Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

Low maintenance gardens // High Living Barnet

SƯ BÀ ĐỒNG KÍNH –CHÌA KHÓA THIỀN TÔNG

Trụ trì Thiền Viện Vô Ưu (Miền Bắc California)

  1. Thiền Viện Vô Ưu

Thiền viện Vô Ưu (Miền Bắc California) vốn là ngôi nhà (rộng 1,6 mẫu ta) của gia đình Phật tử Chánh Quán Nghiêm và Chơn Niệm Trang đã thành tâm cúng dường cho Hòa thượng Trúc Lâm thượng Thanh hạ Từ vào ngày 13-11-2002. Hòa thượng Tôn sư giao cho Ni Sư Thích Nữ Thuần Thành (nay còn gọi là Sư bà Đồng Kính) Trụ trì từ năm 2002 đến  nay.

Thiền Viện Vô Ưu

Vô Ưu Buddhist Meditation Association

Trụ trì: Sư bà Đồng Kính

1300 Church Ave, San Martin, CA 95046

Phone(408) 683-4498

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Website: https://thienvienvouu.org/

Sư bà cùng Ni chúng và chư Phật tử chung sức chung lòng, góp công, góp của xây dựng Thiền viện ngày một trang nhã thiền vị trang nghiêm. Chánh điện thờ đức Phật Thích Ca (chính giữa), hai bên là Bồ tát Văn Thù và Bồ tát Phổ Hiền. Phía sau có Vườn thiền Đạt Ma có tôn trí một tượng Tổ sư Đạt Ma bằng đá cẩm thạch đứng giữa đồi lá xanh và núi đá sơn giả rất ấn tượng. Thiền viện ngày càng phát triển thành một nơi thanh tịnh lý tưởng cho chư Ni về xuất gia và Phật tử về học Thiền.

  1. Tông chỉ

Thiền viện Vô Ưu theo sự hướng dẫn Thiền của Tôn sư Hòa Thượng Trúc Lâm Thích Thanh Từ, dung hợp pháp tu qua ba vị Tổ sư: Nhị Tổ Huệ Khả, Lục Tổ Huệ Năng và Sơ Tổ Trúc Lâm Trần Nhân Tông. Tông chỉ là kiến tánh thành Phật và Thiền viện sẵn sàng chia sẻ ý nguyện này đến với tất cả những ai có duyên.

  1. Ý nghĩa “Vô Ưu”

Ưu là ưu đàm, một loại hoa quý lâu lắm mới nở một lần và Hoàng hậu Maya đã vịn nhánh hoa ưu đàm khi hạ sanh Thái tử Sĩ-đạt-đa tại vườn thượng uyển Lâm-tì-ni. Vô ưu nghĩa là không phiền não, ưu lo. Thiền viện ước muốn các Thiền sinh đến Thiền viện sẽ quẳng gánh lo âu, buông bỏ khách trần vọng tưởng, tâm niệm hư ảo, để tập sống với chủ nhân ông, tâm Phật của mình.

.

  1. Sư bà Đồng Kính

Sư bà Đồng Kính (thế danh Nguyễn Thị Thoa) sanh 1949 tại Sài gòn.

  • Năm 1972-1975, học và tốt nghiệp đại học Văn Khoa, Sài gòn.
  • Năm 1980, xuất gia tại Chùa Đông Hưng với Đại lão Hòa Thượng thượng Hành hạ Trụ.
  • Năm 1983, Sư bà xin phép sư phụ cho Sư bà theo học Thiền ở Thiền Viện Chơn Không (Vũng Tàu) dưới sự hướng dẫn của Đại Lão Thiền sư thượng Thanh hạ Từ.
  • Năm 1984, Sư bà thọ giới Tỳ Kheo Ni tại Chùa Long Thiền, Biên Hòa, Đồng Nai và Sư bà đảm trách chức Giáo thọ dạy học ở trường Trung Cấp Đồng Nai (do Hòa Thượng Nhật Quang – Tổ đình Thường Chiếu làm Hiệu trưởng) trong nhiều năm.
  • Năm 2001, Sư Bà qua Mỹ theo diện R1 do Thiền Viện Quang Chiếu (Texas) bảo lãnh.
  • Năm 2002, Hòa Thượng Ân sư thượng Thanh hạ Từ đề cử Sư bà làm trụ trì Thiền Viện Vô Ưu cho đến ngày nay.
  1. Ni chúng và thời khóa

Thiền viện Vô Ưu thường trú có 8 vị Ni. Cuối tuần có những vị Ni ở các thất địa phương về sinh hoạt. Chùa có lịch sinh hoạt mỗi cuối tuần, những khóa tu hàng tháng và những ngày lễ Phật đản, Vu lan, Tết, v.v... Mỗi năm, Thiền viện tổ chức khóa An cư kiết hạ 3 tháng cho Ni chúng; riêng năm 2020 có nhuần cho nên sẽ an cư 4 tháng từ mồng 10 tháng 4 âm lịch (tức ngày 2 tháng 5 năm 2020) trở đi. Hiện có 21 quý Ni sư và Sư cô về an cư. Đang là mùa dịch virus covid cách ly, nên mỗi ngày chùa có khóa giảng online, đặc biệt thứ Tư có hai bài giảng song ngữ (Anh-Việt) từ 9:30g-11g sáng (90 phút) do Sư bà Đồng Kính đảm trách.

  1. Hoằng pháp

Sư bà Đồng Kính tìm được nhiều giải đáp tâm linh nơi chìa khóa Thiền tông và đã nhiều năm gắn bó với các pháp hội Thiền học của Hòa Thượng Ân sư thượng Thanh hạ Từ. Sư bà trân quý sự thực hành, ứng dụng lời Đức Phật dạy trong cuộc sống, dựa theo ba chân lý: Chân lý phổ biến (vô thường huyễn hóa, 12 nhân duyên, nhân quả), chân lý tương đối (đối đãi giữa thiện ác, sanh tử và Niết bàn) và chân lý tuyệt đối (chứng ngộ thiền tánh Không, nhận lại chủ nhân ông của mình). Sư bà rất thích Kinh Lăng Nghiêm và muốn xuất gia để sống trọn vẹn với ý kinh. Kinh Pháp Hoa nói về nuôi dưỡng hạt giống Phật bình đẳng, rất gần gũi và dễ hiểu mà trước khi xuất gia, Sư bà tụng hàng ngày ở Chùa Đông Hưng.

Sư bà hầu như giảng pháp mỗi ngày online với nhiều tựa đề phong phú như Vạn Pháp Quy Tâm Lục, Lớp Anh Văn Phật Pháp -English Dharma Lessons, Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn, Tuệ Trung Thượng Sĩ - Sống Chết Nhàn Mà Thôi, Sự Tích 18 Vị A La Hán, Tứ Vô Lượng Tâm, Trí Tuệ Ba La Mật, Thiền định Ba La Mật, Bố thí Ba La Mật, Nhẫn nhục Ba La mật, Kinh Lăng Nghiêm, Tứ Đế, Trâu Về Nhà, Từ bi hỷ xả, Ngũ minh, Trọng tâm của Thiền, Ngũ Căn, Ngũ lực, Tu chứng, Ba chướng, v.v... Mời xem ở Website: https://thienvienvouu.org

Tại Hoa Kỳ, Sư bà cũng thường đi thuyết giảng ở các Thiền viện như Thiền viện Chơn Giác, Thiền viện Diệu Nhân, Thiền viện  Đại Đăng, Chùa An lạc, Chùa Đức Viên (California), Chùa Trúc Lâm (Illinois), Đạo tràng Tuệ Quang (Oregan), Thiền viện Quang Chiếu (Texas) và nhiều đạo tràng ở Canada và Úc Châu, v.v...

Nói về Ni giới trẻ tương lai, Sư bà Đồng Kính chia sẻ rằng: “Sư bà cảm thấy lo lắng, vì ở một đất nước phát triển như Hoa Kỳ, Ni giới phải nỗ lực lắm mới đưa được Phật pháp phát triển. Để Ni trẻ phát tâm xuất gia tu học tại Hoa kỳ rất khó. Việt Nam có không khí đạo đậm đặc trong khi ở hải ngoại nói chung rất ít có hương vị thuần đạo, bởi vì hoàn cảnh tài chánh, nợ nần, ngôn ngữ, phương tiện di chuyển xa xôi...nên thuần đạo rất khó, dù Ni giới có cố gắng. Chùa hầu như phục vụ cho người lớn tuổi (cả tại gia và xuất gia), đến tu tập, dụng công miên mật, tinh tấn tu tập có kết quả, chứ chưa có duyên để phát triển giới trẻ hay Phật tử trẻ kế thừa tương lai như ý dù cũng cố công đào tạo.”

Chùa Hương Sen, ngày 12 tháng 07 năm 2020

Kính ghi,

Thích Nữ Giới Hương

This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Thượng tọa Tuệ Giác (chính giữa) và Sư bà Đồng Kính (bên trái)

Sư bà Trụ trì Thích Nữ Đồng Kính

2.16._Su_ba_Dong_Kinh_-_Thien_Vien_Vo_Uu.pdf

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm