Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 Review Chùa Thiên Hưng - Ngôi Chùa Đẹp Nhất Bình Định

Nói đến chuông là ai ai cũng hiểu ngay, đó là vật được đúc ra từ đồng, từ ngàn xưa đã có mặt “chúng” rồi.
Nhưng nói cho cùng, cũng có nhiều loại chuông đã được mọi người phân loại như: Chuông chùa, chuông nhà
thờ, chuông đồng hồ, (Alarm) chuông báo động, chuông xe đạp v.v…Tùy theo loại lớn nhỏ mà phân biệt, cho
từng mỗi công việc cần thiết...Phân tích về chuông trong phạm vi này, người viết chỉ muốn diễn bày về tiếng
chuông cảnh tỉnh, theo cách nhìn khách quan phóng thoáng, không câu kệ tiểu tiết về chuông.

Những ngày đầu Xuân Canh Tý, khí trời còn lành
lạnh, dư âm mùa Xuân vẫn còn quanh quẩn trong
phố xá của người Á Châu. Tôi có dịp đi viếng cảnh
quanh vùng Nam Cali cùng người quen. Từ leo lên
núi cao đứng trên những tảng đá lớn, khí thở khí trời
trong lành, cho tới xuống tận bãi biển xanh thăm
thẳm, được mệnh danh là thiên đàng nắng ấm, của
“vùng đất hứa” “nó” đã thu hút không biết bao nhiêu
du khách từ khắp nơi đến để viếng cảnh...Nhưng
năm nay chẳng mang lại “chiến tích” gì cả! Mà còn
gặp vận xấu nên rơi vào nạn đại dịch “corona virus”
tại China “Vũ Hán” thật là khổ cho các du khách, từ
phương xa đến. Có nhiều người cũng phải hoãn lại
chuyến bay chờ đợi dịp khác…Các hãng máy bay
cũng phải “điên đầu” trước sự thất thu đành lòng lên
chương trình đình chỉ. Bởi thế, tôi đi đến đâu chỉ
toàn thấy là cảnh yên tĩnh chẳng có ai cả, đúng là
con người tu có phải, chỉ biết tìm đến nơi nào thật là
vắng lặng…! Nhưng có một hôm tôi đến viếng cảnh
ở bờ biển Long Beach gần khu quân sự... Thoạt đầu,
tôi thấy trên ngọn đồi thon thỏi, cảnh trí chung
quanh rất thoáng mát, những thảm cỏ xanh tươi rượi,
phía trước lối vào, ngôi nhà hướng mặt ra biển có
hai trụ cờ, một cờ Hoa Kỳ và trụ kia là cờ Hàn Quốc
đang hiên ngang trên nền trời xanh thẳm, để chứng
tỏ đồng minh sát cánh bên nhau. Kế đồi đó tôi nhìn
thấy chiếc chuông to nằm trong lầu chuông trông
thật trang nghiêm. Tuy nơi đây không phải là chùa
nhưng giữa khu đồi rất xinh xắn hướng ra biển xanh
bát ngát, cảnh trí tuy đơn sơ nhưng toát ra sự yên tĩnh trông giống như thiền môn, mà thiền sinh đang tìm đến
đó để tu tập. Thỉnh thoảng cũng có vài người khách ngoại quốc đi quanh viếng cảnh và tháp chuông. Còn có
người mang cả thức ăn và gia đình đến đó nghỉ mát, và ngắm cảnh trông thật thú vị. Tháp chuông này kiến
trúc theo lối Triều Tiên “ Đại Hàn” cổ đại nên mầu sắc tuy sặc sỡ nhưng cũng có vẻ thiền vị thoát tục. Lòng
tôi chùng hẳn lại, khi bước đến những nơi nhưng thế này. Những ý tưởng ngày xưa liền khơi lại, khiến tôi
nhớ lại ngày đầu tiên bước đến chùa, sư phụ dạy bài học đầu tiên là phải thuộc kệ “thỉnh chuông” rồi sau đó
chỉ tôi cách đánh, nói nôm na là “thỉnh” (chuông) Đại Hồng Chuông, cho đúng nghĩa trong chùa thường hay
nói đến. Nói đến chuông Đại Hồng Chung là loại chuông lớn của chùa. Tùy theo chùa lớn, nhỏ mà tạo dựng

chuông Đại Hồng Chung, cho hợp với không gian của chùa…Ngoài chuông lớn còn có trống lớn nữa, đó gọi
là pháp khí trong chùa…Tôi còn nhớ như sau: (Kệ thỉnh chuông)
“Nguyện thử chung thanh siêu pháp giới / Thiết vi u ám tất giai văn.
Văn trần thanh tịnh chứng viên thông / Nhất thiết chúng sinh thành chính giác.
Văn chung thanh phiền não khinh / Trí tuệ trưởng Bồ Đề sinh,
Ly Địa ngục xuất hỏa khanh / Nguyện thành Phật độ chúng sanh,.”
Án già ra đế, gia ta bà ha (3 lần )
“-Hồng chung sơ khấu, Bảo kệ cao âm, Thượng thông thiên đường, Hạ triệt địa phủ.
Nam Mô U Minh Giáo Chủ, Cứu Khổ Bổn Tôn, Cứu Bạt Minh Đồ, Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma
Ha Tát.
-Hồng chung Nhị khấu, Bảo kệ cao âm, Thượng thông thiên đường, Hạ triệt địa phủ.
-Hồng chung Tam khấu, Bảo kệ cao âm, Thượng thông thiên đường, Hạ triệt địa phủ.”
Nghĩa:
(Nguyện tiếng chuông nầy ngân khắp cõi / Thiết-vi ngục tối thảy xa nghe
Cõi trần trong sạch đều thông suốt / Giác ngộ sanh linh cả mọi loài.
Nghe chuông, phiền não nhẹ lâng lâng / Bồ đề lớn thêm, Tuệ sáng ngần
Xa rời Địa-ngục, qua hầm lửa / Nguyện thành chư Phật, độ chúng sanh.)
 Án già ra đế, gia ta bà ha (3 lần )
Nhắc lại, Đại Hồng Chung được mệnh danh chuông lớn hay còn gọi là chuông U minh, chuông này thường
được đánh vào những lúc đầu hôm (5 hoặc 6 giờ chiều) và canh khuya (4 giờ sáng). Thỉnh chuông vào lúc
đầu hôm là để thức tỉnh và nhắc nhở mọi người rằng:
“Vô thường mau chóng, chẳng hẹn một ai,
khi hơi thở ra, mà không quay về lại được là qua đời khác”.
Còn đánh vào lúc canh khuya, gần sáng là để sách tấn mọi người mau mau tu tập, đoạn trừ mọi phiền não
cấu uế của tự tâm, gạn lọc (tham, sân và si) là thứ gây ra tội lỗi, trói buộc trong vòng sinh tử luân hồi. Lối
đánh chuông này, thường là 108 tiếng, ý nghĩa biểu trưng cho 108 thứ phiền não của chúng sinh, khi chuông
đánh lên thì 108 thứ phiền não này đều bị rơi rụng, trí tuệ phát sinh, căn lành tăng trưởng, đạt được sự giải
thoát giác ngộ trong tương lai. Đại Hồng Chuông còn được đánh vào những buổi lễ lớn để thỉnh chư Phật -
chư Bồ Tát…cùng chung với trống lớn ở chùa cho nên gọi là Chuông Trống Bát Nhã. Hoặc là khi có những
buổi lễ lớn quan trọng của chùa thì mới dùng đến…!
 
Bảo chúng chung hay còn gọi là Tăng đường chung, tức là loại chuông này dùng để báo tin trong lúc nhóm
họp Đại chúng, thọ trai hoặc khi lên khóa lễ hay kiền chùy v.v... trong các chùa và am tự viện thường dùng
đến.
 
Gia trì chung là loại chuông dùng để đánh trong trường hợp đầu bài hoặc cuối bài những câu kinh hay câu
sám, hoặc cũng có lúc xuống dòng của đoạn hay của câu, và còn ra hiệu cho biết khi bắt đầu hoặc chấm dứt
buổi lễ. Đồng thời cũng là để điều hoà cho người tụng kinh, lễ Phật được nhịp nhàng đều đặn, hướng người
tụng vào một con đường duy nhất là Chí Tâm, còn gọi là chuông gia trì, thường để phía trước bàn Phật.

Nói đến tiếng chuông, ngoài trừ chuông chùa ra chúng ta còn có nhiều loại chuông khác nữa. Nhưng ở đây
trong phạm vi bài này không thể diễn đạt cho hết được. Tôi chỉ đơn cử vài khía cạnh về chuông, với cảm
nhận của riêng tôi tiếng chuông cảnh tỉnh trong bài này chỉ là lòng mong mỏi của tôi, cũng nhưng mọi người.
Bởi đời sống thực tại hiện bây giờ, đang trên đà phát triển đi quá nhanh hơn mình tưởng.
Quý vị, hãy thử nghĩ lại cách nay thời gian gần nhất là hai mươi năm. Mọi vật vẫn còn trong giai đoạn bình
thường từ từ tiến hóa. Thế mà, quay ngoải chỉ trong chớp mắt hai mươi năm qua, trong hai mươi năm đó
thay đổi, đổi thay biết bao nhiêu công việc. Nhất là thời đại khoa học kỹ thuật lên cao, cộng thêm nạn nhân
mãn. Thống kê con số dân cư càng lúc càng tăng vọt, đời sống hẳn nhiên phải vất vả thêm ra. Nhưng nói thế,
con người không thể dặm chân tại chỗ, phải chạy theo trào lưu, nghĩa là lao vào vòng xoáy của cuộc đời.
Không ngoài vật chất, sinh nhai như ngày xưa, mà còn thực phẩm hằng ngày cũng bị con người điều khiển,
từ sự phát triển cho đến thành phẩm phải cho ra số nhiều và ngắn hạn, mới có đủ số lượng lớn cung cấp cho
mọi người tiêu thụ.
Phải chăng, đó có phải là ưu tư trong cuộc sống không? Nếu chúng ta sống mà nương vào hóa chất nhiều thì
sức khỏe của con người sẽ ra sao? Nhất là nạn dịch “Corora virus” đang hoành hành khắp mọi nơi, chúng ta
ai ai, cũng biết. Chẳng hạng một khi đại dịch đã đến, thì chúng ta phải làm gì đây ??? Quý vị, cần ý thức cho
cuộc sống trước cái đã, nên tự chăm sóc bản thân, cùng con cháu và người thân… Việc gì đến rồi sẽ đến,
nhưng tâm chúng ta mãi mãi vẫn còn chưa yên được. Bởi xã hội này còn đang gặp nhiều tai ách…! Ta không
lường trước được.
Vậy hãy nghe tiếng chuông để cho lòng lắng đọng lại, bớt đi những “tham –sân- si- mạn- nghi- ác –kiến.” Có
như thế, thì cuộc sống bớt đi phiền não. Phiền não nhiều thì dễ sinh ra bệnh hoạn. Bệnh hoạn thì sẽ ra sao?
Nếu không đến chùa được, hằng ngày chúng ta cũng cố gắng tạo cho mình có một không gian yên tĩnh, ít
nhất cũng dành cho được nửa giờ đồng hồ, nếu được nhiều càng tốt. Chúng ta nên tập ngồi xếp bằng, tư thế
ngồi thiền, (theo kiểu quý thầy - quý sư cô) ngay thẳng trong phòng khách hay nơi nào đó thuận lợi, không
suy nghĩ việc gì cả, chỉ hít vào và thở ra theo dõi hơi thở trong thời gian rất ngắn, nếu được từ từ gia hạn
thêm. Thỉnh thoảng đánh một tiếng chuông nhỏ, rồi sau đó tập trung nghe theo tiếng chuông. Nếu làm được
như thế, thời gian sau chúng ta sẽ cảm nhận được gì? Câu trả lời dành cho quý vị!!!
Đứng trên phương diện, nhân sinh theo tôi nghĩ nếu đem tiếng chuông thức tỉnh lòng người mà viết ra, rất là
dài dòng, nên dành vào dịp khác. Theo tôi được biết, từ ngày xưa tiếng chuông mà đã không biết bao nhiêu
nhân văn, thi sĩ thường hay nhắc đến: “Phong Kiều Dạ Bạc” (thơ - Trương Kế)
"Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn Tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền".
Dịch nghĩa:
Trăng lặn, quạ kêu, sương phủ đầy trời
Trong giấc mơ buồn có cây phong ở bến sông và ngọn lửa thuyền chài
Chùa Hàn San ở ngoại thành Cô Tô
Nửa đêm khách đi thuyền tới nghe thấy tiếng chuông chùa ngân vang
Dịch thơ:
Quạ kêu, trăng lặn, sương rơi
Lửa chài, cây bãi, đối người nằm co

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm