Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

Một hôm, Chứng Ngộ đến tham yết Hộ Quốc Thử Am Nguyên Thiền sư, hai bên bàn luận suốt đêm.  Chứng Ngộ đưa ra bài Túc Đông Lâm Kệ của Tô Đông Pha sáng tác khi tác giả ngủ lại đêm ở chùa Đông Lâm và khen, hai câu mở đầu mới xem qua thật kinh người.  Tác gia tông hạ với khẩu khí quá khoát đại mới đạt được đến chỗ đó.

Tiếng khe, như tiếng quảng trường thiệt,

Sắc núi, đúng màu thanh tịnh thân.

(Tô Đông Pha)

Tôi xin xướng họa,

Nước Khe, âm không quảng trường mộng,

Thâm sơn, vô sắc thanh tịnh tâm.

(Lê Huy Trứ)

Hình như Thử Am nói như ri: Đường còn chưa biết [ngọt,] nói gì đến chuyện [cát bùi.]

Thử Am nói : Có thể từ chỗ tình thái mạnh mẽ đó mà rình bắt được, nếu rình bắt được ông ta rồi thì sẽ biết bổn mạng nguơn thần của ông ấy rơi vào đâu.

Thử Am kết luận: Chỉ là bọn ngoài cửa [ngoại đạo, THL] thôi!

Có thể Thử Am muốn biết và nghĩ mình có tâm thái mạnh mẽ, có thể rình bắt được cái Phật Tánh, cái bản lai diện mục, của Tô Đông Pha rơi vào ngoài cửa hay rơi vào trong cửa của vô môn quan?

Chứng Ngộ nghe nói thế hoang mang, cả đêm suy nghĩ mãi, không tài nào ngủ được, bất giác trời sáng, bỗng nghe tiếng chuông hoát nhiên đại ngộ, như cất đi gánh nặng ‘đại nghi,’ làm bài kệ :

Cư sĩ Đông Pha thật lắm lời

Thanh sắc tầm thường muốn ví thân

Khe nếu là thanh, núi là sắc

Núi không, nước cạn khéo trêu thân.

Tôi cũng suốt đêm không ngủ được nghe ‘tiếng chuông Linh Mụ, thèm canh gà Thọ Xương,’ vội bừng tỉnh dậy, bèn tỉnh ngộ nên ra bài tạm đối ‘kẹ,’

Cư sĩ Đông Pha không lắm chữ,

Thanh sắc vô thường vô ngã thân.

Đêm thức tám vạn tư mặc kệ,

Sắc núi, khe sanh không động Tâm.

(Lê Huy Trứ)

Có thể Tô Đông Pha đã ‘Chứng Ngộ’ khi sáng tác bài Túc Đông Lâm Kệ sau khi tác giả ngủ lại đêm ở chùa Đông Lâm, bất giác trời sáng, bỗng nghe tiếng chuông Đông Lâm hoát nhiên đại ngộ, dù lòng chưa bao giờ ‘đại nghi?’   Làm kệ xong, Tô Đông Pha cũng không lật đật như Chứng Ngộ vội vàn đem bài kệ điểm tâm này để bàn luận với Phật Ấn trong bữa sáng điểm tâm, uống trà.  Chỉ có Chứng Ngộ lắm chuyện, tự tâng bốc cái kệ điểm tâm của Tô Đông Pha lên tới trời cao xanh thẫm sau khi Chứng Ngộ đại nghi suốt đêm, tỉnh giấc và đại ngộ bởi tiếng ‘chum’ của chùa Đông Lâm.

Chứng Ngộ lại đọc bài kệ này cho Thử Am.  Thử Am lắm lời, "Trước đây những gì ông nói đều là của bọn ngoài cửa."  Nếu những gì Chứng Ngộ nói nếu là ngoài cửa hay trong cửa thiền thì cũng như hai mặt, trong ngoài của một cửa quan.  Hơn nữa, Tô Đông Pha viết kệ chứ chưa nói một lời nhị nguyên, trong ngoài.  Còn hơn nữa, vô môn đạo quan có cửa đâu mà phân biệt trong ngoài, cao thấp, hay dở, thanh sắc, có không, lắm ít?  Thử Am vẫn còn phân biệt nhị nguyên, nhìn ra ngoài để thấy tất cả bổn mạng nguơn thần của những người ngoại đạo rơi ở ngoài cửa, còn Chứng Ngộ nhìn vào trong Thử Am để hỏi Pháp cũng là nhìn ngoài tâm mình để cầu Pháp ngoại nhân từ Thử Am.  Chỉ có Tô Đông Pha lần này không đại nghi mà vô tình đại ngộ.  Bài kệ của ông nghè Tô Đông Pha là một bài kệ hay nhưng nó chỉ chấn động Chứng Ngộ và những kẻ ‘nịnh kẻ có tiền, sợ kẻ có quyền’ chứ chưa phải là tuyệt tác, không bất tiền khoáng hậu vì chưa đạt tới tâm ý bất nhị.  Không ngờ lần này Quan Hàn Lâm đại học sĩ,  Tô đại nhân phóng thí lại có nhiều người, tăng lẫn tục, đến bây giờ vẫn còn khen thơm.

Lê Huy Trứ

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Pháp thoại

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm