Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 

Inline image

 

Bớt nghe, bớt nói, bớt nhìn

 

Để tâm thanh tịnh cho mình bình an

 

Bớt si, bớt giận, bớt tham

 

Để tâm thanh tịnh bình an cho mình

 

Bớt khen, bớt trọng, bớt khinh

 

Để tâm vắng lặng, cho mình bình an

 

Bớt ngã mạn, bớt tham tàn

 

Bớt đi cho sạch, bình an cho mình

 

Bớt hơn thua, bớt nhục vinh

 

Để tâm trống rỗng cho mình yên vui

 

Bớt cười vui, bớt ngậm ngùi

 

Để cho tâm rỗng an vui cõi lòng

 

Bao giờ tâm rỗng như không

 

Nhìn đời tỉnh táo, trong lòng an nhiên.

       

 

    

Nguồn gốc của bộ tượng bốn chú tiểu đáng yêu, ngộ nghĩnh này bắt nguồn từ tư tưởng Tứ không ở chùa Toshogu thuộc thành phố Nikko Nhật Bản cách đây 400 năm và cho đến nay vẫn còn được lưu giữ một bức điêu khắc cổ khắc hoạ bốn chú tiểu do nghệ nhân nổi tiếng thời bấy giờ thực hiện, ông có tên là Hidari Jingoro. Còn bốn chú tiểu thì lần lượt có tên:

 

-Tượng bịt mắt tên là Mizaru nghĩa là “tôi không nhìn điều xấu”

 

-Tượng bịt tai tên là Kikazaru nghĩa là “tôi không nghe những điều xấu”

 

-Tượng bịt miệng tên là Iwazaru nghĩa là “tôi không nói điều xấu”

 

-Cuối cùng tượng bịt thân thì có tên là Shizaru có nghĩa là “tôi không làm những điều xấu”

 

Bộ tượng truyền đạt biểu pháp của nhà Phật, là nhằm nhắc nhở mọi người trong cuộc sống hàng ngày, đối nhân xử thế, đối người tiếp vật, cần phải có thái độ: Không nói lỗi người, Không nghe lời thị phi, không thấy những điều thị phi, không làm điều thị phi (không để nó lưu vào trong tâm). 

 

Điều này cũng mang tư tưởng của Khổng Tử, khi Nhan Uyên hỏi về đức nhân và những điều gì cần phải làm, Khổng Tử đã đáp:“Phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động” (không nhìn điều sai, không nghe điều tầm bậy, không nói điều trái, không làm điều quấy).

Người Nhật còn có một hàm ý sâu xa hơn gửi gắm trong này là “bịt mắt để dùng tâm mà nhìn”, “bịt tai để dùng tâm mà nghe”, “bịt miệng để dùng tâm mà nói”, “bịt thân để dùng tâm mà hành động”. 

 

Khi tâm ở trạng thái tĩnh, không bị rối loạn bởi những điều không hay do mắt nhìn thấy, tai nghe thấy, miệng nói ra và hành động theo phản xạ thì tự khắc tâm phát sinh điều thiện và người ta sẽ sống có tâm, sẽ nhìn, nghe, nói và làm những điều có tâm. Khi tâm ở trạng thái tĩnh, không bị rối loạn bởi những điều không hay do mắt nhìn thấy, tai nghe thấy, miệng nói ra và hành động theo phản xạ thì tự khắc tâm phát sinh điều thiện và người ta sẽ sống có tâm, sẽ nhìn, nghe, nói và làm những điều có tâm.

 

Hình ảnh bộ tượng “Tứ không” còn nhắc nhở chúng ta về “tâm viên”. “Tâm viên” là chỉ tâm thế không khi nào được yên, lộn xộn, rối rắm, suy nghĩ hết việc này đến việc khác, suy nghĩ từ quá khứ, hiện tại cho đến tương lai, đó là “tâm viên” và tâm này sẽ đưa con người đến loạn động, phát sinh ra đủ thứ phiền não trong đời...


Muốn không rơi vào cảnh “tâm viên”, không tự làm khổ nội tâm của chính mình, nhất là trong bối cảnh cuộc sống đương đại ngày nay, khi luồng thông tin phát sinh mỗi ngày nhiều như vũ bão, con người càng cần học ở “bốn chú tiểu thông thái” để không khổ vì nghe chuyện thiên hạ, vì nói chuyện thế gian, nhìn ngó chuyện của người khác và làm không phải việc của mình.


Bản chất của con người vốn là sự tò mò nên bất cứ chuyện gì, về bất cứ ai, dù không liên quan đến mình thì cũng muốn nghe, muốn nhìn thấy, muốn kể lại, bình luận với người khác. Tuy vậy việc nghe - nhìn - nói - hành động về chuyện của người khác thì chỉ khiến bản thân mình mất thời gian và trở nên xấu xí. Xấu ở đây là ở cái tâm, bởi soi mói chuyện của người khác mà không mấy khi chăm chú vào điều tốt đẹp của họ.


Bởi vậy nghe - nhìn - nói - làm đều phải có chọn lọc thì mới mong giữ được cho mình cái tâm bình lặng. Khi nhận thức về thế giới xung quanh thông qua nghe - nhìn - nói - làm trở nên tinh tế, sâu sắc từ trong tâm, con người ta sẽ quan sát, đánh giá được mọi vấn đề một cách tròn vẹn. Hình ảnh bộ tượng bốn chú tiểu này mang những ý nghĩa và giáo lý sâu sắc

 

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Pháp thoại

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm