Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

Hai Năng Lực Để Thành Đạo

Mở đầu

Theo Tăng Chi, II-3, người ngu muội độn căn hay xuyên tạc lời dạy của Đức Phật còn người thiện tri trí thức bao giờ cũng giữ một thái độ đúng đắn, trung thực với lời dạy của Ngài:

"Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người này hay xuyên tạc Như Lai. Thế nào là hai? Người nêu rõ Như Lai có nói, có thuyết là Như Lai không nói, không thuyết, và người nêu rõ Như Lai không nói, không thuyết là Như Lai có nói, có thuyết. Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người này xuyên tạc Như Lai."

"Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người này không xuyên tạc Như Lai. Thế nào là hai? Người nêu rõ Như Lai có nói, có thuyết là Như Lai có nói, có thuyết, và người nêu rõ Như Lai không nói, không thuyết là Như Lai không nói, không thuyết. Có hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, không xuyên tạc Như Lai." (Tăng Chi, II-3)

Đọc đoản kinh của Tăng Chi, II-3 trên, tôi tự vấn,

Tôi ngu muội hay thông minh?

Tôi vô học hay bác học?

Tôi là độn căn hay trí tuệ?

Tôi tốt đẹp hay xấu xa?

Vì tôi không thể,

Vừa ngu muội vừa thông minh,

Vừa vô học vừa bác học.

Vừa độn căn vừa trí tuệ.

Vừa tốt đẹp vừa xấu xa?

Hiển nhiên, hai câu kinh trên tuy đồng khác biệt (Same Difference - used to express the speaker's belief that two or more things are essentially the same, in spite of apparent differences) nhưng chúng nó đã trực chỉ cái bản lai đẹp nhất thế giới lẫn cái diện mục yêu quái xấu nhất hoàn cầu của tôi.

Tôi thấy nhan nhản trên internet, Đức Phật noái như ri, dạy như rứa.  May mắn thay, hầu như tất cả toàn là lời hay ý đẹp, hợp với đạo đức, và thể hiện tinh thần giáo lý của Phật Giáo mà chúng ta có thể tìm thấy trong kinh điển.

Tôi cũng nghe đây là ngụy kinh đó mới là chân kinh nhưng may mắn thay, hầu như đa số những kinh điển xưa đó điều xiển dương Phật Pháp của Đức Thế Tôn tuy phương pháp hành văn có ‘cải cách’ khác xưa nhưng vẫn đồng nghĩa ‘nguyên thủy.’

Tôi cũng nghe thấy, “Y kinh giảng nghĩa tam thế phật oan. Lìa kinh nhất tự tức đồng ma thuyết.”

Tôi cũng nghe mại mại như vầy, đừng vội nghe rồi thì cả tin những gì họ nói Như Lai nói hay Như Lai không nói.  Cho dù họ là bật danh cao trọng vọng, ngay cả đích thị chính mình nghe thấy từ kim khẩu của Như Lai.   Mà hãy tự mình chiêm nghiệm, phân tích những lời nói đó xem nó có chánh ngữ không rồi thì nhìn kỷ những gì Như Lai làm mà tự thực nghiệm theo đúng như vậy ắt sẽ giác ngộ. 

Sau khi lở dại, giác ngộ rồi dù không muốn nghe lẫn tin Như Lai thì cũng phải đủ trí khôn để thấy, và tin cái chân lý đã tự mình chứng kiến, kinh qua rồi nhờ đó mới hiểu, biết, thấy, và tin vào cái như thị tri kiến, viên dung thuần khiết đó.

Sự khác biệt giữa kẻ trí thức bác học với bật vô học trí tuệ là người trí thức phân biệt nhị nguyên, bác học phân tích lý luận của hiện tượng với mớ kiến thức học hỏi và thực nghiệm. 

Trong khi đó, bật trí tuệ vô học mà kiến giác cho nên họ không phân biệt nhị nguyên. 

Bật vô học trí tuệ chiếu kiến hiện tượng sắc tướng trong vũ trụ như thị tri kiến với tâm lòng bất nhị.

Câu hỏi đơn giản, và thấp kém hơn một tí, đó là:

Hữu sắc cũng là tâm hay vô sắc tướng cũng là tâm?

Tướng là tâm và tâm là tướng?

Mà Tâm là gì?

Tâm là toàn bộ dữ liệu của Tam Giới.  Cái vũ trụ mênh mông mà chúng sinh đang sống trong đó chỉ là một phần nhỏ của Tam Giới với nhiều chiều không gian vô hình.

Chúng sinh, động vật kể cả nhân sinh trên trái đất chỉ như là những vi như trần trong vũ trụ.  Trong tam giới có đa vũ trụ, và cũng có những chúng sinh với sắc hình tướng cấu tạo khác biệt, tâm linh cao thấp khác lạ, thậm chí vô hình ảnh, vô sắc tướng.

Chúng sinh đó có những khả năng như “thần thông,” hoàn toàn khác hẳn với những chúng sinh trên quả địa cầu.  Ngược lại, chúng sinh này cũng thèm thuồng những gì chúng sinh trên trái đất được đặc ân.  Đó là, vô minh, tham sân si, đau khổ và tứ khoái lạc qua nhục thân (biodiversity) của chúng sinh, và đặc biệt đối với nhân sinh.

Cõi trần ai có thể là thí trường, và hý trường để chúng sinh trong tam giới từ những chiều không-thời gian khác du hý tử vong, kinh nghiệm vật chất, sở trụ bởi trọng lực, mà chúng nhân sinh gọi là thực tại, như thật.

Có thể cõi trần gian là cõi đặc biệt, hản hữu nhất, một đặc ân,  một nhân duyên kỳ diệu nhất trong tam giới.  Bởi vì thế khi “tính linh”  (linh hồn, spirit comes from the Latin word for "breath," and like breath, spirit is considered a fundamental part of being alive) từ những chiều không gian khác, tùy duyên nghiệp khác biệt mà chui vài cái túi da người hay động vật, ngay cả thực vật (biodiversity, the variety of life in the world or in a particular habitat or ecosystem) mà Phật Giáo gọi là chúng sinh, để được thở, rồi tạo thành sinh lực, và sự sống.   

Chúng sinh này (hay chúng ta) tình nguyện tới trên trái đất với mục đích để được kinh nghiệm, hưởng thụ mùi đắng cay, chua mặn, ngọt bùi trên trần gian, cho dù họ bị đọa đày hay thử thách. 

Khi đã trở thành hiện sinh trên trần ai thì chúng sinh vật này cố bám trụ nơi duy nhất trong tam giới, nơi mà chúng có thể sở trụ được.  Chúng không muốn rời những vật chất chúng tích lũy và sở hữu chủ, nhất là nhục thân khi duyên nghiệp tận.  Ngược lại, chúng mong cầu được tái sinh, “đáo bỉ ngạn,” trở lại trong vòng luân hồi, sinh tử trên cõi trần gian để được tái kinh nghiệm thú vị của mùi đời, với những vật chất, sắc tướng mà chúng nó tưởng là thật tại, dù chỉ trong một khoàng khắc rất vô thường.

Be careful what you wish for.

Cho nên, những hành giả mong đáo bỉ ngạn, ưng vô sở trụ, giác ngộ, giải thoát khỏi sinh tử luân hồi, muốn nhi sinh kỳ tâm, tri kiến phật, muốn thành phật, phải tự tin, tận dụng trí thức tuệ để biết rõ ràng, chắc chắn những điều mình ước muốn.  Chứ khi lìa thế gian, quyết tâm tu hành, và khi đã thành Phật, nhập diệt, quá vãng, tiêu diêu cực lạc rồi thì không có thể đáo bỉ ngạn để được sở trụ trên cõi trần gian đấy nhé.

Cõi phật không bờ không bến, ngoài vòng luân hồi, nên không thể đáo bỉ ngạn như ở những cảnh giới cao hay thấp hơn trong không gian đa chiều, nơi mà những chúng sinh đó chỉ một niệm là tới, chưa kịp niệm đã về.

Thời gian trên những hành tinh đó khác với thời gian trên quả đất như khoa học đã giải thích.  Chỉ một tạp niệm từ tam giới có thể lạc tới một kiếp trần ai trên cõi đời này?

Trên thực tế chúng sinh đó chưa đi mà đã đến, chưa tới mà đã trở về như mộng như ảo, như những giấc mơ mộng ngắn ngủi của chúng sinh trên cõi trần ai.

Cũng như khi tâm trí ta lo ra, chỉ cần một sátna, thì cái tâm phan duyên đó trở về vui buồn cùng quá khứ, hay đi tới lo lắng với tương lai, dù thân thể ta vẫn sống ở hiện tại, ngay cả lúc chúng ta đang thức.

Thân giới hạn tâm.

Trả nợ sớm nghỉ sớm.

Trả nợ trể nghỉ trể.

Ít nghiệp giải thoát sớm.

Nhiều nghiệp phóng thích trể.

Người hiền chết sớm.

Đứa ác sống lâu.

Hay đúng ra,

Ngu chết.  Khôn sống.

Không thiện.  Không ác.

Không đau.  Không khổ.

Sống ở, thác về.

(Lê Huy Trứ)

Trong cỏi Tam Giới, từ nơi anh minh đó, mà chúng ta tới, từ nơi vô minh này mà chúng ta lạc lõng, và rồi từ đây khi hết duyên nợ, chúng ta trở về.

Khoa học chưa chứng minh được những điều mà tôi đề cập ở trên.  Tuy nhiên, hầu hết tất cả chúng ta đều đồng ý là chúng ta không phải là những sinh vật duy nhất, cô đơn trong vũ trụ.

Tất cả kiến thức này ở trong thư viện vũ trụ, A Lại Da Thức database, virtual intelligence, tính linh, lục thần thông này đồng thời ở trong bộ não, tiểu thư viện vũ trụ của nhân sinh.

Trong thân có sẳn báu, chỉ cần biết quán tự tại, không cần tìm đâu xa.

Vậy thì chúng ta từ đâu tới?

Where are we coming from?

Chúng ta biết chúng ta từ đâu tới.

Không cần tự đặt câu hỏi vô lý.

Tiền nhân trong những thế kỷ về trước tin rằng chúng ta từ ngoài không gian, từ những hành tinh khác, đến cõi trần gian tạm bợ, ở trọ nơi này với nguyên nhân, có lý do, và do chủ đích.

Chúng ta có thể tìm thấy bằng chứng này trong những kim tự tháp của Ai Cập với lối kiến trúc trông rất tương tự như những kim tự tháp nhỏ hơn ở Nam Mỹ.  Thổ dân Nam Mỹ tin tưởng tổ tiên họ đến từ sao hỏa (Mars).  Ngay cả bây giờ, dân Ai Cập chắc chắn không đủ thông minh để xây kim tự tháp cổ mấy ngàn năm về trước được y như vậy.  Thay vì, họ có thể đã làm nô lệ, lao công cho một giống thượng đẳng, có trí khôn và kỷ thuật cao hơn, đến từ một nơi nào đó ở ngoài trái đất?

Tất cả những văn minh, kiến thức, kỷ thuật, văn hóa, khoa học hiện sinh có thể được rút tỉa từ kho tàng A Lại Da Thức, nơi chứa những chủng nghiệp tử của vũ trụ.

Ai cắc cớ, sáng chế ra những trò chơi rắc rối này?

Đây là nguyên nhân mà con người sáng lập ra tôn giáo, và đồng thời khám phá khoa học.

Sáng tạo hay tiến hóa?

Phật Giáo quan niệm trung dung, bởi do nguyên nhân và nghiệp quả.

Mọi vật cũng là tâm và mọi tâm cũng là vật.

Everything material is also mental and everything mental is also material.”  David Bohm

David Bohm, cố vật lý gia, bật thầy của những khoa học gia trong lãnh vực Quantum Mechanics and Enlightenment.  Với trí tuệ thức, ông ta đã kiến lượng tử, gần tới bất nhị.  Tuy nhiên, như đa số, ông ta chỉ gần giác ngộ được đồng nhất tính của sắc lượng tử và vũ trụ chứ chưa có ai chiếu kiến tới bất nhị tính của vô sắc tướng.

Viên dung hơn nữa là thấy sắc động nhưng lòng không động.

Thấy vô sắc như như bất động như tâm bồ đề như như bất động.

Lúc đó, bổng nhiên sẽ nhi sinh kỳ tâm.  Tri kiến Phật.

“Cách nhìn thay đổi thì vật/việc được nhìn cũng đổi thay theo.”

If you change the way you look at things, the things you look at change.” Wayne Dyer

Nếu ta thay đổi lối quan sát những đối tượng, những đối tượng đó cũng đổi thay theo.

 Nếu ta thay đổi quan niệm thì quan điểm cũng đổi thay theo.

Viên diệu hơn,

Nếu biết quán tự tại thì sẽ chiếu kiến, không có chủ thể, không có đối tượng.

Khoa học đã khám phá ra sự kiện này qua rối loạn lượng tử, là hạt (sắc) khi được quan sát, là sóng (vô sắc) khi không quan sát.

Vô ảnh, vô hình.

Ảnh là trăng dưới nước

Lấp lánh trong mặt hồ

Đêm qua trăng rơi muộn

Bóng vỡ vòng sóng đùa...

(Lê Huy Trứ)

Không có vật bị quan sát nên không có kẻ quan sát.

Không có người nghe pháp nên không có người thuyết pháp.

Không có người để độ nên không có kẻ độ.

Không có khổ đau nên không diệt khổ đau.

Tất cả do Tâm tạo.

Cho nên,

Tâm bình, thế giới bình.

An tâm, kiến tánh.

Chứ không phải, “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?

Đây chính là điểm hiểu biết rất cá biệt giữa kẻ ngu muội (vô minh,) và kẻ trí huệ (anh minh.)

Kẻ ngu muội tưởng mình thông minh hơn người cho nên dốt vẫn hoàn nát.

Kẻ dốt, và nếu tự biết mình dốt thì có thể giáo hóa cho bớt dốt.  Chứ kẻ ngu muội, tự tôn, cao ngạo thì bất khả trị vì cái ngu truyền kiếp đó đã trở thành hủ tục rất khó mà gọt rữa tức thời.

Hai bài kệ Cảm Hoài của Bảo Giám Thiền Sư sau đây đã diễn tả rốt ráo những bật trí tuệ.

Cảm hoài kỳ 1 感懷其一 • Cảm hoài kỳ 1

Bảo Giám thiền sư

感懷其一

得成正覺罕憑修,

祗為牢籠智慧懮。

認得摩尼玄妙理,

正如天上顯金烏。

 

Cảm hoài kỳ 1

Đắc thành chánh giác hãn bằng tu,

Chỉ vị lao lung, trí tuệ ưu.

Nhận đắc ma ni huyền diệu lý,

Chỉ như thiên thượng hiển kim ô.

*

Được thành chánh giác ít nhờ tu,

Ấy chỉ nhọc nhằn, trì tuệ ưu,

Nhận được ma ni lý huyền diệu,

Ví thể trên không hiện vầng hồng.

 

Bản dịch tiếng Mỹ của Lê Huy Trứ,

Enlightenment isn’t necessary because of following Buddhism,

Ritual Buddhism limits the wisdom of mindfulness.

Om Mani Padme Hum is the truth

Like in sky appears a pink halo.

(Lê Huy Trứ, Jan. 7, 2018)

Dịch nghĩa

 

Thành được chính giác, ít khi dựa vào tu hành,

Vì tu hành chỉ là giam cầm cái ưu việt của trí tuệ.

[Chỉ cần] nhìn thấy đạo lý huyền diệu của hòn ngọc ma ni,

Thì đúng như mặt trời rực rỡ trên không.

 

Họa Tá Vận của Lê Huy Trứ

Đắc đạo không hẳn nhờ tu hành,

Tu trụ tâm, hành trí tuệ si

Quán đắc Quan Âm viên diệu pháp

Ánh hồng lấp lánh nhất sao mai

(Lê Huy Trứ)

Cảm hoài kỳ 1 感懷其一 • Cảm hoài kỳ 2

Bảo Giám thiền sư

感懷其二

智者猶如月在天,

光含塵剎照無邊。

若人要識須分別,

嶺上扶疏鎖暮煙。

 

Trí giả do như nguyệt tại thiên,

Quang hàm trần sát chiếu vô biên.

Nhược nhân yếu thức tu phân biệt,

Lĩnh thượng phù sơ toả mộ yên.

 

Bản dịch tiếng Mỹ của Lê Huy Trứ,

 

Guru is like a moon in sky,

It shines everywhere with the unlimited brightness.

People should know how to distinguish it,

Smoke fills the sky over the hill.

(Lê Huy Trứ, Jan. 7, 2018)

*

 

Người trí như trăng sáng trên không,

Chiếu soi khắp cõi sáng tận cùng.

Người tu cần biết nên phân biệt,

Khói mù man mác phủ non chiều.

 

Dịch nghĩa,

Kẻ trí tuệ như trăng trên trời,

Ánh sáng bao la sáng phủ trần gian,

Nếu người tu nhận thức yếu quyết đó thì chớ nên phân biệt,

Như khói chiều man mác phủ mù non.

 

Họa Tá Vận của Lê Huy Trứ

Trí huệ trong sáng như trăng sao,

Quang minh trần thế chiếu vô cùng.

Người tu thiết yếu không phân biệt,

Khói núi sương lam thanh tịnh tâm.

(Lê Huy Trứ)

Chân lý của Đức Phật không cần phải biện luận, mà nó có tính thuyết phục.  Tuy nhiên, Ngài không chủ chương “chưa thấy mà cả tin,” mà là “tâm phục khẩu phục.”

Còn như vẫn còn nghi ngờ Như Lai, chưa chịu giác ngộ, thì nên bắc chước tôi, học khôn từ Tào Tháo:

  

Phàm những chuyện đại sự trong thiên hạ nên về nhà hỏi vợ, vợ bảo sao cứ làm ngược lại ắt sẽ thành công.”  Tào Tháo (Cao Cao)

Vậy thì tôi đã, đang, và sẽ ta thán, xuyên tạc Như Lai?   

Hay là, tôi không bao giờ xuyên tạc mà tôi luôn luôn tùy hỷ công đức, tán thán Như Lai?

Hay là tôi vừa vô tình xuyên tạc vừa vô ý không xuyên tạc Như Lai?

Nhưng mà bản lai Tôi là ai?

Hay đúng ra diện mục ai là Tôi?

Ai là tôi hay tôi là ai mà dám cả gian xuyên tạc hay có đủ tư cách để không xuyên tạc Như Lai?

Thị đệ tử bản tịch 示弟子本寂 • Bảo đệ tử là bản tịch

Thuần Chân thiền sư

示弟子本寂

真性常無性,

何曾有生滅。

身是生滅法,

法性未曾滅。

Thị đệ tử bản tịch

 

Chân tính thường vô tính,

Hà tằng hữu sinh diệt.

Thân thị sinh diệt pháp,

Pháp tính vị tằng diệt.

Bản dịch tiếng Mỹ của Lê Huy Trứ,

True conscious has no characteristic,

It’s neither born nor die.

Body is rebirth and re-decease,

Dharma isn’t born or die.

(Lê Huy Trứ, Jan. 7, 2018)

Dịch nghĩa,

 

Chân tính luôn luôn không có tính,

Nó chưa từng có sinh, có diệt,

Thân người là hiện tượng sinh diệt,

(Nhưng) pháp tính thì chưa từng (sinh) diệt.

Họa Tá Vận của Lê Huy Trứ

 

Bản lai vô diện mục

Thường vô sinh vô diệt

Sắc sinh trụ hoại diệt

Pháp bất sinh bất diệt

(Lê Huy Trứ)

Tôi mạo muội diễn giải tâm ý này bằng cách phỏng theo cuộc đàm thoại giữa Nữ Cư Sĩ Gangottara và Đức Phật được ghi lại trong đoản kinh Viên Dung Thuần Khiết, Gangottara Sutra, trích từ trường Kinh Maharatnakuta tức Kinh Đại Bảo Tích, Heap of Jewels.

<span lang="VI" style="font-size:15.5pt;line-height:107%;font-family:serif;color:#33

...

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm