Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 


Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến - Source-Nguồn: operationmeditation.com

(Levels Of Consciousness, A Buddhist Perspective - By Operation-Meditation)
cái biết

Các Loại Cái-Biết, Một Cái Nhìn Phật Giáo -

  

Trong một thời gian rất lâu, xuyên suốt qua các nền văn hóa và tôn giáo trên thế giớichúng ta đã vật lộn với câu hỏi là bản thân chúng ta đã phát triển về thân thể, và về tâm lý như thế nào. Tâm lý học hiện đại đã mang đến cho chúng ta 'Hệ Thống Cấp Bậc Về Nhu Cầu Của Maslow', và trong thời trung cổ mang đến cho chúng ta 'Sự Tiến Triển Của Người-Đi-Hành-Hương Của Bunyan', và còn của những người khác nữa. Cũng có rất nhiều thí dụkhông-thuộc-về nền văn hóa Tây Phươngthí dụnhư lý thuyết Phật Giáo về các loại cái-biết (thức). 

CHÍN LOẠI CÁI-BIẾT (THỨC)

Đạo Phật dạy rằng có 9 loại cái-biết (thức). Sự giảng dạy nầy cho chúng ta một phương tiện, để hiểu biết về sự nhận thức của con người, và làm thế nào để chúng ta kết nối với thế giới, và với vũ trụ rộng lớn chung quanh. Lý thuyết nầy đã thành hình, qua 2500 năm học tập, và nghiên cứu về bản chất của tâm, và vòng sinh tử luân hồi của sự sinh ra, sự sống, và cái chết.

NĂM LOẠI CÁI-BIẾT (THỨC) ĐẦU TIÊN - NĂM CÁI-BIẾT XỬ DỤNG CÁC GIÁC QUAN CỦA CHÚNG TA

Năm loại cái-biết (thức) đầu tiên là các cái-biết của các loại giác quan liên-hệ đến thân thể chúng ta. Năm loại nầy, theo thứ tự, gồm có cái-biết thấy, cái-biết nghe, cái-biết ngửi, cái-biết nếm, và cái-biết xúc chạm (nhãn thứcnhĩ thứctỷ thứcthiệt thức, và thân thức). Tùy thuộc vào sức mạnh của nguồn-phát-xuất đến các giác quanchúng ta sẽ có những sự nhận thức khác nhau về những cái-biết, vào các thời điểm khác nhau.

CÁI-BIẾT THỨ SÁU - CÁI-BIẾT CỦA Ý (Ý THỨC)

Cái-biết thứ sáu là sự phối hợp và sự thực hiện các thông tin từ mọi giác quan khác nhau để cho chúng ta có một sự tổng hợp mạch lạc, và toàn bộ - loại cái-biết nầy tương ứng chặt chẽ với khái niệm về 'sự nhận biết' của Tây Phương. Đối với hầu hết mọi người, sáu loại cái-biết nầy là những loại mà chúng ta dành phần lớn thời gian, để thực hiện các sinh hoạt hàng ngày.

CÁI-BIẾT THỨ BẨY - CÁI-BIẾT CỦA CÁI-TÔI (MẠT-NA THỨC)

Đây là loại cái-biết mà hướng vào trong tâm của chúng ta, chứ không phải nhìn ra bên ngoài. Loại cái-biết của cái-tôi, thuộc về tâm nầy (tâm tiếng Phạn là mano) là có liên quan đến sự-nhận-biết cái-tôi, và có khả năng để phân biệt giữa điều thiện và điều ác.

CÁI-BIẾT THỨ TÁM - CÁI-BIẾT VỀ NƠI-CƯ-TRÚ CỦA NGHIỆP (TÀNG THỨC, A-LẠI-YA THỨC)

Bên dưới bẩy loại cái-biết nói trên, những người Phật Tử tin rằng có một loại cái-biết về nghiệp, cái-biết thứ tám nầy gọi là a-lại-ya. Điều nầy tương quan với những gì tâm lý học hiện đại gọi là vô-thức. Cái-biết nầy chứa tất cả các việc-làm thiện-lành, và các việc-làm ác-độc, cũng như các nghiệp (những kinh nghiệm) của các tiền-kiếp quá khứ, và kiếp hiện tại. Không giống như bẩy cái-biết đầu tiên, chúng sẽ bị tiêu hủy đi sau khi chúng ta chết, cái-biết về nghiệp (a-lại-ya) sẽ còn tồn-tại sau khi chúng ta chết. Cái-biết nầy là kho-chứa-hàng, hoặc là cái-biết không-bao-giờ-bị-tiêu-hủy. Đây là loại cái-biết, nơi mà hiện tượng tâm-linh xảy ra.

CÁI-BIẾT THỨ CHÍN - CÁI-BIẾT NGUYÊN-CHẤT, KHÔNG-PHA-TRỘN

Nằm sâu hơn cả cái-biết về-nghiệp (a-lại-ya), là cái-biết nguyên-chất, không-pha-trộn amala. Cái-biết nầy không-còn sự-ô-nhiễm của nghiệp, và do đó được gọi là cái-biết nguyên-chất, không-pha-trộn căn bản. Đây là nền tảng căn bản của mọi cuộc sống. Trong cái-biết nguyên-chất, không-pha-trộn amala nầy, bản chất thật sự của chúng ta tồn tại hài hòa với cuộc sống của chính vũ trụ. Cái-biết nầy rất là mạnh mẽ, và chúng ta có thể đạt được bằng sự giác ngộ.

Khái niệm Phật Giáo về chín loại cái-biết cho chúng ta một khuôn mẫu tuyệt vời để noi theo, và để chuyển hóaLời Phật Dạy về sự liên kết chặt chẽ của các sinh vật, chứng tỏ cho chúng ta thấy rằng, những sự thay đổi tích cực trong cuộc sống của chúng ta, sẽ dẫn tới sự thay đổi tích cực của những người khác - bởi vì, chúng ta đều được kết nối với nhau như vô số các đĩa-xích cùng lăn tròn ăn khớp với nhau (đĩa-xích còn gọi là bánh-răng, thí dụchúng ta thấy nơi bàn đạp của xe đạp, đĩa-xích lăn tròn trên sợi dây-sên-xích).

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHÚNG TA TIẾN TRIỂN QUA CHÍN LOẠI CÁI-BIẾT (THỨC)?

Lịch sử lâu đời của Phật Giáo là sự quan sát về tâm và sự phát triển cá nhânTruyền thống nầy có nhiều kỹ thuật tâm linh đã được phát triển qua hàng triệu năm, tuy nhiên, điều mà mọi người có thể tiếp cận dễ dàng nhất là qua thiền định. Để học hỏi về thiền, bạn không cần phải tu hành theo đạo Phật - ngày nay, nhiều người đến từ các tầng lớp xã hội khác nhau, đến từ các nền văn hóa khác nhau, đã thực hành thiền, và thiền định đã mang đến cho họ nhiều lợi ích, và thiền định đã được giúp đỡ, và hỗ trợ bởi các nghiên cứu khoa học hiện đại.

 

Thiền định cho phép chúng ta hiểu biết sâu sắc về các loại cái-biết của chúng ta. Khi chúng ta bắt đầu thiền địnhchúng ta bắt đầu từ cái-biết của cái-tôi (loại thứ bẩy), sau một thời gian thiền địnhchúng ta có thể tiến đến cái-biết về-nghiệp (loại thứ tám). Cái-biết về-nghiệp vượt lên trên những giới hạncủa cá nhân, lúc mà chúng ta bắt đầu tới gần năng lực của nghiệp. Khi chúng ta thay đổi tích cực năng lực của nghiệp, chúng ta sẽ nhận thấy các tác độngtích cực đến những người chung quanh chúng ta, và chúng ta sẽ thấy mình đang phát triển lòng từ bi, và chúng ta đang phát triển sự-nhận-biết về thân tâm của chính mình

Source-Nguồn: http://operationmeditation.com/discover/levels-of-consciousness-a-buddhist-perspective/

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm