Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 

Cover Vai net van hoa co kim

VÀI NÉT VĂN HÓA CỔ KIM

QUA HÀNH HƯƠNG CHIÊM BÁI

Some Aspects Of The Ancient And

 Present Cultures Through  Pilgrimage

 (Song ngữ: Anh Việt)

Thích Nữ Giới Hương

 

MỤC LỤC

 

  1. Lời đầu
  2. Danh Sơn Trung Quốc ................................................. 6
  3. Tây Tạng huyền bí ........................................................ 7
  4. Phật Tích Ấn Độ............................................................ 8
  5. Đại Hàn lá đỏ............................................................... 14
  6. Đài Loan lãng mạn...................................................... 22

 

******

Introduction

  1. China with Famous Buddhist Mounts .................... 31
  2. Sacred Tibet ............................................................... 32
  3. Buddhist Holy Places in India ................................. 33
  4. South Korea with Red Leaves.................................. 39
  5. Romantic Taiwan ...................................................... 47

Conclusion

Bảo Anh Lạc Bookshelf 

 

 

 

 

 

Nhà Xuất Bản Hồng Đức

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

​Huong Sen Buddhist Temple
19865 Seaton Avenue,

Perris, CA 92570, USA
Tel: 951-657-7272 , Cell: 951-616-8620

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.,

This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Facebook:https://www.facebook.com/huongsentemple
Web: www.huongsentemple.com

 

 

 

MỤC LỤC

 

Lời đầu

  1. Danh Sơn Trung Quốc ................................................. 6
  2. Tây Tạng huyền bí ........................................................ 7
  3. Phật Tích Ấn Độ............................................................ 8
  4. Đại Hàn lá đỏ............................................................... 14
  5. Đài Loan lãng mạn...................................................... 22

 ******

Introduction

  1. China with Famous Buddhist Mounts .................... 31
  2. Sacred Tibet ............................................................... 32
  3. Buddhist Holy Places in India ................................. 33
  4. South Korea with Red Leaves.................................. 39
  5. Romantic Taiwan ...................................................... 47

Conclusion

Bảo Anh Lạc Bookshelf 

                                 

LỜI ĐẦU

 Thế kỷ XXI với những ngành thông tin công nghệ đắc lực khiến con người đến gần với nhau hơn. Ngành du lịch hành hương chiêm bái ở các nước cổ và hiện đại cũng mở rộng để đáp ứng nhu cầu tôn giáo tâm linh và học hỏi trao đổi nền văn hóa giữa các nước.

Tác phẩm nhỏ song ngữ Anh-Việt: “Vài Nét của Văn Hóa Cổ và Hiện đại qua Chiêm Bái Hành Hương” của tác giả Thích Nữ Giới Hương sẽ giúp chúng ta hiểu câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.” Chúng ta hãy bỏ thời gian đi đến những vùng nơi mà chúng ta sẽ cảm thấy có những kiến thức mới mẽ bất ngờ, những nền văn hóa cổ kim khác lạ, những cảnh đẹp thiên nhiên để tận hưởng và những tầng số xúc cảm tâm linh thiêng liêng.

Thế giới bao la đang được rút ngắn, văn hóa đa dạng đang được trao đổi. Nhu cầu trải nghiệm và hiểu biết ngày càng nhiều. Hãy bắt đầu hành trình tâm linh bằng cách bước ra khỏi cửa và khởi hành bằng những chuyến đi. Vốn sống của chúng ta sẽ được bồi dưỡng, khôn lớn và trưởng thành.

Xin trân trọng giới thiệu tác phẩm hành hương này với các bạn đọc gần xa. Rất mong đón nhận những góp ý cho những thiếu sót không thể tránh khỏi.

Nhân dịp này, chúng tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Bhikkhunī Viên Quang, Bhikkhunī Nguyên Hiếu và Pamela C. Kirby (biên tập viên tiếng Anh làm trợ lý cho việc dịch, đọc, thiết kế và xuất bản tiếng Anh).

Thành kính tri ân.

Mưa ngâu tháng 10, 2019.

Hương Sen Press, USA

 

VĂN HÓA CỔ KIM

QUA HÀNH HƯƠNG CHIÊM BÁI

Hành hương xứ Phật, chùa tháp và các quốc gia Phật giáo là ước mơ của nhiều người con Phật. Dưới sự hướng dẫn của Ni sư trưởng đoàn TN Giới Hương, ngày 02/09 đến 06/10/2019, quý Phật tử chùa Hương Sen đã thực hiện được chuyến đi hành hương 5 quốc gia hiếm có này.

  1. DANH SƠN TRUNG QUỐC (China)

Trung Quốc là một trong những nước có nền văn minh cổ nhất thế giới, hơn 5.000 năm, trong đó nổi bật là tam giáo đồng nguyên: Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo nên có nhiều chùa tháp tượng đài từ thời cổ đại, trung cổ và đến nay. Phái đoàn chùa Hương Sen gồm 21 vị Phật tử đã được chiêm bái các thánh tích như tượng Đại Phật Lạc Sơn ở Thành Đô, hai danh sơn Nga Mi SơnPhổ Đà Sơn trong tứ đại danh sơn (1. Ngũ Đài Sơn – Văn Thù Sư Lợi, 2.Nga Mi Sơn – Phổ Hiền Bồ Tát, 3.Cửu Hoa Sơn – Địa tạng Bồ Tát và 4.Phổ Đà Sơn – Quan Thế Âm). Tại Nga Mi Sơn, đoàn được chiêm bái Chùa Hoa Tạng (HuaZang Temple) và chùa Ni Vạn Thọ (Wannian Temle) ẩn giữa mây ngàn và núi biếc. Tại Phổ Đà Sơn, các đại tự Phổ Tế (Puji Temple), Hộ Quốc (Baoguo Temple), Pháp Vân (Fayu Temple) đều là các tu viện uy nghi cổ kính giữa rừng cây cổ thụ sầm uất tuyệt đẹp.

Núi Lăng-Vân Đức Như-Lai tĩnh tọa

Vầng hào-quang sáng tỏa cả đồi xinh

Dáng uy-nghiêm, oai-dũng đại quang-minh

Bóng hồng thạch rọi lung-linh mặt nước…

(Ca Ngợi Tượng Phật Lạc-Sơn – Chánh Đức & Như Đức)

Quan Âm Nam Hải ở Phổ Đà sơn và

 tượng Đại Phật Lạc Sơn ở Thành Đô

  1. TÂY TẠNG HUYỀN BÍ (Tibet)

Tây Tạng tọa lạc ở vùng núi có độ cao lớn nhất trên trái đất (4.900 mét), nơi nổi tiếng tu tập và tái sanh huyền bí của các Đức Đạt Lai Lạt Ma và người dân Tạng hiền hòa chất phát. Ở thủ đô Lhasa, đoàn được viếng thăm tu viện Drepunggonpa, Jokhang (trái tim Phật giáo Tây Tạng nơi các Đạt Lai Lạt Ma tu học), Sera (hàng ngàn chư tăng đang tu học và trổ tài biện luận giáo lý mỗi ngày), cung điện mùa hè Norbulinka, cung điện Potala và khu phố chợ Barkhor đông đúc rộn rịp.

Ở thành phố Shigatse (lớn thứ hai của Tây Tạng, cách Lhasa 8 tiếng đồng hồ lái xe và cách mặt biển 5000 mét): đoàn chiêm bái tu viện Tashihunpo, Gelug, Palcho, hồ Yamdro, núi băng Karola Glacier Towering có các các con cừu non, con giắc (trâu Tây Tạng) dễ thương, thăm làng làm nhang và đồ bạc (silk utensils) truyền thống.

Photo: Cung điện Potala và tu viện Drepunggonpa, Lhasa

  1. PHẬT TÍCH ẤN ĐỘ (India)

Ấn Độ là một đất nước có nền văn minh lâu đời, một xã hội đa nguyên, đa dân tộc đa ngôn ngữ, và đa tôn giáo. Nơi đây đã là chiếc nôi phát sanh nhiều tôn giáo, triết gia và bậc thánh phương Đông cho nhân loại như Phật giáo, Ấn Độ (Hindu) giáo, Lõa Thể (Jaina) giáo, và đạo Sikh, vv… Nói về Phật giáo, từ thiên niên kỷ 2000, Phật giáo đã bắt đầu khởi sắc, chánh phủ Ấn Độ cũng như quốc tế đã trùng tu và mở rộng các Phật tích trở thành điểm hành hương tâm linh quốc tế thu hút hàng ngàn khách du lịch chiêm bái mỗi năm.

Trước khi đi chiêm bái các Phật tích thiêng liêng này, đoàn hành hương Chùa Hương Sen đã dừng chân tại Ký túc xá Quốc tế thuộc Trường Đại Học Delhi, thủ đô Delhi, để viếng thăm và dâng cúng tịnh tài cũng như tịnh vật lên Thượng tọa Tiến sĩ Thích Hạnh Chánh (trưởng ban đại diện lưu học sinh Phân Khoa Phật học-Đại học Delhi) và 27 tăng ni sinh Việt Nam đang học tại đây. Được biết, trường Delhi là nơi Ni sư Giới Hương (trưởng đoàn 3 tour) đã từng học 10 năm (1995-2005) và đã tốt nghiệp Tiến sĩ Triết học Phật giáo tại đây. Lòng dạt dào cảm xúc khi ni sư và đoàn đã được về thăm trường cũ hiền hòa với bao hồi ức kỷ niệm của thời đèn sách thân thương.

Có câu rằng: “Xây dựng một ngôi chùa lớn rất dễ, đào tạo một tăng ni tài lại rất khó”, cho nên trong đạo tình tôn sư, huynh đệ, đoàn được thăm quý thầy cô đang dồi mài kinh sử tu học, để trang nghiêm mình và xã hội, thật không có niềm vui nào hơn, như đạo hữu Tịnh Bình và Quảng Trí thay mặt đoàn đã bày tỏ trong bài tác bạch như sau:

“Do thắng duyên hôm nay được hạnh ngộ quí chư tôn thiền đức tăng ni du sinh Delhi, có sáu điều cao thượng đến với chúng con: nghe cao thượng, thấy cao thượng, được cao thượng, học cao thượng, cúng dường cao thượng, và niệm cao thượng. Chúng con kính tri ân buổi hội ngộ hôm nay. Chúng con thành kính xin cúng dường Tăng Bảo.”

                   Cổng Ký túc xá Quốc tế trường Đại học Delhi

Sau khi tạm biệt trường Delhi thân thương, đoàn chùa Hương Sen tiếp tục chí nguyện tìm về quê cha đất tổ của Đức Từ Phụ Thế Tôn - nơi ngài đã đản sanh, xuất gia, thành đạo, truyền giáo và nhập Niết bàn để chiêm bái đảnh lễ, tụng kinh và cầu nguyện.

Lâm-ti-ni (Lumbini, Nepal) - nơi Thái tử Sĩ Đạt Đa từ hông mẫu hậu bước ra trên bảy đóa sen hồng. Thành Ca-tì-la-vệ (Kapilavastu, Nepal) - nơi Thái tử Sĩ Đạt Đa được giáo dưỡng trưởng thành và cũng từ cổng đông, ngài đã vượt thành cắt tóc xuất gia tìm đạo. Khổ Hạnh Lâm (Uruvela, Bihar) – nơi ngài đã trải qua sáu năm khổ hạnh rừng già. Nàng Tu-Xà-Đề (Sujata, Bihar) – nơi Bồ tát Cồ Đàm đã nhận bát cháo sữa của nàng để có sức ngồi thiền dưới cội bồ đề. Sông Ni-liên-thiền (Niranjara, Bihar), nơi bình bát của Bồ tát Cồ-đàm đã trôi ngược dòng để chứng minh chí nguyện tìm đạo giác ngộ theo đường trung đạo, tránh hai cực đoan của khổ hạnh và quá thọ hưởng. Bồ-đề-đạo-tràng (Bodhagaya, Bibar) - nơi Bồ tát Cồ Đàm giác ngộ thành Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni. Lộc Uyển (Sarnath, Varanasi) – nơi Đức Phật chuyển pháp luân đầu tiên và thành lập tăng đoàn Phật giáo. Thành Xá Vệ (Sravasti, Uttar Pradesh) - nơi trưởng giả Cấp Cô Độc lót vàng mua đất vườn của thái tử Kỳ-Đà để cúng cho Đức Phật và tăng đoàn của ngài, nơi Đức Phật đã trải qua 24 mùa an cư kiết hạ và nơi tôn giả A-nan đã chiết nhánh bồ đề từ Bồ-đề-đạo-tràng về trồng tại đây để Phật tử chiêm ngưỡng khi đến tịnh xá Kỳ Viên mà Đức Phật đi vắng. Thành Tỳ-xá-ly (Vaisali, Bihar) là một trong tám thành phố được thờ xá lợi của Đức Phật; nơi Kiều Đàm Di Mẫu đã xin Đức Phật xuất gia để từ đó Ni đoàn được thành lập và phát triển đến nay. Đây cũng là nơi 700 thầy Tỳ kheo cùng tu hội để kết tập kinh tạng gọi là Thất Bách Kết Tập.Thành Vương Xá (Rājagaha, Bihar) – nơi Thái tử Sĩ-đạt-đa đã từ chối lời mời của đại vương Tần-ba-sa-la (Bimbīsara) muốn chia nửa giang sơn cho ngài để cùng cai trị, nơi Đức Phật trải qua vài mùa an cư và giảng nhiều bộ kinh tại Trúc Lâm Tịnh Xá (Veluvana Vihara) cũng như là nơi Đức Phật giới thiệu kinh A-di-đà để Vua Tần-ba-sa-la từ ngục tối có thể tu giải thoát. Vương Xá còn là nơi sau ba tháng Đức Thế Tôn viên tịch, Ngài Ca Diếp (Mahakassapa) triệu tập đầy đủ 500 vị A La Hán tại thạch động Sattapanna trên núi Vebhàra ở thành Ràjagaha, để kết tập Phật ngôn lần thứ nhất gọi là Ngũ Bách Kết Tập. Núi Linh Thứu (Gijjhakuta) – nơi Đức Phật lưu trú bảy năm và giảng những bài kinh quan trọng cho người và chư thiên. Câu thi na (Kushinagar, Uttar Pradesh) – nơi Đức Thế Tôn đã xả báo thân để nhập Niết bàn.

Trong chuyện Tiền Thân (the Previous Birth of The Buddha), đức Thế Tôn đã dạy:

“Này Ananda, có bốn Thánh tích kẻ thiện tín cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính. Thế nào là bốn?… Ðây là chỗ Như Lai đản sanh… Ðây là chỗ Như Lai chứng ngộ vô thượng Chánh Ðẳng Giác… Ðây là chỗ Như Lai chuyển Pháp luân vô thượng… Ðây là chỗ Như Lai diệt độ, nhập Vô dư y Niết-bàn…

Này Ananda, đó là bốn Thánh tích, kẻ thiện tín cư sĩ cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính. Này Ananda, các thiện tín Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, cư sĩ nam, cư sĩ nữ sẽ đến với niềm suy tư: ‘Ðây là chỗ Như Lai đản sanh’, ‘Ðây là chỗ Như Lai chứng ngộ Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác”, ‘Ðây là chỗ Như Lai chuyển Pháp luân vô thượng’, ‘Ðây là chỗ Như Lai diệt độ, nhập Vô dư y Niết-bàn’.

Này Ananda, và những ai, trong khi chiêm bái những Thánh tích mà từ trần với tâm thâm tín hoan hỷ, thời những vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung sẽ được sanh cõi thiện thú, cảnh giới chư Thiên”. (Kalingabodhi Jataka, số 479, tập IV trang 228)

Ngược lại quá khứ, tìm về bốn Thánh tích, nơi lưu dấu chân bậc thánh nhân đã đi qua trong 49 năm hoằng pháp, ôn lại lịch sử, chiêm bái, thiền quán chân lý hạnh phúc của ngài đã để lại, đoàn hành hương Chùa Hương Sen đã trải nghiệm những giây phút thật an lạc tuyệt vời. Điều này cũng có nghĩa là các thành viên đã tạo được thắng duyên trong đời sống hiện tại cũng như sẽ được tái sanh tốt hơn trong tương lai như Đức Thế Tôn đã tán thán trong kinh Jataka.

Trước khi rời Ấn Độ để bay qua Đại Hàn, đoàn đã kết hợp với chư tăng Chùa Jambudvipa Indo-Srilanka tại Sarnath, Varanasi, để phát quà từ thiện cho 150 gia đình nghèo trong làng. Đây là tấm lòng đóng góp của tất cả thành viên trong 3 tour hành hương và những thân hữu. Quà gồm có sari (áo dài của phụ nữ Ấn), mền ấm, gạo, bột chapatti, đường trắng, một bữa ăn trưa (cơm, dal (soup), chapatti, khoai tây kho và đậu hầm muối) và tịnh tài. Xin chư Phật chứng minh tấm lòng hậu hỉ chia sẻ của các thí chủ và kính cầu nguyện tất cả Phật tử (người thí) và người nhận thí cùng kết thiện duyên quyến thuộc bồ đề giải thoát và luôn được vô lượng an lạc trong chánh pháp.

Mắt THƯƠNG nhìn bước khốn cùng,

Tay THƯƠNG hòa ái đem từng món trao

Xót xa THƯƠNG những đồng bào,

Xứ PHẬT THƯƠNG lắm người sao khổ nghèo!

(Thương – Hồng Khương)

  1. ĐẠI HÀN LÁ ĐỎ (North Korea)

Seoul (từ Hoa ngữ: Hán Thành) là thủ đô của Nam Hàn, bao gồm thành phố tiếp giáp Incheon xung quanh và tỉnh Gyeonggi, là nơi sinh sống của khoảng hơn một nửa dân số của toàn đất nước Nam Hàn, nơi tập trung nhiều chùa đền tôn giáo, trường học, chợ mua sắm, giải trí, công nghiệp hiện đại. Seoul rộng 605 km² (nhỏ hơn New York) là một trong những thành phố lớn có mật độ dân số cao nhất trên thế giới, có khoảng 25 triệu dân cư trú và khoảng 2.5 triệu dân từ các thành phố lân cận đến làm việc. Bốn phía Seoul có 4 cổng thành như khải hoàn môn tam quan Dongdaemun,Namdaemun,Sundaemun và Tongemun rất vững chắc như cung đình. Về tôn giáo, có 42% dân số theo đạo Phật. Toàn Nam Hàn (South Korea) rộng khoảng 1002 km² có khoảng 1000 ngôi chùa, riêng Seoul đã có khoảng 824 ngôi chùa. Phái đoàn chùa Hương Sen đã có thắng duyên chiêm bái một số tu viện tiêu biểu như chùa Phụng Ân (Bongeunsa), Tu Viện Tào Khê (Jogyesa), chùa Kilsanga, và Ni viện Jinkwansa, vv…

Tu viện Phụng Ân (Bongeunsa) nằm tại quận Gangnam-gu, thành phố Samseongdong gần khu vực sầm uất của nghành giải trí. Bongeunsa thành lập năm 794 dưới thời Vua Wonseong thuộc triều đại Shilla và ngày càng phát triển đến nay. Chùa có một tượng Phật Di Lặc Mireuk Daebul cao 28 mét có đội mão trên đầu. Tượng xây năm 1986 được xem là cao nhất Đại Hàn, có tháp thờ bộ kinh Hoa Nghiêm khắc bằng gỗ gồm 81 quyển, kinh Duy Ma Cật, các văn thơ uyên áo của ẩn sĩ Hansanja…Tu viện Tào Khê (Jogyesa) là tổ đình của dòng Tào Khê Đại Hàn (the Jogye Order of Korean Buddhism). Chùa thành lập năm 1910. Trong sân chùa, có ngôi tháp bát giác 10 tầng, thờ xá lợi của Đức Phật do sư Tích Lan Anagarika Dharmapala cúng dường năm 1913.  Bên hông sân chánh điện, các tượng Phật ngồi thiền, nhập Niết bàn, năm thầy Tỳ kheo và các thú cảnh được kết bằng các dây dược thảo leo bao quanh thân trông rất sống động và sáng tạo. Trước sân nổi bật một cây cổ thụ đẹp tuyệt mỹ, được gọi là Cây Chùa. Cây màu sẫm nâu cao 26 mét đã 450 tuổi tạo dáng nghiêng làm tăng thêm nét cổ kính trang nghiêm trước mái cong tu viện. Khi chúng tôi đang chiêm ngưỡng cảnh chùa và trầm lắng nghe tiếng tụng kinh Đại Hàn thì có một nữ đạo hữu Phật tử Đại Hàn tới nói chuyện và ngỏ ý muốn cúng dường buổi trưa tại một quán chay trong chùa. Chúng tôi cùng đạo hữu dùng cơm trắng tròn trộn tương, canh rau, súp rong biển, kim chi…rất ngon và đầy hương vị Hàn.

Chùa số 3 là chùa Kilsanga nằm trên đồi trong khu dân cư đắt đỏ của quận Seongbuk-dong (nơi yêu thích của các nhà ngoại giao và người nước ngoài). Chùa có chu vi khiêm tốn vừa phải nhưng rất tươm tất và cổ kính, đẹp như tranh vẽ. Chùa thường xuyên được có khách du lịch vãng lai và đường phố đông đúc với các hoạt động đặc biệt là khi có các lễ hội. Các điểm tham quan chính gần đó bao gồm Cung điện Gyeongbokgung và Nhà Xanh của phủ tổng thống, do đó làm cho chùa Kilsanga trở thành một nơi hành hương tâm linh yên bình và dễ chịu trong khu vực Samcheong-dong quan trọng. Trong chánh điện có 3 tượng Tam thánh bằng vàng óng rất sáng, trên trần có vô số lồng đèn hoa sen có ghi tên các sĩ tử cầu nguyện cho thi đậu.

Ngôi chùa thứ 4 là Ni viện Jinkwansa tọa lạc trên núi Sangksan trong công viên Bukhasan National Park, cũng thuộc dòng Tào Khê Đại Hàn (the Jogye Order of Korean Buddhism). Chùa do Ni sư Jinkwansa thành lập năm 1011, nên ngôi chùa này lấy tên của Ni sư để đặt. Chùa trông cổ kính và nên thơ vì ẩn hiện giữa rừng cây, suối chảy và có 8 ngọn núi xanh bao bọc xung quanh.

Các chùa này cùng nhiều danh lam khác đã hoạt động Phật sự sinh động với nhiều chương trình tu học hướng dẫn Phật tử tụng kinh (yebul), chamseon (meditation), cúng quả đường (Baru Gongyang), chấp tác, trà đạo, hành đường, nấu cơm…để quý Phật tử có thể trải nghiệm nếp sống thiền môn. Phật giáo không chỉ đóng góp phổ biến Phật pháp, mà còn góp phần  đem triết lý sống của Phật vào xã hội, cống hiến nhiều mặt về văn hóa, giáo dục và từ thiện.

Bên cạnh việc thăm các chùa nổi tiếng của Đại Hàn, đoàn Chùa Hương Sen còn viếng thăm đảo Nami (cách thủ đô Seoul 63km) (nơi có rừng phong đổi màu vào mùa thu và đầy băng tuyết trắng vào mùa đông), cung điện hoàng gia Gyeongbok (một trong năm cung điện lớn nhất của triều đại Triều Tiên), viện bảo tàng Quốc Gia, công viên Lotte World, xem show Nanta Show về nghệ thuật nấu ăn, tập làm kim chi rất thú vị. Seoul có năm cung điện thuộc nhiều triều đại như cung điện Gyengbokang, Gynbangsai, Chang Daecung…, Riêng cung điện Chang Daecung được Unesco công nhận là di sản thế giới. Timesquare Malls là một trong những khu chợ hầm (malls) bán hàng rất nhiều với giá rẻ. Quốc túy, quốc sản nổi tiếng của Đại Hàn là rong biển (seaweed), kim chi, nhân sâm tươi, dầu thông đỏ và mỹ phẩm.

   Photo: Cung điện hoàng gia Gyeongbok và dùng trà trong Ni viện Jinkwansa

Giới thiệu về phong tục và đất nước Hàn, cô hướng dẫn viên cho biết có khoảng 26 triệu dân Hàn sống ở Seoul (gấp đôi Sài gòn) và khoảng 52 triệu dân ở toàn Nam Hàn. Địa hình Đại Hàn là 70% núi đồi, còn 30% là đất liền bằng phẳng, nên Soeul thường xây chung cư, lấy thế cao để tiện lợi dân chúng ở. Hàng hóa nội địa thường tốt hơn hàng xuất khẩu (trong khi ở nhiều nước thì hàng bán cho nước ngoài tốt hơn trong nước). Kiến trúc ở Nam Hàn bên ngoài đơn giản, nhưng bên trong nội thất rất sang trọng và tráng lệ. Cơ sở chánh phủ hay chùa đền tôn nghiêm thường được chọn theo kiến trúc phong thủy “diện thủy bối sơn lâm” nghĩa là lưng dựa núi rừng và mặt đối sông nước. Tại phủ tổng thống, Nhà Xanh (ở Hoa Kỳ thì Nhà Trắng) gần cung điện Gyeongbok có khoảng 2800 người ở để làm việc cho văn phòng chánh phủ. Người Hàn làm việc nhanh nhẹn và giải quyết gọn. Lương công chức trung bình khoảng $1.800-$3.000 đô Mỹ/1 tháng, tiền thuê nhà (3 phòng) trung bình khoảng $2.000/1 tháng. Còn thuê 1 phòng cá nhân bao cả máy giặt máy sấy, điện nước ga là khoảng $570 Mỹ kim/1 tháng. Ban đêm đèn đường và đèn các tiệm shop mờ mờ vì tánh người Hàn cũng rất tiết kiệm (chứ không sáng quắc 24/24 như Việt Nam hay Mỹ Quốc), nhưng ít trộm cắp và an toàn cho du khách, bởi lẽ chánh phủ quản lý qua các camera gắn nơi công cộng và các đường ngã tư đường. Bữa ăn chính phong phú với gia đình thường là điểm tâm (tìm ăn sáng bên ngoài rất khó, trừ fastfood và họ không ăn vặt như ở Việt Nam, nên buổi ăn sáng có rất nhiều món), còn trưa và chiều là mạnh ai nấy ăn. Họ thường dùng chén đũa inok, xài rất lâu và giá bán cũng rẻ. Nước Hàn là một trong những nước tiêu thụ café rất nhiều. vì từ 12-1g giờ nghỉ trưa (không có thói quen ngủ trưa), nhân viên ai cũng cầm ly café đi vòng vòng (ai mệt thì chỉ thiếp trên bàn 1 tí). Giờ làm việc trung bình từ 9-12g và 1-6g nhưng ít ai sau 6g mà về lắm, cứ ở lại làm thêm, vì làm việc công nghiệp, hết giờ nhưng chưa hết việc, làm suốt ngày đến kiệt quệ rồi cuối tuần nhậu. Người Hàn rất giữ gìn sức khỏe, thường uống nhân sâm và thiên sâm Cao Ly (đất nước nổi tiếng trồng nhiều sâm Cao ly 6 năm tuổi) và dùng nhiều thuốc dược thảo. Tuy nhiên, thói quen nhậu cuối tuần (tối thứ sáu, bảy và chủ nhật), nên dễ bị bịnh. Nhiều khi nhậu ca 1, 2 và cả ca 3 tới sáng, say xỉn luôn, rồi đầu tuần các bà vợ làm nấu thuốc bổ nhân sâm và thiên sâm cho chồng uống để cân bằng máu huyết lại.

Phong tục ngày giỗ tổ tiên, thân bằng quyến thuộc thường tập trung ở chùa hay nhà thờ để cầu nguyện, rồi sau đó kéo nhau ra nhà hàng ăn. Vòng đời con người có ba lễ lớn: thôi nôi (1 tuổi), kết hôn (20 tuổi) và chúc thọ (70 tuổi). Cha mẹ anh em quyến thuộc ít gặp nhau trong năm chỉ trừ ba lễ trên và hai dịp: tết trung thu và nguyên đán. Họ có thói quen, tập trung về nhà con trai trưởng để dâu trưởng cùng mẹ chồng phải đứng bếp nấu ăn liên tục. Hàn quốc có câu: “Nắng thu thì để dâu đi” nghĩa là cực quá, dâu thường bỏ đi trong mùa thu và cũng có nghĩa là nắng thu gay gắt như mối quan hệ khó thuận giữa mẹ chồng và con dâu. Có nhiều cô gái phải ly dị chồng vì sợ những ngày lễ cực khổ trên. Người Hàn cũng ít thuê người giúp việc vì ngại người lạ, trừ các nhà tài phiệt quá giàu và có cận vệ hay người gát cửa trông ngó. Vì ít thuê người giúp việc nên mẹ chồng và con dâu phải lo nội trợ lau chùi quét dọn, còn con trai và cha đi làm bên ngoài về chỉ ăn rồi để đó cho người nữ làm. Nội trợ được chánh phủ Hàn xem là một nghề và cũng được lãnh lương, trích từ lương đi làm của cha và chồng. Lương khoảng $500 đô Mỹ một tháng (tiền won khoảng 1,150= $100 x 5). Con cái đẻ ra, mẹ chồng quản lý giáo dục là chính, chứ không phải mẹ ruột trách nhiệm như văn hóa các nước khác, nên có sanh ra thì cũng thuộc mẹ chồng và gia đình chồng. Có khoảng 70 ngàn công dân Việt Nam đang sinh sống tại Hàn; chỉ khoảng 30 % cô dâu Việt Nam mới có hạnh phúc và thường sống ở ngoại thành. Hướng dẫn viên là một cô dâu Việt ở Hàn đã li dị chồng vì không tìm được tiếng nói chung.

Nói về phúc lợi xã hội, giống như Hoa Kỳ, chánh phủ Hàn cũng quan tâm. Người nghèo, lương thấp hay ai trên 60 tuổi được khám bịnh (chi phí rất thấp) và được xử dụng các phương tiện công cộng miễn phí.  Người Hàn kỵ tránh dùng bút đỏ khi viết tên người sống, phải dùng bút xanh. Seoul thì sang trọng, sạch sẽ như ở Hoa Kỳ nhưng ở làng quê Hàn Quốc vẫn còn nhiều cục bộ lạc hậu. Tuy nhiên, đặc biệt ở quê, ai cũng phải có xe hơi xe van hay truck để làm phương tiện đi lại, bởi lẽ họ chưa có xe buýt hay xe điện như ở Seoul. Nam Hàn sở hữu nhiều cảnh quê đẹp như tranh như làng Chaengyang, Gapyeng, và Heanan… với những cánh đồng lúa xanh và hoa màu chạy tắp cuối chân trời. Một chiếc xe mới trung bình khoảng $10.000 (mười ngàn đô), lương khoảng 3 tháng là có thể mua xe, nhưng đa phần họ thích dùng xe bus công cộng hay xe điện ngầm, bởi lẽ rất rẻ và phổ biến. Taxi có 3 loại: tài xế mặc áo vest, xe đen là VIP, tài xế hành khách thì màu vàng (như xe Grab hay Vina ở Việt Nam) và tài xế tư nhân là màu trắng. Xe thường sản xuất tại Hàn và Châu Âu, ít thấy xe Nhật và người Nhật ở đây, vì Hàn và Nhật đang không thuận nhau. Tuy nhiên, sách giáo khoa của Đại Hàn đều lấy Nhật trừ môn địa lý, lịch sử và văn học. Tài nguyên của Nam Hàn rất ít (đảo nhỏ, chủ yếu dọc theo sông Hàn, không phải “Rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu”). Thập niên 1960s, Hàn quốc rất nghèo, nhờ nương sự phát triển của Nhật và tài lãnh đạo của cựu tổng thống Park Chung Hee kêu gọi dân khai thác công nghiệp và dựa vào trí thức con người (chứ không dựa tài nguyên), từ đó nước Hàn trở nên giàu có. Ngành kinh tế chủ yếu của Nam Hàn là du lịch, tài chánh, giải trí, thẩm mỹ và mỹ phẩm. Hoa dâm bụt nhiều màu là quốc hoa của nước Đại Hàn này. Trong khi đó, Việt Nam là hoa sen, Nhật Bản là hoa cúc 16 cánh, và Đài Loan là hoa mai vàng

Hướng dẫn viên cũng cho biết Samsung là công ty tài phiệt mạnh nhất ở Nam Hàn và cho nhiều học bổng giáo dục. Nhiều du sinh viên sau khi tốt nghiệp, rất được công ty đãi ngộ cho lương cao khoảng $6.000-$7.000 Mỹ kim/1 tháng. Sông Hàn dài 544 km² chạy dài từ Bắc Triều Tiên giáp Trung Quốc đến Nam Hàn. Sông Hàn chạy ngang giữa Seoul, nên có 36 cầu bắc ngang để cư dân hai bên đi lại. Để giữ môi trường sạch xanh, cựu Tổng thống Park Chung-Hee đã có công lớn dời các công ty ra khu công nghiệp ở ngoại ô, để biến hai bên sông chỉ là công viên hoặc nơi phục vụ cho công cộng, nên môi trường và đường phố rất sạch, hơn cả Singapore. Ban đêm đèn Seoul đủ màu sắc sáng lấp lánh khiến sông Hàn trở nên cực kỳ diễm lệ và xinh đẹp.

  1. ĐÀI LOAN LÃNG MẠN (Taiwan)

Taiwan (the Republic of China -ROC) là một hải đảo thuộc Đông Á do hai mảnh đảo của Phillipines và Á Âu hợp lại tạo thành. Phía tây giáp Trung Quốc (People's Republic of China (PRC), phía đông nam là Nhật Bản, còn Philippines tọa lạc phía bắc. Năm 1661 (thế kỷ 17), người Trung Quốc đến hải đảo này và đánh thắng người Bồ Đào Nha, lập ra  Taiwan.

Taiwan nghĩa là Fomosa, một hải đảo xinh đẹp với bốn mùa xuân hạ thu đông. Lịch sử Đài Loan còn non trẻ khoảng 400 năm, nhưng nền văn hóa khá phong phú vì từ chiếc nôi của Trung Quốc. Người Hoa vốn là trọng nông nghiệp, cây rừng, trái cây, gạo vì đảo Đài Loan có sông nước nhiều. Giống như Đại Hàn, Đài Loan cũng chủ trương thực phẩm hữu cơ. Hoa mai vàng là quốc hoa của đảo ngọc này. Đài Loan có nhiều ngọc quý vì bốn bề là biển và sản hô, và cũng phát triển mạnh về công nghiệp. Chiều dài khoảng 400km chạy từ Đài Bắc đến Đài Nam, Cao Hùng (lái xe khoảng 4 tiếng đồng hồ 100km/1h trên cao tốc). Đài Loan nhỏ bằng 1/10 của nước Việt Nam. Dân số khoảng 23 triệu, tức khoảng 1/5 dân số Việt Nam. Dù là hải đảo nhỏ, nhưng cái gì cũng nhiều và hàng năm Đài Loan cũng thường bị nhiều thiên tai bão lụt tấn công luôn.

Năm 1840-1945, người Nhật chiếm đóng Đài Loan nên nhiều văn hóa như phong cách tắm nước khoáng, nghệ thuật dân gian làng yêu quái và các công trình kiến trúc Nhật vẫn còn lưu tại đây. Bảo hiểm y tế ở Đài Loan là tốt số 2 trên thế giới. Dân số ít, nên chánh phủ hỗ trợ cho ai sanh đẻ được lãnh tiền Đài tệ tương đương $1.000 Mỹ kim và các phúc lợi khác như mỗi tháng được cấp $4.000 Đài tệ cho đến khi đứa trẻ 4 tuổi. Trẻ con được đi học được miễn phí, cha mẹ chỉ đóng tiền ăn. Ngoài người Hoa là chính, bên cạnh đó số lượng người Việt, Thái Lan và Indonesia nhập cư sinh sống cũng khá nhiều ở đảo này. Đạo Phật chiếm đa số, nên chùa đền nơi đây rất nhiều, chủ yếu là hệ phái Đại thừa Bắc tông. Đài Nam (Cao Hùng) nổi tiếng có Phật Quang Sơn, Đài Trung có Trung Đài Thiền Tự và Đài Bắc có hội Từ Tế và Pháp Cổ Sơn. Phật Quang Sơn do Hòa thượng Tinh Vân lập dựa vào núi, nhìn ra sông nước (đối thủy, bối lâm sơn). Đây là trụ sở trung ương, ngoài ra còn có gần 200 trụ sở Phật Quang Sơn chi nhánh trên thế giới như Hoa Kỳ, Úc…

Tổng thống Tưởng Kinh Quốc là con trai duy nhất của Tưởng Giới Thạch có công trong việc làm đường cao tốc và phát triển kinh tế, cũng như mở rộng đầu tư giáo dục nước ngoài. Trong xã hội, có ba phúc lợi cao nhất là giáo viên, quân nhân và công chức chánh phủ. Vào năm 2018, lương trung bình khoảng 50 ngàn Đài tệ/1 năm. Trung bình 1000 du học sinh ở Mỹ, chỉ có 1 sinh viên về lại Đài Loan, nhưng chính phủ vẫn tài trợ để đi du học bởi họ suy nghĩ rằng không về bây giờ thì tương lai cũng về góp tay xây dựng đất nước.

TSMC (Taiwan Semiconductor Manufacturing Company) là công ty bán dẫn linh kiện điện tử độc quyền của Đài Loan trên thế giới. Trình độ khoa học ở Taiwan khá cao. Bà Thái Anh Văn là nữ tổng thống đầu tiên của Đài Loan do Đảng Dân chủ bầu lên. Bà quan tâm đến vấn đề người dân di cư và chủ trương cho đồng giới tính kết hôn. Tây Ban Nha thì có hội thi bò tót, Việt Nam thì hội trâu chọi, còn Đài Loan thì lợn đấu. Lợn ở Đài Loan rất to, có khi cả tấn. Ẩm thực và giọng nói cả ba miền Đài Nam, Đài Trung và Đài Bắc tương đối giống nhau, vì hải đảo nhỏ chỉ khoảng vài trăm cây số nên không có khác biệt. Cao Hùng  dài khoảng 2.900 km² với dân số khoảng 2,8 triệu dân, như vậy trung bình khoảng 1000 người/1km² trong khi Đài Bắc khoảng 21 triệu người, trung bình 21.000 người/1 km².

Chương trình khám phá đảo ngọc Đài Loan bao gồm có ba miền nam trung bắc:

  1. Đài Nam - Cao Hùng viếng thăm: Phật Quang Sơn, Hồ Sen, Đình Xuân Thu, đền Long Hổ, Khổng Tử, trung tâm nghệ thuật Pier 2 trưng bày những thiết kế văn hóa, điêu khắc, hội họa sáng tạo bằng sắt, gỗ, thép, tre. Phật Quang Sơn được xem là “Thủ đô Phật giáo Đài Loan", một thánh địa phật giáo cực kỳ nổi tiếng với lối kiến trúc vô cùng hùng vĩ. Tại đây, Phật tử sẽ được chiêm ngưỡng bức tượng Đại Phật A Di Đà bằng vàng cao sừng sững (nặng 10 tấn) do cựu Hoàng đế Thái Lan Bhumibol Adulyadej cúng dường cùng 480 tượng Phật đứng xung quanh cũng như trong tháp có thờ xá lợi của Phật.

Phật Quang Sơn, Đài Nam và làng Yêu Quái, Đài Trung

  1. Đài Trung: Thác nước thiên nhiên Thập Phần, phố cổ Thập Phần (đốt đèn thả lên hư không mang theo những lời ước nguyện của khách lên trời), hồ Nhật Nguyệt (sông nước hữu tình), Miếu Văn Võ (thờ Khổng Tử và Quan Công) và đặc biệt là công viên địa chất Dã Liễu (Yehliu Geopark), nơi có các phiến đá với vô số hình thù độc đáo do sóng biển và gió tạc thành, nơi đây vào năm 2013 được bình chọn là điểm đến tự nhiên đẹp nhất của Đài Loan.
  2. 3. Đài Bắc: nhà tưởng niệm Tưởng Giới Thạch, Tháp Từ Ân, quảng trường Tự Do, Tòa tháp Taipei cao 101.

Đài Loan là thiên đường ăn uống, nên có rất nhiều chợ/malls, đặc biệt chợ đêm là bày đủ loại đồ ăn nhanh fastfood. Thực phẩm nổi tiếng là mì bò, trà sữa hạt trân châu, đậu hủ chiên thúi, lạp xưởng nướng (từ heo giống Đài Loan), trà Ô Long trồng trên núi cao (tốt hơn ở đất thấp), trà Kim Tuyên, nấm Linh Chi, khoai lang chiên ngào đường và bánh dứa. Chợ đêm là một nét văn hóa đặc thù của Đài Loan giống như chợ trời ở Việt Nam. Đài Loan có các chợ đêm nổi tiếng như Lục Hợp (Đài Nam), Phụng Giáp (Đài Trung) và Tây Môn Đình (Đài Bắc). Vì đảo nhỏ nên để giữ sạch môi trường, nông dân không dùng phân trừ sâu bọ mà dùng ớt bột tưới các gốc cây để trừ sâu, nên thực phầm đều là hữu cơ. Đài Loan và Trung Quốc gần Việt Nam, nên thực phẩm cũng tương đối dễ ăn giống Việt Nam.

KẾT LUẬN

Tóm lại, sau hơn 1 tháng (ngày 2/9/2019 đến 6/10/2019) hành hương 5 quốc gia (Trung Quốc, Tây Tạng, Ấn Độ, Đại Hàn và Đài Loan), ngoài việc chiêm bái, tụng kinh cầu nguyện, thời gian trên xe, mỗi ngày đoàn còn tranh thủ học đố vui Phật pháp, ôn lịch sử từng điểm Phật tích và văn nghệ thơ ca Phật giáo để góp vui, rút ngắn đường dài.  Rất nhiều bài văn và thơ đã đóng góp trong chường trình này (xin mời đọc trên mục văn thơ: http://www.huongsentemple.com/index.php/phat-phap/v-n-ha-c-pha-t-gia-o/vuon-tho).

Đại Hàn và Đài Loan địa điểm mà đoàn Chùa Hương Sen được trải nghiệm nhiều về văn hóa, sắc phục, ẩm thực, đời sống, đất nước, con người, phong tục, tập quán và tôn giáo hiện tại. Trung Quốc, Tây Tạng và Ấn Độ là những đất nước có nền lịch sử Phật giáo lâu đời, nên đoàn được chiêm bái nhiều Phật tích đền đài cổ liên quan đến cuộc đời của Đức Thế Tôn, các thánh Tổ và các đức Đạt Lai Lạt Ma chứng ngộ. Hành hương 5 quốc gia là trải nghiệm rất nhiều những nền văn hóa cổ- kim, đúng là “Đi một ngày đàng học một sàng khôn.” Đoàn đã gặt hái thật nhiều lợi lạc tâm linh như sư cô Diệu Hoa đã diễn đạt cảm xúc của mình qua chuyến hành hương này như sau:

Về Xứ Phật Đà,          

Hồn con thư thới.      

Gió ngân vang khúc nhạc trời,

Dệt vần hoa gấm dâng lời thanh cao,  

Chim muông bay lượn đón chào,

Nhịp tim con những xuyến xao dập dồn!    

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Mùa Thu Hương Sen, ngày 10/10/2019

Kính tường,

Thích Nữ Giới Hương

(This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.)

Introduction

The twenty-first century with powerful internet information technology brings people closer to each other. Tours of ancient and modern countries have expanded to meet the spiritual religious needs and to learn about the cultural exchanges between countries.

The bilingual booklet of Vietnamese-English, Some Aspects of Ancient and Modern Cultures through Pilgrimage, written by Thích Nữ Giới Hương, will help us understand the proverb, "Take a walk, learn a sieve." (Travel a day and become wise as you sift the good from the bad.) Spending time in pilgrimage areas, we will feel surprisingly connected with the new knowledge, the strange ancient-modern cultures, the sacred spiritual emotions, and the natural beauty.

The immense world is becoming smaller and diverse cultures are being exchanged. The demand for experience and understanding is increasing. Start your spiritual journey by walking out the door and departing on trips  – our living art will be nurtured, grown and matured.

We  gratefully acknowledge with special thanks Bhikkhunī Viên Quang, Bhikkhunī Liên Hiếu, and Pamela C. Kirby (editors who worked as my assistants for English translating, proofreading, design, and publication).

We would like to introduce this meaningful pilgrimage book to readers near and far, and invite corrections and comments to be incorporated into future printings.

Rain in October, 2019

   Best regards,

Thích Nữ Giới Hương

Hương Sen Press, USA

***

PART II

 SOME ASPECTS OF

ANCIENT AND PRESENT CULTURES THROUGH  PILGRIMAGE

Going on a pilgrimage to the Buddha and pagoda lands, as well as to Buddhist countries, is a dream of many Buddhist followers. Under the guidance of Venerable Abbess Thích Nữ Giới Hương, the Buddhists of Hương Sen Buddhist Temple went on a pilgrimage to five incredible countries from September 2 to October 6, 2019.

  1. CHINA WITH FAMOUS BUDDHIST MOUNTS

China is one of the countries with the oldest civilization in the world, more than 5000 years, of which the unity of the three teachings (Buddhism, Confucianism and Daoism) is salient. It has many temples, stupas and monuments from ancient to medieval and modern time. The Huong Sen’s pilgrimage delegation consisted of twenty-one lay devotees. Among the holy places they visited were the Great Buddha Statue at Luoshan, Chengdu, Mounts of Emei and Wutai among the Four Great Mountains (1. Mount Wutai – Mansjuri Bodhisattva, 2. Mount Emei – Samantabha Bodhisattva, 3. Mount Jiuhua – Ksitigarbha Bodhisattva, and 4. Mount Futuo – Avalokitesvara Bodhisattva). At mount Emei, the delegation visited Huazang Temple and Wannian Buddhist Nunnery, which are amongst the clouds and mountains. At Mount Putuo, the Fuji Temple, Baoguo Temple and Fayun Temple are majestic and ancient monasteries among the magnificent rustling trees.

The Buddha is meditating in Mount Lengyun

His halo shines over beautiful hills

His posture is superb, impressive with great brightness

Rose-pink shadow is reflecting on the water surface . . .

(Praising the Great Buddha of Luoshan

 Chánh Đức & Như Đức)

   The Nanhai Kuanyin of Mount Putuo

and the Great Buddha of Luoshan, Chengdu

  1. SACRED TIBET

Tibet is located in the highest mountains of the world (4.900 m) and is famous for its religious practice and the mystical reincarnations of the Dalai Lama. The Tibetan people are devoted and kind. In the capital of Lhasa, the delegation visited the Drepunggonpa, Jokhang (the heart of Tibetan Buddhism where the Dalai Lamas learn and practice Buddhism), Sera (where thousands of monks are studying and debating the Buddhist teachings every day), the Summer Palace, Norbulinka, Potala Palace and the busy Barkhor Market Neighborhood.

In Shigatse city (the second biggest city of Tibet, which is an eight-hour drive from Lhasa and is 5,000 m above sea level), the delegation visited Tashihunpo Monastery, Gelug, Pelcho, Yamdro Lake, the towering snow mountain of Karola Glacier where we saw sheep and yaks (Tibetan buffaloes) and visited the traditional incense and silver utensil village.

Potala Palace and Drepunggonpa Monastery, Lhasa

  1. BUDDHIST HOLY PLACES IN INDIA

India is a country having an old civilization and is a society of diversity, multi-ethnicity with many religions. It is a cradle of religion and philosophers with many sages of the East from Buddhism, Hinduism, Jainism and Sikhism. During the 2000s, Buddhism began to flourish and the Indian and international governments renovated and expanded the Buddhist holy places to become religious pilgrimage sites, which have attracted thounsands of international tourists every year.

Before going to worship at these sacred places, the Huong Sen pilgrimage delegation stopped by the International Student House of the University of Delhi, New Delhi, in order to visit and make donations to Venerable Thich Hanh Chanh (the leader of the Vietnamese student association of the Department of Buddhist Studies, DU) and twenty-seven Vietnamese monks and nuns who are studying there. Venerable Thich Nu Gioi Huong (the leaders of the three tours) studied in DU for ten years (1995–2005) and graduated from the doctoral program in Buddhist Studies. It was a touching moment when the senior nun and the delegation visited her old school and sweet memories of her student life traveled back to that time.

There is a saying: “It is simple to build a big monastery, yet difficult to train the talented monks and nuns.” Therefore, with the love in Dharma, in brotherhood, the delegation visited the monks and nuns who are studying there, in order to dignify themselves and others. Lay devotees Tinh Binh and Quang Tri expressed their joy on behalf of the delegation:

            For the predestined wholesome karma, we have an opportunity to meet the venerables      who have studied abroad in Delhi. There are six noble things that come to us: the noble            hearing, the noble seeing, noble receiving, noble learning, noble offering and noble        remembering. We sincerely thank you for this meeting. With a wholehearted and            respectful mind, we would like to make an offering to the Honorable Sangha.

  After saying goodbye to the beloved Delhi University, the delegation of Hương Sen Buddhist Temple continued the wish of visiting the homeland of the Compassionate Honorable Bhagavan, the Buddha – the place where he was born, achieved enlightenment, propagated the Dharma and entered Nirvana. The delegation was able to pay homage, chant and pray.

Lumbini, Nepal – where Prince Siddhartha came out of the right hip of the queen and walked on the seven pink lotuses. Kapilavastu, Nepal – where Prince Siddhartha grew up, obtained an education, and left the Eastern Gate to cut his hair and begin a renunciate life. Uruvela, Bihar  – where he spent six years as an ascetic in the forest. Sujata, Bihar – where Bodhisattva Gautama received a bowl of milk porridge from Sujata, and regained his health so he could meditate under the Bodhi Tree. Niranjara, Bihar – where the Boddhisatva’s bowl went against the stream for proving that the Enlightened Way is only obtained by the Middle Path, refraining from both the austere and the extremely comfortable life. Bodhgaya, Bihar – where the Buddha attained enlightenment with the title Shakyamuni. Sanarth, Varanasi – where the Buddha turned the Dharma wheel for the first time and established the Buddhist Sangha. Sravasti, Uttar Pradesh – where Anathapindika spread gold and bought the garden of Prince Jeta, then offered it to the Buddha and his Sangha. It is the place where the Buddha spent twenty-four vassa seasons. Venerable Ananda provined a branch of the Bodhi tree from Bodhgaya and planted it there so  Buddhist followers could pay homage to the tree when they visited the Uruvela if the Buddha was out of town. Vaisali, Bihar – is one of the eight cities having the Buddha’s relics. It was the place where Mahapajapati asked for permission to become a Buddhist nun and form the Bhikshuni Sangha, which has developed until the present day. This is also the place where 700 Bhikshus gathered for the second Buddhist council, the Seven Hundred Assembly. Rajagaha, Bihar – where Prince Siddhartha turned down the invitation of King Bimbisara to share the power of ruling his country; where the Buddha spent several vassa seasons and taught many sutras at Veluvana Vihara. This was also the place the Buddha introduced the Amitabha sutra that helped King Bimbisara practice for liberation while he was imprisoned. Rajagaha was also the place Most Venerable Mahakassapa gathered 500 arhats at the Sattapanna stone cave in the Vebhara mountain of Rajagaha to review all the teachings of the Buddha. This is called the Five-Hundred-Assembly. Mount Gijjhakuta – where the Buddha spent seven years teaching important sutras for celestial and human beings. Kushnagar, Uttar Pradesh – where the Buddha gave up his material body and entered Mahaparinivarna.

In Jataka (tales of previous births of the Buddha), the Tathagata taught:

            Ananda, there are four sacred places we need to respect and make pilgrimage to. What      are the four? This is the place where the Tathagata was born . . .  This is the place where the Tathagata realized the supreme Dharma of enlightenment . . . This is the place where   the Tathagata gave the supreme Dharma . . .  This is the place where the Tathagata passed away, entered Nirvana             Ananda, those are the four holy places that faithful laypeople need to pilgrimage to and respect. Ananda, the devoted bhikṣus, bhikṣuṇī, male laity, female laity will come with the deep thought: 'This is where the Tathagata was born, this is where the Tathagata realized Supreme status Righteousness of awareness, this is the place where theTathagata urned the first Dharma wheel, this is the place where the Tathagata passed away and entered the Immeasurable Great Nirvana.

             Ananda, and those who, if while worshipping four holy places they die, they will  have a deep joy, and in those days, after their lives end, they will be reborn in the good realms   of human and heaven. (KalingabodhiJataka, No. 479, volume IV, page 228)

Returning to the history, following in the footsteps of four holy places of the saintly and honorable one during his forty-nine years of propagating the Dharma, reviewing the history, worshiping, meditating in his truthful and happy way, the Huong Sen Buddhist Temple’s delegation experienced wonderful and joyful moments. The pilgrims created good Buddhist root causes in the present life, as well as the better rebirth in the future, as the Buddha praised in the Jataka Suttas.

Before leaving India for South Korea, the delegation visited with monastics of Jambudvipa Indo-Srilanka in Sarnath, Varanasi to give charity gifts to 150 poor families in the village. This was a donation from all members of the three pilgrimage tours and their friends. The gifts included saris (long dresses for Indian women), blankets, rice, chapati powder (wheat), sugar, and the lunch meal (rice, dal soup, chapati, potatoes and salted beans) and money. May the Buddha bless all donors and may all Buddhist followers (both the givers and the recievers) be bonded in Dharma and be relatives on the way to liberation, and may all beings be happy in Dharma.

Loving eyes for the miserable steps

Loving hands for making offerings

Loving mercy for all fellows

Loving heart for all the poor of the Buddha’s land.

(Love – Hồng Khương)

  1. SOUTH KOREA WITH RED LEAVES

Seoul (Chinese: Hancheng) is the capital city of South Korea, consisting of Incheon city, the neighboring city of Gyeonggi, where more than half of the South Korean population lives, with many religious temples,schools,supermarkets, entertainment activities, and modern industries. Seoul’s 605 km (smaller than New York) is the most crowded city in the world. There are approximately 25 million people living there plus 2.5 million people who commute to work from neighboring cities. The four sides of Seoul has four gates, the Victory Gate: Dongdaemun, Namdaemun, Sundaemun and Tongemun which are as solid as the palace. In regard to religions, 42 percent of the population are Buddhists. South Korea (about 1,002 km) has around 1,000 Buddhist Temples. There are 824 Buddhist Temples in Seoul. The Huong Sen Buddhist temple’s delegation was lucky to visit some typical temples, such as Bongeunsa, Jogyesa, Kilsanga and the Jinkwansa nunnery.

Bongeunsa Monastery is in the Gangnam-gu district, Samseongdong city, near the busy area of the entertainment industry. Bongeunsa was established in 794 under the reign of King Wonseong of the Shilla dynasty and has developed to the present day. The monastery has a statue of Maitreya Buddha (Mireuk Daebul) with the crown over his head. The statue, twenty-eight meters high, was built in1986 and is the tallest in South Korea. The stupa venerates the woodblock carvings of the Avatamsaka sutra, consisting of eighty-one volumes, the Vimalakirti Nidersa Sutra and the poetry of the hermit Hansanja.

Jogyesa Monastery is the chief temple of the Jogye Order of Korean Buddhism. The monastery was founded in 1910. In the temple courtyard, there is a ten-story octagonal stupa to venerate the relics of the Buddha, which was offered by Most Venerable Anagarika Dharmapala in 1913. On the other side of the main hall, there are statues of the meditating Buddha, the Buddha in decline, and the five bhikshus and stone animals that are connected with climbing herbs around live lilies. In the front courtyard, there is the giant and beautiful Pagoda Tree. The tree is dark brown, about twenty-six meters in height and 450 years old, creating an inclined shape that creates stately ancient features in front of the curved roofs of the monastery. While we were appreciating the monastery’s scenery and listening to the Korean chanting, a Buddhist laywoman came over and expressed her wish to offer us lunch at a vegetarian restaurant in the temple. We had some sushi rolls with white rice and soy sauce, vegetable soup, seaweed soup and kimchi, which were delicious and full of Korean flavor.

The third one is Kilsanga Temple located on a hill in the expensive residential area of the Seongbuk-dong district (the favorite place of diplomats and foreigners). The temple has modest surroundings, but it is decent and ancient looking, as beautiful as a painting. The temple is often visited by tourists and the streets are busy with special activities, especially when there are festivals. Nearby main attractions include the Gyongbokgung Palace and the Green House of the President, which makes Kilsanga Buddhist Temple a peaceful and pleasant spiritual pilgrimage site in the important Samcheong-dong area. In the main hall, there are the golden-and-bright Triple Honorable Ones. On the ceiling, there are countless lotus lanterns hung by students to pray for high grades during their exams.

The fourth temple is Jinkwansa Nunnery located on Mount Sangksan of Bukhasan National Park, belonging to the Jogye Order of Korean Buddhism. The nunnery was formed by Most Venerable Nun Jikwansa in 1011 and is named after her. The temple looks ancient and poetic  – it is hidden among forests, flowing streams and surrounded by eight green mountains.

These monasteries and other famous places have different Buddhist activities and programs, such as guiding the Buddhist followers to chant (yebul), meditation (chamseon), praying before having lunch (Baru Gongyang), doing temples chores, participating in tea meditation, helping and serving in the kitchen, so that the laity have a chance to experience the monastic life. Buddhism not only contributes to propagate the Buddha’s teaching, but also helps people to apply the spiritual way into their social life, contributing to many aspects of culture, education and social works.

In addition to visiting famous Buddhist temples of South Korea, the Huong Sen Buddhist Temple’s delegation also visited Nami Island (63 km from Seoul, where there are maple forests changing their leaves’ color in the fall and covered by snow in the winter), Gyeongbok Royal Palace (one of the five biggest royal palaces of the Korean dynasties), the National Museum, Lotte World Park, Nanta Show about the art of cooking, introducing an interesting way to make kimchi. Seoul has five palaces of many dynasties such as Gyengboksang, Gynbangsai and Chang Daecung. Particularly, the Chang Daecung Palace is recognized by Unesco as a world heritage site. Times Square Mall is one of the most popular malls, with many inexpensive items. The national products of South Korea are seaweed, kimchi, fresh ginseng, red-pine oil and cosmetic products.  Gyeongbok Royal Palace and having tea at Jikwansa Nunnery

Regarding customs and the country of Korea, the tour guide said that about 26 million Koreans live in Seoul (twice compared to that of Saigon) and about 52 million people across South Korea. The topography of South Korea is 70 percent mountains and hills and 30 percent flat land so Seoul often builds high apartments to make use of the space. Domestic goods are usually better than exported (while in many countries, goods sold to foreign countries are better than domestic ones). 

The architecture of South Korea looks simple from the outside, but the interior is very luxurious and magnificent. Governmental buildings or venerated temples are often chosen according to the fengshui architecture: “water in the front and back leans to the mountain,” meaning their backs should lean on the mountains and their front sides should face the rivers/streams. The Presidential Building is called the Green House (the White House of the United States), located near Gyeongbok, where 2,800 people stay and work for the government offices.

Korean people work quickly and carefully. The average salary of civil servants is $1,800–$3,000 monthly and the rent of a three-room house averages about $2,000 monthly. Renting a single room for individual use, including washer and dryer, electricity, gas and water is about $570 per month. At night, streetlights and shops’ lamps are dim because the Korean personality is very economical (rather than light 24/24 like in Vietnam or the US). There is less theft and more safety for visitors, because the government manages via public and crossroads’ cameras. 

The rich main meal for a family is usually breakfast (it is hard to eat out at breakfast, except for  fast foods). Because they do not have snacks like Vietnamese people, there are a lot of dishes for breakfast. For lunch and dinner, they often eat by themselves. They often use inox chopsticks and spoons, which are cheap and last long. Korea is one of the countries that consumes a lot of coffee. For instance, workers often have their coffee during the afternoon time (12–1pm) to refrain from taking a short nap. In some cases, people take a little nap on their desk during this time. Average working hours for them are from 9am–12pm and 1pm–6pm. However, there are some people who get off work at 6pm sharp. They often work overtime. For an industrial country, they count the work accomplished rather than the working hours. They work until they are exhausted then on the weekend they relax. Korean people take good care of their health. They often drink Korean ginseng (the country is famous for six-year-old Korean ginseng) and medicated herbs. 

The custom of memorializing ancestors and relatives often takes place at temples or churches. People will pray there and then eat out at a restaurant. There are three main rites of passage: birth (one year old), marriage (twenty years old) and longevity (seventy years old). Parents, siblings and relatives often gather for two occasions, the  middle-autumn festival and lunar New Year. They often gather at the first brother’s house to celebrate where the housewives are busy cooking. There is a Korean saying: “When the sunshine of the fall is coming, the housewife is leaving” for they are so hardworking during this season and the relationship of daughter-in-law and mother-in-law is as hard to bear as the sunshine of the fall. There are some women who divorced their husbands because they were so sick of those holidays. Korean people also do not like to hire helpers because they do not trust strangers, except for the wealthy ones who will have bodyguards and housekeepers. Because they do not usually hire maids, the mother-in-law and daughter-in-law must take care of the housework, while the father and husband work outside and support the family. 

Housekeeping is considered as a paid job with the salary paid by the father and husband. They get paid about $500 per month (1,150 wons). If a woman gives birth to their child, the mother-in-law is the one who teaches the child, which is different from other cultures.The child belongs to the father’s family and her mother-in-law. There are approximately 7,000 Vietnamese people living in Korea.

Regarding social welfare, the Korean government pays attention like the US. The poor and low-income people or those above sixty have cheaper medical care (very low cost) and access to free public transportation. Seoul is luxurious and clean like the US; however, the countryside is still underdeveloped.

However, most of the people have trucks or vans for their transportation in the countryside, because there are no buses or metros as in Seoul. South Korea has many beautiful villages, such as Chaengyangm Gapyeng and Haenan, which have green rice fields and crops running to the horizon. A new car averages $10,000 (three-month salary) however, they prefer using public buses and metros because they are efficient and economical.

There are three types of taxi drivers: the ones who wear black and have a black car are VIP, the ones who wear yellow are public transportation drivers (like Grab and Vina drivers in Vietnam), and the private drivers wear white. Korean and European cars are used in South Korea. The natural resources of South Korea are few (small islands along the Han river, which are not “golden forest, silver ocean and fertile soil”). During the 1960s, Korea was extremely poor and had to depend on the development of Japan, thanks to the leadership of President Park Chung Hee. He called for industrial investment which relied on human intelligence (not natural resources) for which South Korea became rich. The major economic sectors of South Korea are tourism, finance, entertainment, plastic surgery and cosmetics. The national flower of this country is the colorful hibiscus, while the national flower of Vietnam is the lotus, that of Japan is the sixteen-petal chrysanthemum, and that of Taiwan is the yellow apricot.

The tour guide also said Samsung is the most powerful company of South Korea and they distribute many educational scholarships. After graduation, many students can earn a high salary ($6000-$7000 per month) there. The Han river is 544 km long, running from North Korea to China and South Korea. The Han river flows across Seoul, so there are thirty-six bridges. To keep the country green and clean, the previous president, Park Chung Hee, made a great contribution. He ordered the big companies to move to the suburbs, making both sides of the rivers for parks or public services; therefore, the city is even cleaner than Singapore. At night, the colorful lights make the Han river extremely beautiful.

  1. ROMANTIC TAIWAN

Taiwan (the Republic of China, ROC), an island nation in East Asia, is located north of the Philippines and the South China Sea, about 180 km off the southeastern coast of China. The island shares maritime borders with China, Japan, and the Philippines. In 1661, the Chinese moved to this island, defeated the Portuguese and made Taiwan independent.

Taiwan means “formosa,” a beautiful island having four seasons: spring, summer, fall and winter. The history of Taiwan is quite young, only about 400 years, however, it has a rich culture coming from the Chinese culture. The Chinese people are good at farming. They plant rice crops, forests and fruits along the many rivers. Similar to South Korea, Taiwan also advocates organic foods. The yellow apricot is Taiwan’s national flower. Taiwan has many precious gems from the four sides of the country including ocean corals. This country develops industry too. The length of the country is about 400 km from Taibei to Tanan, Kaohsiung (it takes an hour to drive, approximately 100 km/h on the freeway). Taiwan is small (one tenth the sizeof Vietnam). The population is 23 million, about one fifth of Vietnam’s population. Although it is a small island, its resource are plentiful. Every year, Taiwan often gets hit by floods and storms.

In 1840–1945, Japan occupied Taiwan and influenced Taiwanese culture. We see this in the style of bathing in mineral waters, folk arts of monster villages and the Japanese style of architecture. The medical insurance in Taiwan is the second best in the world. Because there is less population, the Taiwanese government gives $1,000 to anyone who gives birth, with other benefits such as an allowance to the child (4,000 Taiwanese dollars) until they are four years old. Children’s education is free; parents only pay for their meals.

Alongside Chinese people is the main group of its population, immigrants from Vietnam, Thailand and Indonesia, which are numerous on this island. Buddhism is the main religion; there are many Buddhist temples and stupas, mainly Mahayana Buddhist temples. Tainan (Kaohsiung) is famous for Foguangshan; Taizhong has Zhongtai Meditation temple and Taibei has Tzuchi and Fagushan. Foguangshan, the headquarters of the Order, was formed by the Most Venerable Hsingyun. Its back leans on the mountains and faces the river. There are nearly 200 branches of Foguangshan in the world, including branches in the US and Australia.

President Jiang Qingguo is the only son of Jiang Jieshi, who was credited with building highways and developing the economy, as well as broadening the educational investments from foreign countries. Among Taiwanese society, teachers, soldiers and government officials are getting the highest benefits. In 2018, the average salary was 50,000 Taiwanese dollars per year. Among 1,000 students who are studying abroad in the US, there is usually only one person who returns to Taiwan (the government still gives them scholarships for studying abroad). They think even if they are not going back now, they will go back in the future to develop their country.

TSMC (Taiwan Semiconductor Manufacturing Company) is Taiwan’s exclusive electronic components and semiconductor company in the world. The scientific intelligence of Taiwan is quite high. Ms. Tai Wenying is the first female president of Taiwan elected by the demorcratic party. She is concerned with the immigrants and supports same-sex marriages. While Spain has a bull contest, Vietnam has a buffalo fight, and Taiwan has a pig contest. Taiwanese pigs are very large; some are tons. The foods and dialects of Tainan, Taizhong and Taipei are quite similar because the island is small. Kaohsiung is 2,900 km2 and its population is 2.8 million with an average 1,000 people/km2 while Taipei has about 21 million with an average 21,000 people per km2.

The taiwan Pearl Island Discovery Program consists of three regions from south to central and north:

  1. Tainan – Kaohsiung: Visiting Foguangshan, the Lotus Pond, the Spring and Autumn Temple, Dragon and Tiger Shrine, the Confucius Temple, Pier 2 Arts Center displaying cultural designs, sculptures, and creative paintings made of iron, wood, steel and bamboo. Foguangshan is known as the “capital of Taiwanese Buddhism,” a famous Buddhist holy site with majestic architecture. Buddhist followers admire the golden Giant Amitabha Buddha statue here (ten tons in weight) donated by the late King Bhumibol of Thailand. There are 480 Buddha statues in the surrounding area and the Buddha’s relics are venerated in a stupa.

        Foguangshan, Tainan and Monster Village, Taizhong

  1. Taizhong: Shifen waterfall, Shifen ancient village (the flying lanterns carry the wishes of people to heaven), Riyue Lake (a beautiful lake), Confucius and Guanyu Shrine (worship Confucius and Guanyu), and especially, there is Yehliu Geopark where there are stones in various shapes made by waves and winds from the ocean. This was voted as the most beautiful destination of Taiwan in 2013.
  2. Taipei: Jiang Jieshi’s Memorial House, Ci’en Stupa, Freedom Square, Taipei 101 Tower. Taiwan is a dining paradise. It has a lot of supermarkets and malls and a variety of fast foods are sold at night markets. The famous foods are beef noodles, milk and boba teas, stinky tofu, grilled sausages (from Taiwanese pigs), Oolong tea which is plated in the high mountains rather than in the lowlands. There is Jinxuan tea, Lingzhi mushrooms, fried sweet potatoes and pineapple cakes. The night markets have the typical features of Taiwanese culture, like the flea market of Vietnam. The famous markets of Taiwan include Luhe (Tainan), Fengjia (Taizhong) and Ximenting (Taipei). Because this is a small island, people do not use chemicals to kill the insects. Instead, they use chili powder to kill them to protect the clean environment. They produce organic products. Taiwan and China are near to Vietnam, so their food is somewhat easy to consume like Vietnamese foods.

CONCLUSION

In short, after a month of pilgrimage to five countries (China, Tibet, India, South Korea and Taiwan), with the visiting, worshiping and praying, the delegation had other activities while traveling on cars, such as puzzles regarding Buddhist teachings, reviewing the historical facts of each Buddhist site and making Buddhist poetry and prose in order to shorten the long drive. (Please read the poetry column: http://www.huongsentemple.com/index.php/phat-phap/v-n-ha-c-pha-t-gia-o/vuon-tho).

South Korea and Taiwan are two young countries, The Huong Sen Buddhist Temple’s delegation experienced the modern culture, fashion, foods, lifestyle, country, people, customs and religions in China, Tibet and India. They are countries with long history of Buddhism. The group visited many ancient Buddhist monuments related to the life of the Buddha, the patriarchs, and the enlightened Dalai Lamas. Pilgrimage to the five countries with both ancient and modern cultures reflected the saying; “Travel broadens the mind.” The delegation experienced much spiritual benefit, as Venerable Nun Dieu Hoa expressed her feelings about this pilgrimage:

Back to the Buddhist land

My soul refreshes

The wind sings music of the sky

The weave of beautiful and exalted words

Birds are flying and welcoming

My heartbeat is rushed and thrilled.

Namo Shakyamuni Buddha

Autumn in Hương Sen, Oct 10, 2019

Best regards,

Thích Nữ Giới Hương

This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

             

TỦ SÁCH BẢO ANH LẠC

do Ni Sư Tiến Sĩ TN Giới Hương biên soạn

 

  • SÁCH TIẾNG VIỆT
  • Bồ-tát và Tánh Không Trong Kinh Tạng Pali và Đại Thừa.
  • Ban Mai Xứ Ấn -Tuyển tập các Tiểu Luận Phật Giáo (3 tập).
  • Vườn Nai – Chiếc Nôi.
  • Quy Y Tam Bảo và Năm Giới.
  • Vòng Luân Hồi.
  • Hoa Tuyết Milwaukee.
  • Luân Hồi trong Lăng Kính Lăng Nghiêm.
  • Nghi Thức Hộ Niệm, Cầu Siêu.
  • Quan Âm Quảng Trần.
  • Nữ Tu và Tù Nhân Hoa Kỳ.
  • Nếp Sống Tỉnh Thức của Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ XIV.
  • A-Hàm: Mưa pháp chuyển hóa phiền não, 2 tập.
  • Góp Từng Hạt Nắng Perris.
  • Pháp Ngữ của Kinh Kim Cang.
  • Tập Thơ Nhạc Nắng Lăng Nghiêm.
  • Nét Bút Bên Song Cửa.
  • Máy Nghe MP3 Hương Sen (Hương Sen Digital Mp3 Radio Speaker): Các Bài Giảng, Sách, Bài viết và Thơ Nhạc của Thích Nữ Giới Hương (383/201 bài).
  • DVD Giới Thiệu về Chùa Hương Sen.
  • Ni Giới Việt Nam Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ.
  • Tuyển Tập 40 Năm Tu Học & Hoằng Pháp của Ni sư Giới Hương, Thích Nữ Viên Quang, TN Viên Nhuận, TN Viên Tiến, and TN Viên Khuông.
  • Tập Thơ Nhạc Lối Về Sen Nở.
  • Nghi Thức Công Phu Khuya – Thần Chú Thủ Lăng Nghiêm.
  • Nghi Thức Cầu An – Kinh Phổ Môn.
  • Nghi Thức Cầu An – Kinh Dược Sư.
  • Nghi Thức Sám Hối Hồng Danh.
  • Nghi Thức Công Phu Chiều – Mông Sơn Thí Thực.
  • Khóa Tịnh Độ – Kinh A Di Đà.
  • Nghi Thức Cúng Linh và Cầu Siêu.
  • Nghi Lễ Hàng Ngày - 50 Kinh Tụng và các Lễ Vía trong Năm.
  • Hương Đạo Trong Đời 2022 - Tuyển tập 60 Bài Thi trong Cuộc Thi Viết Văn Ứng Dụng Phật Pháp 2022.
  • Hương Pháp 2022 (Tuyển Tập Các Bài Thi Trúng Giải Cuộc Thi Viết Văn Ứng Dụng Phật Pháp 2022).
  • Giới Hương - Thơm Ngược Gió Ngàn, Nguyên Hà.
  • Pháp Ngữ Kinh Hoa Nghiêm (2 tập).
  • Tinh Hoa Kinh Hoa Nghiêm. Thích Nữ Giới Hương. NXB Hương Sen.
  • Phật Giáo – Tầm Nhìn Lịch Sử Và Thực Hành. Hiệu đính: Thích Hạnh Chánh và Thích Nữ Giới Hương.
  • Nhật ký Hành Thiền Vipassana và Kinh Tứ Niệm Xứ.
  • Nghi cúng Giao Thừa.
  • Nghi cúng Rằm Tháng Giêng.
  • Nghi thức Lễ Phật Đản.
  • Nghi thức Vu Lan.
  • Lễ Vía Quan Âm.
  • Nghi cúng Thánh Tổ Kiều Đàm Di.
  • Nghi thức cúng Tổ và Giác linh Sư trưởng.
  • SÁCH TIẾNG ANH
  • Boddhisattva and Sunyata in the Early and Developed Buddhist Traditions.
  • Rebirth Views in the Śūraṅgama Sūtra.
  • Commentary of Avalokiteśvara Bodhisattva.
  • The Key Words in Vajracchedikā Sūtra.
  • Sārnātha-The Cradle of Buddhism in the Archeological View.
  • Take Refuge in the Three Gems and Keep the Five Precepts.
  • Cycle of Life.
  • Forty Years in the Dharma: A Life of Study and Service—Venerable Bhikkhuni Giới Hương.
  • Sharing the Dharma -Vietnamese Buddhist Nuns in the United States.
  • A Vietnamese Buddhist Nun and American Inmates.
  • Daily Monastic Chanting.
  • Weekly Buddhist Discourse Chanting.
  • Practice Meditation and Pure Land.
  • The Ceremony for Peace.
  • The Lunch Offering Ritual.
  • The Ritual Offering Food to Hungry Ghosts.
  • The Pureland Course of Amitabha Sutra.
  • The Medicine Buddha Sutra.
  • The New Year Ceremony.
  • The Great Parinirvana Ceremony.
  • The Buddha’s Birthday Ceremony.
  • The Ullambana Festival (Parents’ Day).
  • The Marriage Ceremony.
  • The Blessing Ceremony for The Deceased.
  • The Ceremony Praising Ancestral Masters.
  • The Enlightened Buddha Ceremony.
  • The Uposatha Ceremony (Reciting Precepts)
  • Buddhism: A Historical And Practical Vision. Edited by Ven. Dr. Thich Hanh Chanh and Ven. Dr. Bhikṣuṇī TN Gioi Huong.
  • Contribution of Buddhism For World Peace & Social Harmony. Edited by Ven. Dr. Buddha Priya Mahathero and Ven. Dr. Bhikṣuṇī TN Gioi Huong.
  • Global Spread of Buddhism with Special Reference to Sri Lanka. Buddhist Studies Seminar in Kandy University. Edited by Prof. Ven. Medagama Nandawansa and Dr. Bhikṣuṇī TN Gioi Huong.
  • Buddhism In Sri Lanka During The Period of 19th to 21st Centuries. Buddhist Studies Seminar in Colombo. Edited by Prof. Ven. Medagama Nandawansa and Dr. Bhikṣuṇī TN Gioi Huong.
  • Diary: Practicing Vipassana and the Four Foundations of Mindfulness Sutta.

 

 

  • SÁCH SONG NGỮ (VIETNAMESE-ENGLISH)
  • Bản Tin Hương Sen: Xuân, Phật Đản, Vu Lan (Hương Sen Newsletter: Spring, Buddha Birthday and Vu Lan, annual/ Mỗi Năm).
  • Danh Ngôn Nuôi Dưỡng Nhân Cách - Good Sentences Nurture a Good Manner.
  • Văn Hóa Đặc Sắc của Nước Nhật Bản-Exploring the Unique Culture of Japan.
  • Sống An Lạc dù Đời không Đẹp như Mơ - Live Peacefully though Life is not Beautiful as a Dream.
  • Hãy Nói Lời Yêu Thương-Words of Love and Understanding.
  • Văn Hóa Cổ Kim qua Hành Hương Chiêm Bái -The Ancient- Present Culture in Pilgrim.
  • Nghệ Thuật Biết Sống - Art of Living.
  • Dharamshala - Hành Hương Vùng Đất Thiêng, Ấn Độ, Dharamshala - Pilgrimage to the Sacred Land, India.

 

  • SÁCH CHUYỂN NGỮ
  • Xá Lợi Của Đức Phật (Relics of the Buddha), Tham Weng Yew.
  • Sen Nở Nơi Chốn Tử Tù (Lotus in Prison), many authors.
  • Chùa Việt Nam Hải Ngoại (Overseas Vietnamese Buddhist Temples).
  • Việt Nam Danh Lam Cổ Tự (The Famous Ancient Buddhist Temples in Vietnam).
  • Hương Sen, Thơ và Nhạc – (Lotus Fragrance, Poem and Music).
  • Phật Giáo-Một Bậc Đạo Sư, Nhiều Truyền Thống (Buddhism: One Teacher – Many Traditions),Đức Đạt Lai Lạt Ma 14th & Ni Sư Thubten Chodren.
  • Cách Chuẩn Bị Chết và Giúp Người Sắp Chết-Quan Điểm Phật Giáo (Preparing for Death and Helping the Dying – A Buddhist Perspective)
  1. ALBUMS NHẠC

Từ Thơ Thích Nữ Giới Hương

1.      Đào Xuân Lộng Ý Kinh (The Buddha’s Teachings Reflected in Cherry Flowers).

  1. Niềm Tin Tam Bảo (Trust in the Three Gems).
  2. Trăng Tròn Nghìn Năm Đón Chờ Ai (Who Is the Full Moon Waiting for for Over a Thousand Years?).
  3. Ánh Trăng Phật Pháp (Moonlight of Dharma-Buddha).
  4. Bình Minh Tỉnh Thức (Awakened Mind at the Dawn) (Piano Variations for Meditation).
  5. Tiếng Hát Già Lam (Song from Temple).
  6. Cảnh Đẹp Chùa Xưa (The Magnificent, Ancient Buddhist Temple).
  7. Karaoke Hoa Ưu Đàm Đã Nở (An Udumbara Flower Is Blooming).
  8. Hương Sen Ca (Hương Sen’s Songs)
  9. Về Chùa Vui Tu (Happily Go to Temple for Spiritual Practices)
  10. Gọi Nắng Xuân Về (Call the Spring Sunlight).
  11. Đệ Tử Phật. Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Uy Thi Ca & Giác An, volume 4, năm 2023.

Mời xem: http://www.huongsentemple.com/index.php/kinh-sach/tu-sach-bao-anh-lac

 ***

VÀI NÉT VĂN HÓA CỔ KIM

QUA HÀNH HƯƠNG CHIÊM BÁI

****

Some Aspects Of The Ancient And

 Present Cultures Through  Pilgrimage

Thích Nữ  Giới Hương

 

NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

65 Tràng Thi - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Điện thoại: 024.39260024   Fax: 024.39260031

                              Chịu trách nhiệm xuất bản
                              Giám đốc: BÙI VIỆT BẮC

                              Chịu trách nhiệm nội dung
                              Tổng biên tập: LÝ BÁ TOÀN

                              Biên tập: Phan Thị Ngọc Minh

                              Sửa bản in và trình bày: TKN Viên Quang

 

    In 1.500 cuốn, khổ 13 x 21 cm, tại Công ty TNHH TM-DV Hải Triều, Tp.HCM số 4908 - 2019/CXBIPH/48 – 96/HĐ.Số QĐXB của NXB:773/QĐ-NXBHĐ  cấp ngày 22/11/2019. In xong và nộp lưu chiểu năm 2019. Mã số tiêu chuẩn sách quốc tế (ISBN) 978-604-86-9124-0.

LỜI  BÌA SAU

Thế kỷ XXI với những ngành thông tin công nghệ đắc lực khiến con người đến gần với nhau hơn. Ngành du lịch hành hương chiêm bái ở các nước cổ và hiện đại cũng mở rộng để đáp ứng nhu cầu tôn giáo tâm linh và học hỏi trao đổi nền văn hóa giữa các nước.

Tác phẩm nhỏ song ngữ Anh-Việt: “Vài Nét của Văn Hóa Cổ và Hiện đại qua Chiêm Bái Hành Hương” của tác giả Thích Nữ Giới Hương sẽ giúp chúng ta hiểu câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.” Chúng ta hãy bỏ thời gian đi đến những vùng nơi mà chúng ta sẽ cảm thấy có những kiến thức mới mẽ bất ngờ, những nền văn hóa cổ kim khác lạ, những cảnh đẹp thiên nhiên để tận hưởng và những tầng số xúc cảm tâm linh thiêng liêng.

Thế giới bao la đang được rút ngắn, văn hóa đa dạng đang được trao đổi. Nhu cầu trải nghiệm và hiểu biết ngày càng nhiều. Hãy bắt đầu hành trình tâm linh bằng cách bước ra khỏi cửa và khởi hành bằng những chuyến đi. Vốn sống của chúng ta sẽ được bồi dưỡng, khôn lớn và trưởng thành.

 

PLEASE READ THE WHOLE BOOK: VÀI NÉT VĂN HÓA CỔ KIM QUA HÀNH HƯƠNG CHIÊM BÁI VỚI CÁC HÌNH ẢNH 37._Ancient_and_present_Culture-NB.pdf

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm