Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 download

49.     Tại Sao Tôi Theo Đạo Phật

Timothy Hồ

Kính thưa quý Độc giả: Tôi là Phật tử Đồng Nguyên xin được trình bày Đề tài này. Gồm hai Tiết: Tiết 1.

Nguyên nhân gì tôi theo đạo Phật?

  1. Hiểu Phật qua dạy bảo của Gia đình, Cha Năm nay (2022) tôi được 82 tuổi, sinh năm tôi 1940. Cha Mẹ tôi theo Phật giáo, Ông Bà nội đạo Thờ Cúng Ông Bà. Ông

Bà ngoại đạo Phật. Tôi được Quy Y theo Phật, từ lúc 3 tuổi, đi

đứng, nói năng chưa vững vàng.

Kể từ đó (3 tuổi) Tôi là một Phật tử, là con của một bậc Giác Ngộ! Đã được quy y Tam Bảo: Phật, Pháp, Tăng! Và giữ năm giới: Không (sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối và uống rượu). Lúc đó Tôi chẳng biết gì về Phật và Quy y là gì cả.

Khi tôi lên 8 tuổi, học lớp ba trường làng, đã hiểu biết chút chút, mỗi lần tôi được Mẹ dẫn đi Chùa, đắt tôi vào Chánh điện, bắt tôi phải đứng trang nghiêm trước tượng Phật lớn, chắp hai tay trước ngực và nói theo Mẹ. Lạy Phật phù hộ cho con mạnh khỏe, học hành giỏi, có Hiếu với Cha Mẹ, xong con lạy ba lạy! Mẹ chờ đợi con dưới nhà Tăng! Lúc về dọc đường tôi hỏi mẹ, Ông Phật bằng đồng sao có quyền như vậy hả mẹ? Con đừng

 

nói bậy, mang tội đó. Tôi chỉ biết nghe theo Mẹ vậy thôi.

Về sau lên Trung học, là lúc tôi hiểu biết chín chắn, về Phật, về Pháp. Hằng tháng tôi theo mẹ về chùa lạy Phật, nghe Kinh, nghe Pháp. Tôi nghĩ thầm, Ba Mẹ mình tin theo Phật giáo, một cách mù quáng! Mê Tín! Dẫn con đến Chùa, cho nó quy y từ lúc nhỏ là để cầu xin cho con khoẻ mạnh, không ốm đau, học giỏi.

Từ lúc tôi 10 tuổi. Tôi đã thuộc 4-5 bài Kinh, Mẹ tôi dạy như: Chú Đại Bi, Bát Nhã Tâm Kinh, Vãng sanh và nhất là bài Niệm Phật, tôi rất thích bài này mỗi khi nghe Mẹ ru tụi con ngủ (Bài kinh mỡ đầu: Niệm Phật có bốn Thần Linh, câu cuối là. Tiếp dẫn thẳng đường về Tây).

Tôi mất Mẹ rất sớm, tôi mới có mười hai tuổi. Tôi khắng khít bên Mẹ từ lúc ba tuổi cho đến ngày Mẹ lìa đời. Ba tôi đi làm xa, cả tuần mới về nhà 1-2 ngày. Em tôi quá nhỏ. Lúc 9-10 tuổi tôi đã biết phụ Mẹ, đi chợ, lượm củi, gánh nước, nấu cơm, lo cơm nước cho gia đình. Lúc Mẹ bịnh, tự tay tôi đi chợ mua cá (Hồng, chép, bạc má) về nấu cháo cho mẹ ăn và có bà chị con Cô ruột, qua phụ với tôi nấu cơm nước cho gia đình. Những năm mẹ gần mất hai mẹ con thường bàn luận Phật pháp rất nhiều.

Mẹ luôn áp đảo tôi theo ý của Mẹ. Hằng ngày Mẹ luôn nhắc nhở tôi, lúc nào Con cũng phải niệm Danh hiệu Đức Phật A Di Đà, và Đức Quan Thế Âm thật nhiều! Đừng quên. Phật sẽ phù hộ cho Mẹ lành bệnh! Nhưng Mẹ vẫn mất, không cản được! Có lẽ vì hết duyên nợ! Mẹ phải ra đi thôi. Tôi có quá nhiều kỷ niệm với Mẹ. Lúc tôi lên 7-8 tuổi, Mẹ đi đâu, tôi cũng phải đi theo bên cạnh, vì Mẹ bị bịnh kinh phong, thỉnh thoảng tay chân bị co rút (giựt thần kinh) phải có người kéo bóp tay, chân và hàm răng, sợ cắn nhằm lưỡi nguy hiểm. Mẹ mất, trong tuần đầu tôi nằm mơ thấy Mẹ mặc bộ đồ bà ba nâu, đầu đội cái nón lá rách, tay cầm cây roi thật dài, chăn một bầy bò quá đông, đủ màu sắc (vàng, trắng, đen, vá). Ở dưới chân đồi, tôi thấy ai đang chăn bò trên đồi giống Mẹ mình quá, bèn mò chạy lên gọi Mẹ. Mẹ. Mẹ

 

nhìn xuống, tôi nhận ra Mẹ mình, tại sao Mẹ cực như vậy? Tôi nói Mẹ chờ con, con đi theo với Mẹ! Thấy Mẹ vừa đuổi bò, vừa la, Con về với mấy em và Ba, nếu đi theo Mẹ đánh chết. Me đi lui, ba, bốn bước, vừa đi vừa quất gió, tôi nghe ớn lạnh, tôi vẫn tiến lên, xem Mẹ có dám đánh con không, thấy Me đưa roi dài lên khỏi nón lá rách, chắc đánh trúng con quá, hoảng kinh giật mình dậy. Tôi nghĩ Mẹ tôi đã được giải thoát!

  1. Hiểu Phật qua truyền bá Giáo Lý.

Các Ni, Sư ở Chùa, và qua sách vở Phật Giáo, cùng với bạn bè đồng tu.

Khi Mẹ tôi mất rồi, con mới biết Niềm Tin Phật pháp của hai mẹ con hoàn toàn ngược với nhau. Người mẹ tôn kính Đức Phật như một vị Thần Linh, quì lạy, sợ sệt, khom lưng cúi đầu, lạy cầu xin đủ thứ còn Con là một Phật tử chân chính, quan niệm Đạo Phật là một Triết lý thực tiễn, và khoa học. Phật ra đời trên 2,500 năm, ngày nay khoa học đang chứng minh dần dần sự hiện thực của Triết lý Phật giáo. Tôi có một lập trường vững chắc. Lúc về Chùa không phải lạy Phật để cầu xin mà lạy Phật để nói lên sự tôn kính một bậc Giác Ngộ, có trí tuệ sáng suốt, dẫn dắt chúng sanh đến mục tiêu là Giác Ngộ, thoát khỏi luân hồi sanh tử.

Phật dạy chúng sanh muốn thoát khỏi khổ cực trong đời sống hằng ngày, chúng ta phải tu Phước và tu Huệ, nghĩa là Phước, Huệ song tu. Được như vậy, ta sẽ có an vui, hạnh phúc tự tại ngay trong đời sống này.

  • Tu Phước là Từ Bi, Bố thí. Phải ban vui và bố thí, giúp đỡ mọi người, mà không thấy ta là kẻ ban ơn, không thấy người đối diện là kẻ thọ ơn, và cũng không để ý đến vật mình bố thí. Cúng dường đó là lòng Từ Bi Ba La Mật. Còn một khi cứu giúp người để mong đền đáp, đó là sự đổi chác, không phải là lòng từ Thương yêu, giúp đỡ người, để thỏa mãn nhu cầu riêng tư

 

của mình, là lợi dụng tình thương, không phải là từ bi. Người có lòng từ bi, tất cả mọi sân hận, mọi tham lam, đều bị tiêu diệt. Khi khởi niệm tham lam, sân hận là tạo ra khổ não cho mình và cho người. Như vậy đi ngược với Từ Bi là ban vui, cứu khổ.

  • Tu Huệ là phải Văn, Tư, Tu. Phải nghiên cứu Phật pháp qua sách vở, qua chỉ giáo của chư Tăng, Ni. Vì thế phải thường xuyên đi Chùa vào ngày rằm, mùng một, và các Ngày Vía, ngày BQT, để được nghe Pháp rất bổ ích trong việc tu hành của Phật tử. Phải xét nghiệm Phật pháp đúng sai như thế nào? Sau đó đem thực hành trong Cuộc sống hằng ngày. Nếu, chỉ tu một trong hai:
  • Tu Phước, không có Huệ, cuộc sống có sung sướng nhưng vấp nhiều sai lầm vì Phật pháp hiểu chưa được thông suốt, thành ra trầm luân!
  • Tu Huệ, không có Phước là người chỉ hiểu biết Kinh điển, nếu không biết làm Phước, thì nói năng chẳng có ai nghe, sanh ra phiền não.

Tôi đến với Phật giáo vì biết rằng Đạo Phật không phải là một tôn giáo mù quáng, mà là một Triết lý thực tế, khoa học! đưa con người đến chân thiện mỹ!

Cách đây hơn hai ngàn năm trăm năm, khi Phật giác ngộ, Ngài đã nói lên những điều Ngài thấy, Ngài nghe. Ngài đã giảng cho chúng sanh biết. Lúc đó chúng sanh ngơ ngác không hiểu. Bây giờ khoa học dần dần chứng minh đúng như lời Phật đã dạy. Tôi hãnh diện mang tên là một Phật tử, là con của bậc Giác Ngộ, không mang tên là một Tín Đồ, là người Tin tuyệt đối với một vị Giáo Chủ, xem như Thần Thánh, có quyền ban cho Tín Đồ đủ mọi thứ, nếu cầu xin cứu giúp. Tôi tuyệt đối tin vào Giáo lý của Đức Phật. Phật đã từng dạy chúng sanh. Ai tu đúng theo sự hướng dẫn của Ngài thì trước sau gì cũng Giác Ngộ như Phật. Cũng được giải thoát sanh tử.

 

  1. Chọn cho mình một con đường để Tu

Thưa Quý vị Độc giả, cá nhân tôi đã chọn một pháp môn để Tu, là pháp môn Thiền tông. Vị Tổ đầu tiên ở Ấn Độ là Phật Ca Diếp, được Phật Thích Ca truyền Y Bát. Vị Tổ thứ 28 ở Ấn Độ là Ngài Bồ Đề Đạt Ma đi qua Trung Hoa truyền bá Thiền Tông của đạo Phật. Ngài truyền thêm được năm vị Tổ nữa, vị cuối cùng là Lục tổ Huệ Năng. Tổng cộng có 33 vị Tổ, sau khi Phật Thích Ca nhập Niết Bàn.

Trong 84,000 pháp môn của Phật. Mặc dù cách Tu của mỗi chúng sanh có khác nhau, tuỳ theo Tâm thức (Tánh giác) của mỗi người, nhưng mục tiêu cuối cùng, giống nhau là đi đến Giác Ngộ, tất cả đều gặp nhau ở Niết Bàn. Ở Cực Lạc. Ở chỗ vô sanh.

Hiện tại ở VN có ba Pháp môn thông dụng đó là: Mật Tông, Tịnh Độ Tông, và Thiền Tông. Riêng Đn tu theo Thiền tông Đại thừa Trúc Lâm Yên Tử (Vua Trần Nhân Tông vị Tổ Đầu Đà sáng lập. Ở thế kỷ 13. Được xem như vị Phật Thích Ca thứ hai của VN). Kéo dài đến thế kỷ 18. Qua thế kỷ 19-20, pháp môn Tịnh Độ tông phát triển, cuối thế kỷ 20. Thiền Tông Đời Trần mới được khơi dậy trở lại. Đồng Nguyên tu theo Thiền Tông nhà Trần, cảm nhận thích thú khi tu. Tiến bộ hay không, còn tuỳ thuộc về nhiều yếu tố khác, nhưng sẽ cố gắng không ngừng.

Đức Phật Thích Ca thành Phật cũng nhờ tu Thiền. Với hai câu nói giá trị tuyệt vời trong giáo pháp của Ngài:

  • Ta không phải Thần Thánh.

Ta là con người bằng xương bằng thịt. Ta không ban ơn, cứu họa cho ai được cả. Ta là một Đạo Sư, là Ông thầy chỉ đường cho Chúng sanh đi, để thoát khỏi U Minh, tìm thấy ánh sáng trí tuệ.

Nghĩ như vậy, tôi cảm thấy thương cho Ba, Mẹ Tôi lúc còn sinh tiền, tin Phật dựa vào mê tín. Tôi không bài bác về Chùa xin các Ni, Sư tụng kinh cầu siêu, cầu an cho Cha Me, Ông Bà quá vãng, cho thân nhân hiện tiền. Đúng ra cầu cho Chúng sanh

 

trước rồi đến mình. Đức Phật dạy, con người sau khi chết, theo Nghiệp đã tạo ra lúc sanh tiền, Lành hay Dữ, sẽ được dẫn đi trên con đường lục đạo (Địa ngục, Ngạ quĩ, Súc sinh, Người, A tu la, Trời). Xin Chùa tụng kinh, chỉ trợ duyên thêm cho thân nhân, chứ không thể diệt hết tội hay tiêu hết khổ được đâu.

Theo quan điểm của Phật tử Đồng Nguyên xin Chùa cầu siêu, cầu an, chỉ là một việc phụ, so với những việc chính khác có ý nghĩa hơn nhiều. Ví như đi Chùa để được cúng dường Tam Bảo, đừng bao giờ nghĩ rằng, mình nghèo quá, đi Chùa làm sao cúng dường đây? Nghèo, Giàu gì đều có thể cúng dường được cả. Bằng ngoại tài (tài vật) bằng nội tài (công sức). Phật đã dạy: Phật tử nghèo vẫn bố thí được như thường, bằng cách, thấy người đang bố thí cho Chùa tài vật, mình không có gì, mình vui mừng theo họ, và có vài lời tán thán họ, không có gì phải buồn tủi cả. Như vậy người bố thí diệt được lòng Tham, người vui mừng theo, diệt được lòng đố kỵ, tật đố. Hai người công đức ngang nhau. Người nghèo có thể cúng dường nội tài, làm mọi việc công quả cho Chùa, nếu mình cảm thấy có thời gian. Đây là một hình thức tu để chuyển Nghiệp. Biết rằng, thì giờ nhàn rỗi, vọng tưởng lăng xăng nổi lên trong trí óc, sai khiến Thân, Khẩu tạo ra nghiệp, muốn thoát khỏi phiền não do nghiệp, Phải bố thí ba La mật.

Cúng dường Tam Bảo còn mang nhiều ý nghĩa cao đẹp:

  • Với Phật, nói lên sự cung kính Đức Thế Tôn, bậc Giác Ngộ, là gương sáng để Phật tử chúng con noi theo.
  • Với Pháp, ở Chùa có cả một kho Kinh kệ, giáo pháp của Đức Phật, Phật tử tha hồ nghiên cứu Phật pháp, đó là phương tiện để đưa ta đến Giác Ngộ.
  • Với Tăng Ni là những vị nghiên cứu Giáo pháp của Đức Phật đem truyền bá lại cho Chúng ta, là gạch nối giữa Phật và chúng sanh. Theo Đồng Nguyên, trong ngôi Tam Bảo. Tăng Ni là quan trọng nhất. Tăng, Ni còn, thì Chùa còn, thì Phật còn, thì

 

Pháp còn, thì Đạo Phật mãi mãi trường tồn. Nếu Tăng Ni không còn, thì Phật giáo sẽ biến mất. Phật tử nên biết các vị Tăng Ni là người giữ Chùa, là người nghiên cứu Phật pháp để truyền đạt cho Chúng ta. Các vị không làm gì ra tiền, muốn tồn tại, phải nhờ đến sự Cúng dường Ba La Mật của Phật tử chúng sanh, mới có thể trang trải mọi sinh hoạt hằng ngày của Chùa. Nếu không khéo Chùa sẽ bị Ngân Hàng kéo. Ni, Sư còn, Chùa không còn, Phật không còn, Pháp không còn. Phật giáo sẽ biến mất theo.

Là Phật tử luôn luôn phải biết. Cúng dường Ngôi Tam Bảo, là rất quan trọng. Nhờ vậy mà Phật tử có thể thường xuyên đến Chùa nghe thuyết pháp, qua các ngày Lễ lớn, ngày Vía của Phật giáo, ngày mồng một, ngày rằm và tham dự ngày Bát Quan Trai. Để được tu học Phật pháp, qua những bài thuyết pháp của các Ni, Sư. khai thông trí tuệ, mới tinh tấn trên con đường dẫn đến Giác Ngộ. Lúc ở nhà Phật tử phải thường xuyên Tụng kinh và Thiền định để thân, khẩu, ý được thanh tịnh.

Đồng Nguyên tu thiền, nhờ nghiên cứu Phật pháp, áp dụng Giới- Định- Tuệ. Muốn hiểu rõ tu Thiền là thế nào? Lấy thí dụ Thằng Chăn Trâu. Mới đầu thằng chăn đi tìm con trâu. Tìm được rồi, con trâu rất hung hăng, lăng xăng không đứng yên một chỗ. Thằng chăn phải kiềm chế con trâu. Vậy Con trâu là cái gì? Thằng chăn là cái gì?

Con Trâu là cái vọng tưởng lăng xăng của mình. Lúc hiện, lúc mất cần phải định, phải buông bỏ nó.

Thằng chăn là trí tuệ bát nhã, là tâm thức của mình, để kiềm chế con trâu.

Giây cột, giây xâu mũi, roi, là những thứ làm cho con trâu nghe lời thằng chăn, đó là giới luật. Khi con trâu thuần thục không còn chạy lăng xăng, là lúc vọng tưởng hoàn toàn lặng. Vọng tưởng được buông xả không còn dính mắc. Trâu kể như không còn, nó mất trước thằng chăn. Thằng chăn đâu cần dùng trí tuệ bát nhã, để điều khiển con trâu nữa. Vậy, Trâu mất trước,

 

thằng chăn mất sau. Lúc đó là giải thoát Vô sanh, là Niết Bàn. Tu theo Thiền Tông của Phát Triển, khi đạt được Niết Bàn, không ở yên chỗ Vô sanh, mà phải quẩy bầu rượu chu du trong cõi Ta Bà để cứu độ chúng sanh. Trái với Tịnh Độ Tông của Tín, Hạnh, Nguyện. Khi đạt đến Cực Lạc, Vô Sanh, lại trụ tại chỗ. Không còn đi đâu cả.

  • Ta có Phật Tánh

Ta đã thành Phật, đã Giác Ngộ viên mãn! Tất cả Chúng sanh đều có Phật Tánh, như vậy chúng sanh là Phật sẽ thành. Phật Tánh là gì?

Tôi lấy một thí dụ trong kinh luận để dễ hiểu: Hai thầy trò, đệ tử Ngưỡng Sơn hỏi Sư Phụ Thiền Sư Trung Ấm. Thế nào là Phật Tánh? Sư phụ trả lời: Bây giờ Sư phụ nhốt một con khỉ, trong một cái chuồng bít bùng, có sáu cửa sổ, đánh số từ 1 đến

  1. Đối với con khỉ trong chuồng, 6 cửa này là 6 Căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý). Bên ngoài chuồng, Sư phụ thả một con khỉ khác, chạy quanh chuồng, đối với con khỉ ở ngoài này, 6 cửa sổ là 6 Trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp). Khi con khỉ ở ngoài chồm lên của số 3 kêu “Chéo” Con khỉ bên trong liền chạy đến cửa số 3 đáp “Chéo”. Tiếp tục con khỉ ở ngoài chạy quanh chuồng nhảy lên các cửa còn lại 52,461, rồi cứ nhảy quanh hoài, kêu “Chéo” con khỉ trong chuồng cũng nhảy lên cửa sổ đáp trả “Chéo”. Phật Tánh là như vậy đó. Nói xong Sư phụ tiếp tục đọc sách, công việc riêng của Ngài. Đệ tử Ngưỡng Sơn nghĩ thầm Sư phụ dạy mình, khi 6 Căn, bám dính với 6 Trần, thì xa với Niết Bàn! Khi Phật Tánh hiện ra là Niết Bàn. Hai con khỉ này bám dính như vậy, Phật Tánh đâu mà Sư phụ nói đó. Đệ tử liền hỏi Sư phụ, Phật Tánh sao khó hiểu quá Sư phụ ơi. Suy nghĩ nữa đi! Một lát sau đệ tử Ngưỡng Sơn bèn Thưa Sư phụ, con có một thắc mắc, con khỉ trong chuồng, nó chạy quanh hoài, mệt quá nó nằm ngủ thì sao? Lúc đó Thiền Sư Trung Ấm đứng dậy, chụp hai vai đệ tử Ngưỡng Sơn nói “Chúng ta thấy nhau rồi.” Đó là lúc 6 Căn không dính với 6 Trần, Phật Tánh hiện ra, là

 

Giác ngộ là Niết Bàn. Ngộ của Thiền là vậy! Giống Như Đức Vua Trần Nhân Tông, Ngài đã dạy: Đối cảnh vô tâm, khỏi Phải Thiền! Quá hay!

Phật Tánh cho chúng ta biết, Tất cả mọi sự vật trong Vũ Trụ, khởi thủy là không, do duyên hợp mới có, có ở đây là giả có, khi hết duyên là hoại, trở về không.

Chúng sanh phải biết cái thân không thiệt. Nếu cứ chấp nó thiệt, nên sợ chết vì ham sống. Cái Tâm này cũng không thiệt, cứ chấp nó thiệt, nên con người tạo ra nhiều nghiệp, sinh ra tranh chấp, đố kỵ, do Si, tham, sân. Trong kiếp sống tội lỗi của ngủ Dục, ví như Tài và Danh chẳng hạn.

Tham Tài, làm cho con người đau khổ, tìm đủ mọi cách để kiếm thật nhiều tiền là khổ cực. Có nhiều tiền rồi, lại càng khổ hơn, lo lắng sợ sệt đủ thứ, nhằm bảo vệ của cải vật chất để khỏi bị ăn cướp, lụt lội, cháy nhà, con cái phá của, Quan lại chèn ép bóc lột. Lúc đó tiền của không cánh mà bay mất.

Tham Danh, càng khổ hơn nhiều, muốn có chức quyền phải chạy chọt tốn hao biết bao nhiêu tiền của, có danh rồi phải lo gìn giữ nó, luôn luôn sợ bị hất cẳng, khi thất sủng bị đá văng chức vụ. Lâu nay cứ tưởng là vững vàng ngon lành, nên càng khổ não, không biết có đó, rồi mất đó. Vô thường. Tôi đơn cử Mê và Giác trong câu chuyện tham danh.

Bảo vệ danh vọng, là Mê. Đời nhà Đường, có nhà thơ nổi tiếng là ông Bạch Cư Dị, được nhà Vua cử ông đến làm Quan ở một Huyện, mới đến chỗ lạ, ông suy nghĩ, làm thế nào hướng dẫn dân làng, vì dân tình ở đây phức tạp lắm. Trước khí đến đây, Ông có nghe nói ở Huyện này có một vị Thiền Sư giỏi lắm, Ngài có tên là Ô Sào thiền sư. Ngài lót cây trên một chắn ba của cây Cổ thụ, như Ổ Quạ (Ô Sào). Ngài ngồi tu Thiền trong Ổ Quạ và Ngộ Đạo. Ông Bạch Cư Dị bèn đi tìm Thiền Sư để hỏi Phật pháp và cách cai trị Dân. Khi ông đến được cây cổ thụ, Ông nhìn lên ổ quạ, thấy Thiền Sư đang ngồi tọa thiền, ông liền chấp tay, bạch

 

Thiền Sư, hôm nay con đến đây xin Thiền Sư dạy cho con cách tu để trị Dân. Thiền Sư nói: Chư ác mạc tác (đừng làm những việc ác). Chúng thiện phụng hành (hãy làm những điều lành). Tự tịnh kỳ ý (giữ tâm ý thanh tịnh). Thị chư Phật giáo (lời dạy của các chư Phật). Ông Bạch Cư Dị ngước nhìn vị Thiền Sư nói, bài kệ này con nít 8 tuổi cũng thuộc lòng, Thiền Sư dạy tôi làm gì? Thiền Sư trả lời. Vâng! Con nít 8 tuổi thuộc lòng, mà Ông già 80 tuổi vẫn làm chưa xong. Ông Bạch Cư Dị quê quá, bái biệt ra về. Bài kệ này ngụ Ý nói, muốn giữ vững vị trí trị dân của mình (tham quyền cố vị). Cần phải thực hành bài kệ này, tuy thấy dễ, nhưng rất khó.

Từ chối danh vọng, là Giác. Ngày xưa bên Tàu có hai vị Hiền Triết đã xem Danh vọng như cỏ rác. Một hôm nhà Vua đi chu du trong thiên hạ, để tìm các bậc Hiền Triết, đưa vào Triều Đình giúp Vua trị nước. Nhà Vua gặp ông Hiền Triết A. mời về làm quan, ông từ chối, bèn chạy xuống sông rửa cái lỗ tai, trong lúc nhà Hiền Triết B đang cởi con trâu cho xuống sông uống nước, gặp Hiền Triết A hỏi tại sao Anh rửa lỗ tai? Tôi mới nghe nhà Vua mời tôi ra làm quan, tôi từ chối, lỗ tai của tôi bị dơ, tôi phải đi rửa nó. Hiền Triết B bèn giựt mũi con trâu lên, không cho nó uống nước. Hiền Triết A hỏi, tại sao Ông không cho trâu uống nước? Tôi sợ dơ miệng con trâu của tôi. Để tôi đưa con trâu, đi lên trên nước rửa lỗ tai của Ông, cho nó uống. Ta thấy đối đáp danh vọng quá hay, có lẽ hai vị Hiền Triết này đã tu chứng Ngộ rồi (Nếu tôi không lầm, Vua Nghiêu, đời Đường, là vị vua Thánh Hiền. Hứa Do rửa lỗ tai, Hiền triết Sào Phủ không cho con trâu uống nước, sợ dơ miệng Trâu).

Tôi theo đạo Phật và trở thành một Phật tử chân chính là vậy! Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát!

Timothy Hồ

(Nha Trang, VN)

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm