Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

ảnh phật đẹp | ảnh phật đẹp | ( Bồ Đề Tâm ) A DI ĐÀ PHẬT | Flickr

 

 

 

 

 

 

Phàm con người vì vô minh nên tâm còn vọng tưởng chưa được thanh tịnh để đạt được vô tâm thì chung cuộc vẫn bị chi phối bởi số mệnh và ràng buộc bởi luật nhân quả. Những người làm việc cực thiện cũng như cực ác không bị số mệnh, hay nghiệp quả câu thúc họ mãi được, tự họ có thể đổi được số mệnh lẫn nghiệp quả, bởi làm nhiều điều thiện có thể đương nghèo hóa giàu, còn trái lại làm nhiều điều cực ác có thể đương giàu

sang phú quý trở thành nghèo hèn. Ngược lại, làm nhiều điều cực thiện có thể đương cực nghèo hóa cực mạc, còn trái lại làm nhiều điều cực ác thì có thể đương giàu sang phú quý trở thành quyền uy tột đỉnh, vinh hiễn tột cùng, toàn quyền sanh sát. Vì vậy sách mới có câu: nếu không lưu danh vạn cổ được thì cứ lưu xú vạn niên. “The key to immortality is first living a life worth remembering.” Bruce Lee. Hay là, “Thà một phút huy hoàng rồi sụp tối, còn hơn le lói suốt canh thâu.” Cả hai thái cực đoan này đều tạo ra kết quả mong muốn.

 

Những người phi thường này trong lịch sử nhân loại chỉ đếm được trên đầu ngón tay, họ có thể thay đổi được số mạng lẫn nghiệp quả của chính họ và của cả nhân loại. Họ là những người mà nhân loại hoặc hoàn toàn tôn sùng hay cực kỳ khiếp sợ như là đại gian, đại hùng hay đại hiền, đại trí, vài trăm năm mới có một. Họ được hàng triệu người tôn thờ và/hay hàng triệu người chết vì họ. Cho dù sau khi họ chết cả tỷ người vẫn còn tin thờ hay còn nhớ đến mà sợ hải cho cái oai dũng, tàn bạo mà họ đã gây ra trong lịch sử nhân loại. Họ tạo ra thời cuộc, tạo ra lịch sử, tạo ra định mệnh, và tạo ra nghiệp quả ảnh hưởng to tác tới nhân loại.

 

Chúng ta có thể coi họ là đại thiện hay đại ác, xấu hay tốt nhưng với họ những phân biệt nhị nguyên của phàm phu không có nghĩa lý gì đối với họ vì họ đứng ngoài những cái thiện ác, nhị nguyên đó. Tóm lại, đối với họ không có thiện, không có ác.

 

Trong cuốn Binh Thư Lục Thao hay Lược Thao (giãn thể: 六韬) hay Thái Công Lục Thao (太公六韬), Thái Công Binh Pháp (太公兵法) là một tác phẩm binh pháp tương truyền do Khương Tử Nha đầu đời nhà Chu sáng tác. Đây được coi là một trong những bộ binh pháp đầu tiên của Trung Hoa thời cổ đại và là một trong vũ kinh thất thư hay bảy bộ binh pháp kinh điển của Trung Quốc được công nhận rất giàu chất trí tuệ Trung

Hoa, ở phần mở đầu, có ghi hỏi đáp giữa Chu Văn Vương và Khương Thái Công về cai trị thiên hạ, như sau: 

 

Chu Văn Vương mong muốn, “Phải làm thế nào mới có thể khiến trăm họ thiên hạ theo về?

 

Khương Thái Công đáp, “Thiên hạ chẳng phải một người mà có vạn người mới thành thiên hạ. Cùng mối lợi với người thiên hạ thì được thiên hạ. Nếu độc chiếm mối lợi thiên hạ vào riêng một người, ắt sẽ mất thiên hạ. Nắm được biến hoá bốn mùa của trời đất không làm trái nông nghiệp, với những của cải tàng chứa trong lòng đất cùng hưởng với mọi người, là hiểu được đạo nhân ái của bậc quân vương, thì thiên hạ sẽ theo về. Khiến mọi nqười sống vui vẻ, có khó khăn thì kịp thời ra tay chi viện, lúc cấp bách cũng lập tức giúp đỡ họ, chính là hiểu được lẽ đức chính của bậc quân vương. Có thể với mọi người cùng lo, cùng vui, cùng hay, cùng dở là hiểu được nghĩa lý của bậc quân vương. Mọi người không thể không chán ghét chết chóc, thích được sống hạnh phúc, song cũng đều muốn theo đuổi tìm kiếm một không gian sinh tồn công bằng và no đủ, khiến mọi người đạt đến mục đích ấy, là hiểu được suy nghĩ lý tính của bậc quân vương, thiên hạ ắt sẽ theo về.” 

 

Câu vấn đáp trên cũng tương tự như những người thành công lớn phải có nhiều người làm việc cho mình, với mình chứ không thể làm một mình mà thành công đại phú được. 

 

Hay những người thành tâm tu Phật trước mong cầu giác ngộ để sau đó phổ độ chúng chúng sinh. Làm được như vậy thì mình mới mau tự giác ngộ và chúng sinh sẽ tin theo mình, tạo nên tha lực dũng mãnh để cùng vượt bể khổ đau cùng nhau tới bờ giác ngộ

Lê Huy Trứ

 

 

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm