Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 

 

Cả cuộc đời Đức Phật, sau khi thành đạo, gần nửa thế kỷ, Ngài chỉ giảng một điều duy nhất, đó là nhìn nhận sự thực cuộc đời là biến dịch, vô thường, khổ và con đường đưa đến hạnh phúc, tự tại và an lạc.

Đức Phật với giáo dục

Sự ra đời của ĐứcPhật:

Cách nay hơn 25 thế kỷ, Đức Phật ra đời tại đất nước Ấn Độ, tuy sống trong cung vàng điện ngọc, nhưng Ngài vẫn không được vui, vì xung quanh Ngài toàn thấy cảnh khổ não. Chính vì thế, mà Ngài đã từ bỏ hoàng cung để tìm đường giải thoát cho mình và cho tất cả mọi người. Sau một thời gian dài, gian khổ học đạo, tiếp thu những tri thức truyền thống, cùng với sự trải nghiệm của chính bản thân. Cuối cùng Ngài đã tìm ra chân lý, đó là con đường đưa đến tự do, hạnh phúc và an lạc cho nhân loại. Chân lý đó, được lưu truyền và phát huy trong mọi thời đại cho đến tận ngày nay, như Thông điệp của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc-Ban Ki-moon gửi đến Đại lễ Vesak Liên hiệp quốc lần thứ 8 tổ chức tại Thái Lan ngày 14/5/2011, có đoạn văn như sau: “… Quý vị đã chọn chủ đề về sự phát triển kinh tế xã hội, một chủ đề có tính hiện đại, nhưng cốt lõi của nó lại là vấn nạn về khổ đau của nhân loại mà chính Đức Phật Thích Ca đã nhìn thấy và đã nhấn mạnh cách đây hơn 2.500 năm, khi Ngài từ giã hoàng cung, từ bỏ những thứ sở hữu của thế tục để xuất gia tầm đạo.

Đức Phật, sự đản sinh, thành đạo và nhập niết bàn của Ngài được chúng ta kỷ niệm mỗi năm vào ngày lễ Vesak, đã để lại cho nhân loại kho tàng giáo lý rộng sâu và kho giáo lý ấy có thể định hướng cho những nỗ lực giải quyết các vấn đề nghiệm trọng mà chúng ta đang phải đối mặt trong thế giới ngày nay…”.

Đức Phật dạy những gì:

Cả cuộc đời Đức Phật, sau khi thành đạo, gần nửa thế kỷ, Ngài chỉ giảng một điều duy nhất, đó là nhìn nhận sự thực cuộc đời là biến dịch, vô thường, khổ và con đường đưa đến hạnh phúc, tự tại và an lạc. Tuy nhiên, với trình độ nhận thức và thực hành không giống nhau, nên Đức Phật cũng tùy căn cơ mà giảng pháp, cốt sao cho người nghe hiểu và thực hiện được. Câu chuyện giữa lá trong rừng nhiều hay lá trong tay Phật nhiều đã nói nên phương tiện độ sinh của Ngài. Về sau, những điều giảng dạy của Đức Phật được các đệ tử kết tập thành sách gọi là Tam tạng kinh điển, gồm kinh, luật, luận. Bàn về giáo lý trong tam tạng, các nhà giáo dục học Phật giáo còn chia ra các hệ khác nhau, từ sơ cấp đến trung, cao cấp; như ngũ thừa, tam thừa hay nhất thừa. Căn cứ vào đó, ta thấy việc giáo dục và đưa đến kết quả cũng theo thứ lớp, có người đạt đến bậc nhân, bậc thiên, bậc A la hán, bậc Bích chi hay Bồ tát và Phật. Đức Phật quả là một nhà giáo dục vĩ đại nhất trên thế gian này, với giáo lý vi diệu, hướng dẫn con người đến chân, thiện, mỹ; một gia đình hòa thuận, hạnh phúc; một xã hội bình đẳng, an lạc; một quốc gia thái bình, thịnh vượng. Chính vì thế, mà đ ạo Phật được bảo  tồn và phát triển đến ngày nay.

Giáo dục Phật giáo ở Việt Nam xưa và nay

Giáo dục Phật giáo trước thế kỷ XX:

Vào những năm đầu Công nguyên, khi đạo Phật truyền vào nước ta, giáo lý Phật Đà đã được các tăng sĩ và thương nhân mang đến. Tuy nhiên, để thích nghi với nền văn hóa mới, các nhà truyền giáo đã ứng dụng những giáo lý phù hợp với văn hóa bản địa, tất nhiên là không khuôn sáo, cứng nhắc, phân định thứ lớp như các nhà giáo dục hiện đại; mà vẫn đầy đủ cả tam vô lậu học -giới, định, tuệ. Truyền thống giáo dục xưa, thường ở trung tâm các tông phái, sơn môn, tổ đình hoặc nơi trụ xứ các tăng sĩ có năng lực về lĩnh vực giáo dục. Tài liệu giảng dạy là những kinh điển được ghi nhớ, phiên dịch, chú giải và chứng nghiệm v.v; có những bộ môn thuyết giảng hàng tháng, hàng năm, thậm chí vài năm mới hết. Người học không chỉ tiếp thu tri thức mà còn phải nhớ chữ nhớ nghĩa, học thuộc lòng và ứng dụng hàng ngày. Phương pháp giáo dục này, được duy trì khá lâu, đến tận đầu thế kỷ XX mới có sự cải cách.

Giáo dục Phật giáo từ đầu thế kỷ XX đến nay:

Vào đầu thế kỷ XX, giáo dục Phật giáo có sự đổi mới, bắt nguồn từ sự tiếp thu phương pháp giáo dục của người phương Tây-người Pháp đô hộ nước ta thời kỳ này. Họ xóa bỏ lối giáo dục cổ truyền theo Nho giáo, áp đặt phương pháp giáo dục của người Pháp, cụ thể là thay đổi nội dung giáo dục, phương pháp giảng dạy, kể cả chữ viết (chữ vuông-Hán Nôm sang chữ latinh-Quốc ngữ).

Trong phong trào chấn hưng Phật giáo, các  nhà lãnh đạo giáo hội Phật giáo đã tiếp thu phương pháp giáo dục này, cụ thể là mở lớp dạy học chữ Quốc ngữ, thành lập nhiều cơ sở giáo dục đào tạo từ sơ cấp đến đại học, nội dung và phương pháp giảng dạy cũng thay đổi theo. Sau khi đất nước thống nhất, non sông thu về một mối, với nguyện vọng thống nhất giáo hội của tăng ni Phật tử, được sự giúp đỡ của Đảng và Nhà nước, Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời, không chỉ tiếp nối hệ thống giáo dục của tiền nhân mà còn được bổ xung nâng cao để thích nghi thời đại.

Những thành tựu và bất cập trong ngành giáo dục Phật giáo hiện nay

Về thành tựu:

Gần 30 thành lập GHPGVN, hiện nay cả nước có 4 học viện, 8 lớp cao đẳng, 30 trường trung cấp, 26 lớp sơ cấp, trên 40 tăng ni sinh tốt nghiệp chương trình Tiến sĩ, Thạc sĩ Phật học ở nước ngoài và hiện có gần 200 tăng ni sinh đang du học ở các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan…. Chỉ tính riêng khối Học viện đã đào tạo 1.938 tăng ni tốt nghiệp Cử nhân Phật học, và đang đào tạo 2.264 tăng ni sinh (theo tài liệu hộ i thảo năm 2008 tại Huế). Như vậy, cho thấy ngành giáo dục của GHPGVN đạt được những thành tựu đáng kể, đào tạo ra hàng ngàn tăng ni sinh phục vụ cho giáo hội và đất nước.

Về những bất cập cần khắc phục

Ở đây, chúng tôi chỉ nêu ra những vấn đề bất cập về hệ thống tổ chức quản lý giáo dục, đã kéo dài hàng chục năm mà đến nay vẫn chưa giải quyết được, như: chưa thống nhất được nội dung, chương trình giảng dạy; tài liệu giáo trình, giáo khoa chung chưa có; quy chế tuyển sinh, cấp bằng chưa chặt chẽ; đội ngũ giảng viên chưa đồng đều, chưa có kế hoạch mở các lớp bồi dưỡng sư phạm và quản lý giáo dục; nhiều cơ sở vật chất còn thiếu thốn; mọi hoạt động trong các cấp học từ cao xuống thấp đều mang tính riêng rẽ, tự phát…Những điều bất cập này, thường  được nêu ra không chỉ trong các kỳ hội nghị sơ kết, tổng kết hàng năm của giáo hội, mà còn được bàn nhiều trong các buổi hội thảo về giáo dục có quy mô lớn với sự tham gia của các chức sắc, các nhà quản lý giáo dục, các nhà nghiên cứu, học giả trong và ngoài giáo hội.

Trong kỳ Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VI (2007 -2012) Ban GDTNTW đã đưa ra 04 tiêu chí nhằm khắc phục tình trạng trên, nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được. Phải chăng, lãnh đạo Ban GDTNTW  chúng ta vừa yếu lại vừa thiếu. Yếu kém về năng lực quản lý. Thiếu thốn về kinh phí hoạt động. Đó là sự thực, chúng ta cần phải nhìn thẳng vào những vấn đề này để khắc phục, không nên để dây dưa kéo dài hơn nữa. Trước mắt là thành lập các ban chuyên trách của các cấp học, để soạn thảo Quy chế hoạt động; lấy đó làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý điều hành. Chúng ta có thể tham khảo mô hình quản lý giáo dục ngoài đời, chẳng hạn Bộ Giáo dục và Đào tạo có các Vụ, các Cục giúp việc cho Bộ trưởng. Còn nếu chúng ta không có các ban chuyên trách này, làm việc chung chung, không cụ thể, không trách nhiệm, nói xong bỏ đấy, thì không biết đến bao giờ mới thành hiện thực. Thực ra, tiềm lực trong Ban GDTNTW không thiếu, thành viên khá đông, đều là những người trí thức, có học hàm học vị, kinh nghiệm và chuyên sâu. Sao chúng ta không mời họ vào gánh vác trọng trách này. Phải chăng ! Đây là hạn chế lớn nhất, lỗi của chúng ta-những người quản lý giáo dục Phật giáo hiện nay: không có đường hướng tổ chức, phát triển giáo dục. Trong số gần 50 thành viên trong Ban GDTNTW không đ ược phân công cụ thể, có những thành viên không tham gia công tác quản lý giáo dục và giảng dạy mà cũng ở trong Ban, có những vị trực tiếp quản lý, lãnh đạo trường lớp dưới cơ sở (tỉnh, thành) thì không được tham dự. Đây là điều cần phải được sắp xếp cho phù hợp.

Ở đây, chúng tôi cũng cần nói thêm: Khuôn mẫu để tôi luyện, hun đúc ra sản phẩm (đặc biệt này); chất lượng cao hay thấp, tiêu chuẩn thày trò, thi cử, trường lớp và những nhu cầu của từng vùng miền v.v. Nói cách khác, những quy định phần cứng, phần mền theo nhu cầu, thực tiễn, đều được thể hiện trong Quy chế của ngành (như Quy chế Hoạt động, Quy chế Đào tạo, Chương trình Khung v,v của các cấp học). Lấy đó làm cơ sở pháp lý cho việc thực hiện, tu chỉnh trong quá trình quản lý, đào tạo hiện tại và mai sau.

Như chúng ta đã biết, số lượng tăng ni sau khi Tốt nghiệp Học viện ra trường ngày một đông, nhu cầu học nâng cao trình độ, phục vụ cho các ban ngành giáo hội là rất lớn. Để đáp ứng nguyện vọng trên, ngành GDTNTW đã có hồ sơ đệ trình Giáo hội, xin phép Nhà nước cho mở trường Cao đẳng Phật học chuyên khoa, cũng như xin mở các khóa đào tạo Sau Đại học, nhưng đến nay vẫn chưa được. Điều này, chúng ta cần phải tìm hiểu nguyên nhân từ đâu, rồi đưa ra biện pháp khắc phục. Nếu Phật giáo Việt Nam có được cơ sở Cao học như thế, tăng ni sinh không phải gian nan đi ra nước ngoài học, vừa tốn kém vừa đánh mất vị thế của một đất nước đã có nền văn hóa hàng ngàn năm lịch sử.

Trên đây là một vài ý kiến chân thành, mộc mạc góp vào hội thảo của ngành. Rất mong quý vị hoan hỷ.

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Thư viện

Pháp âm