Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 

48 340 Nghi thuc Cau an Kinh Duoc Su Cover

 NGHI THỨC CẦU AN

KINH DƯỢC SƯ

Thích Nữ Giới Hương biên soạn

Nhà xuất bản Hồng Đức

MỤC LỤC

Lời giới thiệu                                                 7

  1. Cúng hương 11
  2. Cầu nguyện 12
  3. Khen ngợi Phật 12
  4. Quán tưởng Phật 13
  5. Đảnh lễ Phật Dược Sư và Sám hối 13
  6. Đảnh lễ 14
  7. Tán dương chi 16
  8. Chú Đại Bi 16
  9. Khai kinh kệ 18
  10. Kinh Dược Sư 18
  11. Chú Dược Sư Quán Đảnh 48
  12. Bài tán Dược Xoa 49
  13. Bát Nhã Tâm Kinh 49
  14. Niệm Phật 51
  15. Sám Dược Sư 52
  16. Sám hối cầu nguyện tật bịnh tiêu trừ 55
  1. Hồi hướng 57
  2. Phục nguyện 58
  3. Kính lễ bốn ân, ba cõi 60
  4. Tam quy 60
  5. Bài kệ Chư Thiên 61
  6. Mười công đức ấn tống kinh 62
  7. Nguồn tham khảo 64

Bảo Anh Lạc Bookshelf                                65

LỜI GIỚI THIỆU

Từ lâu các kinh sách Phật Giáo Việt Nam bị ảnh hưởng bởi ngôn ngữ âm Hán Việt của Trung Quốc. Từ những thế kỷ 20 (năm 2000 trở đi) các kinh sách dần dần đã được chư tôn thiền đức Tăng Ni chuyển qua quốc ngữ tiếng Việt, để Phật tử dễ đọc, nhất là những vị chưa có kiến thức về âm Hán Việt.

Người biên soạn xuất gia tại Chùa Liên Hoa, Bình Thạnh, với Tôn Sư Hải Triều Âm, các kinh sách trong Chùa tụng bằng tiếng Việt do Tôn sư chuyển ngữ. Từ năm 2005 trở đi, người biên soạn định cư và hoằng pháp tại Hoa Kỳ. Nhiều Chùa ở Hoa Kỳ vẫn còn tụng kinh bằng âm Hán Việt và nhiều nơi phải tụng bằng tiếng Anh cho người bản địa và thế hệ con cháu thứ hai sanh tại Mỹ có thể tụng hiểu được. Phật tử Việt tụng kinh bằng tiếng Việt mà vẫn chưa hiểu được ý nghĩa ẩn sâu trong lời kinh và càng bối rối hơn khi tụng kinh bằng bằng âm Hán Việt. Đó là lý do thúc đẩy, chùa Hương Sen biên soạn 8 cuốn kinh tụng hàng ngày và sắp theo số thứ tự của Tủ sách Bảo Anh Lạc là từ số 46-53:

  1. Nghi Thức Công Phu Khuya–Thần Chú Thủ Lăng Nghiêm,
  2. Nghi Thức Cầu An – Kinh Phổ Môn
  3. Nghi Thức Cầu An – Kinh Dược Sư
  1. Nghi Thức Sám Hối Hồng Danh
  2. Nghi Thức Công Phu Chiều – Mông Sơn Thí Thực
  3. Khóa Tịnh Độ – Kinh A Di Đà
  4. Nghi Thức Cúng Linh và Cầu Siêu
  5. Nghi Lễ Hàng Ngày (tổng hợp 50 bài kinh và sám thường tụng)
  • Đây là các bài kinh mà chư Ni và Phật tử thường tu tập tụng niệm hàng ngày để nhiếp thân khẩu ý, chánh niệm tỉnh giác, sám hối tội lỗi, thâm nhập lời Phật, khai mở Phật trí.
  • Các bài kinh tụng phổ biến cảm ân đức của Chư Phật và Bồ tát, sư trưởng, cha mẹ, đất nước, đàn na tín thí để phục vụ các ngày lễ Vía Phật giáo.
  • Các nghi thức phục vụ đại đồng chúng sanh như phóng sanh, hằng thuận (đám cưới), cầu an (cầu cho bịnh nhân), cầu siêu (cầu cho người chết), cúng linh, tang lễ, an táng, hỏa táng,vv... đáp ứng nhu cầu tâm linh tôn giáo cho quần chúng.

Tài liệu biên soạn dựa vào các nghi tụng của Chùa Dược Sư – Tịnh Độ Ni Viện Hải Triều Âm (Tôn Sư Hải Triều Âm), Chùa Phật Tổ (Hòa Thượng Thích Thiện Thanh), Làng Mai (Sư Ông Nhất Hạnh) và Chùa Giác Ngộ (Thượng Tọa Thích Nhật Từ), vv...

Là hậu học, kiến thức và sự tu tập còn hạn hẹp, trong lúc biên soạn, sẽ có nhiều thiếu xót không thể tránh khỏi, kính mong Chư tôn thiền đức Tăng Ni và thiện hữu tri thức thương xót chỉ dạy để lần sau tái bản được hoàn chỉnh hơn. Chúng con thành kính tri ân.

Nếu có chút công đức nào, xin nguyện hồi hướng cầu siêu cho hương linh thân phụ Phạm Văn Danh (Pháp danh Chánh Đức Minh) và hương linh thân mẫu Trần Thị Sáu (Pháp danh Bổn Ẩn) cùng tất cả chúng sanh trong 10 phương thế giới sớm giải thoát giác ngộ, trở về Phật tâm vốn có.

Linh quang riêng chiếu, vượt khỏi căn trần Thể bày chân thường, chẳng kẹt văn tự Tâm tánh không nhiễm, vốn tự viên thành Chỉ lìa vọng duyên, tức như như Phật. (Thiền sư Bá Trượng)

Nam Mô A Di Đà Phật.

Nắng Xuân Tân Sửu, Phật lịch 2565 (Dương lịch năm 2021)

Thành tâm kính lạy, Hậu học: Thích Nữ Giới Hương

NGHI THỨC CẦU AN

KINH DƯỢC SƯ

CÚNG HƯƠNG

(Quì ngay thẳng, cầm 3 cây hương dâng ngang

trán, chỉ chủ lễ niệm)

Nguyện dâng hương mầu nầy Cúng dường tất cả Phật Tôn Pháp, chư Bồ Tát Thinh Văn và Duyên Giác Cùng các bậc Thánh Hiền Duyên khởi đài sáng chói

Khắp xông mười phương cõi Tỏa ngát các chúng sanh Đều phát tâm Bồ Đề

Xa lìa các vọng nghiệp Trọn nên Đạo Vô Thượng.

Nam Mô Hương Cúng Dường Bồ Tát Ma Ha Tát. (o) (1 xá)

CẦU NGUYỆN

Hôm nay, đệ tử chúng con một dạ chí thành, quỳ trước điện Phật, thiết lễ cầu an, trì chú Dược Sư, nguyện tiêu tai chướng, nguyện giáng kiết tường. Ngưỡng nguyện đức Phật Dược Sư Lưu Ly, Thất Bảo Như Lai, cùng mười hai vị đại tướng Dược Xoa, gia hộ chúng con (quý danh hay đệ tử chúng con) ...

Oan trái nhiều đời đều được tháo mở, oán thù bao kiếp thảy đều tiêu tan. Não phiền dứt sạch, xa lìa khổ ách, nghiệp chướng tiêu trừ, bốn mùa khoẻ mạnh, thân tâm an lạc, niềm tin vững chắc, phước thọ tăng long, mọi việc hanh thông, gia đình hưng thịnh, quyến thuộc khương ninh, pháp giới chúng sinh, cùng lên bờ giác.

Nam Mô Đông Phương Giáo Chủ Mãn Nguyệt Từ Dung, Tịnh Lưu Ly Thế Giới, Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương

Phật tác đại chứng minh. (o) (1 xá)

KHEN NGỢI PHẬT

Đấng Pháp Vương vô thượng Ba cõi chẳng ai bằng

Thầy dạy khắp trời, người Cha lành chung bốn loài Quy y tròn một niệm

Dứt sạch nghiệp ba kỳ Xưng dương cùng tán thán

Ức kiếp không cùng tận. (o) (1 xá)

QUÁN TƯỞNG PHẬT

Phật, chúng sanh tánh thường rỗng lặng Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn Lưới đế châu ví đạo tràng

Mười phương Phật hiện hào quang sáng ngời Trước bảo tọa thân con ảnh hiện

Cúi đầu xin thệ nguyện quy y. (o)

ĐẢNH LỄ PHẬT DƯỢC SƯ VÀ SÁM HỐI

(Đại chúng đồng tụng)

Chí tâm đảnh lễ:

Nam Mô tận hư không biến pháp giới quá, hiện, vị lai thập phương chư Phật, Tôn Pháp Hiền Thánh Tăng thường trụ Tam Bảo. (o) (1 lạy)

Chí tâm đảnh lễ:

Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát, Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát. (o) (1 lạy)

Chí tâm đảnh lễ:

Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật, Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát. (o) (1 lạy)

CHÍ TÂM ĐẢNH LỄ

  1. Tối Thắng thế giới, Vận Ý Thông Chứng Như (o) (1 lạy)
  2. Diệu Bảo thế giới, Quán Âm Tự Tại Như (o) (1 lạy)
  3. Vô Ưu thế giới, Tối Thắng Cát Tường Như (o) (1 lạy)
  4. Tịnh Trụ thế giới, Quảng Đạt Trí Biện Như (o) (1 lạy)
  5. Pháp Hỷ thế giới, Pháp Hải Du Hí Như (o) (1 lạy)
  6. Viên Mãn thế giới, Kim Sắc Thành Tựu

Như Lai. (o) (1 lạy)

  1. Tịnh Lưu Ly thế giới, Kim Sắc Thành Tựu Như (o) (1 lạy)
  2. Dược Sư Bổn Nguyện Công Đức Kinh. (o) (1 lạy)
  3. Nhật Quang Biến Chiếu Bồ Tát. (o) (1 lạy)
  4. Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát. (o) (1 lạy)
  5. Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát. (o) (1 lạy)
  6. Con nay khắp vì bốn ân ba cõi, chúng sanh khắp pháp giới, đều nguyện dứt trừ ba chướng nên quy mạng đảnh lễ sám hối (1 lạy, quỳ chấp tay sám hối):

Con xưa đã tạo bao ác nghiệp Đều do vô thủy tham sân si Từ thân khẩu ý phát sinh ra

Hết thảy con nay nguyện sám hối.

Bao nhiêu nghiệp chướng sâu dường ấy Nguyện đều tiêu diệt không còn dư, Niệm niệm trí soi khắp pháp giới, Rộng độ chúng sanh đều không thoái.

Sám hối phát nguyện rồi, chí tâm đảnh lễ:

Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật biến pháp giới thường trụ Tam Bảo. (o) (1 lạy)

TÁN DƯƠNG CHI

(Mời ngồi xuống và khai chuông mõ) Cành dương nước tịnh nhiệm mầu Rưới tắt muôn vàn cảnh khổ đau

Chư Thiên mát mẻ, tâm thanh tịnh Nhân thế vui tươi, cảnh an nhàn Cam lồ rưới khắp trần gian

Lửa sân dứt sạch, sen vàng nở hoa.

Nam Mô Thanh Lương Địa Bồ Tát Ma Ha Tát. (3 lần) (o)

CHÚ ĐẠI-BI

Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát. (3 lần) (o)

Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại-bi tâm đà- la-ni.

Nam Mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam Mô a rị da, bà lô yết đế, thước bát ra da, Bồ-đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da, án, tát bàn ra phạt duệ số đát na đát tỏa.

Nam Mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da, bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà.

Nam Mô na ra cẩn trì hê rị ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu thâu bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ-đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô kiết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra. Mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê y hê, thất na thất na a ra sâm Phật ra xá-lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ-đề dạ bồ- đề dạ, bồ-đà dạ, bồ-đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì địa rị sắc ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất đà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà du nghệ thất bàn ra dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da, ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ, ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ, ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ, ta bà ha. Ma bà lị thắng yết ra dạ, ta bà ha.

Nam Mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam Mô a rị da, bà lô yết đế, thước bàng ra dạ, ta bà ha.

Án tất điện đô, mạn đa ra, bạt đà dạ, ta bà ha.

(3 lần) (o)

Nam mô Thập phương Thường trú Tam Bảo.

(3 lần) (o)

KHAI KINH KỆ

Thăm thẳm cao siêu Pháp nhiệm mầu Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu, Con nay nghe thấy chuyên trì niệm, Nguyện tỏ Như Lai nghĩa nhiệm mầu.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (3 lần) (o)

Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Hội Thượng Phật Bồ Tát. (3 lần) (o)

KINH NÓI VỀ BỔN NGUYỆN CÔNG ĐỨC CỦA ĐỨC PHẬT DƯỢC SƯ LƯU-LY QUANG NHƯ-LAI

Ta nghe như vầy: Một thuở nọ, đức Bạt Già Phạm đi châu du giao hóa các nước, đến thành

Quảng Nghiêm, ở nghĩ dưới cây Nhạc-Âm, cùng với tám ngàn vị Ðại-Bí-Sô, ba vạn sáu ngàn vị Ðại Bồ Tát, các hàng Quốc Vương, đại thần, bà-la- môn, các hàng cư sĩ, thiên-long bát bộ cùng nhơn, phi nhơn, cả thảy đại-chúng nhiều vô lượng, đồng vây quanh Phật cung kính thỉnh Ngài thuyết-pháp.

Lúc bấy giờ, ông Mạn-Thù Thất-Lợi pháp- vương-tử nhờ oai thần của Phật, từ chỗ ngồi đứng dậy, vén y để bày vai bên hữu và gối bên mặt quỳ sát đất, khép-nép chắp tay hướng về phía Phật bạch rằng: “Bạch đức Thế-tôn cúi mong Ngài nói rõ những danh hiệu, những bổn nguyện rộng lớn cùng những công-đức thù-thắng của chư Phật để cho những người đang nghe pháp, nghiệp- chướng tiêu-trừ và để cho chúng hữu-tình ở đời tượng pháp được nhiều lợi-lạc về sau”.

Ðức Thế-tôn khen ông Mạn-Thù Thất-Lợi đồng tử rằng: “Hay thay! Hay thay! Mạn-Thù Thất-Lợi! Ngươi lấy lòng đại-bi yêu cầu Ta nói những danh-hiệu và bổn-nguyện công-đức của chư Phật là vì muốn cho chúng hữu-tình khỏi bị nghiệp-chướng ràng buộc, lợi ích an vui, trong

đời tượng pháp về sau. Nay ngươi nên lóng nghe và suy nghĩ kỹ, Ta sẽ vì ngươi mà nói”.

Ông Mạn-Thù Thất-Lợi bạch rằng: “Dạ, mong Thế-tôn nói, chúng con xin nghe”.

Phật bảo ông Mạn-Thù Thất-Lợi: “Ở phương Ðông, cách đây hơn mười căn-dà-sa cõi Phật có một thế-giới tên là Tịnh- Lưu-Ly. Ðức giáo-chủ cõi ấy hiệu là Dược-Sư Lưu-Ly-Quang Như Lai Ứng Chánh Ðẳng-Giác, Minh-hạnh Viên-mãn, Thiện-thệ, Thế-gian giải, Vô-thượng-sĩ, Ðiều- ngự trượng-phu, Thiên-nhơn-sư, Phật Bạt-Già- Phạm.

Này Mạn-Thù Thất-Lợi, đức Dược-Sư Lưu- Ly Quang Như- Lai, khi còn tu hạnh đạo Bồ-tát có phát mười hai nguyện lớn, khiến cho chúng hữu-tình cầu chi được nấy.

NGUYỆN THỨ NHẤT: Ta nguyện đời sau, khi chứng đặng đạo chánh-đẳng chánh-giác, thân ta có hào quang sáng-suốt, rực-rỡ, vô biên thế-giới, khiến cho tất cả chúng hữu-tình đều có đủ ba mươi hai tướng đại-trượng-phu, cùng tám chục món tùy hình trang-nghiêm như thân của Ta vậy.

NGUYỆN THỨ HAI: Ta nguyện đời sau, khi đặng đạo Bồ-đề, thân ta như ngọc lưu-ly, trong ngoài sáng-suốt, tinh-sạch hoàn-toàn, không có chút nhơ bợn, ánh quang-minh chói-lọi khắp nơi, công-đức cao vòi-vọi và an-trú giữa từng lưới dệt bằng tia sáng, tỏ hơn vừng nhựt nguyệt. Chúng- sanh trong cõi u-minh đều nhờ ánh sáng ấy mà tâm-trí được mở-mang và tùy ý muốn đi đến chỗ nào để làm các sự nghiệp gì cũng đều được cả.

NGUYỆN THỨ BA: Ta nguyện đời sau, khi đặng đạo Bồ-đề, dùng trí-huệ phương tiện vô- lượng vô-biên độ cho chúng hữu- tình, khiến ai nấy đều có đủ vật dụng, chớ không cho ai phải chịu sự thiếu-thốn.

NGUYỆN THỨ TƯ: Ta nguyện đời sau, khi đặng đạo Bồ-đề, nếu có chúng hữu-tình tu theo tà đạo, thì ta khiến họ quay về an trụ trong đạo Bồ đề, hoặc có những người tu-hành theo hạnh Thinh-văn, Ðộc-giác, thì ta cũng lấy phép đại- thừa, mà dạy bảo cho họ.

NGUYỆN THỨ NĂM: Ta nguyện đời sau, khi đặng đạo Bồ-đề, nếu có chúng hữu-tình nhiều vô-lượng, vô-biên ở trong giáo pháp của ta mà

tu-hành theo hạnh thanh-tịnh thì ta khiến cho tất cả đều giữ được giới-pháp hoàn-toàn đầy đủ cả tam-tụ tịnh-giới. Giả-sử có người nào bị tội hủy-phạm giới-pháp mà khi đã nghe được danh- hiệu ta thì trở lại được thanh-tịnh, khỏi sa vào đường ác.

NGUYỆN THỨ SÁU: Ta nguyện đời sau, khi chứng được đạo Bồ-đề, nếu có chúng hữu-tình nào thân hình hèn hạ, các căn, không đủ, xấu xa, khờ khạo, tai điếc, mắt đui, nói năng ngọng liệu, tay chân tật nguyền, lát hủi, điên cuồng, chịu tất cả những bệnh khổ ấy mà khi đã nghe danh-hiệu ta thì liền được thân hình đoan chánh tâm-tánh khôn-ngoan, các căn đầy đủ, không còn những bịnh khổ ấy nữa.

NGUYỆN THỨ BẢY: Ta nguyện đời sau, khi chứng được đạo Bồ-đề, nếu có chúng hữu-tình nào bị những chứng bịnh hiểm-nghèo không ai cứu chữa, không ai để nương nhờ, không gặp thầy, không gặp thuốc, không bà con, không nhà cửa, chịu nhiều nỗi nghèo hèn khốn khổ, mà hễ nghe danh-hiệu ta đã nghe lọt vào tai một lần thì tất cả bịnh-hoạn khổ-não đều tiêu-trừ, thân- tâm

an-lạc, gia-quyến sum-vầy, của cải sung-túc, cho đến chứng được đạo quả vô thượng Bồ-đề.

NGUYỆN THỨ TÁM: Ta nguyện đời sau, khi chứng được đạo Bồ-đề, nếu có những phụ- nữ nào bị trăm điều hèn hạ khổ sở của thân gái làm cho buồn rầu, bực tức, sanh tâm nhàm chán, muốn bỏ thân ấy mà hễ nghe danh-hiệu ta rồi thì tất cả đều được chuyển thân gái thành thân trai, có đủ hình tướng trượng- phu, cho đến chứng được đạo quả vô-thượng Bồ-đề.

NGUYỆN THỨ CHÍN: Ta nguyện đời sau, khi chứng được đạo Bồ-đề, thì khiến cho những chúng hữu-tình ra khỏi vòng lưới ma- nghiệp, được giải-thoát tất cả sự ràng buộc của ngoại- đạo. Nếu có những kẻ sa vào rừng ác-kiến, ta nhiếp-dẫn họ trở về với chánh-kiến và dần-dần khiến họ tu-tập theo các hạnh Bồ-tát đặng mau chứng đạo chánh đẳng Bồ-đề.

NGUYỆN THỨ MƯỜI: Ta nguyện đời sau, khi chứng được đạo Bồ-đề, thì khiến cho chúng hữu tình nào mà pháp luật nhà Vua gia tội phải bị xiềng-xích, đánh đập, hoặc bị giam giữ trong chốn lao-tù, hoặc bị chém giết, hoặc bị nhiều tai

nạn nhục-nhã, thân-tâm chịu những nỗi khổ, buồn-rầu, bức-rức, hễ nghe đến danh-hiệu ta thì nhờ sức oai-thần phước-đức của ta đều được giải thoát tất cả những nỗi ưu-khổ ấy.

NGUYỆN THỨ MƯỜI MỘT: Ta nguyện đời sau, khi chứng được đạo Bồ-đề, thì khiến cho chúng hữu-tình nào bị sự đói khát hoành-hành, đến nỗi vì tạo miếng ăn phải tạo các nghiệp dữ, mà hễ nghe danh-hiệu ta rồi chuyên-niệm thọ trì thì trước hết ta dùng các món ăn uống ngon lạ ban-bố cho thân họ được no đủ và sau ta mới đem pháp-vị nhiệm-mầu kiến lập cho họ cái cảnh- giới an-lạc hoàn-toàn.

NGUYỆN THỨ MƯỜI HAI: Ta nguyện đời sau, khi chứng được đạo Bồ-đề, thì khiến cho chúng hữu-tình nào nghèo đến nổi không có áo che thân bị muỗi mòng cắn đốt, nóng lạnh giải dầu, ngày đêm khổ bức, hễ nghe đến danh hiệu ta mà chuyên-niệm thọ trì thì ta khiến cho được như ý muốn: nào các thứ y-phục tốt đẹp, nào tất cả bảo-vật trang-nghiêm, nào tràng hoa, phấn sáp bát-ngát mùi thơm và trống nhạc cùng những điệu ca múa, tùy tâm muốn thưởng thức

món nào cũng được thỏa-mãn cả.

Này Mạn-Thù Thất-Lợi, đó là mười hai lời nguyện nhiệm- mầu của đức Dược-Sư Lưu-Ly Quang Như-Lai Ứng Chánh-Ðẳng-Giác phát ra trong khi tu-hạnh đạo Bồ-tát.

Lại nữa, Mạn-Thù Thất-Lợi, đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai kia khi còn tu-hành đạo Bồ-tát phát những lời nguyện rộng lớn và những công-đức trang-nghiêm ở cõi Ngài, dầu ta nói mãn một kiếp hay hơn một kiếp cũng không thể nào hết được. Nhưng Ta có thể nói ngay rằng cõi Phật kia một bề thanh-tịnh không có đàn- bà, cũng không có đường dữ và cả đến tiếng khổ cũng không.

Ở cõi ấy đất toàn bằng chất lưu-ly, đường đi có dây bằng vàng giăng làm ranh giới, còn thành- quách cung-điện, mái-hiên cửa sổ cho đến các lớp lưới bao phủ cũng toàn bằng đồ thất-bảo làm ra. Thật chẳng khác gì những công-đức trang- nghiêm ở cõi Tây-Phương Cực-Lạc vậy.

Cõi Phật ấy có hai vị đại Bồ-tát là Nhựt- Quang biến-chiếu và Nguyệt-Quang biến-chiếu, chính là hai bực thượng-thủ trong vô-lượng, vô

số Bồ-tát và lại là những bậc sắp bổ xứ làm Phật. Hai vị này đều giữ gìn kho báu chánh pháp của Phật Dược Sư Lưu-Ly Quang Như-Lai.

Mạn-Thù Thất-Lợi, vì thế những kẻ thiện- nam tín-nữ nào có lòng tin vững chắc thì nên nguyện sanh về thế-giới của Ngài.

Lúc ấy đức Thế-tôn lại bảo ông Mạn-Thù Thất-Lợi đồng tử rằng: “Có những chúng-sanh không biết điều lành dữ, cứ ôm lòng bỏn-xẻn tham-lam, không biết bố thí mà cũng không biết quả báo của sự bố thí là gì, ngu-si vô-trí, thiếu hẳn đức tin, lại ham chứa chất của cải cho nhiều, đêm ngày bo-bo gìn giữ, thấy ai đến xin, lòng đã không muốn, nhưng nếu cực chẳng đã phải đưa của ra thì đau đớn mến tiếc, dường như lóc thịt cho người vậy. Lại có vô-lượng chúng hữu-tình tham-lẫn, chỉ lo tích trữ của cải cho nhiều mà tự mình không dám ăn-tiêu, còn nói chi đến sự đem của ấy thí cho cha mẹ, vợ con, tôi tớ và những kẻ nghèo hèn đến xin. Những kẽ tham lẫn ấy, khi chết bị đọa vào đường ngạ quỉ hay bàng-sanh. Mặc dầu ở trong ác-thú, nhưng nhờ đời trước, sống trong cõi nhơn-gian đã từng nghe qua danh-

hiệu của đức Dược-Sư Lưu-Ly Quang Như-Lai mà nay lại còn nhớ niệm đến danh-hiệu Ngài thì liền từ cõi ấy thoát sanh trở lại làm người. Khi đã được làm người lại nhớ đến kiếp sống trong đường ngạ-quỉ súc-sanh, biết sợ sự đau khổ nên không ưa đắm mình trong dục-lạc mà còn muốn tự mình làm việc bố-thí, không tham tiếc món gì và lần lần có thể đem cả đầu, mắt, tay chân hay máu thịt của thân phần mình mà bố-thí cho những kẻ đến xin cũng được, huống chi của cải là những vật thừa.

Lại nữa, Mạn-Thù Thất-Lợi, trong chúng hữu-tình nếu có những người nào thọ các giới của Phật để tu học mà lại phá giới hoặc không có kẻ không phá giới mà lại phá phép tắc, hoặc có kẻ tuy chẳng phá giới và phép tắc mà lại hủy- hoại chánh-kiến, hoặc có kẻ tuy không hủy-hoại chánh-kiến mà lại bỏ sự đa-văn nên không hiểu được nghĩa-lý sâu-xa trong kinh Phật nói, hoặc có kẻ tuy đa-văn mà có thói tăng-thượng-mạn, do thói tăng-thượng-mạn ấy che lấp tâm tánh, cố chấp cho mình là phải, người khác là quấy, chê-bai chánh-pháp, kết đảng với ma. Những kẻ

ngu-si ấy tự mình đã làm theo tà-kiến mà lại còn khiến cho vô số ức triệu chúng hữu-tình cũng bị sa vào hố nguy hiểm. Những chúng hữu-tình ấy bị trôi lăn trong các đường địa-ngục, ngạ- quỉ, bàng-sanh không khi nào cùng. Nhưng nếu nghe được danh-hiệu của đức Dược-Sư Lưu-Ly Quang Như-Lai thì họ liền bỏ những hạnh dữ tu theo các pháp lành, khỏi bị đọa vào vòng ác thú nữa. Giả-sử có người không thể bỏ những hạnh dữ và không tu theo những pháp lành mà phải bị đọa vào trong ác-thú thì cũng nhờ oai- lực bổn nguyện của đức Dược-Sư khiến cho họ, khi tạm nghe được danh hiệu Ngài, liền từ nơi ác thú mạng chung, trở sanh vào cõi người, được tinh-tấn tu-hành trong sự hiểu biết chơn-chánh khéo điều-hòa tâm-ý, bỏ tục xuất-gia tho-ï trì và tu-học theo giáo-pháp của Như-Lai, đã không hủy-phạm lại thêm chánh-kiến đa-văn, hiểu rõ nghĩa-lý sâu-xa lìa được thói tăng-thượng-mạn, không chê-bai chánh-pháp, không bè bạn với ma, dần-dần tu-hành theo hạnh Bồ-tát chóng được viên- mãn.

Lại nữa, Mạn-Thù Thất-Lợi, nếu chúng hữu

tình có tánh tham lam tật đố, hay khen mình chê người thì sẽ bị đọa trong bai đường địa-ngục, ngạ-quỉ, súc-sanh, phải chịu nhiều sự đau đớn khổ sở, trải qua không biết mấy nghìn năm mới hết. Khi đã mãn sự đau khổ kia, liền từ nơi đó mạng chung sanh lại cõi người phải làm thân trâu, ngựa, lừa, lạc-đà, thường bị người hành- hạ, đánh đập và bị đói khát dày vò, lại phải đi dường xa chở nặng, cực nhọc muôn phần; còn như may đặng làm thân người thì lại bị sanh vào hạng hạ tiện phải làm tôi tớ cho kẻ khác, mãi bị họ sai sử không khi nào được chút thong thả tự do. Nếu những nhơn, vật ấy, đời trước khi còn trong nhơn đạo đã từng nghe danh-hiệu của đức Dược-Sư Lưu-Ly Quang Như-Lai thì do cái nhơn lành ấy, ngày nay nhớ lại, chí tâm qui-y Ngài, nhờ thần lực của Ngài gia-bị mà thoát khỏi mọi sự khổ não, các căn thông lợi, trí-huệ sáng suốt lại thêm đa văn, hằng cầu thắng-pháp, thường gặp bạn lành, đời đời dứt hẳn lưới ma, đập nát vỏ vô- minh, tát cạn sông phiền não, mà được giải-thoát khỏi nạn sanh, lão, bịnh, tử và những nổi đau khổ lo buồn.

Lại nữa, Mạn Thù Thất Lợi, nếu chúng hữu- tình có tánh ưa sự ngang trái chia lìa, tranh đấu, kiện cáo lẫn nhau, làm não loạn cho mình và người, đem thân, khẩu, ý tạo thêm mãi những ác-nghiệp, xoay qua trở lại, thường làm những việc không nhiêu ích để mưu hại lẫn nhau, hoặc cáo triệu những thần ở núi, rừng, cây; mã, để hại người, hoặc giết chúng-sanh lấy huyết thịt cúng tế quỉ Dược-xoa và quỉ La-sát để cậy quỉ hại người, hoặc biên tên họ và làm hình tượng của người cừu oán rồi dùng phép chú thuật tà-ác mà trù ẻo cho chết, hoặc theo lối ếm đối và dùng những đồ độc, hoặc dùng chú-pháp hại mạng người. Nếu chúng hữu-tình bị những tai nạn ấy mà nghe danh-hiệu của đức Dược- Sư Lưu-Ly Quang Như-Lai thì các thứ tà-ác kia không thể hại được. Tất cả những kẻ ác-tâm kia đều trở lại khởi lòng từ làm việc lợi ích an-vui cho kẻ khác, không còn ý tổn-não vào tâm hiềm-giận, hai bên hòa hảo với nhau. Và đối với vật thọ dụng của ai thì người ấy tự vui mừng biết đủ, không xâm lấn của nhau mà lại còn giúp đỡ lẫn nhau nữa.

Lại nữa, Mạn-Thù Thất-Lợi, nếu trong hàng

tứ-chúng: bí- sô, bí-sô-ni, ô-ba-sách-ca, ô-ba-tư- ca, và những kẻ thiện- nam, tín-nữ đều có thọ trì tám phần trai-giới, hoặc trong một năm, hoặc mỗi năm ba tháng, vưng giữ giới-pháp, làm nơi y chỉ tu học rồi đem căn lành này nguyện sanh về chỗ Phật Vô-lượng-thọ ở thế giới Cực-Lạc Tây- Phương đặng nghe chánh-pháp, nhưng nếu chưa quyết-định, mà nghe được danh hiệu đức Dược- Sư Lưu-Ly Quang Như-Lai, thì khi mạng chung sẽ có tám vị Ðại Bồ-tát như: Văn-Thù Sư-Lợi Bồ-tát, Quán Thế AÂm Bồ-tát, Ðắc Ðại-Thế-Chí Bồ-tát, Vô-Tận-Ý Bồ-tát, Bảo-Ðàn-Hoa Bồ-tát, Dược-Vương Bồ-tát, Dược-Thượng Bồ-tát, Di- Lặc Bồ-tát từ trên không-trung đi đến đưa đường chỉ lối cho thì liền được vãng-sanh trong những hoa báu đủ màu. Hoặc nếu có kẻ, nhơn nguyện- lực của đức Dược-Sư mà được thác sanh lên cõi Trời và mặc dầu sanh lên cõi Trời nhưng nhờ cái căn lành sẵn có ấy chưa hết thì không còn sanh lại những đường ác nữa. Khi tuổi thọ ở cõi Trời đã mãn, sanh lại trong cõi người thì, hoặc làm đến bậc Luân-vương, thống-nhiếp cả bốn châu thiên hạ, oai đức tự-tại, giáo-hóa cho vô-lượng trăm

ngàn chúng hữu-tình theo con đường thập-thiện, hoặc sanh vào giòng Sát-đế-lyï, Bà-la-môn hay cư-sĩ đại-cô, của tiền dư-dật, kho đụn tràn đầy, tướng mạo đoan-trang, quyến thuộc sum vầy, lại được thông-minh trí-huệ, dõng-mãnh oai-hùng như người đại-lực-sĩ. Còn nếu có người phụ-nữ nào nghe đến danh-hiệu của đức Dược-Sư Lưu- Ly Quang Như-Lai mà hết lòng thọ-trì danh-hiệu ấy thì đời sau sẽ không làm thân gái nữa.

Này Mạn-Thù Thất-Lợi! Ðức Dược-Sư Lưu- Ly Quang Như-Lai kia khi đã chứng được đạo Bồ-đề, do sức bổn-nguyện mà Ngài quan-sát biết chúng hữu-tình gặp phải các thứ bịnh khổ như da vàng, gầy ốm, cảm nhiệt, thương hàn, hoặc trúng phải những thứ ếm đối, đồ độc, hoặc bị hoạnh-tử, hoặc bị chết non. Muốn những chứng bệnh đau khổ ấy được tiêu-trừ và lòng mong cầu của chúng hữu-tình được mãn-nguyện, Ngài liền nhập định, kêu là định: “diệt trừ tất cả khổ não chúng sanh”. Khi Ngài nhập định, từ trong nhục-kế phóng ra luồng ánh-sáng lớn, trong luồng ánh-sáng ấy nói chú đại đà-la-ni:

Nam Mô bạt già phạt đế, bệ sát xã, lu lô tịch

lưu-ly, bác lặc bà, hát ra xà dả. Ðát tha yết đa ra, a ra hắc đế. Tam miệu tam bột đà da, đát điệt tha. Án, bệ sát thệ, bệ sát thệ, bệ sát xã, tam một yết đế tóa ha.

Lúc ấy trong luồng ánh-sáng diễn chú này rồi, cả đại-địa rúng động, phóng ra ánh đại-quang- minh làm cho tất cả chúng-sanh dứt hết bịnh khổ, hưởng được an vui.

Này Mạn-Thù Thất-Lợi! Nếu thấy những người nào đang mắc bịnh khổ thì phải tắm gội cho sạch sẽ và vì họ nhứt tâm tụng chú này 108 biến, chú-nguyện trong đồ ăn, trong thuốc uống hay trong nước không vi-trùng mà cho họ uống thì những bịnh khổ ấy đều tiêu-diệt.

Nếu có ai mong cầu việc gì mà chí tâm tụng- niệm chú này thì đều được như ý muốn: đã không bịnh lại thêm sống lâu, sau khi mạng chung được sanh về thế giới Tịnh Lưu-Ly, không còn thối chuyển, rồi dần dần tu chứng đến đạo quả Bồ-đề. Vậy nên, Mạn-Thù Thất-Lợi, nếu có những người nào hết lòng ân-cần tôn trọng, cung kính cúng dường đức Dược-Sư Lưu-Ly Quang Như-Lai

thì phải thường trì-tụng chú này đừng lãng quên.

Lại nữa, nếu có những kẽ tịnh tín nam nữ nào được nghe rồi tụng-trì danh-hiệu đức Dược-Sư Lưu-Ly Quang Như-Lai, ưng chánh-đẳng giác, mỗi sớm mai, súc miệng, đánh răng, tắm rửa sạch-sẽ, xong lại thắp hương, rãi dầu thơm, các món kỹ nhạc để cúng-dường hình-tượng, còn đối với kinh-điển này thì tự mình hay dạy người khác chép ra, rồi giữ một lòng thọ-trì và suy- nghĩ nghĩa-lý; đối với vị pháp-sư giảng nói kinh pháp thì phải nên cúng-dường tất cả những vật cần dùng đừng để thiếu-thốn. Hễ hết lòng như vậy thì nhờ chư Phật hộ-niệm được mãn-nguyện mọi sự mong-cầu cho đến chứng đặng đạo quả bồ-đề nữa.

Lúc bấy giờ Mạn-Thù Thất-Lợi đồng-tử bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế-Tôn, tôi thề qua thời kỳ tượng-pháp sẽ dùng đủ chước phương-tiện khiến cho những thiện-nam tín-nữ có lòng tin trong sạch được nghe danh hiệu của đức Dược- Sư Lưu-Ly Quang Như-Lai, cả đến trong giấc ngủ tôi cũng dùng danh-hiệu của đức Phật này, thức tỉnh nơi tai cho họ rõ biết.

Bạch đức Thế-Tôn, nếu ai thọ-trì đọc tụng

kinh này, hoặc đem giảng nói, bày tỏ cho người khác, hoặc tự mình hay dạy người biên chép kinh này, hết lòng cung-kính tôn-trọng, dùng những bông thơm, dầu thơm, các thứ hương đốt, tràng hoa, anh-lạc, phướng lọng cùng âm- nhạc hát múa mà cúng-dường hoặc dùng hàng ngũ sắc làm đãy đựng kinh này, rồi quét dọn một nơi sạch-sẽ, thiết-lập một cái tòa cao mà để lên, thì lúc ấy có bốn vị thiên-vương quyến-thuộc và cùng vô-lượng trăm ngàn thiên-chúng ở các cõi Trời khác đều đến đó mà cúng-dường và thủ hộ. Bạch đức Thế-Tôn, nếu kinh nầy lưu-hành đến chỗ nào có người thọ-trì và nghe được danh- hiệu của đức Dược-Sư Lưu-Ly Quang Như-Lai thì nhờ công-đức bổn-nguyện của Ngài mà chỗ ấy không bị nạn hoạnh-tử, cũng không bị những ác-quỉ, ác-thần đoạt lấy tinh-khí, và dẫu có bị đoạt lấy đi nữa, cũng được hườn lại, thân tâm

yên-ổn khỏe-mạnh như thường”.

Phật bảo Mạn-Thù Thất-Lợi: Phải, phải, thiệt đúng như lời ngươi nói. Nầy Mạn-Thù Thất-Lợi! Nếu có những người tịnh-tín thiện-nam, tín-nữ nào muốn cúng dường đức Dược-Sư Lưu-Ly

Quang Như-Lai thì trước phải tạo lập hình tượng Ngài, đem để trên tòa cao chưng dọn sạch sẽ các thứ rồi rải bông, đốt các thứ hương, dùng các thứ tràng phan trang-nghiêm chỗ thờ ấy trong bảy ngày bảy đêm, phải thọ tám phần trai-giới, ăn đồ thanh-trai, tắm gội và y-phục chỉnh-tề, giữ lòng thanh-tịnh, không giận dữ, không sát hại đối với tất cả loài hữu-tình phải khởi tâm bình- đẳng, đủ cả tâm từ, bi, hỉ, xả làm cho họ được lợi-ích an-vui đánh nhạc ca hát ngơi khen và do phía hữu đi nhiễu quanh tượng Phật, lại phải nghĩ nhớ công-đức bổn nguyện và đọc tụng kinh này, suy-nghiệm nghĩa-lý mà diễn nói khai-thị cho người khác biết. Làm như vậy thì mong cầu việc chi cũng đều được toại ý, như cầu sống lâu, được sống lâu, cần giàu sang, được giàu sang, cầu quan vị, được quan vị, cầu sanh con trai con gái thì sanh được con trai, con gái.

Lại nếu có người nào trong giấc ngủ thấy những điềm chiêm bao dữ, còn khi thức thấy những ác-tướng như chim đến đậu nơi vườn nhà, hoặc chỗ ở hiện ra trăm điều quái dị mà người ấy dùng những của báu cúng-dường đức Phật

Dược-Sư Lưu-Ly Quang Như-Lai, thì những ác- mộng, ác-tướng và những điềm xấu ấy thảy đều ẩn hết, không còn phải lo sợ gì nữa.

Nếu gặp tai nạn nguy-hiểm như nạn nước, lửa, gươm, đao, thuốc độc và các cầm-thú dữ gây sự sợ hãi như: voi, sư-tử, cọp, sói, gấu, rắn độc, bò-cạp, rít, sên, lằn muỗi, mà hết lòng nhớ niệm và cung-kính cúng-dường đức Phật Dược-Sư thì được thoát khỏi những sự sợ hãi ấy; hoặc nếu bị nước khác xâm-lăng, nhiễu-hại, trộm-cướp rối loạn mà nhớ niệm và cung kính đức Phật Dược- Sư thì cũng được thoát khỏi những nạn ấy.

Lại nữa Mạn-Thù Thất-Lợi, nếu có thiện-tín nữ nào từ khi phát-tâm thọ giới cho đến ngày chết, không thờ những vị Trời nào, chỉ một lòng nương theo Phật, Pháp, Tăng, thọ-trì giới cấm, hoặc 5 giới, 10 giới, Bồ-tát 10 giới trọng, 48 giới khinh, Tỳ-kheo 250 giới, Tỳ-kheo-ni 348 giới nếu có ai hủy-phạm những giới pháp đã thọ sợ đọa vào ác- thú, hễ chuyên niệm và cung-kính cúng-dường đức Phật Dược-Sư thì quyết định không thọ-sanh trong ba đường ác. Lại nếu có người phụ-nữ nào đương lúc sanh-sản phải chịu cực khổ đau đớn

mà xưng danh-hiệu, lễ bái và hết lòng cung-kính cúng-dường đức Phật Dược-Sư thì khỏi những sự đau khổ ấy mà sanh con ra cũng được vuông tròn, tướng-mạo đoan-trang, lợi-căn thông-minh, an- ổn ít bịnh hoạn, ai thấy cũng vui mừng và không bị quỉ cướp đoạt tinh khí.

Lúc ấy đức Thích-Ca cũng bảo ông A-Nan rằng: “Theo như Ta đã xưng dương những công- đức của Phật Dược-Sư Lưu-Ly Quang Như-Lai đó là công-hạnh rất sâu-xa của chư Phật, khó hiểu thấu được, vậy ngươi có tin chăng?”. Ông A-Nan bạch Phật: “Bạch đức Thế-Tôn, đối với khế kinh của Như-Lai nói không bao giờ con sanh tâm nghi-hoặc. Tại sao? Vì những nghiệp thân, khẩu, ý của các đức Như-Lai đều thanh-tịnh. Bạch đức Thế-Tôn, mặt trời mặt trăng có thể rơi xuống, núi Diệu-cao có thể lay-động, nhưng những lời nói của chư Phật nói ra không bao giờ sai được. Bạch đức Thế-Tôn, nếu có những chúng-sanh nào tín căn không đầy đủ, nghe nói đến những công hạnh sâu-xa của chư Phật thì nghĩ rằng: “Làm sao chỉ niệm danh-hiệu của một đức Dược-Sư Lưu-Ly Quang Như-Lai mà được

nhiều công-đức thắng lợi ngần ấy”, vì sự không tin đó, trở sanh lòng hủy-báng nên họ phải mất nhiều điều lợi-ích, mãi ở trong cảnh đêm dài tăm tối và lại còn bị đọa-lạc trong các đường ác-thú, lưu-chuyển không cùng”.

Phật lại bảo ông A-Nan: “Những chúng hữu- tình ấy nếu nghe danh-hiệu đức Dược-Sư Lưu-Ly Quang Như-Lai, chí-tâm thọ-trì, không sanh lòng nghi-hoặc mà đọa vào ác-thú thì thật vô lý vậy.

Này A-Nan, đó là công-hạnh rất sâu-nhiệm của chư Phật, khó tin, khó hiểu mà nay ngươi lãnh thọ được thì biết rằng đó là nhờ oai lực của Như-Lai vậy.

Này A-Nan, tất cả các hàng Thinh-văn, Ðộc- giác và các bậc Bồ-tát chưa lên đến bậc sơ-địa đều không thể tin hiểu đúng như thật, chỉ trừ những bậc “nhứt sanh sở hệ Bồ-tát” mới tin hiểu được mà thôi.

Này A-Nan, thân người khó đặng, nhưng hết lòng tin kính tôn trọng ngôi Tam-bảo còn khó hơn, huống chi nghe được danh-hiệu của đức Dược-Sư Lưu-Ly Quang Như-Lai lại còn khó hơn nữa.

Này A-Nan, đức Dược-Sư Lưu-Ly Quang Như-Lai tu không biết bao nhiêu hạnh Bồ-tát, dùng không biết bao nhiêu phương-tiện khéo- léo, phát không biết bao nhiêu nguyện rộng lớn, nếu ta nói ra trong một kiếp hay hơn một kiếp thì kiếp số có thể mau hết, chớ những hạnh-nguyện và những phương-tiện khéo-léo của đức Phật kia không khi nào nói cho hết được.

Lúc bấy giờ trong chúng-hội có một vị đại Bồ- tát tên là Cứu-thoát liền từ chỗ ngồi đứng dậy, vén y để bày vai bên hữu, gối bên mặt quì sát đất cúi mình chắp tay bạch Phật rằng: “Bạch Ðại- đức Thế-Tôn, đến thời kỳ tượng-pháp có những chúng-sanh bị nhiều hoạn-nạn, khốn-khổ, tật bịnh luôn luôn, thân hình gầy ốm, ăn uống không được, môi cổ khô rang, mắt thấy đen tối, tướng chết hiện ra, cha mẹ, bà con, bè bạn quen biết vây quanh khóc lóc. Thân người bịnh vẫn còn nằm đó mà đã thấy sứ-giả đến dẫn thần thức đem lại trước mặt vua Diêm-Ma pháp-vương, rồi liền khi ấy vị thần Cu-sanh đem sổ ghi tội phước của người đó dưng lên vua Diêm-Ma.

Lúc ấy vua phán hỏi rồi kê tính những tội

phước của người kia đã làm mà xử đoán. Nếu trong lúc đó, những bà con quen biết, vì người bịnh ấy, qui-y với đức Dược-Sư Lưu-Ly Quang Như-Lai và thỉnh chúng-tăng đọc tụng kinh nầy đốt đèn bảy từng, treo thần phang tục mạng năm sắc thì hoặc liền trong lúc ấy, hoặc trải qua bảy ngày, hai mươi mốt ngày, ba mươi lăm ngày, bốn mươi chín ngày, thần thức người kia được trở lại như vừa tỉnh giấc chiêm-bao, tự mình nhớ biết những nghiệp lành, nghiệp dữ và sự quả báo đã thọ. Bởi chính đã rõ thấy nghiệp-báo như vậy, nên dầu có gặp phải những tai nạn nguy-hiểm đến tánh-mạng cũng không dám tạo những nghiệp ác nữa. Vậy nên những tịnh-tính thiện-nam tín- nữ đều phải một lòng thọ-trì danh-hiệu và tùy sức mình cung-kính cúng-dường đức Dược-Sư Lưu-Ly Quang Như-Lai”.

Lúc bấy giờ ông A-Nan hỏi Cứu-Thoát Bồ-tát rằng: “Nầy thiện-nam tử, nên cung-kính cúng- dường đức Dược-Sư Lưu-Ly Quang Như-Lai như thế nào? Còn đèn và phang-tục mạng phải làm cách sao”.

Cứu-Thoát Bồ-tát nói: “Thưa Ðại-đức, nếu có

người bịnh nào, muốn khỏi bịnh khổ thì quyến thuộc họ phải thọ-trì tám phần trai-giới trong bảy ngày, bảy đêm tùy theo sức mình sắm sửa đồ ăn uống và các thứ cần-dùng khác cúng-dường chư tăng ngày đêm sáu thời, lễ bái cúng dường đức Dược-Sư Lưu-Ly Quang Như-Lai, đọc tụng kinh nầy bốn mươi chín biến và thắp bốn mươi chín ngọn đèn, lại tạo bảy hình tượng đức Dược-Sư trước mỗi hình-tượng để bảy ngọn đèn, mỗi ngọn lớn như bánh xe, đốt luôn trong bốn mươi chín ngày đêm đừng cho tắt; còn cái thần phang thì làm bằng hàng ngũ sắc bề dài bốn mươi chín gang tay và phải phóng-sanh bốn mươi chín thứ loài vật thì người bịnh ấy qua khỏi ách-nạn, không còn bị hoạnh-tử và bị các loài quỉ nhiễu-hại.

Lại nữa, A-Nan nếu trong giòng sát-đế-lyï có những vị quốc-vương đã làm lễ quán-đảnh mà gặp lúc có nạn, nhân-dân bị bịnh dịch, bị nước khác xâm-lăng, bị nội-loạn, hay bị nạn tinh- tú biến ra nhiều điềm quái-dị nạn nhựt-thực, nguyệt-thực, mưa gió trái mùa, hay bị nạn quá thời tiết không mưa, thì lúc ấy các vị quốc-vương kia phải đem lòng từ-bi thương xót tất cả chúng

hữu-tình, ân-xá cho tội-nhơn bị giam cầm, rồi y theo phép cúng dường đã nói trước mà cúng dường đức Dược-Sư Lưu-Ly Quang Như-Lai thì do căn lành nầy và nhờ sức bổn-nguyện của đức Dược-Sư khiến trong nước liền được an-ổn, mưa hòa gió thuận, lúa thóc được mùa, tất cả chúng hữu-tình đều vui-vẻ, không bịnh hoạn, không có thần Dược-Xoa bạo-ác, não hại lê dân. Tất cả ác- tướng ấy đều ẩn mất và các vị quốc-vương kia được sống lâu sức mạnh, không bịnh hoạn, mọi việc đều thêm lợi ích.

Nầy A-Nan, nếu các hoàng-hậu, hoàng-phi, công chúa, thái-tử, vương-tử, đại-thần phụ- tướng, thể-nữ trong cung, bá quan và thứ dân mà bị bịnh khổ cùng những ách-nạn khác thì cũng nên tạo lập thần phang năm sắc, chong đèn sáng luôn, phóng-sanh các loài vật, rải hoa đủ sắc, đốt các thứ danh-hương để cúng dường đức Phật Dược-Sư, sẽ được lành bịnh và thoát khỏi các tai nạn”.

Lúc ấy ông A-Nan hỏi Cứu-Thoát Bồ-tát rằng: “Thiện-nam tử, tại sao cái mạng đã hết mà còn sống thêm được”. Cứu-Thoát Bồ-tát nói: “Nầy

Ðại-đức, Ðại-đức há không nghe Như-Lai nói có chín thứ hoạnh tử-hay sao? Vậy nên ta khuyên người làm phang và đèn tục-mạng, tu các phước- đức và nhờ có tu các phước đức ấy nên suốt đời không bị khổ sở hoạn-nạn”.

Ông A-Nan hỏi: “Chín thứ hoạnh-tử là những thứ chi?”. Cứu-Thoát Bồ-tát trả lời: “Một là nếu có chúng hữu-tình nào bị bịnh tuy nhẹ, nhưng không thầy, không thuốc, không người săn-sóc, hay giá có gặp thầy lại cho uống lầm thuốc, nên bịnh không đáng chết mà lại chết ngang. Lại đang lúc bịnh mà tin theo những thuyết họa phước vu-vơ của bọn tà-ma ngoại đạo, yêu nghiệt trong đời, sanh lòng rúng sợ không còn tư- chủ đối với sự chân-chánh, đi bói khoa để tìm hỏi mối họa rồi giết hại loài-vật để tấu với thần-minh, vái-van cùng vọng lượng để cầu xin ban phước, mong được sống lâu, nhưng rốt cuộc không thể nào được. Bởi si-mê lầm-lạc, tin theo tà-kiến điên- đảo nên bị hoạnh-tử, đọa vào địa ngục đời đời không ra khỏi. Hai là bị phép vua tru-lục, ba là sa-đắm sự chơi bời, săn bắn, đam mê tửu sắc, buông lung vô-độ, bị loài quỉ đoạt mất tinh-khí,

bốn là bị chết thiêu; năm là bị chết đắm, sáu là bị các thú dữ ăn thịt; bảy là bị sa từ trên núi cao xuống; tám là bị đè chết vì thuốc độc, êm đối, rủa nộp, trù-ẻo và bị quỉ tửû-thi làm hại; chín là bị đói khát khốn-khổ mà chết.

Ðó là chín thứ hoạnh-tử của Như-Lai nói. Còn những thứ hoạnh-tử khác nhiều vô-lượng không thể nói hết được.

Lại nữa, A-Nan, vua Diêm-Ma kia là chủ lãnh ghi chép sổ bộ, tên tuổi tội phước trong thế gian. Nếu có chúng hữu-tình nào ăn ở bất hiếu, ngũ- nghịch, hủy-nhục ngôi Tam-Bảo, phá hoại phép vua tôi, hũy-phạm điều cấm-giới thì vua Diêm- Ma pháp-vương tùy tội nặng nhẹ mà hành phạt. Vì thế ta khuyên chúng hữu-tình nên thắp đèn làm phang, phóng sanh, tu phước khiến khỏi được các khổ ách, khỏi gặp những tai-nạn.

Lúc bấy giờ, trong hàng Ðại-chúng có mười hai vị Dược-Xoa đại-tướng đều ngồi trong hội, như:

Cung-Tì-La đại-tướng, Phạt-Chiếc-La đại-tướng, Mê-Súy-La đại-tướng.

An-Ðể-La đại-tướng,

Át-Nể-La đại-tướng, San-Ðể-La đại-tướng, Nhơn-Ðạt-La đại-tướng, Ba-Di-La đại-tướng,

Ma-Hổ-La đại-tướng, Chơn-Ðạt-La đại-tướng, Chiêu-Ðỗ-La đại-tướng, Tỳ-Yết-La đại-tướng,

Mười hai vị đại-tướng nầy mỗi vị đều có bảy ngàn Dược-Xoa làm quyến-thuộc đồng cất tiếng bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế-Tôn, hôm nay chúng tôi nhờ oai lực của Phật mà được nghe danh hiệu của đức Dược-Sư Lưu-Ly Quang Như-Lai, không còn tâm sợ-sệt trong các đường ác-thú nữa. Chúng tôi cùng nhau, đồng một lòng trọn đời qui-y Phật, Pháp, Tăng, thề sẽ gánh vác cho chúng hữu-tình, làm việc nghĩa lợi đưa đến sự nhiêu-ích an-vui. Tùy nơi nào hoặc làng xóm, thành, nước, hoặc trong rừng cây vắng vẻ, nếu có kinh này lưu-bố đến hay có người thọ trì danh hiệu đức Dược-Sư Lưu-Ly Quang Như-Lai và cung-kính cúng-dường Ngài, thì chúng tôi cùng quyến-thuộc đồng hộ-vệ người ấy thoát khỏi tất

cả ách-nạn và khiến họ mong cầu việc chi cũng đều được thỏa-mãn. Nếu có ai bịnh-hoạn khổ ách, muốn cầu cho khỏi thì cũng nên đọc kinh nầy và lấy chỉ ngũ sắc gút danh-tự chúng tôi, khi đã được như lòng mong cầu thì mới mở gút ra”. Lúc ấy đức Phật Thích-Ca khen các vị Dược- Xoa đại tướng rằng: “Hay thay! Hay thay! Ðại Dược-Xoa tướng, các ngươi nghĩ muốn báo đáp ân-đức của Phật Dược-Sư Lưu-Ly Quang Như-

Lai nên mới phát-nguyện làm những việc lợi-ích an vui cho tất cả chúng hữu-tình như vậy”.

Ðồng thời, ông A-Nan lại bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế-Tôn, pháp-môn nầy gọi là tên gì? Và chúng tôi phải phụng-trì bằng cách nào?”.

Phật bảo A-Nan: “pháp-môn nầy gọi là Thuyết Dược-Sư Lưu-Ly Quang Như-Lai bổn nguyện công đức, cũng gọi là thuyết Thập-nhị thần- tướng nhiêu ích hữu-tình kiết-nguyện thần chú và cũng gọi là Bạt-trừ nhứt thế nghiệp chướng. Cứ nên đúng như vậy mà thọ trì”.

Khi đức Bạt-Già-Phạm nói lời ấy rồi, các hàng Ðại Bồ-tát, các Ðại Thinh-Văn, cùng quốc- vương, Ðại thần, Bà-la-môn, Cư-sĩ, Thiên, Long,

Dược-Xoa, Kiền-Thát-Bà, A-Tố-Lạc, Yết-Lộ- Trà, Khẫn-Nại-Lạc, Mạc-Hô-Lạc-Dà, người cùng các loài quỉ thần, tất cả đại-chúng, đều hết sức vui mừng và đồng tin chịu vâng làm.

CHÚ DƯỢC SƯ QUÁN ĐẢNH

Nam mô bạc già phạt đế, bệ sát xã, lu rô tịch lưu ly, bát lặc bà, hắc ra xà dã, đát tha yết đa gia, a ra hắc đế, tam miệu tam bột đà da. Đát điệt tha: Án, bệ sát thệ, bệ sát thệ, bệ sát xã, tam một yết đế tóa ha. (3 lần) (o)

Giải kiết, giải kiết, giải oan kiết, Nghiệp chướng bao đời đều giải hết,

Rửa sạch lòng trần, phát-tâm thành kính Ðối trước Phật đài cầu xin giải kiết.

Dược-Sư Phật, Dược-Sư Phật. Tiêu-tai diên thọ Dược-sư Phật

Tùy tâm mãn nguyện Dược-sư Phật. (3 lần) (o)

Nam Mô Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật. (3 lần) (o)

BÀI TÁN DƯỢC XOA

Mười hai đại tướng Dược-Xoa

Giúp Phật tuyên dương, chỉ ngũ sắc gút tên kia Tùy nguyện đều được viên thành.

Oan-nghiệp dứt sạch, phước thọ mãi khương- ninh. (ooo)

KINH BÁT NHÃ BA LA MẬT

Khi Ngài Quán Tự Tại Bồ Tát thực hành sâu xa pháp Bát Nhã Ba La Mật Đa, Ngài soi thấy năm uẩn đều không, qua hết thảy khổ ách.

“Này Xá Lợi Phất, sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, sắc tức là không, không tức là sắc. Thọ, Tưởng, Hành, Thức cũng đều như thế”.

“Này Xá Lợi Phất, ‘tướng không của mọi pháp’ không sanh, không diệt, không dơ, không sạch, không thêm, không bớt, nên trong ‘chân không’, không có sắc, không có thọ, tưởng, hành, thức, không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, không có sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, không có nhãn giới, cho đến không có ý thức giới, không có vô minh, cũng không có cái hết vô minh, cho

đến không có già chết, cũng không có cái hết già chết, không có khổ, tập, diệt, đạo, không có trí huệ, cũng không có chứng đắc.

Vì không có chỗ chứng đắc, nên Bồ Tát y theo Bát Nhã Ba La Mật Đa, tâm không ngăn ngại. Vì không ngăn ngại, nên không sợ hãi, xa hẳn điên đảo, mộng tưởng, đạt tới cứu cánh Niết Bàn.

Chư Phật trong ba đời cũng y theo Bát Nhã Ba La Mật Đa, được đạo quả vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Nên biết Bát Nhã Ba La Mật Đa là Đại Thần Chú, là Đại Minh Chú, là Vô Thuợng Chú, là Vô Đẳng Đẳng Chú, trừ được hết thảy khổ, chân thật không hư”.

Vì vậy, liền nói Chú Bát Nhã Ba La Mật Đa: “Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế,

bồ đề tát bà ha”. (o)

VÃNG SANH QUYẾT ĐỊNH CHÂN NGÔN

Nam-mô a di đa bà dạ Ða tha dà đa dạ

Ða địa dạ tha. A di rị đô bà tỳ

A di rị đa tất đam bà tỳ A di rị đa tì ca lan đế

A di rị đa, tì ca lan đa Dà di nị dà dà na

Chỉ đa ca lệ ta bà ha. (3 lần) (o)

NIỆM PHẬT

A Di Ðà Phật thân sắc vàng

Tướng tốt quang minh tự trang nghiêm Năm Tu Di uyển chuyển bạch hào

Bốn biển lớn trong ngần mắt biếc Trong hào quang hóa vô số Phật Vô số Bồ tát hiện ở trong

Bốn mươi tám nguyện độ chúng sanh Chín phẩm sen vàng lên giải thoát Quy mạng lễ A Di Ðà Phật

Ở phương Tây thế giới an lành

Con nay xin phát nguyện vãng sanh Cúi xin Ðức Từ Bi tiếp độ.

Nam Mô Tây-phương Cực-lạc thế-giới, đại-từ đại-bi, A-Di-Đà Phật.

Nam Mô A-Di-Đà Phật. (3 lần) (o)

Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật

(3 lần) (o)

Nam Đại-bi Quán-Thế-Âm Bồ-tát. (3 lần) (o)

Nam Mô Đại-Thế-Chí Bồ-tát. (3 lần) (o)

Nam Mô Địa-Tạng Vương Bồ-tát. (3 lần) (o)

Nam Mô Thanh-tịnh Đại-Hải chúng Bồ-tát.

(3 lần) (ooo)

SÁM DƯỢC SƯ

Cúi đầu trước mười phương chư Phật Chúng con nguyền chân thật kính tin Phát lời thệ nguyện độ sinh

Y theo Giáo Pháp, Luật, Kinh chỉ bày: Ngày nào cũng lắm thay công việc

Vì ngu mê mãi miết ân cần Ngày đêm lo tảo bán tần

Trăm mưu ngà kế, vô ngần thảm thương. Lạc một bước sa đường xuống hố

Bị vô minh lắm độ truân chuyên Vào ra sáu cõi triền miên

Mang thân tứ đại thảm phiền biết bao! Vậy nhân thế hãy mau xét kỹ

Kiếp phù sinh chớ nghĩ lẳng lơ

Khuyên đừng đem dạ tưởng mơ Trăm năm cuộc thế như cờ bị vây. Rút gươm huệ dứt dây tham ái Kíp tìm thầy thọ phái quy y

Giữ gìn ngũ giới tam quy

Mở lòng từ mẫn, sân si quyết chừa. Rèn lòng kinh kệ sớm trưa

Nguyện con ra khỏi nắng mưa cõi trần. Ngưỡng cầu chư Phật thi ân

Đệ tử phát nguyện ân cần thiết tha:

MỘT là: Nguyện Đức Di Đà Cầu xin bá tánh trẻ già khắp nơi Làm lành lánh dữ kịp thời

Nhà nhà an lạc, nơi nơi thái hòa. (o)

HAI là: Nguyện Đức Thích Ca Trở đời ly loạn hóa ra thái bình Mở mang vận hội văn minh

Tâm thần tho thới, nhơn tình trung lương. (o)

BA là: Nguyện Chuẩn Đề Vương

Thần thông dẹp hết bốn phương chiến trường

Độ người ngỗ nghịch bạo cường

Bỏ tà quy chánh, theo đường thiện tâm. (o)

BỐN là: Nguyện Đức Quan Âm

Độ người thù oán cừu thâm thuận hòa Giúp bao tai nạn xảy ra

Cùng người tật bệnh đều hòa an thuyên. (o)

NĂM là: Nguyện Đức Phổ Hiền

Độ người chân chánh, giữ quyền an dân Bốn phương tương ái tương thân

Đồng tuân pháp nước, nhân dân kính nhường. (o)

SÁU là: Nguyện Địa Tạng Vương

Độ người siêu lạc bốn phương được về Cùng là người chết thảm thê

Hồn linh độ hết đưa về Tây Phương. (o)

Kìa, Cực Lạc là nơi an dưỡng Đất lưu ly vô lượng khiết tinh Có ao Thất Bảo quang minh

Có Sen Chín Phẩm như hình bánh xe. (o)

Ao Thất Bảo ngỏa nguê đẹp đẻ Nước Bát Công sạch sẽ tinh vi Bảy hàng cây báu lưu ly

Lan can bảy lớp ma ni sáng ngời. (o)

Chim nói Pháp hôm mai êm dịu

Hoa trên không lểu nhểu cúng dường. Bồ Đề nảy búp ngát hương

Cúi xin chư Phật, đoái thương cứu độ. (o)

SÁM HỐI CẦU NGUYỆN TẬT BỊNH TIÊU TRỪ

Cúi đầu lễ Phật Di Đà,

Dược Sư Hải Hội, cùng là Quan Âm. Mở mang đức rộng chiếu làm,

Xót thương pháp giới lỗi lầm cứu con. Thân tật bịnh mỏi mòn đau yếu,

Vì huyễn thân triền níu nghiệp trần. Chí thành lậy Phật ân cần,

Cầu cho tật bịnh giảm lần hiểm nguy. (o)

Hoặc tội ác khinh khi Tam Bảo,

Miệng hung hăng chẳng kể thánh thần. Tạo nhiều oan nghiệp xây vần,

Nhồi căn trả quả chịu phần ốm đau. Lúc mê muội cầm dao mổ xẻ,

Chặt nấu bầm giết hại chúng sanh. Món ăn vừa miệng ngon lành,

Ngày nay thọ bịnh tử sanh đáo đầu. (o)

Dẫy đầy oan nghiệt thẩm sâu, Xét ra mới biết từ lâu lỗi lầm. Kiếp tạo ác lung lăng không kể, Nay ốm đau làm lễ khẩn cầu.

Cho hay nhân quả nhiệm mầu,

Giống chi hưởng mấy tránh đâu khỏi nàn. Nay sám hối lập đàn cầu nguyện,

Đức Từ Bi linh hiển độ con. (o)

Nhẹ nhàng các nghiệp tiêu mòn, Thân này đứt hết chẳng còn ốm đau. Quả nhơn chẳng trước thời sau,

Gẫm cơn báo ứng chậm mau mấy hồi. Nay con sám hối đã rồi,

Tu hành theo Phật đền bồi tội xưa. Từ nay việc ác nguyện chừa,

Nguyện làm việc thiện ngăn ngừa vọng tâm. (o)

Bao nhiêu oan nghiệt lỗi lầm,

Con xin sám hối thân tâm đêm ngày.

Bịnh căn qua khỏi nạn tai,

Qui y Tam Bảo trì trai tu hành. Nguyện về Tịnh Độ Lạc Thành,

Cầu cho thoát khỏi tử sanh luân hồi. Cõi trần khổ não lắm thôi,

Quyết lòng niệm Phật về nơi sen vàng. Nam mô Tịnh Độ Lạc Bang,

Dắt dìu đệ tử… Tây phương mau về. (o)

HỒI HƯỚNG

Cầu an công đức, hạnh nhiệm mầu Thắng phước bao nhiêu con nguyện cầu Tất cả chúng sanh trong pháp giới Hướng về Phật Pháp tỏ đạo mầu.

Nguyện cho ba chướng tiêu tan

Phiền não dứt sạch, huệ căn sang ngời Cầu cho con được đời đời

Hành Bồ Tát Đạo, cứu đời lầm than. Nguyện sanh Tây Phương, cõi Lạc Bang Cha mẹ, sen vàng chín phẩm sanh

Hoa nở, thấy Phật, quả viên thành Các vị Bồ Tát bạn lành với ta. (o)

PHỤC NGUYỆN

Nam Mô Đông Phương Giáo Chủ Mãn Nguyệt Từ Dung, Tịnh Lưu Ly Thế Giới, Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương tác đại chứng minh.

Nam Mô Tam bảo chứng minh, oai thần hộ niệm, hôm nay chúng con là… (Tỳ Kheo Ni…., Sadini…) cùng với các Phật tử chùa Hương Sen, Perris, California, một dạ chí thành vân tập tại đại hùng bảo điện Hương Sen phúng tụng kinh Dược Sư, xưng tán hồng danh cùng niệm Phật kinh hành công đức.

Nguyện đem công đức này cầu cho Phật sự phát triển chùa Hương Sen, Perris, Califronia, thành chốn tùng lâm nghiêm tu, ngày một thành tựu, được sự ủng hộ gia trì của đàn việt tín tâm, chư thiên hộ pháp, bồ tát và mười phương chư Phật, để Phật nhật tăng huy, pháp luân thường chuyển, mưa thuận gió hòa, quốc thới dân an.

Nguyện đem công đức này cầu an cho Phật tử… (tên, pháp danh, tuổi) cùng với các vị gia chủ và các Phật tử hiện diện tại đây: tai qua nạn khỏi, tật bịnh tiêu trừ, nghiệp chướng tiêu tan, gia đạo

bình an, thân tâm thường an lạc, quanh năm đều được vạn sự cát tường như ý. Nguyện cho các vị tâm Bồ đề kiên cố, chí tu học vững bền, tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn.

Lại nguyện đem công đức này cầu siêu cho hương linh… (tên, pháp danh, hưởng thọ) cùng cửu huyền thất tổ, nội ngoại hai bên, phụ mẫu quá vãng nhiều đời, nhiều kiếp của chúng con và tất cả các hương linh ký tự tại Chùa Hương Sen, anh hùng chiến sĩ, vì nước hy sinh, đồng bào tử nạn, mười hai loại cô hồn, chết sông, chết chợ, đầu đường, xó chợ, nay được an lành, nghe kinh kệ siêu thăng tịnh độ, vượt qua bể khổ, thoát khỏi Ta Bà, sen vàng chín phẩm nở hoa, pháp thân hiện Di Đà thọ ký.

Sau cùng, nguyện chúng con cùng tất cả chúng sanh đều sớm trọn thành Phật đạo.

Đại chúng đồng niệm: Nam A Di Đà Phật. (o)

KÍNH LỄ

(Đại chúng đứng lên)

Bao nhiêu tất cả nhân sư tử Mười phương ba đời cùng các cõi

Con đem thân miệng ý thanh tịnh Lạy khắp tất cả không còn dư. (o)

Nhất tâm đảnh lễ, đệ tử chúng con đại vì bốn ân ba cõi chí thành đảnh lễ:

Nam Mô Quá Khứ Trang Nghiêm Kiếp Thiên Phật. (o) (1 lạy)

Nhất tâm đảnh lễ, đệ tử chúng con đại vì bốn ân ba cõi chí thành đảnh lễ:

Nam Mô Hiện Tại Hiền Kiếp Thiên Phật. (o) (1 lạy)

Nhất tâm đảnh lễ, đệ tử chúng con đại vì bốn ân ba cõi chí thành đảnh lễ:

Nam Mô Vị Lai Tinh Tú Kiếp Thiên Phật.

  • (1 lạy)

TAM QUY

Con nương theo Phật, cầu cho chúng sanh Tin chắc Đạo cả, phát lòng vô thượng. (o)

(1 lạy)

Con nương theo Pháp, cầu cho chúng sanh Thấu rõ kinh tạng, trí huệ như biển. (o) (1 lạy)

Con nương theo Tăng, cầu cho chúng sanh Kính tín hòa hợp, tất cả không ngại. (ooo) (1 lạy)

Nguyện đem công đức này Hướng về khắp tất cả Đệ tử và chúng sanh

Đều trọn thành Phật đạo. (ooo)

BÀI KỆ CHƯ THIÊN

Trời, A-tu-la, Dạ xoa thảy Đến nghe pháp đó nên chí tâm

Ủng hộ Phật pháp khiến thường còn Mỗi vị siêng tu lời Phật dạy.

Bao nhiêu người nghe đến chốn này Hoặc trên đất liền hoặc hư không Thường với người đời sanh lòng từ Ngày đêm tự mình nương pháp ở. Nguyện các thế giới thường an ổn Phước trí vô biên lợi quần sanh Bao nhiêu tội chướng thảy tiêu trừ Xa lìa các khổ về viên tịch.

Hằng dùng giới hương xoa vóc sáng Thường trì định phục để giúp thân

Hoa mầu bồ đề khắp trang nghiêm Tùy theo chỗ ở thường an lạc. (o) Nam mô Tam Châu Cảm Ứng

Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát Ma Ha Tát.

(3 lần) (o)

MƯỜI CÔNG ĐỨC ẤN TỐNG KINH

Ấn Quang Tổ Sư dạy: Ấn tống kinh được vô lượng công đức như vậy, nên vào những dịp chúc thọ, thành hôn, cầu phước, cầu an tiêu trừ tật bệnh, cầu siêu độ hương linh… hãy tinh tấn phát tâm bồ đề, ấn tống kinh điển, để gieo trồng cội phước cho chính mình và thân bằng quyến thuộc.

  1. Đã lỡ phạm tội, nếu tội nhẹ thì liền được tiêu tan, nếu tội nặng thì được chuyển thành nhẹ.
  2. Thường được thiện thần ủng hộ, tránh khỏi tất cả ôn dịch, đao binh, giặc cướp, tù tội, lửa cháy, nước trôi...
  3. Nhờ chánh pháp mà những kẻ oán thù với mình trong kiếp trước được giải thoát nên tránh được sự khổ sở về tội báo thù.
  4. Ác Quỷ Dạ xoa không thể xâm phạm, cọp đói, rắn độc không hại được.
  1. Tâm được yên ổn, ngày không có sự nguy hiểm, đêm không có ác mộng, nhan sắc sáng sủa tươi tắn, khí lực dồi dào, việc làm tốt, lợi.
  2. Hết lòng phụng sự chánh pháp, tuy không mong cầu nhưng cơm ăn áo mặc tự nhiên đầy đủ, gia đình hòa thuận phước thọ miên trường.
  3. Lời nói và việc làm, trời, người đều hoan hỷ; đến nơi nào cũng được nhiều người kính mến.
  4. Nếu ngu si thì chuyển thành trí huệ, bệnh tật chuyển thành lành mạnh, nguy hiểm chuyển thành yên ổn, nếu là đàn bà sau khi chết sẽ chuyển thành đàn ông.
  5. Xa lìa các đường dữ (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh), được sanh vào các cõi thiện (người, trời) tướng mạo đoan chánh, thông minh, xuất chúng phước lộc hơn người.
  6. Đủ năng lực để gây căn lành cho chúng sanh, lấy tâm chúng sanh làm ruộng phước và sẽ thâu hoạch được nhiều quả tốt. Sanh vào chỗ nào cũng được thấy Phật, nghe pháp; ba thứ trí huệ (văn, tư, tu) mở rộng, chứng được sáu thần thông (thiên nhãn, thiên nhĩ, tha tâm, túc mạng, thần túc và lậu tận thông).

NGUỒN THAM KHẢO

  1. Nghi Thức Tụng Niệm Hàng Ngày, Hòa thượng Thích Thiện Thanh soạn và dịch. Pl Chùa Phật Tổ California.
  2. Kinh Tụng của Chùa Dược Sư do sư bà Hải Triều Âm biên soạn. https://chuaduocsu.org/ kinh-sach/
  3. Tổng hợp nhiều nguồn trên Google

BẢO ANH LẠC BOOKSHELF

  1. THE VIETNAMESE BOOKS
  1. Bồ-tát và Tánh Không Trong Kinh Tạng Pali và Đại Thừa (Boddhisattva and Sunyata in the Early and De- veloped Buddhist Traditions), Thích Nữ Giới Hương, Delhi-7: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, 2005. Tổng Hợp Tp HCM Publishing: the 2nd & 3rd reprint in 2008 &
  2. Ban Mai Xứ Ấn (The Dawn in India), (3 tập), Thích Nữ Giới Hương, Delhi-7: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, 2005; Văn Hóa Sài Gòn Publishing: the 2nd, 3rd and 4th re- print in 2006, 2008 & 2010.
  3. Vườn Nai – Chiếc Nôi (Phật Giáo Deer Park–The Cra- dle of Buddhism), Thích Nữ Giới Hương, Delhi-7: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, 2005. Phương Đông Publishing: the 2nd, 3rd and 4th reprint in 2006, 2008 & 2010.
  4. Quy Y Tam Bảo và Năm Giới (Take Refuge in Three Gems and Keep the Five Precepts), Thích Nữ Giới Hương, Tủ Sách Bảo Anh Lạc, Wisconsin, USA, Phương Đông Publishing: the 2nd, 3rd and 4th reprint in 2010, 2016 &2018.
  5. Vòng Luân Hồi (The Cycle of Life), Thích Nữ Giới Hương, Phương Đông Publishing: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, 2008. Văn Hóa Sài Gòn Publishing: the 2nd, 3rd and 4th reprint in 2010, 2014 & 2016.
  6. Hoa Tuyết Milwaukee (Snowflake in Milwaukee), Thích Nữ Giới Hương, Văn Hóa Sài gòn Publishing: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, 2008.
  1. Luân Hồi trong Lăng Kính Lăng Nghiêm (The Rebirth in Śūrangama Sūtra), Thích Nữ Giới Hương, Văn Hóa Sài gòn Publishing: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, Pub- lishing Phương Đông: the 2nd, 3rd and 4th reprint in 2012, 2014 &2016.
  2. Nghi Thức Hộ Niệm, Cầu Siêu (The Ritual for the De- ceased), Thích Nữ Giới Hương, Delhi-7: Eastern Book Linkers, 2008.
  3. Quan Âm Quảng Trần (The Commentary of Avalokiteś- vara Bodhisattva), Thích Nữ Giới Hương, Tổng Hợp Publishing: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, 2010. Publishing Phương Đông: the 2nd, 3rd, 4th & 5 reprint in 2010, 2014, 2016 & 2018.
  4. Nữ Tu và Tù Nhân Hoa Kỳ (A Nun and American In- mates), Thích Nữ Giới Hương, Văn Hóa Sài gòn Pub- lishing: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, 2010. Hồng Đức Pub- lishing: the 2nd, 3rd, 4th, 5th & 6th reprint in 2011, 2014, 2016, 2018 & 2020.
  5. Nếp Sống Tỉnh Thức của Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ XIV (The Awakened Mind of the 14th Dalai Lama), 2 tập, Thích Nữ Giới Hương, Hồng Đức Publishing: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, năm 2012. The 2nd, 3rd and 4th reprint in 2010, 2016 &2018.
  6. A-Hàm: Mưa pháp chuyển hóa phiền não (Agama – A Dharma Rain transforms the Defilement), 2 tập, Thích Nữ Giới Hương, Hồng Đức Publishing: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, năm 2012. The 2nd, 3rd and 4th reprint in 2010, 2016 &2018.
  7. Góp Từng Hạt Nắng Perris (Collection of Sunlight in Perris), Thích Nữ Giới Hương, Hồng Đức Publishing:

Tủ Sách Bảo Anh Lạc. 2014.

  1. Pháp Ngữ của Kinh Kim Cang (The Key Words of Vajracchedikā-Prajñāpāramitā-Sūtra), Thích Nữ Giới Hương, Hồng Đức Publishing: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, năm 2014. The 2nd, 3rd and 4th reprint in 2015, 2016 &2018.
  2. Tập Thơ Nhạc Nắng Lăng Nghiêm (Songs and Poems of Śūraṅgama Sunlight), Thích Nữ Giới Hương, Hồng Đức Publishing: Tủ Sách Bảo Anh Lạc.
  3. Nét Bút Bên Song Cửa (Reflections at the Temple Win- dow), Thích Nữ Giới Hương, Hồng Đức Publishing: Tủ Sách Bảo Anh Lạc. 2018.
  4. Máy Nghe MP3 Hương Sen (Hương Sen Digital Mp3 Radio Speaker): Các Bài Giảng, Sách, Bài viết và Thơ Nhạc của Thích Nữ Giới Hương (383/201 bài), Hương Sen 2019.
  5. DVD Giới Thiệu về Chùa Hương Sen, USA (Introduc- tion on Huong Sen Temple). Hương Sen Press Pub- Thích Nữ Giới Hương & Phú Tôn. 2019.
  6. Ni Giới Việt Nam Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ (Sharing the Dharma - Vietnamese Buddhist Nuns in the United States), Thích Nữ Giới Hương, Hồng Đức 2020.
  7. Tuyển Tập 40 Năm Tu Học & Hoằng Pháp của Ni sư Giới Hương (Forty Years in the Dharma: A Life of Study and Service -Venerable Bhikkhuni Giới Hương), Thích Nữ Viên Quang, TN Viên Nhuận, TN Viên Tiến, and TN Viên Khuông, Xpress Print Publishing, USA.
  8. Tập Thơ Nhạc Lối Về Sen Nở (Songs and Poems of

Lotus Blooming on the Way), Thích Nữ Giới Hương, Hồng Đức Publishing. 2020.

  1. Nghi Thức Công Phu Khuya – Thần Chú Thủ Lăng Nghiêm (Śūraṅgama Mantra), Thích Nữ Giới Hương biên soạn, Hương Sen Press, 2021.
  2. Nghi Thức Cầu An – Kinh Phổ Môn (The Universal Door Sūtra), Thích Nữ Giới Hương biên soạn, Hương Sen Press, 2021.
  3. Nghi Thức Cầu An – Kinh Dược Sư (The Medicine Buddha Sūtra), Thích Nữ Giới Hương biên soạn, Hương Sen Press, 2021.
  4. Nghi Thức Sám Hối Hồng Danh (The Sūtra of Con- fession at many Buddha Titles), Thích Nữ Giới Hương biên soạn, Hương Sen Press, 2021.
  5. Nghi Thức Công Phu Chiều – Mông Sơn Thí Thực (The Ritual Donating Food to Hungry Ghosts), Thích Nữ Giới Hương biên soạn, Hương Sen Press, USA.
  6. Khóa Tịnh Độ Kinh A Di Đà (The Amitabha Buddha Sūtra), Thích Nữ Giới Hương biên soạn, Hương Sen Press, 2021.
  7. Nghi Thức Cúng Linh và Cầu Siêu (The Rite for De- ceased and Funeral Home), Thích Nữ Giới Hương biên soạn, Hương Sen Press, 2021.
  8. Nghi Lễ Hàng Ngày, (The Daily Chanting Ritual), Thích Nữ Giới Hương biên soạn, Hương Sen Press, 2021.
  9. Hương Đạo Trong Đời 2022 (Tuyển tập 60 Bài Thi trong Cuộc Thi Viết Văn Ứng Dụng Phật Pháp 2022

- A Collection of Writings on the Practicing of Bud- dhism in Daily Life in the Writing Contest 2022), Thích Nữ Giới Hương biên soạn, Hương Sen Publish- er, USA. 2022.

  1. Hương Pháp 2022 (Tuyển Tập Các Bài Thi Trúng Giải Cuộc Thi Viết Văn Ứng Dụng Phật Pháp 2022 - A Col- lection of the Winning Writings on the Practicing of Buddhism in Daily Life in the Writing Contest 2022) Thích Nữ Giới Hương biên soạn, Hương Sen Publish- er, 2022.
  1. THE ENGLISH BOOKS
  1. Boddhisattva and Sunyata in the Early and Developed Buddhist Traditions, Bhikkhuni Gioi Huong, Delhi-7: Eastern Book Linkers, 1st print 2004, 2nd reprint 2005 & Vietnam Buddhist University: 3rd reprint
  2. Rebirth Views in the Śūraṅgama Sūtra, Bhikkhunī Giới Hương, Fifth Edition, Hồng Đức Publishing: Tủ Sách Bảo Anh Lạc. 2018.
  3. Commentary of Avalokiteśvara Bodhisattva, Bhik- khunī Giới Hương, Fourth Edition, Hồng Đức Pub- lishing: Tủ Sách Bảo Anh Lạc. 2018.
  4. The Key Words in Vajracchedikā Sūtra, Thích Nữ Giới Hương,Hồng Đức 2020.
  5. Sārnātha-The Cradle of Buddhism in the Archeologi- cal Hồng Đức Publishing. 2020.
  6. Take Refuge in the Three Gems and Keep the Five Pre- cepts, Thích Nữ Giới Hương, Hồng Đức Publishing.
  1. Cycle of Life, Thích Nữ Giới Hương, Hồng Đức Pub- 2020.
  2. Forty Years in the Dharma: A Life of Study and Ser- vice -Venerable Bhikkhuni Giới Hương. Thích Nữ Viên Quang, TN Viên Nhuận, TN Viên Tiến, and TN Viên Khuông, Xpress Print Publishing, 2020.
  3. Sharing the Dharma -Vietnamese Buddhist Nuns in the United States, Thích Nữ Giới Hương, Hồng Đức 2020.
  4. A Vietnamese Buddhist Nun and American Inmates. 5th Bhikkhunī Thích Nữ Giới Hương. Hương Sen Press Publishing, USA. 2021.
  • THE BILINGUAL BOOKS (VIETNAMESE-ENGLISH)
  1. Bản Tin Hương Sen: Xuân, Phật Đản, Vu Lan (Hương Sen Newsletter: Spring, Buddha Birthday and Vu Lan, annual/ Mỗi Năm). 2019 & 2020.
  2. Danh Ngôn Nuôi Dưỡng Nhân Cách - Good Sentences Nurture a Good Manner, Thích Nữ Giới Hương sưu tầm, Hồng Đức 2020.
  3. Văn Hóa Đặc Sắc của Nước Nhật Bản-Exploring the Unique Culture of Japan, Thích Nữ Giới Hương. Hồng Đức 2020.
  4. Sống An Lạc dù Đời không Đẹp như Mơ - Live Peace- fully though Life is not Beautiful as a Dream, Thích Nữ Giới Hương. Hồng Đức 2020.
  5. Hãy Nói Lời Yêu Thương-Words of Love and Under- standing, Thích Nữ Giới Hương. Hồng Đức Publish-

ing. 2020.

  1. Văn Hóa Cổ Kim qua Hành Hương Chiêm Bái -The Ancient- Present Culture in Pilgrim, Thích Nữ Giới Hương. Hồng Đức 2020.
  2. Nghệ Thuật Biết Sống - Art of Living. Thích Nữ Giới Hương, Hồng Đức 2020.
  1. THE TRANSLATED BOOKS
  1. Xá Lợi Của Đức Phật (Relics of the Buddha), Tham Weng Yew, Thích Nữ Giới Hương chuyển ngữ, Del- hi-7: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, 2005. Delhi 2006: 2nd Tổng Hợp Tp HCM Publishing: the 3rd and 4th reprint in 2008 & 2016.
  2. Sen Nở Nơi Chốn Tử Tù (Lotus in Prison), many au- thors, Thích Nữ Giới Hương translated from English into Vietnamese, Văn Hóa Sài gòn Publishing: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, The 2nd, 3rd and 4th reprint in 2012, 2014 & 2016.
  3. Chùa Việt Nam Hải Ngoại (Overseas Vietnamese Buddhist Temples), Võ Văn Tường & Từ Hiếu Côn, vol 2. Translated into English: Thích Nữ Giới Hương. Hương Quê 2016.
  4. Việt Nam Danh Lam Cổ Tự (The Famous Ancient Bud- dhist Temples in Vietnam), Võ Văn Tường. Translat- ed into English: Thích Nữ Giới Hương. Phương Nam 2016.
  5. Hương Sen, Thơ và Nhạc – (Lotus Fragrance, Poem and Music), Nguyễn Hiền Đức. Translated into En- glish: Thích Nữ Giới Hương. Hồng Đức

2020.

  1. Phật Giáo-Một Bậc Đạo Sư, Nhiều Truyền Thống (Buddhism: One Teacher – Many Traditions), Đức Đạt Lai Lạt Ma 14th & Ni Sư Thubten Chodren, Translated into Vietnamese: Dr. Thích Nữ Giới Hương, Pra- jna Upadesa Foundation Publshing. 2018.
  2. Cách Chuẩn Bị Chết và Giúp Người Sắp Chết-Quan Điểm Phật Giáo (Preparing for Death and Helping the Dying – A Buddhist Perspective), Sangye Khadro, Translated into Vietnamese: Thích Nữ Giới Hương. Hồng Đức 2020.
  1. BUDDHIST MUSIC ALBUMS from POEMS of THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG
  1. Đào Xuân Lộng Ý Kinh (The Buddha’s Teachings Re- flected in Cherry Flowers), Poems: Thích Nữ Giới Hương. Music: Nam Hưng, 1. 2013.
  2. Niềm Tin Tam Bảo (Trust in the Three Gems), Poems: Thích Nữ Giới Hương. Music: Hoàng Y Vũ and Hoàng Quang Huế, 2. 2013.
  3. Trăng Tròn Nghìn Năm Đón Chờ Ai (Who Is the Full Moon Waiting for for Over a Thousand Years?). Po- ems: Thích Nữ Giới Hương. Music: Võ Tá Hân, Hoàng Y Vũ, Khánh Hải, Khánh Hoàng, Hoàng Kim Anh, Linh Phương và Nguyễn Tuấn, 3. 2013.
  4. Ánh Trăng Phật Pháp (Moonlight of Dharma-Bud- dha). Poems: Thích Nữ Giới Hương. Music: Uy Thi Ca and Giác An, 4. 2013.
  5. Bình Minh Tỉnh Thức (Awakened Mind at the Dawn)

(Piano Variations for Meditation). Poems: Thích Nữ Giới Hương. Solo Pianist: Linh Phương, vol. 5. 2013.

  1. Tiếng Hát Già Lam (Songs from the Temple). Poems: Thích Nữ Giới Hương. Music: Nam Hưng, vol. 6.
  2. Cảnh Đẹp Chùa Xưa (The Magnificent, Ancient Bud- dhist Temple). Poem: Thích Nữ Giới Hương. Music: Võ Tá Hân, Nam Hưng, Hoàng Quang Huế, vol. 7.
  3. Karaoke Hoa Ưu Đàm Đã Nở (An Udumbara Flower Is Blooming). Poem: Thích Nữ Giới Hương. Musi- cian: Nam Hưng, Hương Sen 2015.
  4. Hương Sen Ca (Hương Sen’s Songs), Thơ: Thích Nữ Giới Hương. Nhạc: Nam Hưng, 9, năm 2018.
  5. Về Chùa Vui Tu (Happily Go to Temple for Spiritual Practices), Poem: Thích Nữ Giới Hương. Music: Nam Hưng and Nguyên Hà. Volume 2018.
  6. Gọi Nắng Xuân Về (Call the Spring Sunlight), Poem: Thích Nữ Giới Hương. Music: Nam Hưng, Hương Sen Volume 11. 2020.

Please consult the Bảo Anh Lạc Bookshelf

at this website:

http://huongsentemple.com/index.php/en/about-us/b-o- anh-l-c-bookshelf

MỜI XEM TOÀN BẢN KINH TỤNG - NGHI THỨC CẦU AN KINH DƯỢC SƯ: 48-340-Nghi_thuc_Cau_an_-_Kinh_Duoc_Su-Inside.pdf

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm