khất thực thì không nhịn ăn mà cúng dường.

Danh vọng, địa vị, sự thành công và sự giàu có thường có khuynh hướng gia tăng cái tôi của người ta.

Vào ngày kết hôn, mẹ hỏi tôi: “Hai người trông giống ăn mày ngồi ở nơi vắng vẻ kia là ai vậy?

………Sau khi đọc xong tôi đã khóc..
Xin hãy kiên nhẫn đọc tiếp………..

Cuộc sống cần những câu chuyện nhỏ để giúp bạn có được kinh nghiệm sống quý báu, hay ít ra nó cũng có thể giúp các bạn có được chút niềm vui trong những bộn bề này.

người cựu chiến binh đã từng đánh đổi cả cuộc đời khi viết lên chi phiếu trắng đề tên người nhận là “Hiệp Chủng Quốc” mà số tiền có thể lên đến chính sinh mạng của họ. Đó là một vinh dự tối cao lẽ ra cả đất nước phải dành cho họ

Những lời khen ngợi đến từ khắp nơi trên thế giới, kể cả những nơi xa xôi như Úc Châu và Malaysia. 

Sài Gòn vẫn có cảnh đẹp quá, còn nhiều người tử tế quá. 

 "Anh bán vé số đẹp, mà cô bán bún cũng đẹp ".

Có nhiều độc giả ở vào lứa tuổi trên dưới 70 gửi thư cho tôi hỏi là có nên về Việt Nam sống nốt những ngày còn lại trên cõi thế này không?

“Sống chết có số nên tôi không oán trách ai. Tôi không giận người lái xe gây tai nạn mà ngược lại còn lo cho ông ấy nữa. Ông ấy cũng có gia đình, có vợ con. Ông vướng vào vòng lao lý thì gia đình ông sẽ ra sao?”

Chao ôi, đó là một trái tim Bồ tát. Đó là một bức chân dung đẹp nhất mà chúng ta có thể vẽ về một con người. Mọi sáo ngữ đều trở nên vô nghĩa trước người đàn bà có tấm lòng cao cả ấy.

... một bài học sâu sắc, đó là khi cho đi cũng chính là lúc chúng ta nhận được; lúc quên mình là lúc chúng ta tạo nên những điều kỳ diệu của cuộc sống.

Khi yêu cầu chúng ta cống hiến, ngài còn dành tặng chúng ta nhiều hơn những gì ta đã làm. Ngài muốn những đứa con của ngài có được trí huệ sáng suốt, và có cả những phúc lành xứng đáng…

Thiếu những dấu chấm câu trong một bài văn, có thể bạn chỉ bị điểm thấp vì bài văn của bạn mất ý nghĩa, nhưng mất những dấu chấm câu trong cuộc đời, tuy không ai chấm điểm nhưng cuộc đời bạn cũng mất ý nghĩa như vậy.

"Tại sao ta lại phải mang nặng hòn đá này từ bao nhiêu năm qua? Con người này, giờ đây, cũng chỉ là một con người khốn khổ như ta". 
Tha thứ là điều khó khăn nhất nhưng cũng là điều cao cả nhất.

Lời nói được thận trọng...

Câu chuyện xảy ra khi đức Thế Tôn ở tại Trúc Lâm, liên quan đến một con quỷ đầu heo.

Một hôm, Tôn giả Mục Kiền Liên cùng Tôn giả Lakkhana xuống núi Kỳ Xà Quật. Ðến một chỗ nọ Tôn giả Mục Kiền Liên bỗng mỉm cười, Tôn giả Lakkhana hỏi:

- Sao sư huynh cười?

Tôi đành theo nàng đi về nhà và lạy tượng Phật ở nhà. Tôi xin hứa với Phật rằng từ nay con không còn hành động trong cơn nóng giận nữa. Từ đó vợ tôi thương quý tôi nhiều hơn. Nàng bảo: "Sao dạo nầy trông anh hiền như Bụt vậy?" Tôi bảo nàng: Tôi nhớ chuyện đi chùa hôm ấy. Tôi đã thành Phật rồi .

Ngày xưa, có hai vợ chồng nọ sống với nhau rất nhiều năm. Vào những ngày cuối đời, bà phải nằm trong viện dưỡng lão. Một hôm, khi biết rằng bà sắp phải chia tay với mình, ông hỏi bà có điều gì dặn dò ông không. Bà đáp: “Ông hãy lấy hộp giày tôi đang để dưới giường. Trong đó tôi cất một món đồ mà lâu nay tôi giấu ông...”

Khi còn đi học, tôi hoàn toàn không tin Phật, Bồ Tát, tội, phúc đức hay nhân quả báo ứng. Tôi cho rằng đây là chuyện của những người mê tín, thiếu học vấn, chứ còn người có học thức thì không tin những việc này.

“Sốt rét truyền nhiễm qua muỗi, ở châu Phi có quá nhiều muỗi.”

“Vậy phải làm sao đây ạ?”

“Hiện nay có một loại mùng (màn) được ngâm qua thuốc diệt muỗi, có nó sẽ có thể bảo vệ chúng ta khỏi bị muỗi đốt.”

“Vậy vì sao họ không dùng mùng ạ?”

Có câu “nước quá trong thì không có cá, người xét nét quá thì không có bạn.”

Tranh chấp với người nhà, giành được rồi thì tình thân cũng mất đi

Tính toán với người yêu, rõ ràng rồi thì tình cảm cũng phai nhạt

Hơn thua với bạn bè, chiến thắng rồi thì tình nghĩa cũng không còn.

Khi tranh luận, người ta chỉ hướng đến lý lẽ mà quên rằng cái mất đi là tình cảm, còn lại sự tổn thương là chính mình.

Cái gì đã đen thì sẽ đen, trắng là trắng, tốt nhất hãy để thời gian chứng minh.

Rủ bỏ sự cố chấp của bản thân, dùng lòng khoan dung để nhìn người xét việc; thêm một chút nhiệt tình, một chút điềm tĩnh và ấm áp thì cuộc sống sẽ luôn có ánh mặt trời và suốt đời mình sẽ là người thắng cuộc.

Ở đời, sống là để bản thân mình xem, đừng tham vọng mọi người đều hiểu bạn; cũng đừng mong cầu mọi việc đều theo ý mình.

Khi đau buồn hay mỏi mệt, nên biết tự an ủi lấy bản thân

Không có người lo lắng thì càng phải mạnh mẽ

Không có ai cổ vũ cũng phải biết tự bay lên

Không có người chiêm ngưỡng cũng cần thơm tho và tươm tất.

Cuộc sống, không có khuôn mẫu cố định, chỉ cần một trái tim trong sáng và nhiệt huyết

Gặp phiền não thì tự tìm lấy niềm vui riêng, đừng quên đi hạnh phúc

Dù bận rộn cũng nhớ giữ lại chút thanh nhàn, đừng để mất sức khỏe

Mệt mỏi rồi thì tạm dừng lại nghĩ ngơi, đừng đánh mất niềm vui cuộc sống.

Chỉ cần trong lòng luôn nhớ đích đến và biết hiện giờ mình đang làm gì ở đâu thì yên tâm, sẽ không bị lạc đường! 

 

 

Vì phương tiện độ sinh? Vì không đủ can đảm để nói rằng việc ấy là phi Chánh pháp? Vì đáp ứng thị hiếu của quần chúng để được ‘công đức’? Thiết nghĩhình ảnh ‘ngửa mặt lên mà ăn’ là điều cần suy ngẫm trong các lễ cầu cúng sao hạn đầu năm, vì đó là ‘kiếm ăn một cách tà mạng’.

Nguyên nhân mất tích đầy bí ẩn của 'Kinh đô thịt chó Nhật Tân'

    Vài năm trước đây, hễ nhắc tới món thịt chó “quốc hồn quốc túy” ngon, bổ, rẻ là người dân Thủ đô lại nhớ ngay tới khu phố nổi tiếng Nhật Tân, nơi được mệnh danh là “kinh đô thịt chó” huy hoàng với 50 nhà hàng mọc lên san sát và hàng vạn thực khách từ khắp nơi đổ về tấp nập ăn nhậu suốt ngày đêm. Nhưng giờ đây, thương hiệu “thịt chó Nhật Tân” đã lùi vào dĩ vãng. Và cho đến tận bây giờ, người ta vẫn không thể hiểu được vì sao phố thịt chó nổi tiếng ấy bỗng dưng lại biến mất một cách đầy bí ẩn như vậy? Trong hành trình đi tìm nguyên nhân mất tích bí ẩn này, chúng tôi đã khám phá ra những sự thật kinh hoàng.

“KINH ĐÔ THỊT CHÓ" VANG BÓNG MỘT THỜI

      Có thể nói, “ông tổ” khai sinh ra phố chó Nhật Tân nức tiếng là Anh Tú, chủ quán thịt chó đầu tiên mang tên chính anh. Anh Tú vốn làm nghề bốc vác cho cửa hàng lương thực. Đời phu khuân vác cực nhọc trong khi đồng lương ít ỏi, chưa dáo mồ hôi đã cạn tiền nên làm được vài năm, anh quyết định bỏ nghề, về nhà mở quán thịt chó gia truyền. Đó là năm 1991, vùng đất ngoài đê sông Hồng còn hoang vu, dân cư thưa thớt, cỏ lau ngút ngàn. Dựng một mái lều tranh ven đê, viết nguệch ngoạc tên mình lên trên cái mẹt cắm triền đê, ông chủ quán thịt chó Anh Tú chỉ dám mơ ngày bán được vài ký, kiếm đủ tiền nuôi vợ con. Ai dè, chừng nửa năm, khách đến nhà hàng đông nườm nượp. Người ta đồn rằng: dồi chó và mắm tôm Anh Tú là số 1. Dồi của Anh Tú thơm, vị đậm, ngon, chắc và giòn. Nhai đến đâu, vị ngọt ngọt, bùi bùi lan tỏa tới đó. Dồi nóng chấm mắm tôm ngon càng thêm phần đậm đà, ấn tượng. Nhiều thực khách sành ăn thì bảo: “Cày tơ bảy món Anh Tú, món nào chẳng ngon. Chứng cớ là vài chục con chó thịt ra, ngày nào chẳng hết veo. Tay nghề anh Tú quá siêu, nhất là quy trình gia giảm, tẩm ướp khiến món nào nổi vị món ấy. Món chả chín nục, giòn thơm. Món dựa mận ngọt, mềm, khi dùng đũa gắp tiết đọng thành tơ như níu miếng thịt nằm lại dưới bát. Thịt luộc ráo, không dai, mát. Món hấp thì nục mà không nhừ. Món xào lăn thơm ngào ngạt, nhai miếng thịt nghe sừn sựt. Và trên hết, nghệ thuật đỉnh nhất của quán chó Anh Tú là nghệ thuật “vừa miệng, vừa lòng” thực khách, kể cả khách khó tính”.

 

 

       Vài năm sau, từ mái lều gianh chật hẹp, quán thịt chó Anh Tú nâng cấp thành khu nhà sàn 2 tầng rộng vài trăm mét vuông. Mỗi ngày, quán đón hàng ngàn thực khách. Anh Tú phải thuê tới 30 nhân viên, làm việc quần quật từ tờ mờ sáng đến tận khuya. Ai cũng nhìn thấy khoản lợi nhuận khổng lồ chảy vào túi Anh Tú mỗi ngày. Và thế là, như nấm mọc sau mưa, hàng loạt quán thịt chó khác mọc lên san sát dọc triền đê: Trần Mục, Hồ Kiếm, A Trang, Anh Vinh, Anh Kiên… Một số ông chủ ranh mãnh đã nhái thương hiệu Anh Tú như Anh Tú Xịn, Anh Tú Nhà Kính, Anh Tú Nhà Lá… Trên đoạn đường dài chừng 1km mà mọc tới ngót 50 quán thịt chó biến phố Nhật Tân trở thành “kinh đô thịt chó”, “liên hiệp các xí nghiệp thịt chó Hà Nội”. Quán thì lợp mái gianh bốn bề trống hoác. Quán thì lợp lá cọ, sàn gỗ, vách tre, treo rèm thoáng mát. Quán lợp ngói khang trang. Có quán trên mặt đê là lán nứa cho khách để xe, thụt xuống chân đê là ngôi nhà 2 tầng thênh thếnh chứa hàng trăm thực khách. Quán nào cũng dành lấy cảnh quan bên trái là mặt nước Hồ Tây mênh mang, bên phải là bãi sông Hồng lồng lộng gió. Cảnh sắc vừa hữu tình, vừa đắc địa cho khách ẩm tửu nhậu với thịt cầy.

      Chen chúc thế mà quán nào cũng nghìn nghịt khách. Ngày nào cũng tấp nập ồn ã từ 10h sáng đến nửa đêm. Vào những ngày cuối tháng hay mùa đông giá rét, nhiều nhà hàng không đủ chỗ ngồi. Xe máy, ô tô, xe lớn, xe bé biển số mang đủ ký hiệu các tỉnh xếp hàng dài dằng dặc dọc triền đê. Nhưng đông nhất có lẽ là quán Trần Mục. Ông chủ Trần Mục vốn là lái xe cho ngoại giao đoàn, bặt thiệp, quan biết rộng, được đi đây đó nhiều nên tinh thông thương trường. Mỗi ngày, quán phục vụ chừng 600-1.000 khách nên giết mổ cả trăm con chó. 50 nhân viên lao động cật lực từ 4h sáng đến 11h đêm. Những ngày cuối tháng, quán chỉ nhận phục vụ khách quen, đặt trước. Nhiều hôm, chuông điện thoại đặt hàng reo inh ỏi đau đầu nhức óc, bà chủ nhà hàng phải rút điện thoại ra để khỏi phải nghe. Đã từng có nhà kinh tế học nhẩm tính rằng: “Kinh đô thịt chó Nhật Tân” có chừng 50 quán. Trung bình mỗi quán giết thịt 30 con chó mỗi ngày. Trung bình mỗi con nặng 10kg. Như vậy, tính sơ sơ, mỗi ngày, 1.500 con chó được hóa kiếp tại đây. Nghĩa là hàng ngày, cánh RTC (rượu thịt chó) đã xơi hết chừng 15 tấn thịt chó. Quá khủng khiếp. Phép tính ấy đã khiến nhiều nhà khuyển học hốt hoảng: cứ đà này, một ngày nào đó, giống khuyển sẽ tuyệt tự mất thôi. Nỗi lo sợ ấy quả là có lý. Nhưng những người yêu khuyển cũng chẳng phải lo lâu. Năm 2006, kinh đô thịt chó Nhật Tân đang sầm uất, nhộn nhịp, ăn nên làm ra là vậy, bỗng dưng, đóng cửa một loạt. Các nhà khuyển học mừng rú. Cánh mê thịt cầy thì tiếc hùi hụi vì mất chỗ xơi. Song tất cả đều giật mình băn khoăn tự hỏi: tại sao kinh đô thịt chó đột nhiên lại mất tích một cách bí ẩn như vậy? Vì mất khách ư? Không! Quán nào cũng đông nườm nượp cơ mà. Vì kinh doanh thua lỗ ư? Càng không. Vì kinh doanh thịt chó rất lãi, một vốn bốn lời. Bằng chứng là chủ quán nào cũng rất giàu. Vậy thì tại sao?

BÀ CHỦ QUÁN THỊT CHÓ CÒN LẠI DUY NHẤT VỚI TRIẾT LÝ THỊT CHÓ NỬA ĐỜI NỬA ĐOẠN

       Chiều chủ nhật cuối tháng. Đi dọc đường Âu Cơ, chúng tôi không còn thấy dấu tích nào của kinh đô thịt chó nhộn nhịp nức tiếng năm xưa. Chỉ thấy những căn biệt thự lộng lẫy, những dãy nhà cao tầng với những biển hiệu cửa hàng rực rỡ sắc màu. Đâu rồi những dãy nhà hàng lá cọ mọc san sát bốc mùi thịt chó thơm lừng? Đây rồi! Còn duy nhất một quán mang tên Anh Tú Béo. Đó là một ngôi nhà mái tôn rộng, trông xơ xác, tiêu điều. Tiếp chúng tôi, bà M. - chủ nhà hàng, thở dài: “Các chú thấy đấy, hôm nay là ngày cuối tuần, lại là cuối tháng vậy mà từ sáng đến giờ cũng chỉ có lác đác vài khách”. “Vắng khách thế sao chị vẫn mở cửa hoạt động?”. Tôi hỏi. “Quán chị hoạt động cầm chừng đến bây giờ là vì chị nhớ nghề thôi chú. Vả lại, nếu đóng cửa, chị cũng chả biết làm nghề gì khác”. “Chị giết hại chó nhiều thế, có sợ chó báo oán không?”. Bà chủ quán Anh Tú Béo bĩu môi: “Sợ ư? Sợ thì chị đã chẳng làm đến tận bây giờ. Giết thịt chó bán, bên cạnh lợi nhuận kinh tế còn mang ý nghĩa nhân văn của thuyết luân hồi trong đạo Phật. Chúng sinh sau “ba vạn chín nghìn kiếp ta-bà thế giới” để được trở lại làm người thì kiếp cuối cùng là kiếp chó. Theo quan niệm của người đời, chó là kiếp khổ cực, hèn hạ, xấu xa. Căm ghét, khinh miệt nhau, người ta toàn mắng “đồ chó” chứ mấy ai mắng “đồ bò, đồ gà”. Cho nên khi giết chó, chị luôn tin rằng mình đã làm một điều lành, có công hóa kiếp cho nó để mau chóng được làm kiếp người”. “Vậy chuyện về những tai họa liên tiếp ập xuống các gia đình chủ quán khiến họ phải đồng loạt rửa tay, gác dao, đóng cửa, sám hối để sống yên thân như người đời kể chỉ là tin đồn?”. Bà chủ quán cười: “Chuyện báo ứng như mọi người đồn đại, không có đâu em ơi. Đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi nhiều gia đình gặp vận đen đủi khiến họ không còn mặn mà với nghề này nữa”.

 

 

Quán thịt chó còn sót lại.

      Theo bà M., nguyên nhân dẫn đến sự diệt vong của phố chó Nhật Tân có nhiều. Thứ nhất, ngày trước, Hà Nội có rất ít quán thịt chó nên thịt chó Nhật Tân gần như là độc quyền. Đến những năm 2000, các quán thịt chó bắt đầu mở tràn lan. Không ít quán lấy thương hiệu thịt chó Nhật Tân với chất lượng không kém gì ở đây nên người dân có thể dễ dàng mua hoặc ăn thịt chó ngon ở bất kỳ chỗ nào tại Hà Nội. Nguyên nhân thứ 2, năm 2001, Hà Nội rộ lên tin đồn trong thịt chó có vi khuẩn tả. Báo, đài đưa tin suốt ngày về vi khuẩn chết người này nên không mấy ai dám ăn thịt chó ở đây nữa. Một nguyên nhân khác khiến kinh đô chó Nhật Tân bị chết yểu là vì vào thời điểm những năm 2008, cơn sốt đất ở Hà Nội lên đỉnh điểm nên các chủ quán đã bỏ quán bán đất, ôm số tiền lớn rồi chọn nghề khác an nhàn hơn, lại đỡ phải sát sinh.

CÓ PHẢI BỎ NGHỀ SÁT SINH VÌ SỢ BÁO OÁN?

      Chia tay bà chủ quán Anh Tú Béo yêu nghề giết mổ thịt chó với triết lý “có công hóa kiếp cho chó mau chóng được làm kiếp người”, theo sự giới thiệu của ông Lê Tiến Đ., cán bộ quận Hoàn Kiếm, chúng tôi tìm đến nhà ông H., thượng tá công an đã nghỉ hưu, người đã sống trên 40 năm ở làng Nhật Tân. Tôi hỏi: “Chú có biết vì sao các quán thịt chó Nhật Tân lại đồng loạt đóng cửa hết không?”. Ông H. bảo: “Trời ạ! Làm cái nghề giết chóc ghê rợn ấy thì làm sao mà có hậu được hả cháu? Mấy gia đình kinh doanh thịt chó không gặp chuyện nọ thì cũng vướng chuyện kia. Dù họ có nhiều tiền như nước thì cuối cùng cũng hết sạch thôi. Của thiên trả địa mà. Cũng có nhiều gia đình giàu lên nhanh chóng nhưng lục đục lắm, nát be nát bét, vợ chồng đánh lộn, con cái hư hỏng. Đó là chưa kể có những cái chết rùng rợn lắm”. Nói đoạn, ông H. giơ ngón tay nhẩm tính. Nhà anh T., người mở quán thịt chó đầu tiên ở Nhật Tân. Bốn anh em trai đều hành nghề giết mổ chó, đều vâm váp khỏe mạnh, vậy mà đều chết bất đắc kỳ tử khi tuổi đời mới trên dưới 50. Người thì chết gục trong phòng tắm. Người thì đi dự tiệc đám cưới hàng xóm, vừa bước ra đến cổng ngã lăn đùng xuống đất, chết tươi. Người thì đang ngồi nhậu thịt chó với mấy chiến hữu, vừa xúc miệng được vài ly rượu thì vục mặt xuống mâm bất tỉnh. Hay như gia đình ông M., chủ quán T.M nức tiếng nhất phố chó. Khi quán hoạt động được vài năm, khách đông kìn kìn, đúng lúc thịnh vượng nhất thì ông đòi đóng cửa quán. Ông bảo: “Không ai làm giàu nhờ sát sinh được, nhất là làm giàu trên sự chết chóc của loài chó”. Tuy nhiên, bà X., vợ ông vẫn kiên quyết mở cửa. Bà bảo: Ngày ngày, tiền lợi nhuận chảy vào nhà bà như nước, có họa điên mới đóng cửa. Không thuyết phục được vợ, ông M. bỏ mặc quán cho bà X. quản lý, ở nhà trông cháu, chăm sóc cây cối vui tuổi già. Một thời gian sau, chứng kiến nhiều bi kịch đau lòng xảy ra với những người giết mổ, bà X. cũng hoang mang. Bà không dám tự tay giết chó nữa mà sai nhân viên làm việc đó. Để giải bớt nghiệp cho mình và gia đình, bà đi lễ rất nhiều nơi. Cúng lễ rất chu đáo, đốt vô số vàng mã, cầu siêu cho linh hồn loài chó. Cho đến năm 2005, sau một loạt hiểm họa dồn dập ập đến với bà: hai lần ngã gãy chân, gãy tay. Viêm xương khớp, đầu gối sưng to như chân trâu. Mỗi lúc trái gió trở giời là nhức buốt tận óc, bò lê bò càng, không thể đi lại được. Rồi cao huyết áp, tháng nào cũng phải vào viện cấp cứu vài lần, bà X. mới giật mình tỉnh ngộ. Nghiệp oán sát sinh mà nhiều lần chồng bà đay đi đay lại khiến bà hoảng sợ thực sự. Bà quyết định đóng cửa quán thịt chó T.M mà không một chút tiếc nuối, mở văn phòng kinh doanh bất động sản. Song vận đen vẫn không chịu buông tha bà. Con cái bà, đứa lô đề cờ bạc, đứa nghiện hút chích choác, đứa đâm thuê chém mướn. Bà nhiều lần bật khóc với hàng xóm: “Tôi chẳng thể ngờ hậu vận đời tôi lại bi thảm như thế. Âu cũng là ông giời bắt tôi đền tội đây”.

      Số phận của gia đình ông S., chủ quán thịt chó A.X cũng chẳng hơn gì. Ông S. vốn là người làng Trung Hòa, trước kinh doanh cá sông, gà đồi. Thấy mấy nhà hàng thịt chó ở Nhật Tân làm ăn phát đạt, ông bèn đóng cửa nhà hàng ở Trung Hòa, lên Nhật Tân, thuê địa điểm, mở quán thịt chó A.X. Do có nhiều kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng, lại cầu kỳ trong vấn đề chọn chó ngon (Ông chỉ mua chó dé, lông vàng, nặng trên dưới 10kg. Thịt loại chó này nạc, ngọt, mềm, thơm), vị thế quán lại đẹp nên quán thịt chó A.X. nhanh chóng thu hút thực khách. Quán quá đông, không đủ chỗ, ông S. bèn mở quán thứ hai cũng với thương hiệu đó. Đúng lúc công việc kinh doanh thịt chó phất lên như diều gặp gió thì bão tố bắt đầu giáng xuống gia đình ông. Năm 2000, khi thò tay vào lồng tóm con chó lôi ra để đập chết làm thịt, cậu con trai độc nhất vô tình bị cắn vào tay. Vết cắn xước nhẹ nên cậu chẳng thèm để tâm. Bởi xưa nay, chuyện nhân viên giết mổ bị chó cắn ở phố chó Nhật Tân này thường như cơm bữa, có ai đi tiêm phòng đâu. Chừng một tháng sau, đang ngồi thui chó, cậu bỗng rùng mình kêu rét. Sợ nước, sợ lửa. Người lên cơn co giật, bọt sùi trắng hai mép. Gia đình đưa cậu đến Bệnh viện Sant Paul cấp cứu. Bác sĩ lắc đầu, thở dài. “Em nó bị lên cơn chó dại rồi”. Chứng kiến cảnh con mình mỗi khi lên cơn dại, toàn thân co quắp, la hét cầu xin bác sĩ hãy cứu mình, ông X. ôm mặt, khóc òa lên: “Sao ông giời nỡ lòng nào bắt con tôi phải đền tội sớm thế hả giời? Sao ông không bắt tôi đi?”. Quá đau khổ trước cái chết bất ngờ, đau đớn của con, bà vợ ông bị đột quỵ, nằm liệt giường liệt chiếu. Biết là bị quả báo do nghiệp sát sinh, ông S. đã đóng cửa vĩnh viễn cả hai quán thịt chó. Từ bấy, ông lặng lẽ như một bóng ma, hỏi chẳng nói, gọi chẳng thưa.

 

 

 

 Phố thịt chó xưa.

        Thượng tá công an H. bảo: “Những chuyện báo oán như thế, ở làng chó Nhật Tân nhiều lắm. Kể cả ngày chẳng hết. Nhưng có hai chuyện rùng rợn nhất, ám ảnh nhất. Và có lẽ vì chứng kiến những cảnh tượng kinh hoàng này, các chủ quán thịt chó giật mình tỉnh ngộ sợ hãi mà không ai bảo ai, đồng loạt đóng cửa”. Ngừng lời, nhấp một ngụm trà, ông H. chậm rãi kể, giọng rờn rợn. Một đêm khuya nọ. Con phố yên tĩnh bảng lảng sương đêm, rả rích tiếng côn trùng bỗng dội lên tiếng kêu thét kinh hoàng của chị Kh. “Ối làng nước ơi. Chồng cháu giết người. Chồng cháu giết con rồi”. Mọi người hốt hoảng chạy đến căn nhà trọ của chị. Một cảnh tượng kinh hoàng đập vào mắt. Trong ánh đèn điện vàng vọt mờ tỏ, trên chiếc giường cũ kỹ, hai đứa con gái chị Kh. nằm chồng lên nhau. Đầu vỡ toác. Máu lênh láng. Óc bắn tứ tung. Mắt mở thao láo. Anh chồng chị Kh., một tay giết chó siêu đẳng quê ở Nghệ An, chuyên giết mổ thuê cho các nhà hàng, đứng trân trân giữa nhà, mắt đỏ vằn, tay lăm lăm cầm cái vồ vẫn đập giết chó hàng ngày, máu vẫn còn nhơ nhớp. Cho đến lúc bị công an tra hỏi, anh vẫn khăng khăng quả quyết là mình vừa đập chết hai con chó để giết thịt chứ không giết hai cô con gái. 49 ngày sau, anh treo cổ tự tử.

       Chuyện nữa, ám ảnh hơn. Anh Ch. hành nghề giết mổ chó được gần 10 năm. Một ngày, ông bố của anh bị mắc bệnh lạ. Toàn thân da mẩn đỏ, sần sùi, đóng vẩy ốc, vẩy cá. Ông cụ kêu ngứa, gãi sồn sột suốt ngày đêm. Nhiều lúc ngứa quá, không chịu được, ông dùng lưỡi dao mà anh Ch. chuyên mổ chó, cào cho toạc da, bong vẩy, máu chảy đầm đìa. Đi khám bệnh viện da liễu, bác sĩ nói ông bị bệnh vảy nến rồi cấp thuốc. Thuốc uống, thuốc bôi đủ kiểu mà bệnh càng nặng hơn. Chuyển sang uống thuốc Nam bệnh cũng chẳng thuyên giảm. Da bong ra từng mảng. Trời nóng là nứt toác ra, máu mủ ri rỉ chảy. Tắm không được, mặc quần áo cũng không xong, suốt ngày phải quấn xô màn chống ruồi nhặng. Ông cụ đau đớn vô cùng. Thâu đêm suốt sáng kêu rên. Thịt da lở loét từng ngày. Cho đến khi chân tay trơ cả gân, xương, trông chẳng khác gì cái chân chó bị ninh nhừ. Ai trông cũng kinh khiếp. Nhiều người lần đầu tiên nhìn thấy, không kịp chạy ra sân, nôn thốc nôn tháo tại phòng. Lúc đầu, ông còn đủ sức kêu. Sau, người kiệt quệ, chỉ rên. Tiếng rên yếu ớt nghe như tiếng chó bị chọc tiết lúc sắp chết. 
Một nhóm Phật tử phát tâm đến nhà Ch. lập đàn sám hối, giải nghiệp, cầu cho ông cụ ra đi thanh thản. Vợ Ch. cũng thành kính chắp tay tụng kinh cầu nguyện sám hối, hồi hướng công đức cho ông. Bỗng dưng chị lăn đùng ra ra đất. Mắt trợn ngược. Dớt dãi trào ra. Miệng tru lên những tiếng kêu ai oán, xót xa như tiếng chó sắp bị giết hại. Bà trưởng nhóm Phật tử hộ niệm biết là cô con dâu bị vong hồn chó báo oán nhập vào, đã làm lễ khai khẩu cho chị. Con chó kể (nói qua vợ anh Ch.): Nó là con chó vện, bị anh Ch. giết hại lúc đang mang thai. Mặc dầu trước lúc bị làm thịt, bị nhốt trong lồng, nó đã cố đứng bằng hai chân sau, hai chân trước chắp tay lạy anh Ch. nhưng anh vẫn tàn nhẫn túm cổ nó, lôi khỏi lồng, phang một vồ vào thẳng đầu nó khiến đàn con nó chết theo. Nó hận oán nên đã báo thù. Bố của anh Ch. phải chết trong đau đớn, khổ sở.

       Câu chuyện con chó báo oán ly kỳ, rùng rợn đã được một Phật tử quay phim lại, in thành đĩa, phát tán rộng rãi. Cuối phim, có đoạn một Phật tử nói: “Theo Phật giáo nguyên thủy, thế gian có 2 loại nhân. Một là nhân thiện, hai là nhân ác. Khi mình trồng nhân thiện thì sẽ gặt quả thiện. Khi trồng nhân ác sẽ gặt quả ác. Nếu mình tạo ra oan nghiệt, phạm đủ thứ lỗi lầm thì tương lai sẽ thọ quả báo địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Trong các loại tội, tội nặng nhất là sát sinh. Một khi đã đọa lạc thì khó mà tiến lên được”. Ai xem cũng thấy sởn da gà. “Có thể, vì tin, vì nỗi sợ hãi vô hình liên quan đến nghiệp báo, sát sinh trong thuyết giáo nhà Phật mà mấy chục quán thịt chó Nhật Tân bỗng dưng biến mất chăng?”. Ông H. bảo.

 

Hôm nay Ngày Luật sư Việt Nam, ôn lại chuyện này để chúc mừng các Luật sư, mong các Luật sư có thêm nhiều “nụ hôn” như thế nữa để bảo vệ công lý, mang lại bình yên cho cuộc sống bộn bề hôm nay.

 

 

 

              Nhân mùa Phật Đản kỷ niệm đức Thích Ca giáng trần cứu độ chúng sinh, chúng ta hãy thử đi tìm Phật. Hầu hết mọi Phật tử đều thuộc lòng lịch sử Phật Thích Ca giáng sinh ở vườn Lâm Tỳ Ni, con Vua Tịnh Phạn và Hoàng Hậu Ma Gia, trị vì thành Ca Tỳ La Vệ, nước Ấn Độ bấy giờ; ngài lớn lên lấy vợ, rồi xuất gia thành đạo, chuyển Pháp Luân cứu độ chúng sinh, nhập Niết Bàn ở vườn Ta La. Vậy câu hỏi Tìm Phật Ở Đâu thật là dễ, ai cũng trả lời được.

           Nếu chữ Phật có nghĩa là đức Phật Thích Ca, một vị Phật lịch sử, thì câu trả lời sẽ là Phật ở Ấn Độ, cách đây hơn 2500 năm. Nhưng nếu Phật đã nhập Niết Bàn thì làm sao chúng ta tìm gặp Phật được nữa? Và tại sao kinh điển lại có câu "Phật biến nhất thiết xứ," nghĩa là Phật biến hiện ở tất cả mọi nơi? Để hiểu rõ danh từ Phật, ngoài cái nhìn lịch sử thông thường là đức Phật Thích Ca, chúng ta nên vươn tầm mắt vượt qua lịch sử mà nhìn vào chỗ sâu kín nhiệm mầu mà danh từ ngôn ngữ không đạt đến được, đó là lý cao siêu của chữ Phật

           Phật là Giác, là thức tỉnh ra khỏi giấc mê, là người đã rũ sạch bụi trần, là vượt ra ngoài ba cõi, là hiểu biết đến chỗ vô cùng, vô tận, là Toàn Trí (Omniscient), là xuất hiện khắp nơi (Omnipresent), là giác ngộ giải thoát, là từ bi hỷ xả, là vô ngã lợi tha, là tình thương, là sự sống... Nếu những ai đạt đến những đức tính quý báu đó, thực hiện được những tinh thần cao cả đó thì được tôn xưng là Phật. 

         Theo giáo lý nhà Phật thì có rất nhiều Phật: Phật A Di Đà, Phật Thích Ca, Phật Dược Sư... nhưng mỗi vị Phật giáo hóa một cõi có nhân duyên với ngài. Thí dụ như Phật Thích Ca giáo hóa chúng sinh ở cõi Ta Bà, Phật Dược Sư giáo hóa chúng sinh ở các cõi phương Đông, Phật A Di Đà giáo hóa chúng sinh ở các cõi phương Tây. Mỗi tam thiên đại thiên thế giới chỉ có một vị Phật giáo hóa, có chư Bồ Tát và Thiên Long Bát Bộ hộ trì. Nhưng chính kinh Phật lại nói rõ là Phật biến hiện khắp nơi, có vô số Phật đồng hiện diện ở các cõi, như vậy có mâu thuẫn không?

         Nếu đứng về Sự mà nói thì mỗi cõi chỉ có một vị Phật giáo hóa, các Phật khác đều thị hiện làm Bồ Tát, Trời, Rồng, Quỷ, Thần, chúng sinh, sông núi, cây cỏ... để hộ trì vị Phật kia. Nhưng nếu đứng về Lý mà luận thì Phật ở khắp nơi, trong mỗi chúng sinh đều có một vị Phật ẩn tàng, đó là Phật tánh, là Chân Tâm, vì vậy trong kinh có câu: "Tâm, Phật, chúng sinh, tam vô sai biệt."

         Phật ở ngay trong chúng ta mà ít người biết tới. Theo quan niệm tín ngưỡng bình dân thì ở hai vai mỗi người lúc nào cũng có hai vị thần ghi chép những việc lành dữ của chúng sinh gây tạo; hoặc có nhiều vị Phật tử mỗi khi làm việc gì cũng nói là có đức Phật chứng minh, tin rằng đức Phật có nghìn mắt, nghìn tai, thấy và nghe tất cả mọi điều. Đó là những hình thức giản dị mà giới bình dân thường quan niệm, không ngờ lại đúng với ý nghĩa cao siêu của Phật giáo. Hai vị thần ghi chép hoặc Phật chứng minh, chính là tượng trưng cho Chân Tâm đã ghi nhận mọi hành động và tư tưởng lành dữ, chính là A Lại Da Thức đã huân tập chủng tử để rồi khi thời gian thuận tiện, đủ duyên cho hạt giống nẩy mầm, nhân quả hiển nhiên, công tội thưởng phạt rõ ràng.

         Ngoài cái lý ẩn tàng sâu kín trong Tâm, chúng ta có thể tìm thấy Phật qua Chánh Pháp của Phật để lại, vì Pháp chính là Phật. Chánh Pháp mà còn thì Phật còn, nhưng nếu Chánh Pháp biến thành Tà Pháp, những ý nghĩa cao siêu của Phật bị diễn tả sai lạc, những lời dạy dỗ của Phật biến thành mê tín dị đoan thì bóng dáng Phật đã bị vô minh che kín mất rồi. Chính đức Thích Ca đã căn dặn các đệ tử: "Hãy tuân theo Chánh Pháp mà tu, hãy giữ gìn giới luật mà sống, thì Như Lai lúc nào cũng gần gụi. Nếu không theo Chánh Pháp, không giữ giới luật, thì có Như Lai bên cạnh cũng chẳng giúp được gì.”

          Chúng ta cũng có thể tìm thấy Phật qua hình dáng các vị Cao Tăng tu hành chân chánh, giới đức tròn đầy; các vị là Trưởng Tử của Như Lai, đại diện cho Phật để chúng sinh có chỗ quy ngưỡng; nhưng nếu là Kiêu Tăng phạm giới, không giữ lục hòa, thì Phật sẽ ẩn, ma sẽ hiện. Các vị Kiêu Tăng chính là người phá Phật, hại Pháp mạnh hơn tà ma ngoại đạo nhiều lắm.

        Chúng ta có thể tìm thấy Phật khắp nơi, chỗ nào có Tình Thương ngự trị, có Từ Bi Hỷ Xả hiện tiền, có chân lý hiện hữu, là có Phật ở ngay đó. Một người nào, bất cứ xuất gia hay tại gia, mà trong một khoảng thời gian phát tâm Bồ Đề, khai mở Chân Tâm, tu hành tinh tấn, thực hành Từ Bi Hỷ Xả, thì ngay trong phút giây đó, người ấy đã là Phật, vì Phật là Giác. Nhưng sau phút giây giác ngộ, người ấy trở lại sống tầm thường, ích kỷ thì Phật lại tiềm ẩn, để chờ cơ hội phát huy. Phật chỉ khác chúng sinh ở chỗ Phật vĩnh viễn giác ngộ, lúc nào cũng sáng, còn chúng sinh thì chỉ lòe sáng trong giây phút, rồi lại chìm đắm trong bóng tối vô minh.

        Một hiền phụ hy sinh cơm áo, thì giờ, tiền bạc, sức khỏe, chẳng ngại đói rét, nhọc mệt để lo cho các trẻ mồ côi, một lính cứu hỏa xông pha vào nhà cháy để cứu người bị kẹt, một thanh niên nhảy xuống sông cứu người chết đuối, một y tá quên mình chữa chạy cho bệnh nhân, một tù nhân cải tạo chịu đói để chia xẻ nắm cơm cho một người bạn đồng cảnh ngộ... tất cả những hành động đầy tình thương đó đều là những việc làm của Phật, của Bồ Tát, và trong giây phút mà Từ Bi Hỷ Xả ngự trị, quên mình (Vô Ngã) để cứu người (Lợi Tha), thì những vị đó chính là đức Phật Thích Ca, đức Quán Thế Âm Bồ Tát hiện thân. Chúng ta chẳng cần tìm Phật ở đâu xa, ngài luôn luôn ở ngay trong cuộc đời, nhưng chúng ta không thấy, vì chúng ta chỉ nhìn đời bằng đôi mắt thịt, mà quên sử dụng trí tuệ để quan sát những gì tiềm ẩn trong hoặc đằng sau những việc làm đó.

        Chúng ta có thể tìm thấy Phật qua sự sống trong tất cả chúng sinh, cầm thú, thảo mộc. Sự sống đó bàng bạc trong khắp không gian và thời gian, lan rộng rì rào trong gió, róc rách trong tiếng suối reo, chim hót, hoa nở, trăng tròn. Sự sống đó chuyển mình trong vũ trụ cao xa cũng như trong thâm tâm sâu kín. Nếu lắng tai, chúng ta có thể nghe thấy tiếng nói của sự sống đó, tiếng của Chân Tâm, của Lương Tâm, của Phật. Trong kinh Pháp Hoa có diễn tả tiếng tằng hắng, tiếng gẩy móng tay của Phật chấn động cả tam thiên, đại thiên thế giới, chính là tiếng của Chân Tâm, Phật Tánh vậy. Vì đã thông cảm với sự sống nhiệm mầu nên một vị Thiền sư, mỗi sáng ra thăm vườn lại vuốt ve những mầm lá xanh tươi và nói: "Một ngày kia, chúng cũng thành Phật."

        Nếu chúng ta chấp nhận cái lý Phật là sự sống khắp nơi, trong mỗi chúng sinh đều có Phật, thì chúng ta không còn dám sát sinh nữa, ai dám giết Phật? Đó là lý do căn bản của giới thứ nhất do đức Phật đặt ra: Giới sát, cấm giết hại chúng sinh. Phật tử đã không sát sinh mà còn phải lo phóng sinh, cứu mạng sống cho cầm thú, tôn trọng sinh mạng muôn loài, do đó nên ăn chay, không làm điều ác, chỉ làm việc lành, giữ thân tâm trong sạch. Vì Phật ở ngay trong Tâm, một vọng niệm xảy ra là Phật đã biết; nếu chúng ta chấp nhận Phật ở trong Tâm thì không bao giờ dám có tư tưởng sái quấy. Một khi tư tưởng sái quấy đã không có thì tất nhiên không còn hành động tội lỗi nữa. Đó là lợi ích hiển nhiên của cái lý nhiệm mầu: Phật ở khắp nơi.

         Đạo Nho có câu: Thận Kỳ Độc, nghĩa là giữ gìn cẩn thận tư tưởng và hành vi, ngay khi chỉ có một mình. Vì sao? Đâu phải một mình, còn Trời Phật, Thánh Thần soi xét, đèn Trời chiếu rõ, không sao chối cãi được. Nho giáo cũng chủ trương đạo Hiếu, con cái phải hiếu với cha mẹ: Phụ Mẫu tại đường như Phật tại thế, vì hiếu với cha mẹ tức là phụng sự đức Phật, là phổ biến Tình Thương, Đạo Phật còn mở rộng Tình Thương từ cha mẹ, anh em đến mọi loài chúng sinh, nên kinh điển có câu: "Bố thí cho chúng sinh tức là cúng dường mười phương chư Phật."

         Nếu đem cái lý Phật ở khắp nơi, trong chúng sinh nào, dù là hành khất hay cầm thú, cũng có Phật thì câu kinh này thành ra quá dễ hiểu. Bố thí tiền bạc, bố thí tình thương là bớt lòng ích kỷ, là diệt trừ chấp ngã, là lợi tha, là bình đẳng, là thương yêu giúp đỡ, đó chính là những việc làm, những đức tính mà đức Phật thường nhấn mạnh, đề cao. Do đó, bố thí đứng đầu Lục Độ. Mở rộng Tình Thương, khuếch Tiểu Ngã thành Đại Ngã, phá bỏ mọi ranh giới phân chia giai cấp, chủng tộc, quốc gia, không còn nhân ngã bỉ thử, không còn tranh chấp hận thù, chỉ có một thực tại đầy ánh sáng của Giác Ngộ. Đó là đức Phật ở khắp nơi.

        Chúng ta đừng dừng lại ở nhận thức rằng đức Phật chỉ hiện hữu ở Ấn Độ, ở Chùa, đức Phật ở trong tượng, trong ảnh, trong kinh, mà hãy cố gắng tìm Phật hiện diện trong tất cả muôn loài chúng sinh. Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, đều có hạt giống Phật.

       Hãy làm cho hạt giống Phật nẩy mầm, đơm hoa, kết quả, đừng làm cho hạt giống đó bị vùi lấp, khô cằn. Nếu nơi nào còn những tội lỗi xấu xa thì hình ảnh của Phật còn bị vô minh che khuất, chỗ nào mà tình thương phát triển, chân lý hiện tiền thì chỗ đó vô minh diệt tận, đức Phật hiện ra, hào quang rực rỡ, an lạc tuyệt vời.

Minh Tâm

 

Chó là một loài vật gần gũi với con người vì trung thành, có ích, tinh khôn và đãm nhiệm một việc quan trọng là vệ sĩ trông coi nhà cửa cho chủ. Theo quan điểm nhà Phật, chó là loài có tánh linh cao, hạnh tốt, đáng được tin tưởng trông cậy trong những lúc khó khăn, khôn hơn các loài mèo, heo, gà, dê, bò…

Làm bác sĩ đã nhiều năm, chứng kiến rất nhiều trường hợp thương tâm, nhưng tôi chưa bao giờ hết đau lòng khi nghĩ tới những bệnh nhân nan y của mình. Tôi tiếc thương cho họ không chỉ vì họ sắp kết thúc một cuộc đời mà còn bởi vì họ đã lãng phí một hành trình dài vào những điều vô nghĩa.

 Sáng nay có một bệnh nhân nam 50 tuổi, là một người miền quê, đến khám bệnh xin thử đường huyết. Khi được hỏi lý do chú tới khám bệnh, chú chỉ nhìn tôi trả lời thật thà: “Vì tôi sụt cân nhanh, người ta nói do bệnh tiểu đường”. Tôi thắc mắc sao chú không khám tổng quát, đã đi cả một quãng đường dài như vậy lên đây mà chỉ để đo mỗi đường huyết. Rồi tôi nhìn bộ quần áo chú đang mặc và những giọt mồ hôi vẫn còn nguyên vẹn trên má, nghĩ thầm, có lẽ do nhà chú nghèo.

 Chú nhìn tôi đắn đo một lúc rồi ngập ngừng hỏi: “Dạ, thử hết mấy thứ đó bao nhiêu bác sĩ?”. Tôi trấn an: “Bệnh viện công giá rẻ lắm. Chú đi thử đi!”. Rồi người đàn ông khắc khổ ấy cũng đồng ý đi vào phòng xét nghiệm. Khi cầm kết quả phim phổi trên tay, tôi bỗng nghẹn nghẹn. Dù mỗi ngày tôi tiếp xúc với rất nhiều bệnh nhân mắc đủ loại bệnh khác nhau, nhưng trường hợp của chú để lại trong tôi thật nhiều dư vị.

 “Chú hút thuốc nhiều không?” – Tôi hỏi.

 “Cỡ một gói một ngày. Bữa nào buồn hút nhiều hơn”

 “Chú uống rượu nhiều không?” – Tôi hỏi tiếp.

 “Tôi uống mỗi ngày, nhưng chủ yếu là dịp vui chơi với anh em thôi”

 “Chú có vợ con gì không?”

 “Dạ, một vợ, 3 con. Nhưng nhà có vài công ruộng, nên vợ con bỏ đi làm công nhân hết rồi”

 “Cháu nghĩ chú nên qua khám bệnh viện chuyên ngành về phổi"

 Nói đến đây người đàn ông có vẻ sửng sốt: “Tôi bị lao hả bác sĩ”

 “Cháu cũng hy vọng là lao. Nhưng…”

 “Bác sĩ cứ nói đại đi. Tôi ở quê lên khám bệnh cực lắm”, chú thúc giục.

 “Cháu cũng nghĩ đây là khối u. Nhưng chú biết đó, có u lành u ác. Mà u ác bây giờ có thể trị được”

 “Ý bác sĩ là ung thư phổi hả?”, chú nhìn tôi mắt đã rưng rưng.

 “Chưa chắc đâu. Phải làm thêm xét nghiệm, sinh thiết… mới có thể kết luận”, tôi trấn an bác.

 Một khoảng im lặng kéo dài. Tôi nhìn khuôn mặt bệnh nhân từ trắng bệch chuyển sang tím tái và khoảng 15 phút sau chú mới trở lại trạng thái bình thường.

 “Ung thư phổi thì sống được bao lâu bác sĩ?”

 “Chưa chắc đây là ung thư. Nhưng nếu là ung thư thì có thể vài tháng, vài năm… Tuỳ vào cơ địa mỗi người, tuỳ vào đáp ứng điều trị”

 “Tại sao lại là tôi chứ?” – Người bệnh nhân run rẩy, than thở. Tôi cảm giác được sự tuyệt vọng trên khuôn mặt chú. Lại một khoảng im lặng kéo dài…

 Chú nhìn tôi với ánh mắt cầu cứu: “Tôi về bỏ thuốc lá và rượu có thể cứu vãn được không?”

 “Cháu nghĩ, bỏ được thì tốt. Nhưng bây giờ việc này không còn ý nghĩa nữa rồi”

 Rượu bia và thuốc lá có điều gì hấp dẫn đến vậy mà bao nhiêu người hi sinh mạng sống của mình vì nó. Chúng như những giá trị ảo ảnh vô hình, có hại nhưng lại khiến con người đâm đầu vào không có lối thoát. Tôi đã chứng kiến rất nhiều trường hợp như thế, và không một ai có thể cho tôi một lời giải thích xác đáng. Thế giới này biến đổi theo một cách mà con người ta khó có thể lý giải nổi…

 Lúc trước, tôi rất ngạc nhiên khi Việt Nam là nước tiêu thụ rượu bia và thuốc lá lớn nhất thế giới, bây giờ tôi cảm thấy đây là điều dễ hiểu. Người ta có thể dễ dàng bắt gặp cảnh các bợm nhậu chén chú, chén anh trên khu phố nào đó. Họ tìm đến việc nhậu như một cách thể hiện niềm vui và nỗi buồn, những cảm xúc cá nhân mà người ta khó lòng bộc bạch. Họ cứ hết mình với thứ cồn dễ gây nghiện ấy để rồi một ngày bệnh tật kéo đến…

 Có những bệnh có thể chữa lành, có những bệnh tiền mất rất nhiều nhưng không thể cứu vãn. Dù vẫn biết ung thư là “trời kêu ai nấy dạ”, nhưng tôi không tin là chúng ta không có quyền chọn lựa một cách sống và cơ thể lành mạnh cho riêng mình. Cơ thể thu nạp chất gì, sẽ biểu hiện ra thứ ấy. Một người béo phì, ăn nhiều lười tập thể dục… làm sao mà không đủ thứ bệnh về chuyển hoá, một người suốt ngày hút thuốc uống rượu làm sao tránh khỏi ung thư phổi, xơ gan? May mắn lắm cơ địa người đó đặc biệt. 

 “Bác sĩ có thể nói cho tôi biết, tôi có thể sống bao lâu nữa không để tôi thu xếp nhà cửa”.

 “Cháu nói thật, không dám chắc chắn về điều gì. Có những thứ hôm nay đúng, ngày mai lại sai. Có những thứ ngỡ là phúc nhưng lại là họa. Điều quan trọng bây giờ không phải là chú sống bao lâu, mà sống có thật sự sâu hay chưa?”. 

 “Sống thật sâu?” – Chú có vẻ ngơ ngác khi nghe điều tôi nói.

 “Đúng rồi. Chú còn rất nhiều thời gian để suy nghĩ về điều đó. Ví dụ như có bao giờ chú đến quỳ bên gối mẹ của chú và thì thầm lời cám ơn? Ví dụ như có bao giờ chú chở cha chú qua con đường làng nơi ngày xưa cha chú dẫn chú đi học? Ví dụ như có bao giờ chú cám ơn người vợ rất mực dịu hiền và chung thuỷ đã đi với chú gần ấy năm mà không một tiếng than van dù chú nát rượu và nghiện khói thuốc?”

 “Bác sĩ … Tôi … Tôi chưa từng nghĩ đến điều đó”

 “Chú có bao giờ quan tâm đến những đứa con mình? Chú có nghĩ rằng một lời hỏi han của chú không thể làm họ hạnh phúc?”

 “ …”

 “Vậy đó, sống sâu là sống với những điều nhỏ bé đơn giản như thế. Cuộc sống là vô thường và con người không ai giữ được gì cho mình khi chết đi. Sinh Lão Bệnh Tử là quy luật của tự nhiên rồi, ai mà không mắc bệnh rồi từ giã cõi đời. Chỉ tiếc rằng, chú đã chọn một con đường ngắn hơn cho riêng mình để chấm dứt sự sống… Sau giai đoạn sốc này chú sẽ chấp nhận được sự thật thôi. Và khi đó chú sẽ quay trở về với bản thân mình, với chính sự đơn sơ nguyên bản của con người mình, để trân trọng nốt những giây phút còn sót lại của hiện tại”. 

 Người bệnh trầm ngâm một lát rồi bảo: “Cám ơn bác sĩ”.

 Khi tiễn chú ra cửa, tôi thấy có một người đàn ông đang ngồi ở đó, vẫy vẫy tay. Tôi tiến lại gần rồi hỏi nhỏ: “Chú ấy là gì của anh?”

 “Cha ruột”, chàng trai đáp.

 “Anh có biết ba anh bị ung thư phổi?”

 “Dạ…”

 “Ông ấy hút thuốc nhiều lắm không?”

 “Chẳng những hút thuốc còn uống rượu. Mỗi khi say xỉn về là đập phá nhà cửa chửi bới vợ con… Từ nhỏ đến giờ ông chưa dạy tôi bất cứ điều gì tốt đẹp. Anh em tôi chẳng được đi học…”

 “Anh có hận chú không?”

 “Không” – Anh trả lời dứt khoát.

 Tôi ngạc nhiên: “Không?”

 “Dạ, dù xấu hay tốt ông cũng là cha mình mà bác sĩ. Đúng hay sai cũng không hẳn chỉ do lỗi do ông ấy…”

 Tôi có chút bất ngờ trước cách trả lời của người con. Anh ta làm công nhân, chắc chắn là ít học. Nhưng học nhiều cũng không thể sánh được với một trái tim lương thiện, bao dung và một nhân cách tốt đẹp. Tôi biết nhiều vị giáo sư tiến sĩ không biết quan tâm thương yêu cha mẹ già và sống có tình nghĩa như chàng trai nghèo thất học này. Đúng là không thể đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài, tâm hồn họ sẽ được thể hiện rõ nét trong những điều nhỏ nhặt nhất.

 Nhìn hai cha con bước ra khỏi phòng khám mà lòng tôi chùng xuống. Từ trong sâu thẳm, tôi mong có phép lạ nào đó xảy ra với hai cha con họ, bởi một người con chí hiếu như vậy xứng đáng được cuộc sống ban tặng những điều tuyệt vời.

 “Dù xấu hay tốt ông cũng là cha của mình”, câu nói ấy cứ văng vẳng trong tâm trí tôi mãi…

 

Trong cuốn Quy Sơn Cảnh Sách cảnh tỉnh chúng ta về sự vô thường, hãy quay về đường lành giác tỉnh qua câu chuyện ‘Người bị voi dữ đuổi’.

 

 

Người Mỹ dùng danh từ “FAMILY” trong khi người Việt gọi là “GIA ĐÌNH”. Mời đọc mẫu chuyện dưới đây để tìm hiểu giá trị của “Family” như thế nào.

 Tôi va phải một người lạ trên đường phố khi người này đi qua. Tôi nói: “Ồ xin lỗi”. 

 Người kia trả lời: “Cũng xin thứ lỗi cho tôi, tôi đã không nhìn thấy cô”. Chúng tôi rất lịch sự với nhau.

 Nhưng ở nhà thì mọi chuyện lại khác. Tối nọ, lúc tôi đang nấu bếp, cậu con trai đến đứng sau lưng. Tôi quay người và đụng vào thằng bé làm nó ngã chúi xuống sàn nhà. Tôi cau mày nói: “Tránh ra chỗ khác”. Con trai tôi bước đi, trái tim bé nhỏ của nó vỡ tan. Tôi đã không nhận ra là mình đã quá nóng nảy!

 Khi đã lên giường, tôi nghe một giọng nói thì thầm: “Khi đối xử với người lạ con rất lịch sự, nhưng với con mình, con đã không làm như vậy. Hãy đến tìm trên sàn nhà bếp, có những bông hoa đang nằm ở cửa. Đó là những bông hoa mà con trai con đã mang đến cho con. Tự nó hái lấy những bông hoa này: nào hoa hồng, màu vàng và cả màu xanh. Nó đã yên lặng đứng đó để mang lại cho con điều ngạc nhiên, còn con thì không bao giờ thấy những giọt nước mắt đã chảy đẫm lên trái tim bé nhỏ của nó.

 Lúc này thì tôi bật khóc. Tôi lặng lẽ đến bên giường con trai và quì xuống: “Dậy đi, con trai bé nhỏ, dậy đi. Có phải những bông hoa này con hái cho mẹ không?” 

 Thằng bé mỉm cười: “Con tìm thấy chúng ở trên cây kia. Con hái cho mẹ vì chúng đẹp như mẹ. Con biết là mẹ thích lắm, đặc biệt là bông hoa màu xanh”.

 Thế danh từ “family” có nghĩa gì?

 FAMILY = Father And Mother, I Love You. 

(GIA ĐÌNH = Ba và Mẹ ơi, con yêu Ba Mẹ.)

 Bạn cảm động khi đọc mẫu chuyện nói trên, chắc hẵn rồi!

Mời bạn đọc thêm một câu chuyện có thật khá cảm động khác dưới đây:

 Một người đàn ông, trong lúc đang chùi cho láng chiếc xe hơi của anh ta, đứa con trai 4 tuổi của anh ta nhặt một hòn đá và rạch vào bên hông xe. Trong cơn tức giận, anh ta chụp lấy tay đứa con trai và đánh vào tay nó nhiều lần mà không nhận ra rằng anh ta đang đánh bằng cái mỏ lết.

 Tại bệnh viện, đứa bé mất hết các ngón tay vì xương thịt dập nát. Khi đứa trẻ thấy bố nó… Với đôi mắt đau buồn, nó hỏi: “Bố ơi các ngón tay con đâu rồi?

 Anh ta rất đau lòng, không nói nên lời và trở lại bên xe, đá vào chiếc xe nhiều lần.

 Suy sụp bởi hành động vô ý thức của mình…., ngồi trước chiếc xe hơi, anh ta nhìn vào vết xước trên hông xe….. thằng bé đã viết: “Con Yêu Bố, Bố ơi!” Ngày hôm sau, người đàn ông tự tử…

 Giận dữ và yêu thương không có giới hạn, hãy chọn YÊU THƯƠNG để có một cuộc sống xinh tươi và đẹp đẽ. 

 Đồ vật được sản xuất để SỬ DỤNG và con người được thọ tạo để YÊU THƯƠNG….Vấn nạn của một phần thế giới hôm nay lại là…. Con người bị SỬ DỤNG còn đồ vật thì được YÊU THƯƠNG !!!

 Thêm Hai câu chuyện xúc động về gia đình

 Câu chuyện thứ nhất: Hãy Làm Điều Gì Đó Trước Khi Quá Muộn Màng

 Một người đàn ông dừng lại ở cửa tiệm bán hoa để đặt hoa tặng mẹ của mình. Mẹ của ông ở xa cách đây hơn 200 dặm và ông sẽ nhờ cửa tiệm giao hoa đến tận tay cho bà.

 Khi ông bước ra khỏi xe, ông đột nhiên chú ý đến một cô gái trẻ đang khóc thút thít bên lề đường. Ông hỏi cô gái có sao không, cô trả lời: “Cháu muốn mua hoa hồng tặng mẹ. Nhưng cháu chỉ có 75 cents nhưng hoa hồng thì đến 2 dollars.

Người đàn ông mỉm cười và nói: “Đi với chú. Chú sẽ mua cho cháu một bông hồng.” 
 Ông mua cho cô bé hoa hồng như đã hứa và đặt hoa giao đến tận nhà mẹ mình. Khi họ rời khỏi, ông ngỏ ý chở cô bé về nhà. Cô bé đồng ý để ông chở đến chỗ mẹ mình. Cô chỉ cho ông đến một nơi vắng vẻ, phải đến khi dừng xe lại, người đàn ông mới nhận ra đó là một nghĩa địa. Và cô gái đã đặt bông hoa ấy lên một ngôi mộ sạch sẽ.

 Người đàn ông trở về cửa tiệm hoa, hủy gói hoa giao và ông ta đã mua hẳn một bó hoa to, lái xe đến thẳng nhà của mẹ mình, ngôi nhà cách nơi đấy hơn hai trăm dặm đường đi. Cuộc gặp gỡ cô gái đã cho ông hiểu rằng, nếu hôm nay ông không đến, có khi ngày mai ông sẽ chẳng còn cơ hội để đến nữa.

 Cuộc đời rất ngắn ngủi bạn ạ. Hãy dành nhiều thời gian để yêu thương và quan tâm đến những người mà bạn quý mến. Hãy tận hưởng những khoảnh khắc với họ trước khi mọi chuyện đã quá muộn màng. Không có thứ gì trên đời quan trọng hơn gia đình cả, bạn nhé!

 Câu chuyện thứ hai: Chỉ năm phút nữa thôi

Ở một công viên nọ, một người phụ nữ ngồi cạnh một người đàn ông trên một băng ghế gần sân chơi.

 “Con trai tôi đó”, người phụ nữ chỉ vào một cậu bé đang chơi cầu trượt, vận chiếc áo len màu đỏ.

 “Cậu bé nhìn mới đáng yêu làm sao”, người đàn ông nói. “Còn kia là con gái của tôi, cô bé đang chạy xe đạp. vận một cái đầm màu trắng đấy.”

 Sau đó, người đàn ông nhìn vào đồng hồ và gọi cô bé. “Con chơi xong chưa, Melissa?

 Melissa nài nỉ, “5 phút nữa thôi nha bố. Nha? Chỉ 5 phút thôi.

 Người đàn ông gật đầu và cô bé lại tiếp tục chơi đùa cùng chiếc xe như cô đã mong muốn. Thời gian trôi qua và người đàn ông lại gọi con gái của mình: “Đi được chưa con?

 Melissa lại nài nỉ: “Chỉ 5 phút nữa thôi nha bố! 5 phút thôi mà!”

Người đàn ông lại mỉm cười và nói: “Được rồi!”

Ông quả thật là một con người kiên nhẫn”, người phụ nữ nói.

 Người đàn ông mới tiếp lời, “Tommy, anh trai của con bé đã mất trong một vụ tai nạn giao thông vì một gã tài xế say xỉn khi nó đang đạp xe ở một chỗ khá gần nơi này. Tôi đã không dành nhiều thời gian cho Tommy và bây giờ tôi sẵn sàng từ bỏ tất cả chỉ để có được 5 phút ở cạnh nó. Tôi đã thề sẽ không lặp lại sai lầm đó với Melissa. Con bé cứ nghĩ nó may mắn có thêm 5 phút để chơi. Nhưng sự thật đúng ra phải là tôi, mới là người may mắn khi có được thêm 5 phút để nhìn ngắm con bé hạnh phúc.”

 Cuộc sống luôn cần những lần đánh đổi và sự ưu tiên lớn lao nhất luôn luôn phải là gia đình. Hãy tận dụng thời gian quý báu của mình với những người mình thương yêu nhất bạn nhé.
 

 

Tôi giác ngộ sâu sắc rằng: "Mục đích đời người, chẳng phải là tiền rừng bạc biển, nhà cao cửa rộng, hoặc danh cao chức trọng mới làm rạng rỡ tông phong. Chỉ cần siêng năng làm thiện pháp, tích chứa âm đức, không sát sinh, làm lợi vật lợi người, cửu huyền thất tổ nhờ đó mà được siêu thăng thì ta sẽ không thấy hổ thẹn một đời"

     

       Tiếng gi t trái tim ca Richard Gere đã gây ra cơn bão trên mng Internet! Không ai trong chúng ta có th tránh được cái chết...””:

      Richard Gere luôn là tâm điểm chú ý của người hâm mộ. Ông là thần tượng ở mọi nơi trên  thế giới và về ông không cần tới bất kỳ một   quảng cáo nào. Gần đây, một đoạn nhật ký của ông trong Facebook đã gây ra một cơn bão về  cảm xúc. Hàng trăm ngàn người đã chia xẻ bài viết của ông, rất nhiều người trong số đó không phải là các fan hâm mộ của Richard.

       Tòa soạn của chúng tôi: Strength-mind.blogspot.com xin cung cấp cho các  bạn một bản dịch của đoạn hồi ký  tuyệt vời này. Trong đó, mỗi từ đều thấm nhuần sự chân thành và ý nghĩa sâu sắc.

      “Mẹ của một trong những người bạn của tôi luôn luôn duy trì một lối sống lành mạnh. Bà chỉ ăn những thức ăn sạch và bổ dưỡng, không uống rượu và không hút thuốc lá, thường xuyên tập thể dục và  rất sợ ra nắng mặt trời mà không có kem bảo vệ. Bà thường xuyên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng và vật lý trị liệu, sinh hoạt đúng theo quy định của họ. Có thể nói rằng bà luôn chăm chút cho sức khỏe của mình.

      Bà bây giờ  76 tuổi, và bà  được chẩn đoán là  bị ung thư da và ung thư tủy xương. Hơn nữa, bà còn mắc thêm chứng loãng xương ở giai đoạn nghiêm trọng...

      Cha của bạn tôi không hề từ chối bất kỳ một điều gì đối với bản thân. Ông chưa bao giờ chơi thể thao và rất thích ăn ngon, ông thậm chí còn phết bơ trực tiếp lên những miếng thịt hun khói. Ông tự cho phép mình uống rượu và tắm nắng trên bãi biển cho đến khí  da bắt đầu bong ra như bánh nướng.

      Có thể nói rằng trong  cả cuộc đời của mình, ông ấy không hề đếm xỉa đến  những lời khuyên của các bác sĩ và sống tự do theo sở thích của mình. Hiện nay ông đang ở tuổi 81, và bác sĩ nói rằng nhiều người trẻ còn phải ghen tỵ với sức khỏe của ông.

      Dù có cố gắng đến đâu đi chăng nữa thì bạn cũng không thể thoát khỏi chất độc bên trong mình. Sớm hay muộn nó sẽ quật ngã bạn. Nói như người  mẹ bị bệnh nan y của bạn tôi: “Nếu như tôi biết trước cuộc sống của tôi sẽ kết thúc thế nào, tôi sẽ không bao giờ nghe các bác sĩ, và sẽ sống hạnh phúc.”

     Đó là cuộc sống, và không ai trong số chúng ta sẽ thoát khỏi định mệnh. Vì vậy, không nên coi bản thân mình như một cái gì đó thứ cấp. Trong khi có thời gian, hãy sống trong niềm vui của mình. Bởi vì  ngày mai có thể sẽ quá muộn.

     Vì vậy, hãy làm những gì bạn muốn. Hãy ăn ngon, hãy tắm nắng dưới ánh mặt trời, hãy lười biếng nếu muốn. Hãy là ngớ ngẩn và kỳ lạ, nhưng là chính mình. Bởi vì,  không ai trong chúng ta có đủ thời gian cho tất cả mọi thứ còn lại! ”

     Trong những lời đơn giản này  ẩn chứa ý nghĩa sâu sắc. Nếu những dòng này làm bạn có một cái nhìn mới về cuộc sống của bạn, hãy chia sẻ chúng với bạn bè của mình.

Thật là vô lý khi một người sống đời đạo đức và ích lợi cho xã hội, khi chết đi mọi chuyện chấm hết.

     1. Kết bạn với người đức hạnh 

 Người đức hạnh có tâm ôn hòa, thân thiện đối  với người, rất ít khi mất lòng ai. Kết giao với họ cảnh giới nhân sinh của bạn nhất định sẽ thăng lên.

     2.  Kết bạn với người hơn mình 

     Người thắng mình, chính là giỏi hơn mình về một số phương diện. Học tập ưu điểm của họ, tỷ thí với họ, nâng  cao bản thân mình, kết giao được với người như vậy, thì quả là vô cùng hữu ích.

    3. Kết bạn với người lý thú 

    Một người lý thú, cuộc sống sẽ luôn muôn màu muôn vẻ, tích cực hướng về phía trước, kết giao với họ sẽ giúp hiểu biết và kinh  nghiệm sống  của chúng ta thêm phong phú, khiến cuộc sống của ta sẽ vui vẻ thú vị hơn.

    4. Kết bạn với người nói thẳng 

    Người trực ngôn không e dè, thường rất thiết thực, mỗi khi hoạn nạn họ sẽ bên cạnh ra tay giúp đỡ bạn, chính họ sẽ là người kéo bạn lại nếu bạn đi sai đường, có người bạn như vậy thì quả thực là may mắn.

    5. Kết bạn với người chí hướng rộng lớn 

   Tam quân có thể đoạt soái, thất phu thì không thể thay đổi chí hướng. Một người không chí hướng, không có định hướng cho cuộc đời mình thì chắc chắn sẽ là một đời tầm thường. Kết bạn với người có chí hướng rộng lớn, có thể làm cho chúng ta định ra phương hướng của mình và nỗ lực thực hiện nó.

    6.  Kết giao với người hay giúp đỡ người khác 

   Một người hay ra tay giúp đỡ khi người khác gặp khốn khó, là rất đáng trân quý, là những người đáng để ta kết bạn nhất.

    7. Kết bạn với người biết thông cảm lượng thứ 

    Người có thể lý giải, thông cảm với người khác, săn sóc quan tâm người khác, chính là người bạn tốt. Giao tiếp với họ, sẽ ít có hiểu lầm, tranh cãi, tranh đấu, cũng không cần giải thích nhiều, rất nhiều điều có thể tâm đầu ý hợp, ở bên họ ta sẽ luôn cảm thấy thoải mái dễ chịu. 

    8. Kết giao với người nhận phần thiệt về mình 

   Phàm là người mà chuyện gì cũng tình nguyện nhận phần thiệt về phía mình, hy sinh lợi ích của mình, chính là quân tử. Người biết chịu thiệt, tất nhiên sẽ hiểu biết sâu sắc về cuộc sống, lợi lộc sẽ không lay chuyển được họ. Làm bạn với người này, bạn sẽ học được rất nhiều đạo lý đối nhân xử thế.

 

Tăng Quốc Phiên

 

Trong kinh Nhân Quả có chép rằng: Sau khi đức Phổ Quang Như Lai thành Phật, có một vị tiên nhơn tên là Thiện Huệ, một hôm bỗng nhiên nằm mộng có năm điều kỳ lạ

 

Tác giả: Đạt Lai Lạt Ma
Dịch giả: Phạm Thu Hương

 Tạp chí Time đã phỏng vấn Đức Đạt Lai Lạt Ma tại thành phố New York vào tháng 5 năm 2010 với bài “10 Câu hỏi đến Đức Dalai Lama “.

  1. Câu hỏi: Ngài đã bao giờ cảm thấy tức giận hoặc điên tiết chưa? Kantesh Guttal, Pune, ẤN ĐỘ

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Ồ, có chứ, tất nhiên rồi. Tôi là người mà. Nói chung, nếu một người không bao giờ tức giận, thì tôi nghĩ có điều gì đó đã sai. Anh ta bị hâm hâm trong đầu rồi. [Cười lớn.]

  1. Câu hỏi: Làm thế nào mà ngài luôn lạc quan và trung thực khi có quá nhiều thù ghét trên thế giới vậy? Joana Cotar, FRANKFURT, ĐỨC.

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Tôi luôn nhìn một sự kiện nào đó từ góc nhìn rộng lớn. Luôn có vấn đề nào đó, chết chóc nào đó, hành động tàn sát hoặc khủng bố nào đó hoặc bê bối ở mọi nơi, mọi ngày. Nhưng nếu bạn nghĩ toàn bộ thế giới là như vậy, thì bạn đã sai. Vì trong 6 tỷ người, những người gây rối chỉ là số ít.

  1. Câu hỏi:Vai trò đặt ra cho ngài đã thay đổi ra sao kể từ khi ngài lần đầu tiên trở thành Đức Đạt Lai Lạt Ma? Andy Thomas, CARMARTHEN, WALES, ANH QUỐC.

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Tôi trở thành Đạt Lai Lạt Ma không dựa vào tự nguyện. Dù tôi có nguyện vọng hay không, tôi [cũng phải nghiên cứu] triết học Phật giáo như một tăng sinh bình thường trong các tu viện lớn. Cuối cùng tôi nhận ra mình phải có trách nhiệm. Thỉnh thoảng có khó khăn, nhưng nơi nào có thử thách, nơi đó lại thực sự là một cơ hội để phục vụ được nhiều hơn.

  1. Câu hỏi:Ngài có thấy khả năng hòa giải nào với chính phủ Trung Quốc trong cuộc đời ngài không? – Joseph K.H. Cheng, MELBOURNE, ÚC.

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Có chứ, có khả năng. Nhưng tôi thấy kinh nghiệm quá khứ đã cho thấy điều này không dễ dàng chút nào. Có nhiều người bảo thủ, cái nhìn của họ rất hạn hẹp và thiển cận. Họ không nhìn vấn đề một cách toàn diện. Tuy nhiên, người dân bên trong nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã có sự tiếp xúc rộng hơn với thế giới bên ngoài. Càng ngày càng có nhiều tiếng nói bất bình trong nhân dân, đặc biệt là trong giới trí thức. Những điều này sẽ thay đổi – điều đó sẽ phải xảy ra.

  1. Câu hỏi: Làm thế nào chúng tôi có thể dạy con cái chúng tôi không được nổi giận? – Robyn Rice, GRAND JUNCTION, COLORADO, MỸ.

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Trẻ em luôn nhìn vào cha mẹ. Cha mẹ nên bình tĩnh hơn. Bạn có thể dạy con bạn rằng bạn đang đối diện với rất nhiều vấn đề nhưng bạn phải phản ứng những vấn đề đó với một tinh thần bình tĩnh và lý trí. Tôi luôn có cái nhìn này về hệ thống giáo dục hiện đại: chúng ta dành sự quan tâm cho phát triển não bộ, thế nhưng về sự phát triển lòng tốt thì chúng ta rất ỷ lại.

  1. Câu hỏi: Ngài đã bao giờ từng nghĩ mình là một người bình thường thay vì là một Đức Đạt Lai Lạt Ma chưa? – Grego Franco, MANILA, PHI LUẬT TÂN,

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Có chứ, khi còn trẻ. Thỉnh thoảng tôi cảm thấy, “Ôi, thật là một gánh nặng. Mình mong sao mình được là một người Tây Tạng vô danh. Khi đó, mình sẽ được tự do hơn.” Nhưng sau đó tôi nhận ra vị trí của mình là một cái gì đó hữu ích cho những người khác. Hiện nay tôi cảm thấy hạnh phúc rằng mình là Đạt Lai Lạt Ma. Đồng thời, tôi chẳng bao giờ cảm thấy mình là người có chút đặc biệt. Như nhau – chúng ta tất cả đều như nhau.

  1. Câu hỏi: Ngài có nhớ Tây Tạng không? Pamela Delgado Córdoba, AGUASCALIENTES, MEXICO.

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Có chứ. Văn hóa Tây Tạng không những thích hợp với cổ xưa mà còn thích hợp với thế giới ngày nay. Sau khi quan sát các vấn đề bạo lực, chúng tôi thấy rõ văn hóa Tây Tạng là văn hoá của lòng từ bi và bất bạo động. Ngoài ra còn khí hậu nữa. Ở Ấn Độ trong suốt mùa mưa, thời tiết quá ẩm ướt. Khi đó, tôi rất nhớ [Tây Tạng].

  1. Câu hỏi: Ngài nói gì với những người sử dụng tôn giáo như là một cái cớ để bạo lực hoặc giết người? Arnie Domingo, THÀNH PHỐ QUEZON, PHI LUẬT TÂN.

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Có những người sùng đạo, vô tội bị lôi kéo bởi một số người có quan tâm khác hẳn. Quan tâm của họ không phải là tôn giáo mà là quyền lực hay đôi khi là tiền bạc. Họ lợi dụng niềm tin tôn giáo. Trong trường hợp như vậy, chúng ta phải phân biệt được: những [điều ác đó] không sinh ra bởi tôn giáo.

  1. Câu hỏi:Ngài đã bao giờ thử mặc quần chưa? – Ju Huang, STAMFORD, CONNECTICUT, MỸ.

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Khi trời rất, rất lạnh. Và đặc biệt vào năm 1959, khi tôi chạy trốn, tôi có mặc quần dài, như người dân mặc. Vì thế, tôi có kinh nghiệm rồi.

  1. Câu hỏi: Ngài có tin thời gian của ngài tại đây trên trái đất này đã là một thành công? – Les Lucas, Kelowna, British Columbia, CANADA.

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Hmmm. Điều đó tương đối thôi. Thật quá khó để nói. Mọi cuộc sống con người đều gồm một phần thất bại và một phần thành công.

Một vị Phật tử đi đám gặp ống bồ lô, chú tháo nắp bình ra, tự nhiên một ông thần được thoát ra, nên cho chú được phép ước một câu ước.

 

“Hạt Bụi Vô Minh” là nhạc và lời của Sư Bà Diệu Từ, Viện Chủ Chùa Diệu Quang, Orange County. Đây là một trong hàng trăm bài nhạc sư bà đã sáng tác. Khi nghe qua các bài nhạc của sư bà, cũng như bài nhạc này, hình như ai là phật tử cũng cảm nhận được đây là những bài pháp tuyệt vời được đúc kết, chưng cất thành vần thơ tiếng nhạc. Chúng ta hãy lắng lòng mình thật tĩnh lặng để nghe bài pháp thoại “Hạt bụi vô minh” tâm sự về chân thật của cuộc đời và vũ trụ bao la xung quanh chúng ta.

Ta là hạt bụi vô minh ở trong trời đất, ở trong trời đất... Là nắng lên cao, là sao trên trời, là nước ngọt ngào, là gió lung linh. Đã tạo nên hình trong cõi vô minh. Ta từ đâu mà đến, từ đâu mà đến? Đến rồi đến rồi, đến rồi... “

Vâng, chúng ta đã đến rồi. Để hiện diện giữa cuộc đời này, đa phần chúng ta đều từ nghiệp lực lôi kéo. Như kinh dạy “Ái bất nhiễm bất sanh ta bà” nghĩa là do sát đạo dâm vọng, do một niệm bất giác hốt nhiên minh giác mà thành đối đãi nhị biên, rồi có thế giới sanh khởi và tiếp tục, chúng sanh sanh khởi và tiếp tục và nghiệp báo sanh khởi và tiếp tục.[1] Cảm nhận được điều này nên Nữ nhạc sĩ ni trưởng Diệu Từ đã thán rằng: “Ta là hạt bụi vô minh ở trong trời đất, ở trong trời đất”. Hình hài tứ đại đã hiện diện như một dấu chấm vô cùng nhỏ, không đáng kể giữa vũ trụ cũng từ một niệm vô minh tùy hỉ việc ái dục của cha mẹ mà gá vào bào thai, trở thành một đốm đất nước gió lửa di động lai vãng giữa trời đất mênh mông này. Hình hài này như một con rối khi máy tắt thì con rối đứng yên. Khi bật máy thì con rối hoạt động. Nhưng để múa rối được, nhạc sĩ đã nhận ra nguồn động lực chỉ huy hoạt động của con rối là do tánh giác, tánh biết, tánh chân không diệu dụng của đại thừa, mà thiền tông gọi là “chủ nhân ông”, Lăng Nghiêm gọi là “chân ngã” hay “kiến tinh”, Hoa Nghiêm gọi là “Ta là tất cả. Tất cả là ta”. Từ đó, nhạc sĩ đã cảm nhận một cách nhẹ nhàng nhưng sâu lắng rằng “Ta là nắng lên cao, là sao trên trời, là nước ngọt ngào, là gió lung linh”. Phải chăng điều này đã hợp với ý của Thiền lão Thiền sư rằng:

“Trúc biếc hoa vàng đâu cảnh khác

Trăng trong mây bạc hiện toàn chân”.

(Thùy trúc hoàng hoa phi ngoại cảnh

Bạch vân minh nguyệt lộ toàn chân).[2]

Tất cả đều là chân như bản tánh. Nắng trên cao, sao trên trời, nước ngọt ngào, gió lung linh, con rối, trúc biếc, hoa vàng, trăng trong, mây bạc, là gọi chung hữu tình và vô tình đều từ tâm. Nơi đây để chúng ta nhận rõ nghĩa của ngã-chân ngã, tục đế-chân đế. Bởi “giác bất ly thế gian” nên nhạc sĩ thiệp vào đời, hiểu tâm sự của người, trân trọng và không gây đau khổ cho ai.

Điều mình không muốn đừng tạo cho ai. Điều mình không muốn đừng tạo cho ai. Đừng làm nổi trôi tâm người đau khổ, đừng làm nổi trôi tâm người phiền não”.

Nói về quan điểm vũ trụ xung quanh, khoa học gia Terence Dickinson nói rằng: “Có hàng ngàn tỷ dãy ngân hà trong vũ trụ. Giống như hoa tuyết lấp lánh, mỗi ngân hà có một dáng vẽ và kiến trúc đặc thù, đã cống hiến thêm trong cái đa dạng vô tận của vũ trụ hùng vĩ mênh mông này”.

(There are the estimated 100 billion galaxies in the known universe. Like snow-flakes, each spiral galaxy has a unique shape and structure, offering almost infinite variations on a single elegant theme)[3].

Dù vũ trụ thật bao la nhưng các nhà khoa học gia cũng biết rằng: “Khi so sánh với thọ mạng con người, các ngôi sao giống như các ngọn núi vững chắc. Nhưng thật ra trong khái niệm thời gian vô tận này thì ngay cả những ngôi sao và núi to đều là vô thường”.

(In comparison to human life span, the stars seem as enduring as mountains. But we now know that over vast stretches of time, neither stars nor mountains are permanent)[4].

Dù ngôi sao, núi non, vũ trụ vô thường, nhưng tâm hồn an-nhi-hạnh của nhạc sĩ luôn tự tại an lạc, nên nhạc sĩ đã thốt lên rằng: “Ta về... Từ có mà không, từ không mà có, càn khôn bất diệt, vũ trụ bao la... Ta là người ở chốn vô minh. Là vua của vạn loài hữu tình, là tịnh, vũ trụ muôn màu, tự tại hư vô... ».

Từ «không mà có» để tạo vẽ thẫm mỹ cho cuộc đời và vũ trụ, nên nhạc sĩ muốn gởi thông điệp cho chúng ta rằng : Chúng ta phải biết giác tỉnh tu tập, sống cống hiến sức mình cho đạo, cho đời, cho cộng đồng, xã hội  và con người. Vâng! Nhạc sĩ đã trang bị cho mình và người một hành trang: « Đã trót sinh ra, đã trót sinh ra, góp mặt cho đời, góp mặt cho đời, phải biết tu thân, phải biết tu tâm, sống đạo làm người, hạnh phúc vô biên ».

Với cái nhìn «Ta từ đâu mà đến, từ đâu mà đến. Từ chốn ấy về, từ đâu mà đến, từ đâu mà đến ? Từ chốn ấy về, từ có mà không, từ không mà có. Tinh thần bất diệt, vũ trụ muôn màu đều là của ta », nhạc sĩ như đã cảm nhận được vẽ đẹp bên trong và ngoài của sự vận hành sanh trụ dị diệt. Vẽ đẹp chân thường giữa các hoa vô thường này. Thật là

 «Đất bằng sau nhiều năm;

Thực vật đều thơm ngát.»

(Thiền Sư Chân Không)[5].

 Trưa Hè Chùa Hương Sen, ngày 2 tháng 8 năm 2010

Thích Nữ Giới Hương

[1] Xin mời xem “Luân Hồi trong Lăng Kính Lăng Nghiêm”, Thích Nữ Giới Hương, Nhà Xuất Bản Văn Hóa Sài Gòn, 2008, trang 64-5.

[2] Thiền Sư Việt Nam, Thích Thanh Từ, THPGHCM, 1992, trang 60.

[3] Terence Dickinson, The Universe and Beyond, 4th edition, 2004, trang 153

[4] Như trên, trang150.

[5] Thiền Sư Việt Nam, Thích Thanh Từ, THPGHCM, 1992, trang 138.

Ngoại đạo nói rằng: “Sa môn Thích Tử có nhiều việc không biết”. Thích Tử là con dòng họ Thích. Sa môn nghĩa là những người đi tu.

                                                                        

             Nam Mô A Di Đà Phật

      Tôi là Sư Cô Giới Hương, Trụ Trì Chùa Hương Sen, thành phố Moreno Valley, California. Nhân dịp mùa Vu lan năm 2010, Phật lịch 2554 về, Giới Hương xin chia sẻ với quý thính chúng đài Hương Sen một câu chuyện nói về gương sáng hiếu thảo của tôn giả Xá Lợi Phất

      Ngài Xá Lợi Phất xuất thân từ gia cấp Bà la môn, nhưng ngài lại xuất gia làm đệ tử Phật. Sau mấy mươi năm tu học và trước khi nhập niết bàn, ngài đã trở về nhà hóa độ mẹ già báo đáp ơn đức cù lao sanh dưỡng.

      Cùng với chư tăng về thăm mẹ thì ngài bỗng mắc bịnh và ngài dặn đừng để mẹ ngài vào thăm. Bà vô cùng lo âu, đứng ngoài trông ngóng lo âu. Trong đêm đó vào canh một, hai và ba, bà thấy có nhiều vị thiên thần đến viếng thăm ngài và hào quang rực sáng. Bà ngạc nhiên hỏi và ngài Xá Lợi Phất mỉm cười từ tốn:

     -Thưa mẹ, đó là bốn vị Ðại thiên vương.

     Bà mẹ trố mắt hỏi: Con còn cao cả hơn bốn vị Ðại thiên vương nữa ư?

    - Mẹ chưa biết, bốn vị Ðại thiên vương đều là những người hộ trì Phật pháp và đã hộ vệ bốn bên như bốn cận vệ quân hộ vệ cho Đức Phật khi ngài vừa đản sanh.

   - Thế còn những thiên thần nào đã đến vào khoảng canh hai, hào quang rực sáng hơn cả hào quang của bốn vị trời kia?

   - Ðó là vị trời Ðế Thích và những vị trời trên 33 cõi trời Ðao Lợi, thưa mẹ.

   - Con còn cao cả hơn trời Ðế Thích nữa sao?

   - Mẹ chưa biết, vị trời Ðế Thích tuy là vua của 33 cõi trời Ðao Lợi, nhưng đối với Ðức Bổn Sư thì cũng chỉ như một Sa di theo hầu một vị Tỳ kheo. Khi Ðức Bổn Sư từ cõi trời Ðao Lợi thăm mẹ trở về, vị trời Ðế Thích này đã mang bát và đãy y của Ðức Phật, đi theo sau Ðức Phật, tiễn đưa Ðức Phật từ trời Ðao Lợi trở về lại cõi trần bằng tất cả lòng tôn kính.

   - Thế còn những thiên thần nào đã đến thăm con sau cùng với hào quang rực sáng cả nhà này?

    Mẹ chưa biết, đó là vị vua cõi trời Ðại Phạm và những vị trời trên cõi trời đó, cũng chính là giáo chủ Bà La Môn, cũng chính là Thiên sư của mẹ.

Bà mẹ há hốc miệng, nói:

  - Ô trời! Con còn cao cả hơn vị Thiên sư mà mẹ hằng ngưỡng mộ nữa sao?

  - Mẹ còn chưa biết, vào ngày Ðức Phật đản sinh, chính vị trời Ðại Phạm này đã đón rước Ngài trong tấm lưới đầy hào quang sáng chói, và vào ngày Ðức Phật thành Ðạo, cũng chính vị trời Ðại Phạm này đã cung thỉnh Phật chuyển Pháp luân, chớ vội nhập Niết bàn.

    Bà mẹ sững sờ không ngờ con mình oai đức quá và dĩ nhiên hẳn Ðức Phật còn oai đức hơn thế nữa, và trong tự tâm bà bỗng khởi lên lòng tín kính bất động đối với Phật Pháp và Tăng. Ngài Xá Lợi Phất chỉ chờ đợi có giây phút ấy, liền thuyết giảng cho mẹ nghe một bài pháp ngắn, bà liền chứng được Pháp nhãn thanh tịnh.

    Tôn giả Xá Lợi Phất, tôn giả Mục Kiền Liên và nhiều tôn giả nữa trong lịch sử Phật giáo đã cho chúng ta thấy sự cảm hóa được mẹ cha hay những người thân của mình quy y Tam bảo là một trong những cách hiếu thảo báo đáp ơn đức cù lao.

    Đúng như vậy! cảm hóa và khiến cho cha mẹ quy y Tam bảo tức quy y Phật, quy Pháp và quy y Tăng là được vô cùng lợi lạc. Cha mẹ biết lánh dữ làm lành

Thuở xưa vào triều đại nhà Lương ở Trung Hoa có Thiền sư Chí Công là một bậc Đại đức cao tăng.

Một pháp môn hay nhất là chỗ nó giúp hành giả thấu rõ thực tướng của mình và muôn pháp, tiêu sạch phiền não, đem lại an lạc cho mình và người chung quanh.

Ông phú hộ giàu có cái gì cũng có hết. Nói nếu ai có vật gì lạ mà ta chưa có, đem đến ta sẽ đổi chonửa gia tài.

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm