Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

Câu: Nam mô tát bà Bột đà bột địa Tát đa bệ tệ viết theo la tinh hoá: Namo sarva buddha bodhisattvebhyaḥ. Ý Việt tạm dịch là: Thành tâm qui ngưỡng tất cả chư Phật, Bồ tát.

Vài dòng tham khảo về ý nghĩa của các âm Hán Phạn trong câu Phật học dưới đây:

Nam mô tát bà Bột đà bột địa Tát đa bệ tệ.

Nam mô là phiên âm Hán Phạn được viết ra từ chữ Namo trong Phạn ngữ. Namo viết theo mẩu devanāgarī : नमो. Namo là hợp biến phóng xuất âm (visarga sandhi) của chữ namaḥ, नमः mà thành.

Trong Phạn ngữ người ta thường dùng những chữ dưới đây để chào nhau:

नमस्ते  (namaste) | नमो नमः (namo namaḥ) | नमस्कारः (namaskāraḥ).

Trong Phật học chữ : Namah (नम), Namas (नमस्), hay Namo (नमो) có nghĩa là đem thân tâm về qui ngưỡng Phật, Pháp, Tăng.

Namas có gốc từ động từ  √ नम् nam .

Namas_1 (नमस्), ở dạng trung tính, có nghĩa: Kính chào, tôn kính, ngưỡng mộ. Trên phương diện giới từ hay liên từ: chúc tụng, ca ngợi, tán tụng.

Namas_2 (नमस्), là thân động từ phản thân của namas nhóm một, có nghĩa: vinh danh, và khi làm trực bổ cách: làm danh dự, chào hỏi, kính trọng, ngưỡng mộ.

Động từ căn √ नम् nam có nghĩa: uốn cong, nghiêng xuống, chào, vinh danh, được uốn cong, tự quy phục, nhượng bộ.

Tát bà là phiên âm Hán Phạn được viết ra từ chữ sarva trong Phạn ngữ. Sarva viết theo mẩu devanāgarī: सर्व. Sarva là đại từ và thân từ của nó có ba dạng: nam tính (sarva), nữ tính (sarvā) và trung tính (sarva). Sarva có những nghĩa như: tất cả, toàn thể, toàn bộ, toàn năng, vạn năng, phổ thông, phổ cập, phổ biến…

Bột đà là phiên âm Hán Phạn được viết ra từ chữ buddha trong Phạn ngữ. Buddha (बुद्ध) thuộc tĩnh từ và là quá khứ phân từ của động từ căn √ बुध् budh_1 và nó có những nghĩa được biết như sau: Tự đánh thức, tự tỉnh thức, xem, tìm hiểu, khám phá, nhận thức, cảm nhận, hiểu biết, hiểu, quan sát, suy nghĩ, tập trung, khơi dậy, phục hồi, làm cho hiểu, nhớ, tiết lộ, thông báo, thông tin, tư vấn, khuyên bảo, suy nghĩ đứng đắn, cố gắng tìm hiểu.

Buddha (बुद्ध) thuộc về hô cách số ít trong bảng chia thân từ buddha- ở dạng nam tính và trung tính, buddham là thán từ. Buddhā (बुद्धा) là tĩnh từ thân từ thuộc dạng nữ tính có nghĩa là: tỉnh thức, hay giác ngộ. Buddha ở dạng nam tính có nghĩa như sau: người đã đạt thực hiện được sự giác ngộ giải thoát.

Trong Phật học Buddha không phải là tên, là họ, mà là Hồng Danh của người ta đặt để ca tụng công đức Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Tên thật của Ngài là Sĩ Ðạt Ta hay Tất Ðạt Ta. Phạn ngữ viết là Siddhārtha (सिद्धार्थ). Họ của Ngài là Gautama(गौतम). Cha là vua Tịnh Phạn (Śuddhodana, शुद्धोदन). Mẹ là Hoàng hậu Tịnh Diệu (Māyādevī, मायादेवी). Ngài sanh ra ở Kapilavastu (कपिलवस्तु).Vợ của Ngài là Da du đà la (Yaśodharā, यशोधरा), và con trai của Ngài tên là La hầu la (Rāhula, राहुल).

Siddhārtha Gautama viết theo mẩu devanāgarī: सिद्धार्थगौतम. Siddhārtha (सिद्धार्थ) là danh từ giống đực, nó được ghép lại từ chữ siddha (सिद्ध) và artha (अर्थ).

Siddha (सिद्ध) có nghĩa là: thực hiện, đạt được, chiến thắng, hoàn hảo, đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đạt được mục tiêu này, hoàn thành, ổn định, bất biến, vĩnh cửu, đạt đến mục tiêu cao nhất " và  artha (अर्थ) là: mục tiêu, mục đích, nguyên nhân, động cơ, mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng, điều, đối tượng, vật chất, thực tế, phần thưởng giá trị, quan tâm, sở hữu, quyền sở hữu, tài sản, của cải, có, lợi ích".

Nguyên nghiã của chữ  Siddhārtha (सिद्धार्थ) trong Phạn ngữ được dịch thoát ý là: " Một trong những người đã hoàn tất ý nghĩa cuộc sống " hay "Một trong những người đã hoàn thành một mục tiêu".

Bột địa Tát đa bệ tệ là phiên âm Hán Phạn được viết ra từ chữ bodhisattvebhyaḥ trong Phạn ngữ.Bodhisattvebhyaḥ viết theo mẩu devanāgarī: बोधिसत्त्वेभ्यः .

Bodhisattvebhyaḥ thuộc về cách gián bổ và cách tách ly số nhiều trong bảng chia thân từ bodhisattva- ở dạng nam tính, và bodhisattvam là thán từ.

Bodhisattva viết theo mẩu devanāgarī: बोधिसत्त्व  và được ghép từ hai chữ bodhi (बोधि) và ‎sattva (सत्त्व).Bodhi (बोधि) có gốc từ chữ [bodh] và bodhi có những nghĩa như sau: khoa học, trí thông minh, kiến thức hoàn hảo, mạc khải, tỉnh thức. Trong Phật học bodhi có những nghĩa: bồ đề, huệ sáng, trạng thái giác ngộ của một vị Phật.

Bodh có gốc từ [ budh_1], bodh viết theo mẩu devanāgarī: बोध् và nó có những nghĩa như sau: lưu ý, thức dậy,tỉnh thức, hồi sinh, khơi dậy, làm cho hiểu, nhớ, tiết lộ, giảng dạy, thông tin, khuyên bảo.

Sattva có gốc từ [sat-tva], sattva thuộc về hô cách số ít bảng chia thân từ sattva- ở dạng trung tính, sattvam vàsattvāt là thán từ. Sattva có những nghĩa như sau: tồn tại, bản thể, bản thân, nhân sinh,thực tế, tính chất, bản chất, sức mạnh, năng lượng, lòng dũng cảm, tinh thần, hơi thở của cuộc sống, nguyên tắc quan trọng, trí thông minh, ý thức, sự thật, độ tinh khiết, độ tinh khiết của thiên nhiên, bản chất thánh thiện và sự thật…

Bodhisattva theo âm Hán Phạn còn gọi là Bồ đề tát đóa. Việt gọi là Bồ tát hay Giác hữu tình. Bồ tát là người có tấm lòng độ lượng nhân ái và Trí tuệ bao la, sẵn sàng hy sinh cả bản thân mình để cứu giúp người trong cơn khổ nạn.

Trong tinh thần Phật học đại thừa, Bồ Tát là một người sau khi hành trì các Ba la mật (pāramitā, पारमिता) đa đã thành tựu Phật quả, nhưng nguyện không nhập Niết bàn khi chúng sinh chưa giác ngộ.

Trong cuộc sống, một người luôn sẵn lòng giúp đỡ hay hy sinh bản thân mình để cứu giúp người khác trong cơn khổ nạn, người đó cũng được người ta xem là có tâm bồ tát.

Theo kinh Hoa Nghiêm (avataṃsaka sūtra  अवतंसक सूत्र  hay gaṇḍavyūha  गण्डव्यूह ) có nói về sự tu tập của Bồ tát rất đầy đủ chi tiết. Những vị Bồ tát thường được biết trong Phật học qua các tên sau:

Đại Thế Chí (Phạn ngữ: mahāsthāmaprāpta, viết theo devanāgarī: महास्थामप्राप्त).

Địa Tạng (Phạn ngữ: kṣitigarbha, viết theo devanāgarī: क्षितिगर्भ).

Di lặc (Phạn ngữ: maitreya, viết theo devanāgarī: मैत्रेय).

Hư Không Tạng (Phạn ngữ: ākāśagarbha, viết theo devanāgarī: आकाशगर्भ).

Phổ Hiền (Phạn ngữ: samantabhadra, viết theo devanāgarī: समन्तभद्र).

Kim Cương Thủ (Phạn ngữ: vajrapāṇi, viết theo devanāgarī: वज्रपाणि ).

Văn thù sư lợi (Phạn ngữ: mañjuśrī, viết theo devanāgarī: मञ्जुश्री).

Quán Thế Âm (Phạn ngữ: avalokiteśvara, viết theo devanāgarī: अवलोकितेश्वर).

Câu: Nam mô tát bà Bột đà bột địa Tát đa bệ tệ viết theo la tinh hoá: Namo sarva buddha bodhisattvebhyaḥ. Ý Việt tạm dịch là: Thành tâm qui ngưỡng tất cả chư Phật, Bồ tát.

Kính  bút

TS Huệ Dân

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm