Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 

Lão tùng đầu thượng lai

(Già đến trên đầu tùng)

Lê Huy Trứ

Table of Contents

Niêm mơ vi nhất tiếu. 2

Mãn Giác Thiền Sư.. 4

Thiền Kệ. 7

Kệ không đầu, đầu không kệ. 8

Hôm trước trước đình một nụ mơ. 11

Cành Mai hay cành Mơ?. 17

Bản dịch của Lê Huy Trứ.. 24

Mình ơi! Mình sẽ không về nữa đâu. 32

Tết trước trước nhà một tin vàng. 35

 

Niêm mơ vi nhất tiếu

Bài thơ nguyên gốc bằng chữ Hán, chữ Hán “Cáo Tật Thị Chúng” của Thiền sư Mãn Giác thời Lý (1052 – 1096) đã được phiên âm Hán-Việt và cũng đã được dịch bởi nhiều khách yêu thơ văn.  

Những nhà văn, Vĩnh Hảo xuất bản tác phẩm “Sân Trước Cành Mai.” Hơn những thập niên sau, Nguyễn Tường Bách bên Đức có tác phẩm “Đêm Qua Sân Trước Một Cành Mai.” BS Đỗ Hồng Ngọc xuất bản cuốn “Cành Mai Sân Trước.” Trần Trung Đạo ở Massachusetts, Hoa Kỳ, có bài tâm bút “Tối Qua Sân Trước Một Cành Mai.” Võ Đình ở Florida, Hoa Kỳ, xuất bản cuốn “Một Cành Mai.” Thái Kim Lan bên Pháp cũng có bài tùy bút “Một Cành Mai.”

Văn Sĩ Vĩnh Hảo viết, “Mai quả là một loài hoa sang quí, được nhiều văn thi sĩ nhắc đến một cách trân trọng. Nhưng những nhóm từ được dùng làm tựa sách, tựa bài, tựa nhạc phẩm, tên làng, tên người… nói trên, hầu như đều được khơi nguồn hứng cảm từ bài thơ chữ Hán “Cáo Tật Thị Chúng” của Thiền sư Mãn Giác thời Lý (1052 – 1096), trong đó có câu cuối là “Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.” Chỉ có bảy chữ (trong bài thơ ngắn ba mươi bốn chữ) này thôi mà biết bao đạo gia, văn thi nhân, nhạc sĩ, dùng tới dùng lui không biết chán.

Một bài thơ ngắn trải qua gần một nghìn năm vẫn còn ảnh hưởng đến tinh thần và xúc cảm của người đời sau ở trong nước, ngoài nước, và ngay cả đối với người ngoại quốc, thì phải nói là bất hủ.” Cành Mai Trước Sân, Vĩnh Hảo, vài chuyện trao đổi văn học, tưởng niệm bách nhật văn/họa sĩ Võ Đình từ trần, California, ngày 26 tháng 7 năm 2009.

Đến hoa cỏ cũng phải khác thường … Hoàng mai quý phái nhất, sang trọng nhất, giá đắt nhất vẫn thuộc về mai Huế.

Mãn Giác Thiền Sư

Nhà Lý (1010-1225) là triều đại huy hoàng, an ninh trật tự, quân sự cường thịnh, chính trị vững vàng, và văn học rực rỡ.  Phật Giáo được triều đình và dân chúng tôn sùng.  Nhiều vị thiền sư lại là con cháu vua, hoàng hậu hay các đại thần nên họ có vị trí chính trị cao, uy tín, và nhất là ảnh hưởng mạnh trong quần chúng.

Thơ văn đời Lý truyền lại được đến nay phần lớn chỉ ghi lại trong Thiền Uyển tập anh do Thiền sư Kim Sơn thuộc Thiền phái Trúc lâm thâu lượm từ các bài kệ truyền miệng, đúc kết và viết lại vào năm 1337, mở đầu văn viết, đời Trần.  Chủ yếu là ghi hành trạng của các tăng sĩ đời Lý thuộc 3 dòng Thiền: Vô Ngôn Thông, Tỳ Ni Đa Lưu chi và Huệ phái Thiền sư Thảo Đường.

Các cao tăng đời Lý học rộng, tinh thông Phật pháp lại giỏi Hán học nên được triều đình kính nể. Đạo Phật được tôn vinh nên nhiều người muốn tìm học triết lý Phật giáo. Ngoài việc thuyết giảng, các nhà sư còn dùng “kệ không tựa đề,” một thể thơ Phật   môn nhằm truyền đạt những ý cao siêu uyên bác của Phật pháp qua những hình ảnh, những câu thơ tứ tuyệt ngắn gọn nhưng sinh động mà dễ hiểu để truyền lại cho nhân gian.

Thiền Tông (禪 宗) là một tông phái của Phật Giáo, xuất phát từ Trung Quốc khoảng thế kỷ thứ 6, 7 khi đạo Phật kết hợp với tư tưởng Lão Giáo.  Thiền Tông chủ trương dùng kinh nghiệm chứng ngộ, không bàn luận nhiều về lý thuyết. Thiền Tông sang nước ta từ lâu nhưng Thiền phái Trúc Lâm đến đời nhà Trần mới lập bởi vua Trần Nhân Tông.

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia:

Mãn Giác (滿覺), 1052-1096, là một Thiền sư Việt Nam thuộc đời thứ 8 của dòng Thiền Vô Ngôn Thông. Sư nối pháp Thiền sư Quảng Trí và truyền tâm ấn lại cho đệ tử là Bản Tịnh. Với bài thơ "Cáo tật thị chúng", sư được nhiều người coi là một nhà thơ đại biểu của dòng văn thơ Lý-Trần.

 

Đại sư Mãn Giác tên tục là Nguyễn Trường (theo là Lý Trường 李長), cha là Hoài Tố làm chức Trung thơ Viên ngoại lang. Thiếu thời, Lý Nhân Tông thường mời con em các danh gia vào hầu hai bên, Nguyễn Tường nhờ nghe nhiều, nhớ kỹ học thông cả Nho, Thích nên được dự tuyển. Sau những lúc việc quan, Nguyễn Tường thường chú tâm vào Thiền học. Đến khi vua lên ngôi, vì rất mến chuộng nên vua Lý Nhân Tông ban cho Nguyễn Trường hiệu Hoài Tín.

 

Sau đó, Hoài Tín dâng biểu xin xuất gia, học với Thiền sư Quảng Trí và vân du khắp nơi. Sư là bậc lĩnh tụ pháp môn trong một thời.”

 

Thiền sư Mãn Giác được vua Lý Nhân Tông, hoàng hậu và Ỷ Lan Hoàng Thái Hậu hết sức kính nể, thỉnh về trụ trì tại chùa Giác Nguyên bên cạnh cung Cảnh Hưng.  

Năm 1096, cuối tháng 11, sư gọi chúng đọc bài kệ.  Nói xong Sư ngồi kết già thị tịch, thọ 45 tuổi.  Vua Lý Nhân Tông kính lễ rất trọng hậu, các công khanh, thất chúng (Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni, Thức-xoa-ma-na, Sa-di, Sa-di ni, Ưu-bà-tắc và Ưu-bà-di), nhân sĩ, dân chúng đều đến tiễn đưa, làm lễ hỏa táng, thu xá lợi, xây tháp thờ tại chùa Sùng Nghiêm (làng An Cách). Vua Lý Nhân Tông ban thụy hiệu là Mãn Giác sau lễ hoả táng.

Thiền Kệ

Thiền Uyển Tập Anh có nghĩa là gom góp những tinh hoa của vườn Thiền.  Một trong những bài kệ nổi bật nhất là bài kệ của Đại Sư Mãn Giác, 告疾示眾.

Hàng đầu năm mới, tôi thường dịch đi dịch lại bài kệ này mà càng dịch càng lai láng ý thơ, liên miên bất tuyệt.

Cái ý nghĩa của bài thơ này quá rõ ràng đã có nhiều người bàn thừa mứa thiết nghĩ không cần diễn tả cái “biết rồi, khổ quá nói mãi” nữa ở đây.

Tuy nhiên đa số chúng cụ mới ưa đọc cổ thơ chứ lứa trẽ bây giờ không màng học chuyện cổ tích.  Chắc chắn là “quần chúng cụ” biết nhiều và rõ hơn tôi.  Cho nên, khi tôi nói đi nói lại cái điều mà ai cũng biết ở đây là vì tôi lẫm cẫm nhắc lại cái kiến thức còn lại, ai cũng đã biết, sau khi già rồi nên quên...phức.

Trong Mạc Vị Xuân Tàn Hoa Lạc Tận Đình Tiền Tạc Dạ Nhất Chi Mai, Nguyễn Cẩm Xuyên chú thích,  “Kệ: còn gọi là thi kệ là những bài thơ mang nội dung truyền đạt tư tưởng nhà Phật. Kệ có khi chỉ là những câu rất ngắn như tục ngữ nhưng thông thường là những bài thơ, nhằm truyền bá tư tưởng nhà Phật. Thi kệ gần như là những bài thuyết pháp ngắn mà sâu sắc để dạy đệ tử.

Nguyễn Cẩm Xuyên nhận xét rất chính xác: “Kệ cũng là kinh; kệ có khi dùng nhật tụng. Thiền Tông đọc kệ để ngộ đạo. Bài kệ của Mãn Giác nhằm giúp ngộ đạo bằng con đường trực giác vậy sao lại có thể truyền đạt cảm nhận bi quan “có bệnh” được? Cảm nhận này là không phù hợp với tinh thần lạc quan, yên nhiên của Thiền Tông.”

Kệ không đầu, đầu không kệ

Thiền sư Mãn Giác đọc bài kệ lúc sắp mất, và mãi đến 7 thế kỷ sau, Lê Quý Đôn mới chép lại và đặt tên là “Cáo tật thị chúng” theo tôi hiểu có nghĩa là “giả bệnh răng chúng.”  Nhưng sau đó sư không bệnh mà viên tịch.  Xuất hồn viên tịch!

Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 10, Ban KHXHNV, tập 1 - Bộ 2; NXB Giáo Dục, 2003, ghi tiểu dẫn ở bài Cáo Tật Thị Chúng: “Bài Kệ của Mãn Giác thiền sư vốn không có nhan đề. Nhan đề Cáo tật thị chúng là do người đời sau đặt.”

Theo Thơ văn Lý Trần; tập I; NXB Khoa Học Xã Hội, 1977 thì tên bài thơ “Cáo Tật Thị Chúng” là do Lê Quý Đôn đặt. (Tạp chí KIẾN THỨC NGÀY NAY, số Tất Niên Kỷ Sửu, ngày 01/ 02/ 2010)

Sách vở ngày nay cũng nhắm mắt theo đó mà chép lại. Thật ra, những “đầu tựa đề” thiển cận này của những Nho sĩ vô minh, vậy mà cứ tưởng là mình văn thâm, Hán rộng đã phá hết ý nghĩa viên diệu của những bài thiền kệ.

Trong Mạc Vị Xuân Tàn Hoa Lạc Tận Đình Tiền Tạc Dạ Nhất Chi Mai, phần Không nên đặt đầu đề cho bài kệ của Mãn Giác thiền sư, Nguyễn Cẩm Xuyên nhận xét rất độc đáo:

Lê Quý Đôn là nhà Nho đời Lê-Trịnh. Tư tưởng Nho giáo là tư tưởng nhập thế, cách nhìn cách nghĩ thường tập trung vào những lẽ được thua ở đời: khi gặp minh chúa thì nhập thế, giúp đời, khi bất phùng thời thì quay về ẩn dật. Lúc ẩn dật, nhà Nho thường nhìn việc đời bi quan. Khuất Nguyên tự trầm trên sông Mịch La cũng vì lẽ bi quan ấy.

 

Tư tưởng của Nho giáo và Thiền Tông không gặp nhau và có lẽ  vì thế Lê Quý Đôn đã chọn cho bài thơ đầu đề  “Có bệnh bảo mọi người”.

Hiểu bài kệ của sư Mãn Giác thì không nên nói đến chuyện “có bệnh” ở đây. Bài thơ nói “việc đời qua trước mắt; tuổi già đến trên đầu”…là hoàn toàn không có gì bi quan. Đã là Thiền sư thì không bi quan trước lẽ tử sinh. Tất cả sự việc xảy ra trong cuộc sống là hiện tượng. Thiền học dùng hiện tượng làm phương tiện đốn ngộ.

 

Hãy đọc câu chuyện thiền Nhật Bản “Không nước; không trăng”:

 

Ni cô Chiyono đã tu nhiều năm, nhưng chẳng thấu đạt được chân lí. Một đêm, cô gánh nước về tu viện; vừa đi vừa ngắm ánh trăng rọi xuống mặt nước trong thùng. Bỗng nhiên, đòn gánh gãy đôi, giây thùng đứt và thùng nước rơi xuống. Nước đổ ào ra, bóng trăng tan biến - không còn nước, không còn trăng.

 

Chiyono hốt nhiên giác ngộ. Cô đọc bài kệ:

 

"Bằng cách này hay cách khác, tôi đã cố giữ đôi thùng nước,

Mong rằng chiếc đòn gánh dòn yếu kia sẽ không gãy

Bất chợt, giây đứt thùng văng,

Không còn nước trong thùng, không còn trăng trong nước;

Tay tôi rỗng không, chẳng có vật gì,

Tâm tôi rỗng không, chẳng có vật gì".

 

Chiyono đốn ngộ được là nhờ trực giác cảm nhận từ cái rỗng không này. Những kiến chấp qua bao nhiêu năm tháng tu hành của cô không sánh được với trực giác nảy sinh từ cảm nhận nhất thời.

 

So sánh bài kệ của Mãn Giác với “Không nước, không trăng”  ta thấy có điểm giống: cả hai cùng trải qua thực tế nhãn tiền. Mãn Giác đại sư nhìn việc đời qua trước mắt/ tuổi già đến trên đầu là giống với ni cô Chiyono nhìn ánh trăng soi qua mặt nước trong thùng… rồi cái hiển hiện ấy bỗng tan biến mất - cái còn lại chỉ là “không”.

 

Bài kệ của Mãn Giác và câu chuyện Thiền Nhật Bản đều muốn truyền đạt chân lí thông qua trực giác. Mãn Giác muốn mọi người cảm nhận bằng trực giác từ cành hoa mơ; Chiyono thì dùng cái “không” - Không còn nước trong thùng, không còn trăng trong nước”. Đây là những phương tiện của Thiền giúp người đời vượt qua kiến chấp để đến với chân lí, đến với cái “không”  tĩnh tại.

 

Vậy thì ở bài kệ của Mãn Giác: việc hoa tàn, hoa nở… việc chuyện đời trôi, tuổi già đến…, tất cả đều là vô thường, không có gì đáng bận tâm mà ngược lại là phương tiện của đốn ngộ.

 

Các bài kệ của Thiền Tông đều không đề vậy tốt nhất là đừng cố tìm lấy một đầu đề cho bài kệ của Mãn Giác.”

Các bài kệ của Thiền Tông đều vốn “không chủ đề” không phải là điều thiếu sót ngẫu nhiên.  Chỉ có học giả Nho Giáo Lê Quý  Đôn “thiếu sót” trí tuệ thiền nên vô minh suy bụng nho gia ra tâm thiền, và đã vô tình làm lu mờ anh minh thiền.

Vì kẻ Nho sĩ luôn luôn chấp ngã, tưởng nhầm kệ là thơ, nên phải có tựa đề?  Mà đặt tựa đề cho kệ cũng khả thứ trừ phi lạc đề.

Kệ tựa vô ngã!  Ngã tựa vô kệ!

Hôm trước trước đình một nụ mơ

Ôn cố tri tân!  Chúng ta, hậu sinh khả úy, nên hỷ xả với nhầm lẫn của tổ tiên.  Hãy viễn ly quái ngại để cùng nhau xoay chuyển thế cơ này, trở lại ngắm mai, làm thơ, đón xuân, nhổ hay nhuộm tóc bạc, già đầu hói thượng trọc với Mãn Giác tổ sư,

                                        

 






Cáo tật thị chúng

Xuân khứ bách hoa lạc,
Xuân đáo bách hoa khai.
Sự trục nhãn tiền quá,
Lão tùng đầu thượng lai.
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

 

Mai mơ Prunes Mume (Armeniaca Mume)

Bản dịch tiếng Mỹ của Lê Huy Trứ, cố giữ sát nghĩa, sát luật chữ.

Spring departs with fallen flowers,

Flowers blossom when Spring comes.

Watching time has flown by,

Old cedar’s top turned grey.

Don’t dispirit, Sping goes with plummeted flowers,

Before hall, late, an apricot branch blossomed.

 

(Lê Huy Trứ, Jan. 8, 2018)

 

Cedar tree (cây tùng), apricot (cành mơ, nhành mai), mai vàng, bạch mai, hồng mai.

 

Dịch nghĩa

Xuân đi, trăm hoa rụng,
Xuân đến, trăm hoa nở.
Việc đời theo nhau ruổi qua trước mắt,
Tuổi già hiện đến từ trên mái đầu.
Đừng cho rằng xuân tàn thì hoa rụng hết,
Đêm qua, một cành mai đã nở trước sân.

*

Xuân đi hoa rụng tơi bời

Xuân về hoa nở tươi cười đón xuân

Việc đời trước mắt trôi qua

Trên đầu tóc bạc tuổi già đến nơi

Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết

Đêm qua sân trước một cành mai

 

Tản Đà dịch thơ:

Xuân đi muôn vạn hoa tàn

Xuân về thắm lại ngập tràn những hoa

Việc đời thế sự đi qua

Trên đầu tuyết điểm một vài cọng sương

Chờ cho xuân hết hoa tàn

Đêm qua sân trước nở vàng cành mai




Bản dịch của Hòa Thượng Thích Thanh Từ:

Xuân đi trăm hoa rụng

Xuân đến trăm hoa nở

Trước mắt việc đi mãi

Trên đầu, già đến rồi

Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết

Đêm qua – sân trước – một cành mai.

 

(Thích Thanh Từ dịch)

Bản dịch của Ngô Tất Tố:

Xuân qua, trăm hoa rụng,

Xuân tới, trăm hoa cười.

Trước mắt, việc đi mãi,

Trên đầu, già đến rồi.

Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết;

Đêm qua, sân trước, một cành mai

 

(Ngô Tất Tố dịch)

Bản dịch của Võ Đình:

Xuân đi, trăm hoa rãi

Xuân đến, trăm hoa khai.

Xem chuyện đời trước mắt

Tóc trên đầu đã phai.

Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết

Tối qua, vườn trước một cành mai.

(Võ Đình dịch)

Cành Mai hay cành Mơ?

Pink Apricot

 

Bài kệ chỉ có 6 câu, không có đầu đề.  Hoàng Xuân Hãn đã dịch ra quốc ngữ như sau:

Xuân qua trăm hoa rụng,

Xuân lại nở trăm hoa.

Trước mắt sự đời thoảng,

Trên đầu hiện tuổi già.

Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết;

Ngoài sân đêm trước một cành mơ.

Cũng như trong nhiều bản dịch khác, đa số giữ nguyên chữ mai trong nguyên tác.  Tôi nghe thiên hạ đồn ‘rằng thì là’ chữ Hán 梅 (mai) là cây mơ?   Cây mơ (apricot) ở Trung Hoa mọc cả rừng, là loại cây ăn quả có hoa đẹp, màu trắng, có khi hơi ửng hồng hoặc màu đỏ.

Ở nước ta, mơ mọc nhiều ở các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là ở vùng rừng núi động Hương Tích.  Mơ dại mọc thành rừng.  Rừng mai đây chính là rừng mơ chớ không phải là rừng mai vàng như nhiều học giả sau này vẫn lầm tưởng mà dịch từ mơ thành ra mai.

Có người giải thích, vì điều kiện thổ nhưỡng (địa chất?), hoàng mai tức là cây mai vàng nở hoa vào dịp tết âm lịch chỉ có từ Quảng Trị, Huế trở vào Nam.

Lãnh thổ nước ta vào thế kỷ XI lại chỉ mới đến chân đèo Ngang cho nên vào thời điểm ấy, xem như nước ta chưa thể có hoàng mai mà chỉ có hoa mơ… và hoa mơ trong thơ xưa vẫn gọi là hoa mai. 

Mơ là Mai.  Mai là Mơ.

Mơ không là Mai.  Mai không là Mơ.

Mơ là Mơ.  Mai là Mai. 

Mơ mai?  Mai mơ? 

(Lê Huy Trứ)

Tại sao Mơ từ Tàu bò xuống nước ta được mà Mai từ Quảng Trị và Huế không vượt nỗi đèo Ngang tới Đại Cồ Việt?

Không thấy những nhà thổ nhưỡng chuyên môn về địa chất học giải thích thích đáng hay vì họ không nhậm vận được điều kiện nhân duyên thổ nhưỡng?

Vậy thì thời đó không có ai tên Mai?  Chỉ có Lan, Cúc, và Trúc thôi?  Mai chỉ có trong mơ?

Ở Hương Tích, Nguyễn Bính đã từng tả “Thấp thoáng rừng mơ - cô hái mơ.” 

Cô gái hái mơ thấp thoáng trong rừng mơ.  Chứ rừng mơ bao la sừng sững làm gì có chuyện thấp thoáng trừ “rừng mơ...mộng thấp thoáng?”

“...Hỡi cô con gái hái mơ già

Cô chửa về ư? Đường thì xa...”

 

“...Cứ lặng rồi đi, rồi khuất bóng

Rừng mơ hiu hắt lá mơ rơi...”

 

 (Nguyễn Bính)

Mai là hữu sắc còn có thể hái hoa, hút nhụy, bẻ cành hoa được chứ mơ làm sao mà hái được khi tỉnh cơn mơ?

Tiếng gọi "Cô hái mơ"

Nức tiếng mơ giòn, mơ chùa Hương

Mơ hồng ngâm rượu,ướp đầy hương

Thương người thi sĩ,thương cô gái

Cô đã hái mơ hái được thơ

 

Có rõ không? Ơi! Cô hái mơ?

Tiếng người thi sĩ bay trong gió

Thi thoảng: Cô ơi? có đợi về?

Cùng nhau bên suối, mái nhà thơ

 

Người xa nghe tiếng "Cô hái mơ"

Nên đến, chờ xem, Thoả lòng tơ

Được nằm bên gốc mơ già đó

Uống chén rượu mơ say câu thơ

 

Người nay nghe tiếng "Cô hái Mơ"

Nên thích rượu mơ, thoả nỗi chờ

Yêu thơ yêu cả rừng mơ ấy

Có chàng thi sĩ, có bài thơ...

(Tuấn Quỳnh)

Tiến Sĩ Chu Mạnh Trinh (1862-1905) cũng đã viết:

 

Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái;

Lửng lờ khe yến cá nghe kinh…”

 

(Chu Mạnh Trinh)

 

Chữ chữ đăng đăng đối đối, hòa hợp trong cảnh lâm tuyền đầy thơ mộng, có chim có cá, có khe Yến rừng Mai.   Chúng sinh được nhân cách hóa đượm mùi Thiền; Chim cúng trái, cá nghe kinh. Tượng thanh thỏ thẻ, tượng hình lửng lờ.  Thể hiện cảnh thanh tịnh qua bút pháp điêu luyện của họa sĩ tài ba.

Cũng tả cảnh rừng mơ Hương Tích,  Thi Sĩ Vũ Phạm Hàm cảm nhận:

“Trong bụi rậm đàn chim thỏ thẻ

Dưới rừng xanh mấy chị tìm mơ...”

 

(Hương Sơn phong cảnh — Vũ Phạm Hàm)

Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông có bài thơ Hoa mai/mơ:

“…Hoa bạc phau phau xâm khí tuyết,

Chồi xanh êu ếu lạt hơi may.”

 

(Vua Lê Thánh Tông)

Sắc hoa bạc phau phau ở câu thơ chính là sắc trắng của hoa mơ?

Tôi đồng căn ý với Nguyễn Cẩm Xuyên: Vậy mai trong lời thơ của Mãn Giác chính là cây mơ. “Đình tiền tạc dạ nhất chi mai” dịch là “Ngoài sân đêm trước một cành mơ” là dịch đúng, chuẩn cách.

Người đàng trong (miền Nam) không biết mơ mà chỉ biết là mai, mận hay đào.

Trong Mạc Vị Xuân Tàn Hoa Lạc Tận Đình Tiền Tạc Dạ Nhất Chi Mai, Nguyễn Cẩm Xuyên lý luận, một lý do nữa để lý giải:

Kệ của Thiền Tông khác với thơ nghệ thuật. Thơ nghệ thuật có thể tưởng tượng nên hình ảnh mà đưa vào thơ miễn là hợp lí và giàu chất thẩm mĩ; thậm chí ở thơ cổ điển, tả sự việc theo cách ước lệ thì có khi không có lá ngô đồng rụng, chẳng thấy có tuyết rơi …mà nhà thơ vẫn có thể tưởng nên cảnh thu với “giếng vàng đã rụng một vài lá ngô”, tả mùa đông với tuyết phủ mơ màng… Kệ của Thiền Tông thì không phải như thế. Mọi việc, mọi vật trong kệ phải là thực tế nhãn tiền - vì vậy khi hoàng mai là loài hoa vốn không có ở nước ta vào thế kỉ XI thì chẳng thể nào Mãn Giác lại có thể đưa cành mai vàng rực rỡ ấy vào thơ được; chỉ có thể ở đây : một cành mơ, một thực tế cụ thể làm phương tiện cho trực giác.

Cành hoa mơ được Mãn Giác đưa vào bài kệ cũng do một dụng ý khác nữa là gợi cho người nghe nhớ lại truyền thuyết "Niêm hoa vi tiếu" của Phật Thích Ca trên núi Linh Thứu.”

Sách “Tông môn tạp lục” đời Tống (960-1127) có kể lại câu chuyện:

Phạn Vương đến Linh Sơn hiến Phật cành hoa “Ba la” và thỉnh Phật thuyết pháp. Thế Tôn đăng tòa đưa cành hoa lên cho mọi người xem; tất thảy đều không hiểu ngài muốn nói gì, đều lặng thinh, chỉ có Kim Sắc Đầu Đà Ca Diếp tươi nét mặt và mỉm cười. Thế Tôn liền nói: Ta đã có Chánh pháp nhãn tàng, Niết bàn diệu tâm, Thực tướng vô tướng, nay phó chúc cho Ma Ha Ca Diếp…

Theo Thiền Tông, Phật Tổ niêm hoa, Ca Diếp vi tiếu là cách "Dĩ tâm truyền tâm" mà chỉ mình Ca Diếp đã đốn ngộ được chân lý thiền vô ngôn.

Bạch Mai

 

Bản dịch của Lê Huy Trứ

Xuân đi trăm hoa tàn

Xuân về trăm hoa trộ

Trục đời quay trước mắt

Trên đầu tùng ngộ đến

Đừng tưởng xuân tịch hoa tiêu tán

Hôm trước trước đình một nụ mơ

 (Lê Huy Trứ, Jan.  6, 2018)

Câu thứ tư của bài kệ này khó dịch nhất.  Từ trước đến nay không ai dịch thoát được.  Đó là câu: Lão tùng đầu thượng lai.

Chữ lai (come, đến, lai vãng?) hay thượng-lai?   Không biết ý của thiền sư tại sao lại lai?  Tôi hỏi ngu ngơ:  Đầu thượng là trên đầu?

Câu cú thứ tư này là chìa khóa của đốn ngộ? 

Thiền sư bất ngờ thốt ra chữ “lai” vì trí tuệ tâm bảo thiền sư nói mật kệ như vậy.  Thay vì nói:  Lão tùng kiến Như Lai. Ta đã tri kiến Phật.  Lão gia đạt giác ngộ.  Lão gia đây không hẳn là lão già.

Như Lai còn có nghĩa ‘Như vậy mà đến.’ Lai là đến.

Cây tùng luôn luôn xanh tươi trong bốn mùa đó là biểu tượng của trẻ mãi không già.  Chúng ta không thấy bạc, tuyết phủ, sương lam trên đầu tùng ở trong bài kệ?

Mount Huangshan

Người Việt phân biệt giữa cây Tùng, cây Bách, cây Thông, Christmas Trees nhưng người Hoa gọi tất cả những cây đó là cây Tùng. Họ phân biệt mấy loại đó bằng Tùng La Hán, Tùng Mã Vĩ (Thông đuôi ngựa), Tùng Bồng Lai, Tùng Thơm, ...

Ở các vùng tây bắc, đông bắc, miền Trung của Việt Nam, các loại cây này mọc ở những mỏm núi chênh vênh, chịu nhiều sương gió, bão tuyết ở gần biên giới Tàu Việt mà không chết không đổ, sức chịu đựng khí hậu, mọc ở những địa chất khô cằn, thổ nhưỡng thiếu dinh dưỡng, nhưng sức sống của cây Tùng thì rất mãnh liệt, rễ bám sâu vào trong vách núi, luôn vươn thẳng, sừng sững lên trời.  

Huang San Pines

 

Cây Tùng là loài cây thực vật hạt trần, có thể phán tán hạt trong gió thuộc nhóm thực vật lá kim, không rụng lá, quanh năm xanh tươi, không khô héo.

Cây tùng vì trơ gan cùng tuế nguyệt (năm tháng, tuổi tác) nên được ví như bật đại trượng phu.  Ngày xưa, thầy Mạnh Tử giảng về đại trượng phu là  "Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất."   

Tôi tóm tắc:  Thịnh suy bất bố úy!

Phật Giáo rốt ráo: Sinh tử bất quái ngại.   

Ai làm được như vậy thì trở thành Trượng Phu Tùng (Lão Tùng cổ thụ được Tào Tháo phong quan) nhưng vẫn chưa xứng đáng là chân đại trượng phu trong thiên hạ như Tào Tháo.

Trí huệ lai có nghĩa là tái giác ngộ chánh pháp thượng đẳng.

Tui muốn ép sư nghĩ như thế này cho đúng với ý tui:

Vô thượng sư (lão tùng) tu hành lão luyện thì trên đầu trí tuệ càng cao.  Đừng tưởng, ta già lẫn thẩn, mới 45 cái xuân xanh, còn sồn sồn, chưa đến tuổi hồi xuân, viên tịch hơi sớm nhưng nhiệm vụ của ta đã sớm hết trong kiếp này.  Ta phải sớm thượng lai Niết Bàn để mau đầu thai trở lại (tái sinh).

Bài kệ đơn giản như vậy mà từ trước đến nay đa số chúng ta vì còn vô minh chỉ ưa làm kẻ mù sờ voi cứ bi quan, chấp vào cái đầu tóc trở bạc vị kỹ , ngắm kiếp nhân sinh tạm bợ, trông cái ngoại cảnh xuân hoa nở tàn theo mùa, đeo lấy một cành mơ, quá lạc đề, và đầy vô duyên đó.

Biết rồi khổ quá, nói mãi, phát nhàm!

Dĩ nhiên, những cái trục đời này ai ai cũng biết, không có gì mới lạ.  Mà đã không bất ngờ thì làm sao mà đột nhiên bùng ngộ được?

Trăm hoa rụng xuân đi

                                  Xuân đến trăm hoa nở            

Nhìn trục đời quay mãi

Già đến trên đầu tùng

Đừng bảo xuân tàn hoa tử tận

Trước đình đêm trước độc chi mai

(Lê Huy Trứ, Jan. 17, 2018)

Trong bài kệ chính, bốn câu kệ đầu chỉ gói gém bốn chữ chính, “key words,” khứ (qua), đáo (lại), quá (đi), lai (đến). 

Thiền sư muốn bảo phải có đi (trước) mới đến (sau)?

Hai câu cú cuối cùng, phải có tử đã mới có tái sinh?

Ngược với cái kiến thức thông thường: Đến rồi đi.  Sinh lão bệnh tử.

Thiền sư không có nhắc nhở gì đến chuyện bệnh, buồn, quan tâm để an ủi đệ tử.  Sư có đề cập đến nhậm vận (Sự trục) và lão (Lão tùng) vì bệnh là một phần của lão.  Mà lão bệnh là một phần của sự sống, giai đoạn chính giữa đầy vô thường của tử sinh.

Chỉ có tử sinh là chính vì chúng sinh có thể chết trước khi lão bệnh. Tử trước khi sinh?

 

Hàng năm xuân về, tôi thử mạo muội phóng tác mới,

 

Từ Tái Tê tới Tái Kiến

                                     Quá khứ đã qua rồi

Hiện tại với nhựa sống

Trục đời quay trước mắt

Nhậm vận thượng đầu lai

Đừng tưởng xuân tàn, đời tán lạc

Mầm non nở nhụy mới khai sinh

 (Lê Huy Trứ, Jan. 6, 2018)

Bật giác ngộ đạt được lục thông nên nhậm vận được vũ trụ quan.

Khi hành giả đã “ngộ không” rồi thì những cái quái ngại này chỉ là căn bản nhập môn.  Bật giác ngộ đã viễn ly tất cả trước khi hiên ngang, vô úy bước vào vô ngôn quan.

Bản dịch của Lê Huy Trứ, vẫn giữ thể song thất dù thơ Mỹ.

 

Recycle

 

(Tái Chín)

My past has long gone.

My present is to be.

Watching my life goes by.

My hair has turned grey.

Don’t think, my death is the end.

I’m sentient being rebirthed yesterday before you.

(Lê Huy Trứ, Jan. 7, 2018)

Già dịch

Quá khứ là dĩ vãng

Chỉ còn hiện tại đây

Nhìn dòng đời trôi nhanh

Lão tùng tuế nguyệt lai

 Đừng bảo già rồi hết cựa quậy

Đếch ngờ hôm trước đẻ thằng cu.

(Lê Huy Trứ, Jan. 13, 2018)

Mình ơi! Mình sẽ không về nữa đâu

Trong The Rock Garden của Nikos Kazantzakis: Hỡi cây mai trước sân nhà, ta không về nữa đâu. Nhưng còn ngươi, khi xuân về xin đừng quên nở hoa. (O plum tree before my house / I shall never return / But you do not forget to blossom / Again in the spring!)

 

Bút tự trên lụa mềm giấu trong kiếm Samurai này tôi cũng may mắn có được trên một thanh kiếm.

 

 “Theo Kazantzakis thì những lời này được tìm thấy trên một giải lụa mềm giấu trong nón sắt, hoặc cuộn trong giây thắt lưng của các samurais Nhật thời xưa. Lời trối trăn trên giải lụa nói lên quyết tâm của người chiến sĩ khi ra trận, đồng thời cũng là lời nhắn gửi thật tình cảm của người chiến sĩ ấy về với gia đình, làng xã. Cây mai trước sân nhà. Một hình ảnh gần gũi, gắn liền với tâm tư của người Nhật-bản. Cây mai được nói ở đây, plum tree, không phải cây mai của người Việt chúng ta, mà là một cành anh đào. Nhưng nó cũng là loại cây thường được trồng nơi sân trước.” Cành Mai Trước Sân, California, ngày 26 tháng 7 năm 2009, Vĩnh Hảo

Đa số những người được nhắc nhở ở đây đều đã lên chức “cố.”  Chúng ta cũng sẽ là “cố” bất cứ lúc nào.  Cho nên cứ cố bình tĩnh, cố mà run trong khi đang cố sống vì chết thành cố rồi muốn cố run nó cũng không nhúc nhích được mà cố...gắng.

Xuân mới đến, đón cành mai mới mọc đừng nuối tiếc cành mai đã tàn từ xuân trước. 

Hỡi cây mai, cây phượng Huế ở ngoài cươi bên tê, đừng thắc mắt là tui đi mô mà đi mãi khôn về.  Tui sẽ khôn về mô nhưng còn bọ ở bên nớ, khi Hạ đến hay Xuân về xin đừng quên nở trộ hoa vàng đỏ thẳm rực rỡ, đẹp dữ sợ nghe chưa.

Mình đi mô chẳng trở về?

Qua Xuân Mai nhớ

Phượng về Hạ thương

*

Mình đi qua chốn vô thường

Đời như gió thoảng

Tâm lòng nhẹ tênh

*

Dù mình đi mãi không về

Xuân Mai nhớ trộ

Hạ về Phượng khai

(Lê Huy Trứ)

Tết trước trước nhà một tin vàng

Cố văn sĩ, và họa sĩ Võ Đình (tên thật là Võ Đình Mai) cũng cho biết (qua Bản Tin Trung Tâm Văn Bút Miền Đông Hoa Kỳ số tháng 5/93) là bài thơ của thiền sư Mãn Giác còn được dịch ra tiếng Anh với tựa đề "Rebirth" (Tái sanh) bởi cố giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, và còn được phổ thành nhạc Mỹ bởi cô Carey Creed trong tập nhạc Plum Branch (Cành Mai) của cô.

Bản tin của Trung Tâm Văn Bút Miền Đông Hoa Kỳ còn cho biết cô Carey Creed đã lấy chữ "chi mai" (cành mai) trong bài thi kệ của thiền sư để đặt tựa đề chung cho tập nhạc của mình.

Tôi chưa có hân hạnh thưởng thức tập nhạc Plum Branch (Cành Mai) của Carey Creed để biết là mai Mỹ nó có âm hưởng thiền như mai Việt?

Cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích dịch sang Anh Ngữ, đặt tựa là “Rebirth” (Tái Sinh) như sau:

“Spring goes, and the hundred flowers.

Spring comes, and the hundred flowers.

My eyes watch things passing,

My head fills with years.

But when spring has gone not all the flowers follow.

Last night a plum branch blossomed by my door.”

 

 

Bản dịch của Lê Huy Trứ, vẫn giữ thể song thất dù thơ Mỹ.

Transformed

 

(Tái Sống)

 

Spring’s gone with departed flowers,

Growth flowers blossom in Spring.

Watching life passes by undisturbedly,

Old cedrus becomes highly up.

Don’t think, Spring disappeared with dead flowers,

Late, before hall, yellow apricot sprout flourished.

(Lê Huy Trứ, Jan. 7, 2018)

Undisturbed (vô sở, vô trụ, vô tâm, vô úy), Up (awake, heavenward, skyward, vô thượng), highly (extremely, absolutely, chánh đẳng), become (lai, chánh giác đến, kiến như lai),  đạt vô thượng chánh đẳng chánh giác. 

Câu cú thứ tư, “Lão tùng đầu thượng lai.” (Old cedrus becomes highly up.)  Chính thị là chân lý rốt ráo của bài kệ.

Thiên Mụ, Huế

Yellow apricot (mai vàng), cedrus tree (cây tùng), pine (cây thông), plum (cây mận, cây hoa anh đào), apricot (quả mơ).

Spout (nụ xuân mới, spring up, nhánh non mới mọc, young branch, new growth, pop up, take root, ...),  flourish (phô trương, display, reveal, expose, pose,...)

Bản tin kết luận: "Như vậy, sức mạnh truyền đạt của một bài thơ đã quá rõ: nó vượt qua một nghìn năm và đi từ Đông sang Tây, rồi lại còn hóa thân từ Hán-Việt sang tiếng Anh, để vươn lên thành một bản nhạc Mỹ của hôm nay. Đó mới thật là sự thần diệu của văn hóa."

Table of Contents

Niêm mơ vi nhất tiếu. 2

Mãn Giác Thiền Sư.. 4

Thiền Kệ. 7

Kệ không đầu, đầu không kệ. 8

Hôm trước trước đình một nụ mơ. 11

Cành Mai hay cành Mơ?. 17

Bản dịch của Lê Huy Trứ.. 24

Mình ơi! Mình sẽ không về nữa đâu. 32

Tết trước trước nhà một tin vàng. 35

 

Niêm mơ vi nhất tiếu

Bài thơ nguyên gốc bằng chữ Hán, chữ Hán “Cáo Tật Thị Chúng” của Thiền sư Mãn Giác thời Lý (1052 – 1096) đã được phiên âm Hán-Việt và cũng đã được dịch bởi nhiều khách yêu thơ văn.  

Những nhà văn, Vĩnh Hảo xuất bản tác phẩm “Sân Trước Cành Mai.” Hơn những thập niên sau, Nguyễn Tường Bách bên Đức có tác phẩm “Đêm Qua Sân Trước Một Cành Mai.” BS Đỗ Hồng Ngọc xuất bản cuốn “Cành Mai Sân Trước.” Trần Trung Đạo ở Massachusetts, Hoa Kỳ, có bài tâm bút “Tối Qua Sân Trước Một Cành Mai.” Võ Đình ở Florida, Hoa Kỳ, xuất bản cuốn “Một Cành Mai.” Thái Kim Lan bên Pháp cũng có bài tùy bút “Một Cành Mai.”

Văn Sĩ Vĩnh Hảo viết, “Mai quả là một loài hoa sang quí, được nhiều văn thi sĩ nhắc đến một cách trân trọng. Nhưng những nhóm từ được dùng làm tựa sách, tựa bài, tựa nhạc phẩm, tên làng, tên người… nói trên, hầu như đều được khơi nguồn hứng cảm từ bài thơ chữ Hán “Cáo Tật Thị Chúng” của Thiền sư Mãn Giác thời Lý (1052 – 1096), trong đó có câu cuối là “Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.” Chỉ có bảy chữ (trong bài thơ ngắn ba mươi bốn chữ) này thôi mà biết bao đạo gia, văn thi nhân, nhạc sĩ, dùng tới dùng lui không biết chán.

Một bài thơ ngắn trải qua gần một nghìn năm vẫn còn ảnh hưởng đến tinh thần và xúc cảm của người đời sau ở trong nước, ngoài nước, và ngay cả đối với người ngoại quốc, thì phải nói là bất hủ.” Cành Mai Trước Sân, Vĩnh Hảo, vài chuyện trao đổi văn học, tưởng niệm bách nhật văn/họa sĩ Võ Đình từ trần, California, ngày 26 tháng 7 năm 2009.

Đến hoa cỏ cũng phải khác thường … Hoàng mai quý phái nhất, sang trọng nhất, giá đắt nhất vẫn thuộc về mai Huế.

Mãn Giác Thiền Sư

Nhà Lý (1010-1225) là triều đại huy hoàng, an ninh trật tự, quân sự cường thịnh, chính trị vững vàng, và văn học rực rỡ.  Phật Giáo được triều đình và dân chúng tôn sùng.  Nhiều vị thiền sư lại là con cháu vua, hoàng hậu hay các đại thần nên họ có vị trí chính trị cao, uy tín, và nhất là ảnh hưởng mạnh trong quần chúng.

Thơ văn đời Lý truyền lại được đến nay phần lớn chỉ ghi lại trong Thiền Uyển tập anh do Thiền sư Kim Sơn thuộc Thiền phái Trúc lâm thâu lượm từ các bài kệ truyền miệng, đúc kết và viết lại vào năm 1337, mở đầu văn viết, đời Trần.  Chủ yếu là ghi hành trạng của các tăng sĩ đời Lý thuộc 3 dòng Thiền: Vô Ngôn Thông, Tỳ Ni Đa Lưu chi và Huệ phái Thiền sư Thảo Đường.

Các cao tăng đời Lý học rộng, tinh thông Phật pháp lại giỏi Hán học nên được triều đình kính nể. Đạo Phật được tôn vinh nên nhiều người muốn tìm học triết lý Phật giáo. Ngoài việc thuyết giảng, các nhà sư còn dùng “kệ không tựa đề,” một thể thơ Phật   môn nhằm truyền đạt những ý cao siêu uyên bác của Phật pháp qua những hình ảnh, những câu thơ tứ tuyệt ngắn gọn nhưng sinh động mà dễ hiểu để truyền lại cho nhân gian.

Thiền Tông (禪 宗) là một tông phái của Phật Giáo, xuất phát từ Trung Quốc khoảng thế kỷ thứ 6, 7 khi đạo Phật kết hợp với tư tưởng Lão Giáo.  Thiền Tông chủ trương dùng kinh nghiệm chứng ngộ, không bàn luận nhiều về lý thuyết. Thiền Tông sang nước ta từ lâu nhưng Thiền phái Trúc Lâm đến đời nhà Trần mới lập bởi vua Trần Nhân Tông.

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia:

Mãn Giác (滿覺), 1052-1096, là một Thiền sư Việt Nam thuộc đời thứ 8 của dòng Thiền Vô Ngôn Thông. Sư nối pháp Thiền sư Quảng Trí và truyền tâm ấn lại cho đệ tử là Bản Tịnh. Với bài thơ "Cáo tật thị chúng", sư được nhiều người coi là một nhà thơ đại biểu của dòng văn thơ Lý-Trần.

 

Đại sư Mãn Giác tên tục là Nguyễn Trường (theo là Lý Trường 李長), cha là Hoài Tố làm chức Trung thơ Viên ngoại lang. Thiếu thời, Lý Nhân Tông thường mời con em các danh gia vào hầu hai bên, Nguyễn Tường nhờ nghe nhiều, nhớ kỹ học thông cả Nho, Thích nên được dự tuyển. Sau những lúc việc quan, Nguyễn Tường thường chú tâm vào Thiền học. Đến khi vua lên ngôi, vì rất mến chuộng nên vua Lý Nhân Tông ban cho Nguyễn Trường hiệu Hoài Tín.

 

Sau đó, Hoài Tín dâng biểu xin xuất gia, học với Thiền sư Quảng Trí và vân du khắp nơi. Sư là bậc lĩnh tụ pháp môn trong một thời.”

 

Thiền sư Mãn Giác được vua Lý Nhân Tông, hoàng hậu và Ỷ Lan Hoàng Thái Hậu hết sức kính nể, thỉnh về trụ trì tại chùa Giác Nguyên bên cạnh cung Cảnh Hưng.  

Năm 1096, cuối tháng 11, sư gọi chúng đọc bài kệ.  Nói xong Sư ngồi kết già thị tịch, thọ 45 tuổi.  Vua Lý Nhân Tông kính lễ rất trọng hậu, các công khanh, thất chúng (Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni, Thức-xoa-ma-na, Sa-di, Sa-di ni, Ưu-bà-tắc và Ưu-bà-di), nhân sĩ, dân chúng đều đến tiễn đưa, làm lễ hỏa táng, thu xá lợi, xây tháp thờ tại chùa Sùng Nghiêm (làng An Cách). Vua Lý Nhân Tông ban thụy hiệu là Mãn Giác sau lễ hoả táng.

Thiền Kệ

Thiền Uyển Tập Anh có nghĩa là gom góp những tinh hoa của vườn Thiền.  Một trong những bài kệ nổi bật nhất là bài kệ của Đại Sư Mãn Giác, 告疾示眾.

Hàng đầu năm mới, tôi thường dịch đi dịch lại bài kệ này mà càng dịch càng lai láng ý thơ, liên miên bất tuyệt.

Cái ý nghĩa của bài thơ này quá rõ ràng đã có nhiều người bàn thừa mứa thiết nghĩ không cần diễn tả cái “biết rồi, khổ quá nói mãi” nữa ở đây.

Tuy nhiên đa số chúng cụ mới ưa đọc cổ thơ chứ lứa trẽ bây giờ không màng học chuyện cổ tích.  Chắc chắn là “quần chúng cụ” biết nhiều và rõ hơn tôi.  Cho nên, khi tôi nói đi nói lại cái điều mà ai cũng biết ở đây là vì tôi lẫm cẫm nhắc lại cái kiến thức còn lại, ai cũng đã biết, sau khi già rồi nên quên...phức.

Trong Mạc Vị Xuân Tàn Hoa Lạc Tận Đình Tiền Tạc Dạ Nhất Chi Mai, Nguyễn Cẩm Xuyên chú thích,  “Kệ: còn gọi là thi kệ là những bài thơ mang nội dung truyền đạt tư tưởng nhà Phật. Kệ có khi chỉ là những câu rất ngắn như tục ngữ nhưng thông thường là những bài thơ, nhằm truyền bá tư tưởng nhà Phật. Thi kệ gần như là những bài thuyết pháp ngắn mà sâu sắc để dạy đệ tử.

Nguyễn Cẩm Xuyên nhận xét rất chính xác: “Kệ cũng là kinh; kệ có khi dùng nhật tụng. Thiền Tông đọc kệ để ngộ đạo. Bài kệ của Mãn Giác nhằm giúp ngộ đạo bằng con đường trực giác vậy sao lại có thể truyền đạt cảm nhận bi quan “có bệnh” được? Cảm nhận này là không phù hợp với tinh thần lạc quan, yên nhiên của Thiền Tông.”

Kệ không đầu, đầu không kệ

Thiền sư Mãn Giác đọc bài kệ lúc sắp mất, và mãi đến 7 thế kỷ sau, Lê Quý Đôn mới chép lại và đặt tên là “Cáo tật thị chúng” theo tôi hiểu có nghĩa là “giả bệnh răng chúng.”  Nhưng sau đó sư không bệnh mà viên tịch.  Xuất hồn viên tịch!

Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 10, Ban KHXHNV, tập 1 - Bộ 2; NXB Giáo Dục, 2003, ghi tiểu dẫn ở bài Cáo Tật Thị Chúng: “Bài Kệ của Mãn Giác thiền sư vốn không có nhan đề. Nhan đề Cáo tật thị chúng là do người đời sau đặt.”

Theo Thơ văn Lý Trần; tập I; NXB Khoa Học Xã Hội, 1977 thì tên bài thơ “Cáo Tật Thị Chúng” là do Lê Quý Đôn đặt. (Tạp chí KIẾN THỨC NGÀY NAY, số Tất Niên Kỷ Sửu, ngày 01/ 02/ 2010)

Sách vở ngày nay cũng nhắm mắt theo đó mà chép lại. Thật ra, những “đầu tựa đề” thiển cận này của những Nho sĩ vô minh, vậy mà cứ tưởng là mình văn thâm, Hán rộng đã phá hết ý nghĩa viên diệu của những bài thiền kệ.

Trong Mạc Vị Xuân Tàn Hoa Lạc Tận Đình Tiền Tạc Dạ Nhất Chi Mai, phần Không nên đặt đầu đề cho bài kệ của Mãn Giác thiền sư, Nguyễn Cẩm Xuyên nhận xét rất độc đáo:

Lê Quý Đôn là nhà Nho đời Lê-Trịnh. Tư tưởng Nho giáo là tư tưởng nhập thế, cách nhìn cách nghĩ thường tập trung vào những lẽ được thua ở đời: khi gặp minh chúa thì nhập thế, giúp đời, khi bất phùng thời thì quay về ẩn dật. Lúc ẩn dật, nhà Nho thường nhìn việc đời bi quan. Khuất Nguyên tự trầm trên sông Mịch La cũng vì lẽ bi quan ấy.

 

Tư tưởng của Nho giáo và Thiền Tông không gặp nhau và có lẽ  vì thế Lê Quý Đôn đã chọn cho bài thơ đầu đề  “Có bệnh bảo mọi người”.

Hiểu bài kệ của sư Mãn Giác thì không nên nói đến chuyện “có bệnh” ở đây. Bài thơ nói “việc đời qua trước mắt; tuổi già đến trên đầu”…là hoàn toàn không có gì bi quan. Đã là Thiền sư thì không bi quan trước lẽ tử sinh. Tất cả sự việc xảy ra trong cuộc sống là hiện tượng. Thiền học dùng hiện tượng làm phương tiện đốn ngộ.

 

Hãy đọc câu chuyện thiền Nhật Bản “Không nước; không trăng”:

 

Ni cô Chiyono đã tu nhiều năm, nhưng chẳng thấu đạt được chân lí. Một đêm, cô gánh nước về tu viện; vừa đi vừa ngắm ánh trăng rọi xuống mặt nước trong thùng. Bỗng nhiên, đòn gánh gãy đôi, giây thùng đứt và thùng nước rơi xuống. Nước đổ ào ra, bóng trăng tan biến - không còn nước, không còn trăng.

 

Chiyono hốt nhiên giác ngộ. Cô đọc bài kệ:

 

"Bằng cách này hay cách khác, tôi đã cố giữ đôi thùng nước,

Mong rằng chiếc đòn gánh dòn yếu kia sẽ không gãy

Bất chợt, giây đứt thùng văng,

Không còn nước trong thùng, không còn trăng trong nước;

Tay tôi rỗng không, chẳng có vật gì,

Tâm tôi rỗng không, chẳng có vật gì".

 

Chiyono đốn ngộ được là nhờ trực giác cảm nhận từ cái rỗng không này. Những kiến chấp qua bao nhiêu năm tháng tu hành của cô không sánh được với trực giác nảy sinh từ cảm nhận nhất thời.

 

So sánh bài kệ của Mãn Giác với “Không nước, không trăng”  ta thấy có điểm giống: cả hai cùng trải qua thực tế nhãn tiền. Mãn Giác đại sư nhìn việc đời qua trước mắt/ tuổi già đến trên đầu là giống với ni cô Chiyono nhìn ánh trăng soi qua mặt nước trong thùng… rồi cái hiển hiện ấy bỗng tan biến mất - cái còn lại chỉ là “không”.

 

Bài kệ của Mãn Giác và câu chuyện Thiền Nhật Bản đều muốn truyền đạt chân lí thông qua trực giác. Mãn Giác muốn mọi người cảm nhận bằng trực giác từ cành hoa mơ; Chiyono thì dùng cái “không” - Không còn nước trong thùng, không còn trăng trong nước”. Đây là những phương tiện của Thiền giúp người đời vượt qua kiến chấp để đến với chân lí, đến với cái “không”  tĩnh tại.

 

Vậy thì ở bài kệ của Mãn Giác: việc hoa tàn, hoa nở… việc chuyện đời trôi, tuổi già đến…, tất cả đều là vô thường, không có gì đáng bận tâm mà ngược lại là phương tiện của đốn ngộ.

 

Các bài kệ của Thiền Tông đều không đề vậy tốt nhất là đừng cố tìm lấy một đầu đề cho bài kệ của Mãn Giác.”

Các bài kệ của Thiền Tông đều vốn “không chủ đề” không phải là điều thiếu sót ngẫu nhiên.  Chỉ có học giả Nho Giáo Lê Quý  Đôn “thiếu sót” trí tuệ thiền nên vô minh suy bụng nho gia ra tâm thiền, và đã vô tình làm lu mờ anh minh thiền.

Vì kẻ Nho sĩ luôn luôn chấp ngã, tưởng nhầm kệ là thơ, nên phải có tựa đề?  Mà đặt tựa đề cho kệ cũng khả thứ trừ phi lạc đề.

Kệ tựa vô ngã!  Ngã tựa vô kệ!

Hôm trước trước đình một nụ mơ

Ôn cố tri tân!  Chúng ta, hậu sinh khả úy, nên hỷ xả với nhầm lẫn của tổ tiên.  Hãy viễn ly quái ngại để cùng nhau xoay chuyển thế cơ này, trở lại ngắm mai, làm thơ, đón xuân, nhổ hay nhuộm tóc bạc, già đầu hói thượng trọc với Mãn Giác tổ sư,

                                        

 






Cáo tật thị chúng

Xuân khứ bách hoa lạc,
Xuân đáo bách hoa khai.
Sự trục nhãn tiền quá,
Lão tùng đầu thượng lai.
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

 

Mai mơ Prunes Mume (Armeniaca Mume)

Bản dịch tiếng Mỹ của Lê Huy Trứ, cố giữ sát nghĩa, sát luật chữ.

Spring departs with fallen flowers,

Flowers blossom when Spring comes.

Watching time has flown by,

Old cedar’s top turned grey.

Don’t dispirit, Sping goes with plummeted flowers,

Before hall, late, an apricot branch blossomed.

 

(Lê Huy Trứ, Jan. 8, 2018)

 

Cedar tree (cây tùng), apricot (cành mơ, nhành mai), mai vàng, bạch mai, hồng mai.

 

Dịch nghĩa

Xuân đi, trăm hoa rụng,
Xuân đến, trăm hoa nở.
Việc đời theo nhau ruổi qua trước mắt,
Tuổi già hiện đến từ trên mái đầu.
Đừng cho rằng xuân tàn thì hoa rụng hết,
Đêm qua, một cành mai đã nở trước sân.

*

Xuân đi hoa rụng tơi bời

Xuân về hoa nở tươi cười đón xuân

Việc đời trước mắt trôi qua

Trên đầu tóc bạc tuổi già đến nơi

Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết

Đêm qua sân trước một cành mai

 

Tản Đà dịch thơ:

Xuân đi muôn vạn hoa tàn

Xuân về thắm lại ngập tràn những hoa

Việc đời thế sự đi qua

Trên đầu tuyết điểm một vài cọng sương

Chờ cho xuân hết hoa tàn

Đêm qua sân trước nở vàng cành mai




Bản dịch của Hòa Thượng Thích Thanh Từ:

Xuân đi trăm hoa rụng

Xuân đến trăm hoa nở

Trước mắt việc đi mãi

Trên đầu, già đến rồi

Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết

Đêm qua – sân trước – một cành mai.

 

(Thích Thanh Từ dịch)

Bản dịch của Ngô Tất Tố:

Xuân qua, trăm hoa rụng,

Xuân tới, trăm hoa cười.

Trước mắt, việc đi mãi,

Trên đầu, già đến rồi.

Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết;

Đêm qua, sân trước, một cành mai

 

(Ngô Tất Tố dịch)

Bản dịch của Võ Đình:

Xuân đi, trăm hoa rãi

Xuân đến, trăm hoa khai.

Xem chuyện đời trước mắt

Tóc trên đầu đã phai.

Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết

Tối qua, vườn trước một cành mai.

(Võ Đình dịch)

Cành Mai hay cành Mơ?

Pink Apricot

 

Bài kệ chỉ có 6 câu, không có đầu đề.  Hoàng Xuân Hãn đã dịch ra quốc ngữ như sau:

Xuân qua trăm hoa rụng,

Xuân lại nở trăm hoa.

Trước mắt sự đời thoảng,

Trên đầu hiện tuổi già.

Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết;

Ngoài sân đêm trước một cành mơ.

Cũng như trong nhiều bản dịch khác, đa số giữ nguyên chữ mai trong nguyên tác.  Tôi nghe thiên hạ đồn ‘rằng thì là’ chữ Hán 梅 (mai) là cây mơ?   Cây mơ (apricot) ở Trung Hoa mọc cả rừng, là loại cây ăn quả có hoa đẹp, màu trắng, có khi hơi ửng hồng hoặc màu đỏ.

Ở nước ta, mơ mọc nhiều ở các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là ở vùng rừng núi động Hương Tích.  Mơ dại mọc thành rừng.  Rừng mai đây chính là rừng mơ chớ không phải là rừng mai vàng như nhiều học giả sau này vẫn lầm tưởng mà dịch từ mơ thành ra mai.

Có người giải thích, vì điều kiện thổ nhưỡng (địa chất?), hoàng mai tức là cây mai vàng nở hoa vào dịp tết âm lịch chỉ có từ Quảng Trị, Huế trở vào Nam.

Lãnh thổ nước ta vào thế kỷ XI lại chỉ mới đến chân đèo Ngang cho nên vào thời điểm ấy, xem như nước ta chưa thể có hoàng mai mà chỉ có hoa mơ… và hoa mơ trong thơ xưa vẫn gọi là hoa mai. 

Mơ là Mai.  Mai là Mơ.

Mơ không là Mai.  Mai không là Mơ.

Mơ là Mơ.  Mai là Mai. 

Mơ mai?  Mai mơ? 

(Lê Huy Trứ)

Tại sao Mơ từ Tàu bò xuống nước ta được mà Mai từ Quảng Trị và Huế không vượt nỗi đèo Ngang tới Đại Cồ Việt?

Không thấy những nhà thổ nhưỡng chuyên môn về địa chất học giải thích thích đáng hay vì họ không nhậm vận được điều kiện nhân duyên thổ nhưỡng?

Vậy thì thời đó không có ai tên Mai?  Chỉ có Lan, Cúc, và Trúc thôi?  Mai chỉ có trong mơ?

Ở Hương Tích, Nguyễn Bính đã từng tả “Thấp thoáng rừng mơ - cô hái mơ.” 

Cô gái hái mơ thấp thoáng trong rừng mơ.  Chứ rừng mơ bao la sừng sững làm gì có chuyện thấp thoáng trừ “rừng mơ...mộng thấp thoáng?”

“...Hỡi cô con gái hái mơ già

Cô chửa về ư? Đường thì xa...”

 

“...Cứ lặng rồi đi, rồi khuất bóng

Rừng mơ hiu hắt lá mơ rơi...”

 

 (Nguyễn Bính)

Mai là hữu sắc còn có thể hái hoa, hút nhụy, bẻ cành hoa được chứ mơ làm sao mà hái được khi tỉnh cơn mơ?

Tiếng gọi "Cô hái mơ"

Nức tiếng mơ giòn, mơ chùa Hương

Mơ hồng ngâm rượu,ướp đầy hương

Thương người thi sĩ,thương cô gái

Cô đã hái mơ hái được thơ

 

Có rõ không? Ơi! Cô hái mơ?

Tiếng người thi sĩ bay trong gió

Thi thoảng: Cô ơi? có đợi về?

Cùng nhau bên suối, mái nhà thơ

 

Người xa nghe tiếng "Cô hái mơ"

Nên đến, chờ xem, Thoả lòng tơ

Được nằm bên gốc mơ già đó

Uống chén rượu mơ say câu thơ

 

Người nay nghe tiếng "Cô hái Mơ"

Nên thích rượu mơ, thoả nỗi chờ

Yêu thơ yêu cả rừng mơ ấy

Có chàng thi sĩ, có bài thơ...

(Tuấn Quỳnh)

Tiến Sĩ Chu Mạnh Trinh (1862-1905) cũng đã viết:

 

Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái;

Lửng lờ khe yến cá nghe kinh…”

 

(Chu Mạnh Trinh)

 

Chữ chữ đăng đăng đối đối, hòa hợp trong cảnh lâm tuyền đầy thơ mộng, có chim có cá, có khe Yến rừng Mai.   Chúng sinh được nhân cách hóa đượm mùi Thiền; Chim cúng trái, cá nghe kinh. Tượng thanh thỏ thẻ, tượng hình lửng lờ.  Thể hiện cảnh thanh tịnh qua bút pháp điêu luyện của họa sĩ tài ba.

Cũng tả cảnh rừng mơ Hương Tích,  Thi Sĩ Vũ Phạm Hàm cảm nhận:

“Trong bụi rậm đàn chim thỏ thẻ

Dưới rừng xanh mấy chị tìm mơ...”

 

(Hương Sơn phong cảnh — Vũ Phạm Hàm)

Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông có bài thơ Hoa mai/mơ:

“…Hoa bạc phau phau xâm khí tuyết,

Chồi xanh êu ếu lạt hơi may.”

 

(Vua Lê Thánh Tông)

Sắc hoa bạc phau phau ở câu thơ chính là sắc trắng của hoa mơ?

Tôi đồng căn ý với Nguyễn Cẩm Xuyên: Vậy mai trong lời thơ của Mãn Giác chính là cây mơ. “Đình tiền tạc dạ nhất chi mai” dịch là “Ngoài sân đêm trước một cành mơ” là dịch đúng, chuẩn cách.

Người đàng trong (miền Nam) không biết mơ mà chỉ biết là mai, mận hay đào.

Trong Mạc Vị Xuân Tàn Hoa Lạc Tận Đình Tiền Tạc Dạ Nhất Chi Mai, Nguyễn Cẩm Xuyên lý luận, một lý do nữa để lý giải:

Kệ của Thiền Tông khác với thơ nghệ thuật. Thơ nghệ thuật có thể tưởng tượng nên hình ảnh mà đưa vào thơ miễn là hợp lí và giàu chất thẩm mĩ; thậm chí ở thơ cổ điển, tả sự việc theo cách ước lệ thì có khi không có lá ngô đồng rụng, chẳng thấy có tuyết rơi …mà nhà thơ vẫn có thể tưởng nên cảnh thu với “giếng vàng đã rụng một vài lá ngô”, tả mùa đông với tuyết phủ mơ màng… Kệ của Thiền Tông thì không phải như thế. Mọi việc, mọi vật trong kệ phải là thực tế nhãn tiền - vì vậy khi hoàng mai là loài hoa vốn không có ở nước ta vào thế kỉ XI thì chẳng thể nào Mãn Giác lại có thể đưa cành mai vàng rực rỡ ấy vào thơ được; chỉ có thể ở đây : một cành mơ, một thực tế cụ thể làm phương tiện cho trực giác.

Cành hoa mơ được Mãn Giác đưa vào bài kệ cũng do một dụng ý khác nữa là gợi cho người nghe nhớ lại truyền thuyết "Niêm hoa vi tiếu" của Phật Thích Ca trên núi Linh Thứu.”

Sách “Tông môn tạp lục” đời Tống (960-1127) có kể lại câu chuyện:

Phạn Vương đến Linh Sơn hiến Phật cành hoa “Ba la” và thỉnh Phật thuyết pháp. Thế Tôn đăng tòa đưa cành hoa lên cho mọi người xem; tất thảy đều không hiểu ngài muốn nói gì, đều lặng thinh, chỉ có Kim Sắc Đầu Đà Ca Diếp tươi nét mặt và mỉm cười. Thế Tôn liền nói: Ta đã có Chánh pháp nhãn tàng, Niết bàn diệu tâm, Thực tướng vô tướng, nay phó chúc cho Ma Ha Ca Diếp…

Theo Thiền Tông, Phật Tổ niêm hoa, Ca Diếp vi tiếu là cách "Dĩ tâm truyền tâm" mà chỉ mình Ca Diếp đã đốn ngộ được chân lý thiền vô ngôn.

Bạch Mai

 

Bản dịch của Lê Huy Trứ

Xuân đi trăm hoa tàn

Xuân về trăm hoa trộ

Trục đời quay trước mắt

Trên đầu tùng ngộ đến

Đừng tưởng xuân tịch hoa tiêu tán

Hôm trước trước đình một nụ mơ

 (Lê Huy Trứ, Jan.  6, 2018)

Câu thứ tư của bài kệ này khó dịch nhất.  Từ trước đến nay không ai dịch thoát được.  Đó là câu: Lão tùng đầu thượng lai.

Chữ lai (come, đến, lai vãng?) hay thượng-lai?   Không biết ý của thiền sư tại sao lại lai?  Tôi hỏi ngu ngơ:  Đầu thượng là trên đầu?

Câu cú thứ tư này là chìa khóa của đốn ngộ? 

Thiền sư bất ngờ thốt ra chữ “lai” vì trí tuệ tâm bảo thiền sư nói mật kệ như vậy.  Thay vì nói:  Lão tùng kiến Như Lai. Ta đã tri kiến Phật.  Lão gia đạt giác ngộ.  Lão gia đây không hẳn là lão già.

Như Lai còn có nghĩa ‘Như vậy mà đến.’ Lai là đến.

Cây tùng luôn luôn xanh tươi trong bốn mùa đó là biểu tượng của trẻ mãi không già.  Chúng ta không thấy bạc, tuyết phủ, sương lam trên đầu tùng ở trong bài kệ?

Mount Huangshan

Người Việt phân biệt giữa cây Tùng, cây Bách, cây Thông, Christmas Trees nhưng người Hoa gọi tất cả những cây đó là cây Tùng. Họ phân biệt mấy loại đó bằng Tùng La Hán, Tùng Mã Vĩ (Thông đuôi ngựa), Tùng Bồng Lai, Tùng Thơm, ...

Ở các vùng tây bắc, đông bắc, miền Trung của Việt Nam, các loại cây này mọc ở những mỏm núi chênh vênh, chịu nhiều sương gió, bão tuyết ở gần biên giới Tàu Việt mà không chết không đổ, sức chịu đựng khí hậu, mọc ở những địa chất khô cằn, thổ nhưỡng thiếu dinh dưỡng, nhưng sức sống của cây Tùng thì rất mãnh liệt, rễ bám sâu vào trong vách núi, luôn vươn thẳng, sừng sững lên trời.  

Huang San Pines

 

Cây Tùng là loài cây thực vật hạt trần, có thể phán tán hạt trong gió thuộc nhóm thực vật lá kim, không rụng lá, quanh năm xanh tươi, không khô héo.

Cây tùng vì trơ gan cùng tuế nguyệt (năm tháng, tuổi tác) nên được ví như bật đại trượng phu.  Ngày xưa, thầy Mạnh Tử giảng về đại trượng phu là  "Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất."   

Tôi tóm tắc:  Thịnh suy bất bố úy!

Phật Giáo rốt ráo: Sinh tử bất quái ngại.   

Ai làm được như vậy thì trở thành Trượng Phu Tùng (Lão Tùng cổ thụ được Tào Tháo phong quan) nhưng vẫn chưa xứng đáng là chân đại trượng phu trong thiên hạ như Tào Tháo.

Trí huệ lai có nghĩa là tái giác ngộ chánh pháp thượng đẳng.

Tui muốn ép sư nghĩ như thế này cho đúng với ý tui:

Vô thượng sư (lão tùng) tu hành lão luyện thì trên đầu trí tuệ càng cao.  Đừng tưởng, ta già lẫn thẩn, mới 45 cái xuân xanh, còn sồn sồn, chưa đến tuổi hồi xuân, viên tịch hơi sớm nhưng nhiệm vụ của ta đã sớm hết trong kiếp này.  Ta phải sớm thượng lai Niết Bàn để mau đầu thai trở lại (tái sinh).

Bài kệ đơn giản như vậy mà từ trước đến nay đa số chúng ta vì còn vô minh chỉ ưa làm kẻ mù sờ voi cứ bi quan, chấp vào cái đầu tóc trở bạc vị kỹ , ngắm kiếp nhân sinh tạm bợ, trông cái ngoại cảnh xuân hoa nở tàn theo mùa, đeo lấy một cành mơ, quá lạc đề, và đầy vô duyên đó.

Biết rồi khổ quá, nói mãi, phát nhàm!

Dĩ nhiên, những cái trục đời này ai ai cũng biết, không có gì mới lạ.  Mà đã không bất ngờ thì làm sao mà đột nhiên bùng ngộ được?

Trăm hoa rụng xuân đi

                                  Xuân đến trăm hoa nở            

Nhìn trục đời quay mãi

Già đến trên đầu tùng

Đừng bảo xuân tàn hoa tử tận

Trước đình đêm trước độc chi mai

(Lê Huy Trứ, Jan. 17, 2018)

Trong bài kệ chính, bốn câu kệ đầu chỉ gói gém bốn chữ chính, “key words,” khứ (qua), đáo (lại), quá (đi), lai (đến). 

Thiền sư muốn bảo phải có đi (trước) mới đến (sau)?

Hai câu cú cuối cùng, phải có tử đã mới có tái sinh?

Ngược với cái kiến thức thông thường: Đến rồi đi.  Sinh lão bệnh tử.

Thiền sư không có nhắc nhở gì đến chuyện bệnh, buồn, quan tâm để an ủi đệ tử.  Sư có đề cập đến nhậm vận (Sự trục) và lão (Lão tùng) vì bệnh là một phần của lão.  Mà lão bệnh là một phần của sự sống, giai đoạn chính giữa đầy vô thường của tử sinh.

Chỉ có tử sinh là chính vì chúng sinh có thể chết trước khi lão bệnh. Tử trước khi sinh?

 

Hàng năm xuân về, tôi thử mạo muội phóng tác mới,

 

Từ Tái Tê tới Tái Kiến

                                     Quá khứ đã qua rồi

Hiện tại với nhựa sống

Trục đời quay trước mắt

Nhậm vận thượng đầu lai

Đừng tưởng xuân tàn, đời tán lạc

Mầm non nở nhụy mới khai sinh

 (Lê Huy Trứ, Jan. 6, 2018)

Bật giác ngộ đạt được lục thông nên nhậm vận được vũ trụ quan.

Khi hành giả đã “ngộ không” rồi thì những cái quái ngại này chỉ là căn bản nhập môn.  Bật giác ngộ đã viễn ly tất cả trước khi hiên ngang, vô úy bước vào vô ngôn quan.

Bản dịch của Lê Huy Trứ, vẫn giữ thể song thất dù thơ Mỹ.

 

Recycle

 

(Tái Chín)

My past has long gone.

My present is to be.

Watching my life goes by.

My hair has turned grey.

Don’t think, my death is the end.

I’m sentient being rebirthed yesterday before you.

(Lê Huy Trứ, Jan. 7, 2018)

Già dịch

Quá khứ là dĩ vãng

Chỉ còn hiện tại đây

Nhìn dòng đời trôi nhanh

Lão tùng tuế nguyệt lai

 Đừng bảo già rồi hết cựa quậy

Đếch ngờ hôm trước đẻ thằng cu.

(Lê Huy Trứ, Jan. 13, 2018)

Mình ơi! Mình sẽ không về nữa đâu

Trong The Rock Garden của Nikos Kazantzakis: Hỡi cây mai trước sân nhà, ta không về nữa đâu. Nhưng còn ngươi, khi xuân về xin đừng quên nở hoa. (O plum tree before my house / I shall never return / But you do not forget to blossom / Again in the spring!)

 

Bút tự trên lụa mềm giấu trong kiếm Samurai này tôi cũng may mắn có được trên một thanh kiếm.

 

 “Theo Kazantzakis thì những lời này được tìm thấy trên một giải lụa mềm giấu trong nón sắt, hoặc cuộn trong giây thắt lưng của các samurais Nhật thời xưa. Lời trối trăn trên giải lụa nói lên quyết tâm của người chiến sĩ khi ra trận, đồng thời cũng là lời nhắn gửi thật tình cảm của người chiến sĩ ấy về với gia đình, làng xã. Cây mai trước sân nhà. Một hình ảnh gần gũi, gắn liền với tâm tư của người Nhật-bản. Cây mai được nói ở đây, plum tree, không phải cây mai của người Việt chúng ta, mà là một cành anh đào. Nhưng nó cũng là loại cây thường được trồng nơi sân trước.” Cành Mai Trước Sân, California, ngày 26 tháng 7 năm 2009, Vĩnh Hảo

Đa số những người được nhắc nhở ở đây đều đã lên chức “cố.”  Chúng ta cũng sẽ là “cố” bất cứ lúc nào.  Cho nên cứ cố bình tĩnh, cố mà run trong khi đang cố sống vì chết thành cố rồi muốn cố run nó cũng không nhúc nhích được mà cố...gắng.

Xuân mới đến, đón cành mai mới mọc đừng nuối tiếc cành mai đã tàn từ xuân trước. 

Hỡi cây mai, cây phượng Huế ở ngoài cươi bên tê, đừng thắc mắt là tui đi mô mà đi mãi khôn về.  Tui sẽ khôn về mô nhưng còn bọ ở bên nớ, khi Hạ đến hay Xuân về xin đừng quên nở trộ hoa vàng đỏ thẳm rực rỡ, đẹp dữ sợ nghe chưa.

Mình đi mô chẳng trở về?

Qua Xuân Mai nhớ

Phượng về Hạ thương

*

Mình đi qua chốn vô thường

Đời như gió thoảng

Tâm lòng nhẹ tênh

*

Dù mình đi mãi không về

Xuân Mai nhớ trộ

Hạ về Phượng khai

(Lê Huy Trứ)

Tết trước trước nhà một tin vàng

Cố văn sĩ, và họa sĩ Võ Đình (tên thật là Võ Đình Mai) cũng cho biết (qua Bản Tin Trung Tâm Văn Bút Miền Đông Hoa Kỳ số tháng 5/93) là bài thơ của thiền sư Mãn Giác còn được dịch ra tiếng Anh với tựa đề "Rebirth" (Tái sanh) bởi cố giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, và còn được phổ thành nhạc Mỹ bởi cô Carey Creed trong tập nhạc Plum Branch (Cành Mai) của cô.

Bản tin của Trung Tâm Văn Bút Miền Đông Hoa Kỳ còn cho biết cô Carey Creed đã lấy chữ "chi mai" (cành mai) trong bài thi kệ của thiền sư để đặt tựa đề chung cho tập nhạc của mình.

Tôi chưa có hân hạnh thưởng thức tập nhạc Plum Branch (Cành Mai) của Carey Creed để biết là mai Mỹ nó có âm hưởng thiền như mai Việt?

Cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích dịch sang Anh Ngữ, đặt tựa là “Rebirth” (Tái Sinh) như sau:

“Spring goes, and the hundred flowers.

Spring comes, and the hundred flowers.

My eyes watch things passing,

My head fills with years.

But when spring has gone not all the flowers follow.

Last night a plum branch blossomed by my door.”

 

 

Bản dịch của Lê Huy Trứ, vẫn giữ thể song thất dù thơ Mỹ.

Transformed

 

(Tái Sống)

 

Spring’s gone with departed flowers,

Growth flowers blossom in Spring.

Watching life passes by undisturbedly,

Old cedrus becomes highly up.

Don’t think, Spring disappeared with dead flowers,

Late, before hall, yellow apricot sprout flourished.

(Lê Huy Trứ, Jan. 7, 2018)

Undisturbed (vô sở, vô trụ, vô tâm, vô úy), Up (awake, heavenward, skyward, vô thượng), highly (extremely, absolutely, chánh đẳng), become (lai, chánh giác đến, kiến như lai),  đạt vô thượng chánh đẳng chánh giác. 

Câu cú thứ tư, “Lão tùng đầu thượng lai.” (Old cedrus becomes highly up.)  Chính thị là chân lý rốt ráo của bài kệ.

Thiên Mụ, Huế

Yellow apricot (mai vàng), cedrus tree (cây tùng), pine (cây thông), plum (cây mận, cây hoa anh đào), apricot (quả mơ).

Spout (nụ xuân mới, spring up, nhánh non mới mọc, young branch, new growth, pop up, take root, ...),  flourish (phô trương, display, reveal, expose, pose,...)

Bản tin kết luận: "Như vậy, sức mạnh truyền đạt của một bài thơ đã quá rõ: nó vượt qua một nghìn năm và đi từ Đông sang Tây, rồi lại còn hóa thân từ Hán-Việt sang tiếng Anh, để vươn lên thành một bản nhạc Mỹ của hôm nay. Đó mới thật là sự thần diệu của văn hóa."

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm