Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 Man Killed in Grand Canyon Fall Was From Santa Rosa, Calif. | KNAU Arizona  Public Radio

TÌNH HÌNH NI GIỚI TẠI HẢI NGOẠI

GẶP NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG VIỆC HÀNH ĐẠO

Theo thiển ý của chúng tôi, sự thật mà nói thì dù là Tăng, dù là Ni, khi đã khá đủ Tài, Đức để đi Hành Đạo thì bất cứ ở nơi nào… ngay tại Việt Nam hay tại Mỹ Quốc đều không có gì đáng gọi là trở ngại! Nếu chúng ta đã có khá đầy đủ mọi yếu tố về Đời cũng như về Đạo.

Về Đời:

Ni Chúng tại Hải Ngoại hay trong nước Việt Nam:

  • Giới Luật phải đứng đầu.
  • Bằng cấp cao hay bằng cấp tối thiểu cũng đều nên hiểu biết tất cả những gì cần biết như: Văn Học, Nghệ Thuật, Kinh Tế, Xã Hội và những gì… gì…về Đời để khi giảng Pháp có sự liên quan .
  • Về dung nhan, dáng dấp, giọng nói, cử chỉ, cách ăn mặc:

Mặt mũi phải sáng sủa, dáng dấp phải uy nghi, cách ăn mặc không cần diêm dúa, nhưng không quá xấu và bê bối. Cách phát âm (giọng nói) phải rõ ràng, minh bạch. Cử chỉ không e dè, không mắc cỡ, không sợ sệt.

Về Đạo:

Phật Pháp phải giỏi, giảng giải đúng Chân Lý của Đức Phật:

Không mong cầu, không mê tín, không dị đoan, không buôn Thần, bán Thánh, không biến Đức Phật, Đức Quan Âm thành những vị Thần để phù hộ cho mọi sự mong cầu … không danh, không lợi, không quỵ lụy trước uy quyền và tiền bạc v.v…

Đời sống y Chân Lý của Đức Phật là như vậy, Trí Tuệ chứ không Vô Minh! Chúng ta ai ai cũng có Phật Tâm tròn đầy Phúc, Trí, viên mãn Đức, Hạnh cho nên:

Không Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi, không Hỉ, Nộ, Ái, Ố! Trái lại là đối với tất cả mọi người và muôn loài, muôn vật đều phải tươi mát, trong sạch, Trí Tuệ, Từ Bi, Khiêm Cung, Đức Độ, Bao Dung, Độ Lượng, Bình Đẳng, Hòa Đồng… và nhất là phải tinh tấn tu học từng giây, từng phút… đi sâu mãi vào Đạo Pháp! Học Đạo, học Đời, học mãi không thôi, học sao cho trọn vẹn cả Đời lẫn Đạo. Vì

Đạo/ Đời không bao giờ tách rời nhau, và Thân/TâmMột. Do đó chúng ta không nên ở trong  tình trạng: “Được một tí đã cho là đủ” rồi tự Ấn Chứng cho mình là tài, là giỏi, là siêu việt để mà dương dương Tự Đắc và cao ngạo! Vô tình đã tự mình dẫn dắt chính mình và tất cả những vị học Đạo với mình đi vào Sáu Nẻo Luân Hồi.

Những yếu tố tối thiểu của một vị Giảng Sư đi Hành Đạo là như thế, còn ngược lại, thì đúng nghĩa là trở ngại thật sự! Nếu chúng ta không chịu Thức Thời về mọi mặt, mọi diễn tiến của Khoa Học Tân Kỳ càng ngày càng tiến triển, lan tràn khắp mọi nơi, mọi chỗ…Do lẽ đó sự học hỏi về cả Đời lẫn Đạo vô cùng cần thiết trong đời sống hiện tại của tất cả mọi người là lẽ dĩ nhiên, nói chi chúng ta là những vị Lãnh Đạo Tinh Thần phải làm gương, phải giác ngộ, mới không đi lạc Chính Pháp! Đó là trách nhiệm trong việc làm hiện tại của chúng ta là đang gánh vác Sứ Mạng Như Lai!

Y chỉ của Đức Phật là muốn chúng ta hiểu thâm sâu, rốt ráo về Phật Pháp, rồi đem Thực Hành trong từng Sát Na với chính bản thân mình và cư xử với muôn loài, muôn vật cũng y như với chính mình, bằng những đức hạnh sẵn có đầy đủ trong Phật Tâm của chúng ta, đó chính là mục đích Tự Độ và Tha Độ.

Chúng ta là những Nhi Nữ Thường Tình trước khi đi xuất gia, nên đã hiểu tường tận về phái nữ, đa số là tính tình hay nhỏ nhen, ghen ghét, đôi khi thâm hiểm v.v…vì vậy:

Nếu chúng ta là những Ni Giới có kiến thức, thì vẫn phải kính trọng “Bát Kỉnh Giới Điều”[1] và vẫn phải thực hành để tuyệt đối hạ Ngã! Nhưng đối với những vị Thánh Tăng tài ba, đức độ, Phật Pháp tinh thông thôi! Còn ngược lại, với những Tà Tăng Phạm Giới, khả năng Phật Pháp, Đạo/Đời quá yếu kém thì không nên … Bởi vì các vị này không thể đem so sánh với những vị đệ tử thời Đức Phật toàn là Thánh Tăng! Nếu chúng ta cứ vô minh mà thi hành “Bát Kỉnh Giới Điều” với họ, thì vô tình chúng ta đã khích lệ cho các vị ấy thêm tội của “Sáu Nẻo Luân Hồi”, và rồi chính chúng ta cũng bị liên lụy trong Sáu Nẻo ấy!

Tóm lại, trong những ngày rất gần, Thế Hệ hiện hữu của chúng ta dần dần sẽ tàn úa hết, rồi Thế Hệ con em của chúng ta, nhất là ở Hải Ngoại sẽ không theo những gì Không Thực Tế là những:

Mong Cầu, Mê Tín, Dị Đoan, Cúng Sao, Giải Hạn, Phóng Sinh; Ngày, Giờ Tốt/ Xấu v. v…

Các em hầu hết sẽ đi vào con đường Thiền Định hiện đang Blooming (đang phát triển) …

Do vậy, để không quá trễ, chúng ta nên nghiên cứu về đường lối Thiền Định mà Đức Phật đã chỉ dạy để thực hành ngay trong cách Giảng Dạy… Bởi vì đường lối “Thiền Định Niêm Hoa Thị Chúng”  của Đức Phật rất thực tế, rất make sense.

Đường lối Tối Thượng “Thiền Định, Trực Chỉ Chân Tâm” Kiến Tính giải thoát khổ đau Sinh Tử Luân Hồi có 7 Kinh Liễu Nghĩa[2], chúng ta cần tham khảo kỹ càng để học hỏi và để giảng dạy ngay cho các em từ bây giờ.

Ni- Giới chúng ta y chỉ Đức Thế Tôn, mà tu hành là phải đập Ngã tối đa, đặt Giới Luật lên hàng đầu, và tuyệt đối buông bỏ mọi thói hư, tật xấu… Vì thế cho nên với 348 Giới Điều và với Bát Kỉnh Giới Điều mà Đức Phật đã trao truyền cho chúng ta, đó là những ngọn đuốc soi đường để “vượt Mê về Giác”:

Đúng như thế, Tu hành mà không có Giới Luật, không có Nội Qui, Ngoại Qui thì dù có tu đến bao đời chăng nữa cũng chẳng đạt được mục đích gì, chỉ phí công vô ích mà thôi.

Ngay ở đời này:

  • Trong một gia đình Lễ Giáo đương nhiên là có nhiều khuôn phép để đào tạo những đứa con ngoan ngoãn, hiếu để, đức hạnh, nên người. Cho nên rất nhiều gia đình có “Hội Đồng Gia Tộc”.
  • Trong mỗi Xóm, mỗi Làng đều có Luật Lệ riêng, do đó mới có câu “Phép Vua còn thua Lệ Làng”
  • Trong mọi Quốc Gia, mọi Xã Hội cũng đều có Luật Lệ để đào tạo công dân tốt, để bảo toàn thuần phong, mỹ tục, an ninh, hòa bình, và hạnh phúc.     

Về Đời còn phải có luật lệ như thế, thì huống chi về Đạo, làm sao lại không có Giới Luật cho được, để đào tạo các Tu Sĩ, các Tăng Tài, Ni Tài mà gánh vác Sứ Mạng Như Lai, tức là giáo hóa, chỉ đường, dẫn lối giải thoát cho Chúng Sinh ra khỏi mê mờ sinh tử.

Do lẽ đó mà Đức Phật đã đặt ra rất nhiều Giới Luật để giúp chúng ta tu hành cho mau có kết quả. Xin nhấn mạnh lại một lần nữa, nhất là đối với Chư Ni , thì Ngài còn cho vào qui luật khắt khe hơn, do đó mà có “Bát Kỉnh Giới Điều” để các chư Ni thực hành.Vì mục đích của sự tu hành là đập Ngã, đập Pháp, thì đương nhiên phải buông sạch mọi Tập Khí từ thô tới tế, từ Tương Đối tới Tuyệt Đối, và cũng là từ Hình Tướng tới Vô Hình Tướng, để Thật Tướng Bát Nhã hiển bầy! Muốn Thật Tướng hiển bầy thì không gì hữu hiệu hơn bằng cách giữ Giới một cách tối đa.

                               Bát Kỉnh Giới Điều

                     

                                        Đấng đại giác Thích Ca Mâu Ni

                                                Vừa đại trí, vừa đại từ bi

                                                Ngài thấu hiểu trong đoàn Ni Chúng

                                                Tự hại mình, vì tột mê si!

Thường tình nữ nhi, nhỏ nhen, nhiều chuyện

Độc ác, thâm trầm, thủ đoạn, đảo điên

Đố kỵ, ghét ghen, tạo lắm ưu phiền

Ích kỷ, ngạo mạn, thị phi, tranh chấp.

Đầy tham vọng, nào cao, nào thấp

Trong nhị biên, chẳng biết đường ra

Cõi tương đối, ấy cõi Sa Bà

Vào Biên Kiến là trong tử sinh!

Đức Từ Phụ vô vàn thương xót

Phận má hồng, khờ dại, vô minh

Ngài kê toa: “Liều thuốc Thánh Linh”

Ba Trăm Bốn Mươi Tám Giới Điều,

                                                và đây Bát Kỉnh.

Một Bát Kỉnh chứ mười Bát Kỉnh

Quá nương tay, cũng quá nhẹ nhàng

Bệnh nan y, sao khỏi bàng hoàng!

Không dùng Linh Dược, làm sao bịnh hết!

Nương Bát Kỉnh để mà chuyển hóa

Tự sửa mình kiểm điểm “Cái Ta”

Cái “Ta” ấy là cái “Vọng Ma”

Hạ được cái “Ta”, vượt cõi Sa Bà.

Thiền Viện Sùng Nghiêm,

Ngày 06, tháng 02, năm 2020

Thanh Tịnh Liên (Thích Nữ Chân Thiền)

Thanh Diệu Đức (Thích Nữ Chân Diệu)

This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Ni sư Chân Diệu và Ni sư Chân Thiền (thứ tư và thứ năm)

Ni sư Chân Diệu và Ni sư Chân Thiền (chính giữa đội mũ len)                                                   

[1] Bát kính pháp. Tứ Phần Luật – Tỳ Kheo Ni Giới Bổn Lược Ký Tập Yếu. Dịch giả Tỳ Kheo Ni Huyễn Huệ. Thành Hội TPHCM. Phật lịch 2541-1997.trang 11-12.

[2] Bảy Kinh Liễu Nghĩa: 1. Kinh Bát Nhã, Kim Cang, 2. Kinh Pháp Hoa, 3. Kinh Lăng Già, 4.Kinh Viên Giác, 5.Kinh Lăng Nghiêm, 6.Pháp Bảo Đàn Kinh (của Lục Tổ Huệ Năng), 7.Kinh Duy Ma Cật.   

1.13._Tình_Hình_Ni_Giới_Tại_Hải_Ngoại_-_Chan_Thien_va_Chan_Dieu.pdf

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm