Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 

Giới thiệu: Đây là bài viết dựa trên bộ phim From the Heart of the World - The Elder Brothers' Warning. Bộ phim đã được làm 15 năm trước (1993) nhưng có lẽ cho đến bây giờ người ta mới cảm nhận được rõ ràng những cảnh báo của nó. Phim có thể được xem ở đây (Bằng tiếng Anh - 1:27phút):

Trong kỳ Đại hội Tôn giáo thế giới họp tại thành phố Chicago (Mỹ quốc) đại biểu các nước trên thế giới đã vô cùngkinh ngạc khi họ nghe ký giả Lan Ereira trình bày sự kiện là họ đã thực hiện một chuyến du hành vào xứ huyền bí đó là bô lạc Kogi một bộ lạc mà từ mấy nghìn năm nay chưa thấy tài liệu sách sử nào nói tới. Sống trên núi cao, trong rừng sâu

Người KOGI luôn luôn như giữ bí mật về sự hiện hữu của mình vì thế mà họ thường rút vào trong những khu rừng rậm rạp sâu thẳm và định cư nơi những núi cao quanh năm mù mịt những đám mâymù đày đặc. Về mặt địa lý thì đây là vùng đất huyền bí thuộc rặng Sierra, nơi mà người dân bạo dạn của xứ Nam Mỹ cũng không dám bén mãn đến vì sợ Thần linh nơi đây quở phạt.

Sự khám phá ra bộ lạc Kogi này là một tình cờ hay là đúng vào thời điểm quan trọng mà nhân loại đang cần tới họ? Năm 1974, một chiếc phi cơ bay lạc vào khu rừng rậm xứ Colombia thuộc Nam Mỹ châu - về phía bắc của rặng Sierra, phi công của chiếc máy bay này đã khám phá ra bên dưới thấp thoáng một công trình xây cất cổ xưa bằng đá có hình dạng kim tự pháp nhưng không giống kim tự tháp Ai Cặp hay kim tự tháp thường thấy ở Nam Mỹ.

Nhờ sự phát hiện vừa nói mà vô số nhà khảo cổ và Địa chất học đã đến nơi đây bắt đầu khám phá và họ đã khẳng định rằng công trình xây cất khác lạ này chứng tỏ người dân nơi đây có nền văn minh rất cao. Điều chứng minh rõ ràng là những con đường đi lại làm bằng đá và rất có hệ thống - Ngoài ra là còn có những đường cống thoát nước mà cấu trúc cũng như cách đặt để rất có kỷ thuật. Khi phân tích về đồng vị phóng xạ để xác định thời gian thì các nhà khảo cổ đã khám phá ra rằng đây là di tích của nền văn minh xuất hiện cách đây khoảng 7 hay 8 nghìn năm - nghĩa là còn trước cả thời đại văn minhcủa xứ Incas và Maya ở Nam Mỹ nữa.

sierra_nevada__colombiaLúc đầu các nhà khảo cổ tới đây nghiên cứu tìm hiểu, họ không gặp bất kỳ một bóng dáng nào của thổ dân sống ở đây - Mọi vậtnhư chìm đắm trong im vắng lặng lẽ đến kỳ lạ, Nhưng những công trình xây cất bằng đá lâu đời dần dần được khám pháthêm và nhất là những khối đá lớn được cắm nơi những con đường có ghi những ký hiệu hay chữ rất lạ. Như vậy vùng đất bí hiểm này chắc chắn là có người trú ngụ Nhưng tại cao không thấy một ai? 

Về sau họ mới biết rằng nơi đây có một bộ lạc tên là Kogi đó là hậu duệ của một nền văn minh xưa cổ đã biến mất từ mấy nghìn năm trước. Những người Kogi rất nghi kỵ những người khác bộ lạc - Họ hầu như không muốn liên lạc hay tiếp xúc với bất kỳ ai - Vì thế họ rút dần lên vùng núi cao nơi mây và sương mù bao phủ quanh năm giúp cách biệt họ với loài người.

Một số nhà khoa học cũng như nhà báo đã tìm moi cách tìm gặp tiếp xúc với người bộ lạc Kogi nhưng tuyệt nhiên họ không thành công vì người Kogi thường tìm cách lảng tránh.

Về sau vì may mắn hay vì một lý do nào khác một ký giả của đài BBC Luân Đôn lên là Alan Ereira đã được một người đại diện của bộ tộc Kogi tiếp xúc. Người này cho hay là ký giả này sẽ được tự do vào thăm viếng và chuyện trò với người của bộ lạc - họ còn cho biết là ký giả này có thể mang theo một số người (khoảng 4 hay 5 người) đi theo để phụ giúp.

Đầu năm 1993, ký giả Alan Ereira tháp tùng bởi 5 người gồm một ký giả ba nhân viên thu hình và một nhân viên y tế lên đường. Để có thể thu thập được nội dung của cuộc trao đổi phỏng vấn với người Kogi, phái đoàn này còn tìm được một người của bộ lạc kế cận có thể nói được tiếng Kogi làm thông dịch. 

Sau một thời gian len lõi trong rừng sâu núi thẳm của vùng Nam Mỹ, họ lên được một đỉnh núi cao của miền Sierra sau khi hồi hộp đi qua clùếc cầu treo như lơ lửng trên những hố sâu và vực thẳm để vào nơi bộ tộc Kogi sinh sống. Họ được một số người đại diện bộ tộc ra đón. Đó là những vịTrưởng lão - Những người này ăn mặc giống nhau: vải dệt từ những loại sợi dày màu trắng - đầu họ đội loại mũ có vành hơi rộng cũng màu trắng - Tóc họ màu đen, dài, quăn, da ngăm...

Trước tiên phái đoàn được cho biết là họ được phép ở lại đây 3 ngày. Đây là một trường hợp đặc biệtvà sẽ không bao giờ còn có sự gặp gỡ này nữa.

Khi nhóm của ký giả Lan Ereira an toạ trên những cái ghế thấp bằng thân cây thì một vị cao tuổi trong bộ tộc mời họ uống nước và bắt đầu nói như giải thích:

- Có thể đây là một ngoại lệ, vì từ mấy nghìn năm qua chúng tôi theo điều luật củadòng họ, không bao giờ tiếp xúc với bất cứ ai ngoài người trong bộ tộc. Có lẽ quý vị sẽ hiểu rõ nguyên do vì sao mà Hội đồng trưởng lão của bộ tộc chúng tôi đã quyết định có cuộc hội ngộ hôm nay.

người đang đứng đầu xa để chỉ về điều mà vị này vừa nhắc tới về sức khoẻ thì nhân viên y tế trong phái đoàn ngỏ ý muốn “xem qua” sức khoẻ họ. Người này lần lược dùng các dụng cụ y khoa đo huyết áp, khám phổi, khám răng, thử máu vân vân.. Điều kỳ diệu là không tìm thấy một dấu hiệu nào về tật bệnh hay sức khoẻ suy kém nơi những người mà họ đã cẩn thận kiểm tra sức khoẻ. Đặc biệt nhất là hàm răng của họ rất khoẻ mà không có dấu vết hay tình trạng răng hư, răng sâu. Tuy vậy vị trưởng lão cho biết là vẫn có trường hợp có người qua đời vì bệnh nhưng rất ít và thường xảy ra khi đứa bé mới lớn - Một khi vị trưởng lão khám nghiệm thấy không thể chữa khỏi thì cha mẹ đứa bé sẽ chấp nhận mất con vì họ cho đó là luật của tự nhiên. Tuổi thọ của người Kogi rất cao thường là hơn 100 tuổi.

Khi thấy những người Kogi hay cầm một các ống bằng gỗ đựng vôi và dùng cái que gỗ xoay vòng cho vôi tan tành bột và lâu lâu lại chấm vào lưỡi thì ký giả Alan Ereira hỏi vị trưởng lão

- Thưa trưởng lão, người có thể giải thích về những cái ống vôi và hành động làm tan vôi cho chúng tôibiết rõ ý nghĩa được không? 

Vị trưởng lão đáp: 

- Hành động mà ông thấy đó rất có ý nghĩa vì nhắc nhở mọi người trong chúng tôi luôn luôn ghi nhớ là hãy trau dồi mài dủa Thân và Tâm giúp hiểu rõ đời sống một cách đúng đắn và vẹn toàn – Cũng chính nhờ vậy mà mỗi người đều ý thức đượcnhững việc khác kỳ diệuphi thường hơn. 

Phái đoàn đã quan sát nhiều nơi tuy nhiên vẫn còn nhiều vùng bị giới hạn không thể tới hay không thể quan sát tìm hiểu được. Theo ký giả Ereira thì người trong bộ lạc có tư tưởng rất tự do phóng khoángMọi người đều có quyền phát biểu trong các cuộc thảo luận. Tại đây, chung cuộc sẽ là quyết định chung chớ không do một nhân vật có quyền uy nào ra lệnh cả.

Dưới đây là một số câu hỏi đáp giữa những người trong phái đoàn và những vị trưởng lão:

Hỏi: Xin hỏi rằng: Quý vị quan niệm ra sao về bệnh tật?

Trả lờiSở dĩ tật bệnh phát sinh là do con người sống trái với luật

chúng tôi là con cháu của một giống dân rất xưa cổ và có thể nói rằng tổ tiên chúng tôi đã có mặt trên quả đất này từ lâu đời lâu hơn cả tổ tiên quý vị nữa. Ngày naychúng tôi toàn thể người trong bộ tộc vẫn sống tiếp tục theo những gì mà tổ tiên chúng tôi đã sống, đã suy nghĩ và hoạt động.. Vì chúng tôi đại diện cho thế hệ con người có mặt trên trái đất này sớm hơn quý vị nên tự cho mình là những người anh cả trong gia đình rộng lớn của loài người. Như thế quý vị được chúng tôi xem là em ...

Thế giới có nhiều khác biệt về sắc dân, phong tục tập quán nhưng cũng vẫn có những điều tương hợpgiống nhau - Ví như trong một gia đình thì người anh phải chỉ bảo cho người em nhiều điều mà người em chưa biết - Tuy nhiên phần lớn người em vì còn hăng hái, bướng bỉnh nên họ thường không nghe theo - và trãi qua biết bao nghìn năm rồi họ vẫn không nghe vẫn chưa hiểu, chưa thấy, chưa giác ngộtrong cuộc sống - vì thế mà những đàn anh như chúng tôi đành phải im lặng đợi chờ vì biết đâu khi đàn em đi vào nếp sống gọi là văn minh khoa học kỷ thuật thì trí óc họ sẽ mở mang bừng sáng để thấy rõ là mình đã sai lầm lớn lao trong cách sống như thế nào? Nhưng mãi hoài những người này ngày càng lầm lạc mê mờ, tự huỷ hoại mình và cả môi trường đất đai nơi họ sinh sống nữa - Sự sai lầm lớn lao ấy đã tới giai đoạn hiểm nguy báo động. - Vì thế chúng tôi nghĩ và quyết định là đã tới lúc phải lên tiếng, phải nói rõ về những sai lầm mà những người em đã phạm phải. Chính vì lẽ đó mà có buổi gặp gỡ hôm nay -vì nếu chậm sẽ quá muộn ....

 

Khi quý vị bước chân vào đây và quan sát đời sống của những người dân chúng tôi quý vị chắc chắn sẽ thấy có sự trái ngược lạ lùng với đời sống của quý vị - Một bên văn minh tiến bộ, một bên đơn sơ mộc mạc - Tuy nhiênđời sống càng văn minh tiến bộ bao nhiều thì sự xấu xa, nguy hiểm tàn tạ lại càng đến mau bấy nhiêu. Trong khi đời sống đơn sơ mộc mạc bình thản thì lại làm cho con người được an cư lạc nghiệp bấy nhiêu Điều mà chúng tôi muốn đề cao ở đây là sức khoẻ của mọi người trong các làng. Phần lớn ít có vấn đề hay không có vấn đề.

Khi vị đại diện bộ tộc đưa tay quét một vòng về phía một số tự nhiên. Nếu chúng ta quan sát kỷ môi trường và thiên nhiên, ta sẽ thấy tất cả đều có một nhịp sống hài hoà để giữ thế cân bằng sinh thái. Một khi con người sống không thuận theo thiên nhiên tức là trái với luật tự nhiên, Mà trái với luật tự nhiên thì dĩ nhiên cơ thể sẽ có những xáo trộn và từ đó phát sinh bệnh.

Hỏi: Thế nào là sống thuận theo thiên nhiên? Giúp cân bằng thiên nhiên?

Trả lờiChúng tôi xin nêu một thí dụ mà thí dụ này chính quý vị đã và đang thực hiện Đó là việc gieo trồng canh tác của quý vị ngày càng phát triển, nhưng vì đuổi theo lợi nhuậncạnh tranh nên quý vị đã không từ nan dùng những chất hoá học thúc đẩy tiến trình phát triển của cây trái, của lúa mì, lúa mạch. Ngay cả những súc vật nuôi như heo gà, bò, cá, tôm… quý vị cũng không từ nan dùng hoá chất thúc đẩy cho chúng lớn. Làm như vậy tức là quý vị đã làm trái tự nhiên, quý vị đã gây ra sự mất cân bằng hài hoà của mọi sinh vật của thiên nhiên - Dĩ nhiên là những rau trái, hoa quả, lúa gạo,cá tôm sẽ tích chứa trong chúng vô số chất độc hại và khi quý vị ăn vào thì chuyên gì sẽ xảy ra? Tại sao người Âu Mỹ ngày nay bị ung thư quá nhiều và tình trạng tật bệnh này ngày càng lan tràn sang các nước Á châu, Úc châu? Tại sao tại các nước gọi là văn mệnh tiến bộ của quý vị ngày càng phát sính ra những loại bệnh lạ, bệnh nan y khủng khiếp? Tất cả chính là do con người ngày càng mê mờ, u tối vì chỉ biết chạy theo vật chất lợi, nhuận mà thôi…vì thế họ luôn gây hại cho môi trường sống, họ luôn làm mất cân bằng thiên thiên, không sống hòa với thiên nhiên, đúng luật thiên nhiên… 

Sự mất cân bằng trong thiên nhiên còn thấy rõ khi hàng ngày những chất độc hại từ các nhà máy, từ các lò luyện, từ tàu hỏa, xe hơi lan toả khắp không khí - Các chất độc từ các chất phế thải chôn vào lòng đất tạo ra điều mà quý vị gọi là Ô nhiễm môi trường khiến quả đất phải chịu hậu quả nguy hiểm - không những tai hoạ cho bầu khí quyển, đất đai, cây cối mà cả nước cũng bị ô nhiễm - Rồi sự đào sông, xẻ núi, đốn cây rừng, khai phá các hầm mỏ, rút hết các tinh túy của lòng đất v…v….Loài người đã tàn phá quả đất một cách nghiệt ngã, không nương tay cơ hồ như làm cho quả đất rỗng đi trong khi trên mặt đất thì lại xây dựng các công trình to lớn nặng nề - Nếu quý vị có chút suy nghĩ phân tích một cách đơn giảnthì rõ rang loài người hiện nay đang làm cho quả đất mất cân bằng – Làm sao trong tình trạng ấy mà những đường nứt nơi lòng đất ngày càng không nở toạt ra và làm sao không xảy ra những sóng thần, động đất khủng khiếp???

Hỏi: Chúng tôi thấy quý vị canh tác trồng trọt rất đơn sơ – như vậy làm sao có đủ thực phẩm để dùng và tại sao không thấy quý vị tích trữ lương thực để phòng khi đói rét nguy hiểm??

Trả lờiCon người thường bị cái tham lam làm cho mù quáng, vì tham lam mà sinh ra chiến tranh, vì tham lam mà sinh ra thù hận. Trong bộ tộc chúng tôi ai cũng ăn ngày 3 bữa và cũng không quan tâm tới vấn đề ăn uống. Chim chóc bay nhởn nhơ không khổ nhọc vì cái ăn, chúng đâu cần gieo hạt, bón cây mà vẫn không bị chết đói – vì thiên nhiên đã lo liệu đủ cho chúng rồi – Chúng tôi nghĩ rằng “Thiên nhiên đã lo liệu đầy đủ cho mọi loài thì cứ yên tâm mà sinh sống”. Chúng tôi biết cách tạo ra lắm hoa màu cây trái nhưng dễ làm lệch lạc sự cân bằng của tự nhiên. Vì thế chúng tôi chỉ canh tác theo lối đơn giản và hái trái cây trong rừng như thuở xa xưa – tuy mộc mạc đơn sơ nhưng tâm hồn thanh thản – chúng tôitạo thức ăn trong an bình – về câu hỏi: Tại sao chúng tôi không lo để dành, tích trữ thực phẩm - Vì làm như thế tức là tạo ra sự tham lam mù quáng muốn chiếm đoạt – đó là khởi phát của chiến tranh, xâu xé, đó là mầm mống của trộm cắp giết người… Chúng ta hiếm khi thấy thú vật chim muông tang trữ thức ăncho chúng. Sự dư thừa thường làm rối loạn trật tự thiên nhiên. Điều thấy rõ là khi mình chiếm hữu nhiều cho mình thì người khác và sinh vật khác sẽ bị thiếu hụt – Như vậy là không công bằng, là vi phạm luật tự nhiên và khiến thiên nhiên mất cân bằng… Do đo phương châm nuôi dưỡng từ tổ tiên chúng tôi đến may vẫn luôn sống vừa đủ - không có sự dư thừa… là vậy.

Hỏi: Xin hỏi là khi không ăn thịt cá, nghĩa là bất cứ loài động vật lớn nhỏ nào có phải là quý vị bị ảnh hưởng bởi tôn giáo nào đó không? Theo quý vị thì chỉ ăn độc nhất rau trái có lợi như thế nào? 

Trả lờiNhư đã trình bày từ trước, tổ tiên chúng tôi xuất hiện trên quả đất này rất xưa, xưa hơn tổ tiênquý vị rất nhiều. Sự xuất hiện các tôn giáo mà quý vị thấy hiện nay trên thế giới, chỉ xuất hiện sau khi loài người đã quá dã man độc ác. Còn tổ tiên chúng tôi thì đã sống theo sự an lành thiện tâm giúp đỡ mọi loài từ đó tới nay như chuyện tự nhiên của thiên nhiên – Chúng tôi không bị lệ thuộc vào tôn giáonào cả. Con người vốn đã có sẵn thiện tâmlòng tốt khi mới sinh ra. Chính vì tham lam mê mờ, ganh đua ganh ghét mà sinh ra chống đối nhau, xâu xé, giành giựt nhau dẫn tới chiến tranh. Loài người hiện nay đang đắm chìm trong các u tối đó. Chúng tôi thì không. Chúng tôi không săn bắn, không đánh cá nên không giết hại sinh vật nào chúng sống hòa đồng với chúng tôi như quý vị nuôi chó mèo vậy. Quả đất là nơi sinh sống của mọi loài - Tại sao loài người lại bắt, giết, ăn thịt các loài khác. Mọi loài sinh vật đều biết đau đớn. Tại sao ta lại ăn “cái đang đau khổ"? Ăn cái đau khổ thì cơ thể ta sẽ bị gì? Còn vấn đềchỉ ăn rau trái, quý vị hỏi là có lợi như thế nào thì xin trả lời rằng: Trong cay trái rau cỏ có nhiều thứ mang lại sức khoẻ tốt lành cho con người. Nhiều chất quý trong cây khi vào cơ thể sẽ giúp cơ thể có khả năng chống lại các độc tố gây bệnh. Nhiều khi gặp trở ngại trên đường đi hay lạc lối trong rừng sâu không có thức ăn chúng tôi có thể ngậm vài lá cây nào đó để bồi bổ cơ thể. Một trong các môn học của mọi người trong bộ tộc chúng tôi là cây cỏ vì chúng tôi sống gần gủi với cây cỏ nhiều hơn cả.

Hỏi: Quý vị vừa cho biết về môn học cây cỏ, vậy nơi đây trường ốc ra sao, công việc giảng dạy tiến hành như thế nào? Xin cho biết? 

Trả lờiChúng tôi giảng dạy cho con trẻ từ tấm bé về nhiều lãnh vực, như cách ăn uống cũng phải dạy - ví dụ khi ăn phải tập nhai kỷ, phải từ tốn, ngẩm nghĩ, chú tâm, phải đưa tư tưởng vào việc đang ăn. Tránh vừa ăn vừa nói, không được vừa ăn vừa nghĩ ngợi tới vấn đề nào khác… Môn học danh riêng cho thanh niên khi tới tuổi hai mươi là quan trọng hơn cả và khó khăn hơn cả. Tới độ tuổi này, người thanh niên trong bộ tộc được gởi tới một túp lều tranh hay một hang đá. Nơi đây vị trưởng lão sẽ chỉ dẫnphương cách học tập. Phải nói đây là phương cách tu tập để trở thành một người Kogi hoàn thiện có năng lực, biết sống và biết suy nghĩ thế nào cho hợp cách. Người thanh niên sẽ ngồi xếp bàn quay mặt vào vách để từ đó họ ngẩm nghĩ suy tưởng về con người mình, về thế giới tự nhiên, nghĩa là sư liên kếtràng buộc, giửa con người và thiên nhiên giữa con người và cây cỏ, thú vật, ngày đêm, đất đai, rừng núi, sự kiên trì là điều cốt lõi và thời gian sẽ đánh giá được sự kiên trì. Do đó mà thời gian người thanh niên ngồi quay mặt vào trong nơi túp lều hay vách đá phải là 9 năm. Chín năm suy ngẩm nhiều vấn đềvà cũng là thời gian để bản thân con người mình và thiên nhiên liên kết gần gũi nhau, biết rõ nhau, trở thành hợp nhất. Khi an trú ở một nơi hiu quạnh vắng vẻ như thế để tự suy gẩm, khám phá bản thânmình và khám phá thiên nhiên, người thanh niên này sẽ ăn rất ít và khi tu tập, họ chỉ ngậm vài lá cây, uống chút nước để giữ cho cơ thể đựơc an bình mà thôi. Thường thì vị trưởng lão sẽ đến giảng dạy theo một giờ nhất định nào đó. Vị nay sẽ hưởng dẫn người học trò về những điều gọi là bí mật của vũ trụ tự nhiên, về tâm thức về ý thức và hành động của chính bản thân mình. Sau 9 năm tu tập xét mìnhxét thiên nhiên như thế với thế ngồi "diện bích” (nhìn vô vách).

Khi người thanh niên bước vào tuổi 30, lúc đó họ đã trở thành một con người chửng chạc có khả năng “giao cảm với vũ trụ thiên nhiên”. Chính nhờ vậy mà dù sống nơi núi cao đầy sương và mây mù, dù trong rừng thẩm thâm u của rừng dày Nam Mỹ, họ vẫn biết được những gì đã và sẽ xảy ra trên thế giới. Đây chính là câu trả lời vì sao chúng tôi sống nơi tận cùng mù mịt của địa cầu mà lại có thể biết những gì xảy ra ở bên ngoài như đã từng trình bày trong những lần giải thích cho quý vị về tình trạngbất anđen tối, đầy nguy hiểm mà loài người đang gây ra trên thế giới... 

Hỏi: Quý vị quan niệm hay biết rõ về vũ trụ như thế nào? ....

Trả lời: Sống hòa hợp với vũ trụ, thấm nhập vũ trụ vào với tâm thức mình thì ta sẽ thấu triệthiểu rõđược nhiều thứ trong đời sống. Lý do vũ trụ như là một tấm gương soi vĩ đại, từ đó phản ảnh mọi sự mọi việc, nên khi ta hoà nhập vào với vũ trụ là ta biết rõ những điều đã và sẽ xảy ra. Vì mình và vũ trụ là một nên khi biết rõ mình tức là biết rõ vũ trụtự nhiên. Mà biết rõ vũ trụ tức là biết rõ các định luật của thế giới tự nhiên, trong đó có ta, các loài sinh vật nghĩa là tất cả Và khi đã hiểu rõ các định luật ấy rồi thì ta sẽ không bao giờ dám làm điều gì, dám nghĩ điều gì vượt ra ngoài hay trái ngược với các định luậtấy. Vì nếu làm trái với thiên nhiên là sẽ bị đào thải bị tận diệt.

Còn ý niệm về vũ trụ thì nhờ tĩnh tâm giao cảm với vũ trụ mà chúng tôi biết lúc vũ trụ chưa hình thành là một khoảng trống không - Cái trống không vô tận ấy chính là Mẹ Vũ trụ mà chúng tôi gọi là Kaluma. Mẹ Vũ trụ là một trạng thái tuyệt đối của Tâm thức - Mẹ vũ trụ không phải là đấng tạo hóa như loài ngườinghĩ. Chính nhờ cái tâm thức tan toả này mà phát sinh ra tư tưởng - Nhờ sự vận hành chuyển hoá của tư tưởng mà phát sinh ra tất cả mọi thứ như ta thâý ngày nay - Điều này mới nghe qua thì quá mơ hồtrừu tượng – Chỉ khi nào quý vị áp dụng phương thức suy gẩm như lối ngồi vào vách trong thời gian 9 năm thì khi đó tâm thức quý vị mới dễ hoà vào tâm thức vũ trụ - Lúc đó quý vị mới thấy rõ những gì tôi vừa trình bày. Như vậy cái Tâm là rất quan trọng - Mọi thứ đều do tâm tạo. Nhờ phương thức tĩnh tâmđể giao cảm với vũ trụ mà chúng tôi biết trong vùng không gian của chúng ta thôi là có 9 thế giới phát sinh từ tâm thức - Mọi thứ nơi 9 thế giới ấy đều có cùng quy luật là sinh ra lớn lên, phát triển rồi chết. Những quy luật ấy còn có những chi tiết mà nếu loài người tự cho là văn minh tiến bộ tìm cách phá vỡ các quy luật thì hậu quả lại rất tai hạiLoài người hiện đang sinh sống nơi thế giới thứ 9. Điều quan trọng cần nhớ là thế giới này không phải dành riêng cho loài người mà còn cho mọi sinh vật – Vì thế đánh, bắt, giết hay ăn thịt các sinh vật tức là vi phạm quy luật tự nhiên. Nói về sự vi phạm quy luật tự nhiên thì thật ra loài người đã hành động trái với luật tự nhiên từ lâu rồi...

Hỏi: Theo quý vị thì loài người hiện nay đã hành động trái với luật tự nhiên như thế nào??

Trả lờiBuổi gặp gỡ 3 ngày tại bộ tộc chúng tôi chính là mục đích để nói lên cái sai lầm của loài ngườihiện nay, cái nguy cơ tai hại mà loài người đã gây ra – Nói rõ hơn là loài người từ lâu đã làm trái vớiđịnh luật thiên nhiên, gây tai họa không những cho trái đất mà còn cho cả chính họ. Con người cứ mê mờ khi nghĩ rằng mình có khả năng cải tạo thiên nhiên, cải tạo cuộc sống – Con người ngày càng văn minh tiến bộ với những máy móc tuyệt hảo tinh vi – Nhưng quả thật ý tưởng đó quá sai lầm vì khả năng con người dù thông minh tài giỏi tới đâu vẫn không thể thay đổi quy luật của tự nhiên cũng như chế ngựđưọc cơn thịnh nộ của thiên nhiên – Con người không thể ngăn cản sóng thần, bão tố, động đất, lũ lụt và nhất là dịch bện và sự chết. Càng ngày con người càng có cảm tưởng rằng mình có khả năng chế ngự được thiên nhiên và thực hiện được những gì mà con người muốn như đẩy lùi bệnh tật, tạo sinh ra sinh vật mới ngay trong phòng thí nghiệm, kéo dài tuổi thọ, làm mưa nhân tạo - chế tạo những vũ khí giết người tinh vi siêu đẳng và nhất là vũ khí hóa học, vi trùng ... Và những cuộc thí nghiệm nổ bom hạt nhân... Nhưng con người không biết rằng: khi đẩy lùi bệnh tật thì lại làm phát sinh ra những loại vi trùnghay dộc tố mới và tạo ra thứ bệnh mới khác. Khi chế tạo vũ khí sinh học, hóa học thì ngay lúc đang thí nghiệm cũng đã đưa vào không khí mầm bệnh độc hại rồi, từ đó mới có những bệnh lạ phát sinh ở người và loài vật. Khi làm thay đổi thế giới tụ nhiên là làm xáo trộn quy luật của sự sống... Thuốc ngừa thai, sự tạo sinh sinh vật mới, thuốc tăng cường sức khoẻ, chống ung thư, ngăn chận lão hoá đều trái luật tự nhiên... Hậu quả sẽ tàn phá đời sống tự nhiên của con người và mọi sinh vật. Quả đất là nơi loài người sinh sống, mọi loài cư trú và phát triển nhưng hằng ngày con người vô ý thức tàn phá đất đai, cây cối, thú vật một cách mù quángThế giới văn minh của quý vị dùng thuốc khai quang, diệt cỏ dại, thuốc trừ sâu rầy, thuốc làm sự phát triển của gia súc và hoa màu - Những thứ thuốc ấy đều là những chất độc hại, chúng ngấm vào đất đai, biển cả, sông ngòi đều chất chứa vô số chất phế thải độc hạicon người, các động vật và nhất là các loài thủy sản đã đưa vào cơ thể biết bao chất độc từ nước. Riêng không khí thì rõ ràng ngày nay đang tràn ngập các độc chất gây ô nhiễm trầm trọng ... Tất cả sẽ là nguyên nhân gây nên vô số thảm họa đến với loài người mà bệnh ung thư và bệnh lạ ngày càng phát triển lan tràn khắp thế giới đồng thời với những thay đổi lệch lạc về khí hậu, đất đai, môi trường cũng chính do loài người gây ra làm phát sinh những biến động từ thiên nhiên như sóng thần, lụt lội, đất khọ cằn, hạn hán, động đất và sau cùng là quả đất sẽ bị hủy hoại và nạn diệt vong đến vời mọi loài sinh vật dĩ nhiên là gồm cả loài người sẽ xảy ra không lâu. Điều tệ hại hơn nữa là khi con người phát sinh phát triển tới nay có lúc nào là không có sự tranh giành tàn sát lẫn nhau, không lú nào là không có hận thù. Không những thế, nhiều quốc gia tân tiến muốn trở thành bá chủ đã không ngừng phát triển các loạimáy móc, kỷ thuật tân kỳ, một mặt thì thăng tiến cuộc sống trong giả tạo nhưng đồng thời lại tận dụng những chất rất nhuy hiểm mà về lâu về dài sẽ ảnh hưởng lên cơ thể gây ung thư. Các quốc gia giàu cóvới kỷ nghệ phát triển hiện nay biết rõ sự tai hại của các chất kỷ nghệ độc hại nên đã lợi dụng danh nghĩa toàn cầu thương mãi đã nhắm vào các nước nghèo để tới đó mở mang phát triển kỷ nghệ vừa được nhân công rẽ vừa có chỗ thải bỏ các chất độc. Làm như vậy ngầm mục đích là nếu có xảy ra nguy cơ nào phát sinh từ các chất thải bỏ độc hại ấy thì chỉ đất nước ấy gánh chịu mà thôi chớ không ảnh hưởng tới đất nước của họ. Quý vị hãy tưởng tượng rồi đây các quốc gia nghèo đói và yếu kém sẽ ra sao khi họ hoan hỉ để các công ty nước ngoài thuê đất đai và xây dựng lên những nhà máy đồ sộ. Tại đó sẽ sản xuất vô số mặt hàng mà vật liệu là những thứ mà hiếm ai biết được chôn vào đất đaihay trôi chảy vào sông lạch... Kết quả là quốc gia đó sẽ bị hậu quả tàn hại nặng nề vì không khí, sông ngòi, hồ ao và đất đai cây cối sẽ tràn ngập đủ các chất ô nhiễm mà chính quyền không biết. Từ đó trong dân chúng sẽ phát sinh vô số chứng bệnh la và hậu quả lâu dài là ảnh hưởng tới các yếu tố di truyền của cả dân tộc.

Loài người vẫn tự hào là mình văn minh mà không biết cái văn minh của mình là con dao hai lưỡi tàn hại toàn thể nhân loại. Đã đến lúc loài người nên thức tỉnh. Đó chính là lời kêu gọi thiết tha của chúng tôinhắn gởi nhờ quý vị trao lại cho loài người hiện nay. Mong quý vị gởi ngay thông điệp này đến thế giớicàng sớm càng tốt nếu không thì quá muộn.

Hỏi: Qua cuộc gặp gỡ đặc biệt này, quý vị có điều gì cần cho chúng tôi biết thêm không?

Trả LờiChúng tôi xin nhắc lại là sở dĩ có sự đồng ý tiếp xúc với quý ông trong ba ngày là vì muốn chuyển một thông điệp cho những người mà chúng tôi nghĩ là những người em trong gia đình nhân loại.

Như trên chúng tôi đã trình bày. Ngày nay loài người đang tự đào hố chôn mình – Càng văn minhcon người càng lầm lạc, mê mờ. Càng văn minhcon người càng làm trái với luật của thế giới tự nhiên. Càng ngày con người càng tham lam. Mà càng tham lam thì càng chia rẽ, hận thù nên bạo lực, chiến tranh khủng bố luôn diễn ra mà kết quả không tránh được là thế giới chiến tranh lần thứ ba sẽ phải xảy ra – Nhưng chiến tranh lần này quả là khốc liệt và bi thảm – Lý do là cả kẻ hận thù và người bị hận thù đều bị tiêu diệtthế giới lại đi vào giai đoạn của hổn mang, một giai đoạn xuất hiện trong vũ trụcách đây hằng tỉ năm...

Một lần nữa, chúng tôi tha thiết yêu cầu quý vị hãy mang thông điệp này đến cho thế giới bên ngoài để loài người văn minh tiến bộ hiện nay thức tỉnh... nếu không thì sẽ quá muộn... 

GHI CHÚ: Trong tập tài liệu ghi chú của phái đoàn báo chí có ghi thêm về câu hỏi của một nhà báo rằng tại sao sống ở một nơi có thể nói là biệt lập với thế giới văn minh sôi động bên ngoài mà những người Kogi lại có thể biết được quá nhiều những gì mà ngay những người sống hiện nay ở những thành phố lờn cũng chưa chắc biết hết được thì được vị đại diện bộ tộc trả lời rằng: mọi sinh vật kể cả cây cối, động vật và con người đều có sự liên hệ ràng buộc mật thiết với nhau qua nhiều hình thức như cái mà quý vị thường gọi là từ trường, là hào quang, là tâm linhnăng lực tinh thần vân...vân.... Tuy nhiênkhông ai nghĩ và biết điều đó... vì con người sống ở những vùng đất gọi là văn minh tiến bộ bị chi phốibởi vô số công việc phải làm mới mong đáp ứng nổi những nhu cầu “vật chất” mà họ ham muốn được có. Khi vật chất lấn áp đé nén bao trùng toàn bộ cuộc sống tâm linh gần như bị lu mờche lấp... Chỉ ngoại trừ những nhà tu hànhthiền quán hay tĩnh tâm...mới có khả năng nhận biếtCon người có thể nhận biết những gì xảy ra ở khoảng cách xa qua thần giao cách cảm hay qua tập trung tư tưởng... Mọi người trong bộ tộc chúng tôi tới tuổi trưởng thành đã biết tập trung rèn luyện phát triển mặt tâm linhtrong 9 năm tỉnh tâm suy ngẩm đã giúp họ: “Giao cảm với thiên nhiên, vũ trụ” từ đó mà biết được những gì xảy ra chung quanh, ở những nơi mà họ chưa hề đặt chân tới... 

Khi học hỏi về cây cối thì người Kogi được giảng dạy ghi khắc trong lòng là phải biết quý trọng cây cối. Ngay cả đám cỏ cũng tôn quý nó. Nhờ cây mà ta có bóng mát, nhờ cây mà gió lớn bị ngăn chận, lũ lụt không lan tràn, cây cỏ là thức ăn bổ dưỡng và là thuốc chữa bệnh của con người. Biết rõ điều đó, ta không bẽ cành, chặt cây, phá hoại cây rừng. Cây cối và con người liên quan mật thiết với nhau – Phá hoại, hủy diệt cây cối là làm mất cân bắng thiên nhiên và sẽ dẫn tới sự mất cân bằng trong cơ thể. 

Thông điệp mà người bộ tộc Kogi gởi cho thế giới bên ngoài đã được phái đoàn của ký giả Alan Ereira (phóng viên của đài BBC) mang tới Đại hội Tôn Giáo Toàn Cầu (tổ chức tại Chicago – Hoa Kỳ) tháng 10 năm 1993 - tại đây ký giả Ereira đã trình bày tất cả những gì mà người bộ tộc Kogi đã nhắn gởi cùng với những hình ảnh lạ lùng hiếm có do đài truyền hình BBC và PBS trình chiếu tại Đại hội. Buổi tường trìnhđặc biệt lạ lùng này đã gây nên một chấn động mạnh không những toàn thể đại hội mà còn cả thế giới

(Bài viết này chúng tôi viết tổng hợp qua nhiếu tư liệu – quý vị muốn biết sự kiện này rõ hơn xin đọc Elder Brother’s Warning của ký giả Alan Ereira hay bài dịch của Nguyên Phong đang tải trên báo Viên Giác Đức quốc (Đặc san Xuân – 1995) hay trong Thư Viện Hoa Sen (dưới đây)

(Thầy Thích Nguyên Tạng gửi)

THÔNG ĐIỆP CỦA NHỮNG NGƯỜI ANH 
Alan Ereira – Nguyên Phong dịch 
Nghe bài này Phần 1 phần 2

the_kogi_from_the_heart_of_the_worldLời dịch giả: Tháng 10-1993 vừa qua, đài BBC tại Luân Đôn và PBS tại Hoa Kỳ đã cho phát hình một tài liệu đặc biệt ghi nhận nếp sống của một bộ lạc thiểu số tại Nam Mỹ. Cuốn phim nầy đã gây chấn động dư luận thế giới và hiện là một đề tài được bàn cãi rất nhiều trong giới khảo cổ, môi sinh và nhân chủng học. Lần đầu tiên được trình chiếu trong kỳ đại hội Tôn Giáo hoàn cầu tổ chức tại Chicago, nó đã gây một xúc động lớn cho toàn thể cử tọaChúng tôighi nhận lại đây bài thuyết trình “Elder Brother's Warning” của ký giả Alan Ereira để bạn đọc cùng suy gẫm.(Xem video bên trên)

____________

Từ ngàn xưa, nhân loại đã có những nền văn minh lớn. Những nền văn minh đã tạo ra các kiến trúc vĩ đại như Kim Tự Tháp, Vườn treo Babylon, Vạn Lý Trường Thành v.v... Tuy nhiên dù phát triển đến đâu chăng nữa, nền văn minh nào cũng chịu sự chi phối của luật vô thường, nay còn mai mất, cái gì cực thịnh thì cũng có lúc suy tànLịch sử đã chứng minh điều đó một cách hiển nhiên vì ngày nay không mấy ai nhắc nhở gì đến những nền văn minh cổ xưa đó nữa ngoại trừ những giai thoại rời rạc, pha trộn nhiều hư cấu, khó tin.

Nói đến Kim Tự Tháp, người ta thường nghĩ đến những Kim Tự Tháp Ai Cập, chứ ít ai nhắc đến những Kim Tự Tháp Nam Mỹ, mặc dù tại đây số Kim Tự Tháp còn nhiều hơn, đặc biệt hơn và bao trùm nhiều bí mật kỳ dị hơn. Có lẽ vì phần lớn Kim Tự Tháp tại Nam Mỹ bị bao phủ bởi rừng rậm, không thuận tiện cho việc nghiên cứu, khảo sát.

 

sierra_nevada__colombiaColumbia là một quốc gia nằm ở phía Nam Mỹ Châu. Phần lớn lãnh thổ xứ nầy được bao phủ bởi những khu rừng rậm rạp chưa được khai phá, đặc biệt là các khu rừng quanh rặng Sierra thì gần như còn nguyên vẹn từ mấy ngàn năm nay, không mấy ai đặt chân đến. Đối với dân xứ này thì rặng Sierra vẫn được coi là một nơi chốn linh thiêng chứa đựng nhiều bí mật. Huyền thoại xứ này nói rằng đó là chỗ ở của những bậc Thần linh, có nhiệm vụ che chởcho nhân loại. Vì đỉnh núi lúc nào cũng bị che phủ bởi những đám mây mù, thêm vào đó khí hậu ẩm ướt quanh năm nên cây cối mọc chằng chịt, khó ai có thể vượt rừng đến đó được. Năm 1974, một phi công bay lạc vào phía Đông Bắc của rặng Sierra và phát hiện một Kim Tự Tháp rất lớn tọa lạc giữa rừng. Việc khám phá ra Kim Tự Tháp này đã thúc đẩy nhiều phái đoàn khảo cổ của các quốc gia khác nhau kéo đến đây nghiên cứu. Họ kết luận rằng chiếc Kim Tự Tháp xây bằng đá rất công phu này có những đường nét kiến trúc khác hẳn những Kim Tự Tháp khác tại Nam Mỹ, do đó nó thuộc một nền văn minh riêng biệt nào khác chứ không phải nền văn minh Incas hay Maya. Quanh Kim Tự Tháp là một thành phố bỏ hoang với những hệ thống đường xá được lót bằng đá hết sức công phuĐặc biệt hơn nữa, quanh thành phố còn có một hệ thống ống cống thoát nước rất hữu hiệu, chứng tỏ người xưa đã hiểu biết rành rọt về vấn đề vệ sinh. Theo các nhà khảo cổ thì thành phố này đã được xây cất trên bảy ngàn năm trước khi nền văn minh Incas và Maya phát triển, và có lẽ là một trong những nền văn minh cổ nhất ở Nam Mỹ. Nếu thếlịch sử nền văn minh này như thế nào? Chủng tộc nào đã sống tại đây? Tại sao họ lại biến mất, không để lại một dấu tích gì trừ chiếc Kim Tự Tháp và hệ thống đường xá tinh vi kia?

Các nhà nghiên cứu nhận xét rằng dù đã trải qua bảy tám ngàn năm mà hệ thống đường xá vẫn còn rất tốt, không bị hư hại, trong khi hệ thống xa lộ tối tân nhất tại Hoa Kỳ ngày nay nếu không được tu sửa, bảo trì thì chỉ vài chục năm đã hư hại chứ đừng nói đến trăm hay ngàn năm. Dọc theo những con đường lót bằng đá là những thửa ruộng trồng lúa và khoai, chứng tỏ nền văn minh này chú trọng nhiều về nông nghiệp. Một điểm đặc biệt là mỗi ngã tư đường lại có những tảng đá lớn, khắc ghi những ký hiệu lạ lùng trông như một tấm bản đồ. Bản đồ đường xá hay bản đồ chỉ dẫn điều gì vẫn còn là một câu hỏi lớn. Thông thường các nền văn minh cổ thường để lại nhiều dấu tích hay tài liệu ghi khắc về lịch sử, phong tục, tập quán, nhưng không hiểu sao tại đây họ không hề tìm thấy một dấu tích đặc biệt gì về nền văn minh này ngoài các tấm bản đồ kỳ lạ kia.

Cách đó không xa ở gần đỉnh núi có một bộ lạc người thiểu số gọi là Kogi sống biệt lập, không giao thiệpvới ai. Các nhà khảo cổ đoán rằng có lẽ giống dân Kogi là con cháu của những người đã xây dựng lên Kim Tự Tháp và thành phố với đường xá xây bằng đá này, nhưng họ vẫn không biết vì sao một nền văn minhnhư vậy lại suy tàn và biến mất, không để lại dấu tích nào? Vì người Kogi sống biệt lập trên đỉnh Sierra, không tiếp xúc và giao thiệp với ai nên rất ít người biết đến họ. Trong khi những bộ lạc quanh vùng thường giao dịch, trao đổi hàng hóa với những người tỉnh thành, thì người Kogi rất thận trọng và kín đáo, rút lên những vùng núi cao, không tiếp xúc với ai hoặc chỉ giới hạn việc giao thiệp với một vài bộ lạc lân cận mà thôi.

Đầu năm nay (1993), ký giả Alan Ereira, phóng viên của đài BBC tại Columbia, nhận được tin bộ lạc Kogi từ lâu không tiếp xúc với ai, đã chấp thuận cho anh được phỏng vấn với điều kiện là anh phải đến tham dựbuổi đại hội Tôn Giáo thế giới tổ chức tại Chicago vào tháng 9 năm 1993 và công bố một thông điệp của họ. Ký giả Ereira đã viết: “Đây là một biến cố đặc biệt. Tại sao bao năm nay không giao thiệp tiếp xúc với ai mà tự nhiên họ lại cho phép tôi được đến phỏng vấn, quay phim? Họ muốn gì đây? Tại sao một bộ lạc sống biệt lập trong vùng rừng sâu núi thẳm, không tiếp xúc với thế giới bên ngoài, lại biết có một đại hộiTôn Giáo nhóm họp tại Hoa Kỳ để gửi một thông điệp? Một điều may mắn là tuy người Kogi không liên lạcvới ai, rất ít người biết đến ngôn ngữ của họ, nhưng vì họ tiếp xúc giới hạn với vài bộ lạc gần đó, nên chúng tôi đã tìm được một người dân bộ lạc này có thể nói được tiếng Kogi để làm công việc thông dịch”.

Phái đoàn của ký giả Ereira gồm 6 người, 2 ký giả, 1 nhân viên y tế và 3 nhân viên thu hình đã lên đườngvào đầu năm 1993. Trải qua nhiều ngày tháng trèo đèo, lội suối, họ đã đến vùng đất của người Kogi nằm sâu trên đỉnh Sierra. Đường vào đây phải vượt qua một vực thẳm rất sâu, chỉ có độc một cây cầu treo bện bằng dây thừng bắt ngang qua bờ vực. Được thông báo trước, một phái đoàn Kogi đã ra đón tiếp trước bờ vực.

Khác với những bộ lạc thiểu số sống trong vùng thường ít mặc quần áo, tất cả những người Kogi đều mặc quần áo dệt bằng sợi màu trắng với tay áo thụng như cánh bướm. Một người lớn tuổi đã bắt đầu bằng một bài diễn văn ngắn:

Chúng tôi là những trưởng lão của dân Kogi, chúng tôi chấp thuận cho phép các ông được đặt chân vào đây trong ba ngày. Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng đây là lần đầu tiên và có lẽ cũng là lần cuối các ông được phép đến đây. Hiển nhiên việc này đã được Hội Đồng Trưởng Lão thảo luận rất kỹ và đồng ýChúng tôi là con cháu của một giống dân cổ, một giống dân đã có mặt trên trái đất này từ lâu lắm rồi, trước khi tổ tiên của các ông ra đời. Vì chúng tôi có mặt từ trước, chúng tôi tự coi mình là những người anh lớn trong đại gia đình nhân loại, do đó chúng tôi là anh và các ông là em. Theo lệ thường trong gia đình, người anh thay mặt Mẹ Cha để giáo dục, dạy dỗ các em; nhưng chúng tôi biết rằng các em còn trẻ quá, còn hung hăng quá, còn cứng đầucứng cổngang bướng quá, chưa thể học hỏi được gì, nên trải qua mấy ngàn năm nay, chúng tôi, những người anh, đã quyết định giữ thái độ im lặngChúng tôi hy vọng theo thời gian, các em sẽ hiểu biết hơn, trưởng thành hơn và học hỏi được qua những lỗi lầm đã tạo. Tiếc thay thời gianqua nhanh, trải qua bao thế hệ mà các em không những chẳng học hỏi được gì lại còn tiếp tục phá hoạigia tài Mẹ Cha để lại, do đó những người anh lớn bắt buộc phải lên tiếng. Trước khi đi vào chi tiếtchúng tôi cho phép các ông được quan sát nếp sống của chúng tôi, một nếp sống truyền thống đã tiếp diễn mấy ngàn năm không thay đổi. Các ông được tự do nghiên cứughi nhận, quay phim, chụp hình và làm tất cả những gì cần thiết, và sau đó chúng tôi có một thông điệp muốn gởi cho thế giới bên ngoài.

Ký giả Ereira ghi nhận: “Thật không thể tưởng tượng được cảm giác lạ lùng của chúng tôi khi vượt quachiếc cầu treo lơ lửng trên miệng vực thẳm đó để bước chân vào vùng đất của người Kogi. Chúng tôi có cảm tưởng rằng thời gian đã dừng lại hoặc chúng tôi đã đi ngược thời gian để trở về một thời điểm nào đó của lịch sử. Mặc dù thời gian chỉ vỏn vẹn có ba ngày nhưng phái đoàn của chúng tôi đã làm việc không ngừng. Mọi người tùy theo khả năng chuyên môn đã tận dụng thời gian để khảo cứu, ghi nhận. Chuyên viên thu hình đã làm việc không nghỉ, ghi nhận được hơn hai mươi giờ phim ảnh tài liệu. Chuyên viên y tế đã khám hơn một trăm người và hoàn tất hồ sơ đầy đủ chi tiết về tình trạng sức khỏe của những người dân tại đây. Điều đặc biệt là tuy sống trong một tình trạng có thể tạm gọi là “thiếu tiêu chuẩn vệ sinh” theo quan niệm của những người “văn minh” như chúng ta nhưng chuyên viên y tế không hề tìm thấy một dấu hiệu nào về bệnh tật cả. Hàm răng của họ rất tốt, ngay cả triệu chứng sâu răng thường thấy tại các bộ lạc khác cũng không hề có tại đây. Tôi xin xác nhận rằng tất cả những gì chúng tôi ghi nhận đều được kiểm chứng cẩn thận để bảo đảm tính cách trung thực của nó. Vì thời gian quá ít, chúng tôi chỉ làm được những gì có thể làm và chắc chắn có nhiều thiếu sót. Tôi được biết có đến hơn hai mươi làng mạc rải rác trên đỉnh Sierra, nhưng chúng tôi chỉ được đến thăm một làng duy nhất mà thôi. Chắc hẳn người Kogi đã có một lý do riêng nào đó nên không muốn chúng tôi đi thăm những nơi khác, nhưng chúng tôi cũng không muốn tò mò tìm hiểu thêm làm gì. Các Trưởng Lão xác nhận rằng họ không giấu giếm chúng tôi điều gì nhưng cũng không muốn sự có mặt của chúng tôi gây xáo trộn cho đời sống yên lành của những người dân trong vùng.

Điều đặc biệt đầu tiên mà chúng tôi thấy là những người dân Kogi thường sinh hoạt chung. Mỗi khi cần làm việc gì thì mọi người kéo nhau ra làm việc đó một cách rất tự nhiênChúng tôi đã chứng kiến việc toàn thể dân chúng trong làng kéo nhau đắp lại con đường bằng đá dẫn vào làng. Họ tự động phân chia ra nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm làm một phần mà không cần phải có người hướng dẫn hay chỉ huy. Vì con đường này nối liền hai làng nên dân cả hai làng kéo nhau ra làm việc một cách hết sức trật tự.

Chúng tôi được biết mỗi làng có một Hội Đồng Trưởng Lão. Những người này thường cầm một chiếc ống nhỏ bằng gỗ, bên trong đựng vôi. Họ cầm một chiếc que xoay qua xoay lại để tán những mảnh đá vôi ra thành bột, thỉnh thoảng lại đưa lên miệng chấm một chút vôi vào đầu lưỡi. Một Trưởng Lão cho biết: chiếc ống vôi tượng trưng cho đời sống. Họ luôn tay xoay chiếc ống vôi đó vì đời sống luôn luôn thay đổi, tiếp diễn không ngừng. Đá vôi tượng trưng cho chất liệu của đời sốngSở dĩ họ nghiền nát những miếng vôi rồi đưa lên miệng vì hành động đó làm cho đời sống trở nên ý nghĩa hơn. Tôi không hiểu rõ nghĩa của câu đó nên yêu cầu ông giải thích thêm. Vị Trưởng Lão đã nói: ”Đời sống là một sự mầu nhiệm. Nếu con ngườibiết mài dũa thân và tâm để ý thức đời sống một cách trọn vẹn thì người ta sẽ ý thức được những việc khác phi thường hơn”.

Ký giả Ereira kết luận: “Tôi đã quan sát việc này rất lâu mà không thể giải thích gì hơn. Theo tôi thì có lẽ đây là một phương pháp tĩnh tâmý thức hành động của mình, một phương pháp giống như cách thực hành thiền định của người Á Châu. Việc mài dũa tâm và thân qua hành động xoay xoay chiếc ống vôi nhỏ trên tay là một điều lạ lùng rất khó giải thích”.

Chính giữa làng có một căn nhà rất lớn cất bằng lá cây. Đây là nơi hội họp của dân làng mỗi khi có việc quan trọng. Khác hẳn với những bộ lạc khác, chúng tôi không hề nhìn thấy các biểu tượng tôn giáotín ngưỡng gì cả. Căn nhà hoàn toàn trống trơn và rất sạch sẽ. Một vị Trưởng Lão cho biết đây là trung tâmsinh hoạt của làng, mọi việc quan trọng như cưới hỏi, chôn cất, trồng trọt, cày cấy, tiên đoán thời tiết đều được mang ra thảo luận tại đây để lấy quyết định chung. Tất cả mọi người đều có quyền phát biểu ý kiến, không có Tù Trưởng hay một ai nắm quyền hành cả. Ký giả Ereira ghi nhận: “Thật là một điều lạ lùng chưa từng thấy. Một bộ lạc không có Tù Trưởng, không có người lãnh đạo, mọi quyết định đều là quyết địnhchung. Phải chăng đây là một hình thức dân chủ thô sơ nhất và chân chính nhất đã có từ ngàn xưa? Theo chỗ chúng tôi dò hỏi thì không có một điều gì được làm nếu không có sự đồng ý chung, nhưng quyết địnhchung ở đây không có nghĩa là đa số trên thiểu số mà là quyết định của toàn thể mọi người (Concensus). Thật khó có thể tưởng tượng một bộ lạc sống biệt lập lại có một truyền thống dân chủ đặc biệt như vậy! Phải chăng nền văn minh cổ xưa ngày trước là một nền văn minh dựa trên căn bản dân chủ?”

Đơn vị nhỏ nhất của xã hội Kogi là đơn vị gia đình. Trung bình một gia đình gồm Cha Mẹ và các con nhỏ. Khi trẻ em còn nhỏ chúng được nuôi dưỡng bởi Cha Mẹ, phần lớn là người Mẹ trực tiếp nuôi nấng con cái. Nếu có bệnh tật thì các em được đưa đến cho các Trưởng Lão chữa bệnh. Đôi khi các Trưởng Lão cũng bó tay và em nhỏ không thể sống nhưng Cha Mẹ chúng chấp nhận, cho rằng đó là luật thiên nhiên. Nếu sống được đến lúc trưởng thành thì người Kogi có tuổi thọ rất cao, tuổi trung bình của họ là khoảng một trăm hay hơn thế nữa. Một Trưởng Lão cho biết: “Theo quan niệm của chúng tôi thì sống thuận theo thiên nhiên không thể có bệnh. Bệnh tật chỉ là hậu quả của những gì trái với thiên nhiênNgoài ra sự tương giao giữa con người với thiên nhiên hết sức mật thiết và khi thiên nhiên bị phá hoạichắc chắn con người sẽ bị ảnh hưởng theo, do đó con người phải biết tìm môi trường thích hợp để sống. Chính vì sống trái với các định luật thiên nhiên mà có đủ thứ bệnh kỳ lạ xảy ra, đây là bằng chứng hiển nhiên rằng con người chịu ảnh hưởng nhiều về môi trường và cách thức mà họ sinh sống”. Khi đứa nhỏ được khoảng bảy tuổi thì chúng bắt đầu rời Cha Mẹ để sống với Ông Bà Nội, Ông Bà Ngoại ở cách đó không xa để được giáo dụcthêm về cách sống tự lập. Khi được hai mươi mốt thì đứa nhỏ đi theo các bậc Trưởng Lão học hỏi và khi gần ba mươi mới bắt đầu khởi sự lập gia đình riêng.

Người Kogi sống bằng cách canh tác và hái trái cây trong rừng, một lối sống hết sức thô sơ thường được gán cho các dân tộc còn man dã. Phương pháp trồng trọt của họ cũng rất giản dị. Họ dùng một cây nhọn để xắn đất, thảy vào đó vài hạt đậu rồi lấp lại. Việc trồng trọt hay gieo hạt được dành cho phái nữ vì người nữ “mát tay” hơn người nam. Một Trưởng Lão cho biết: “Chúng tôi vẫn biết có những phương pháp trồng trọt, canh tác khác có thể làm hoa mầu nảy sinh rất nhiều, nhưng có nhiều để làm gì? Gia đình nào thì cũng chỉ ăn ngày ba bữa. Có nhiều sẽ tạo nên tình trạng tham lam, tạo ra phiền toái vô íchThiên nhiên đã lo liệu chu toàn thì cứ theo đó mà sống. Các ông hãy nhìn kia, chim chóc không gieo hạt mà thiên nhiên có để cho chúng chết đói đâu? Các thú rừng khác cũng thế, chả loài nào thiếu ăn cả, vậy tại sao con ngườiphải lo tàng trữ, gia tăng thu hoạch thực phẩm? Có dư làm rối loạn trật tự thiên nhiên, có nhiều hơn cái mình cần là lấy đi mất phần của người khác hay sinh vật khác, và như thế là vi phạm một định luật căn bảncủa thiên nhiên và truyền thống sẵn có của dân Kogi. Các ông nên biết người Kogi chỉ sống vừa đủhoàn toàn không có gì dư thừa và do đó tại đây không hề có trộm cướp hay các tệ nạn như các bộ lạc khác”.

Một điểm rất đặc biệt là người Kogi không hề ăn thịt cá. Khác hẳn với những bộ lạc khác, họ không hề săn bắn hay có võ khí. Truyền thống của họ không hề có vấn đề giết hại bất cứ một sinh vật nào, dù lớn hay nhỏ. Đây là một chi tiết đang làm nhức đầu nhiều nhà nhân chủng học và xã hội học. Từ trước đến nay, các lý thuyết đều cho rằng những bộ lạc dã man đều sinh sống bằng săn bắn và ăn cây trái trong rừng. Việc một bộ lạc không hề có tập tục ăn thịt cá là một sự kiện độc đáo, lạ lùng hiếm có và khó giải thích. Người Kogi cho rằng giết hại sinh vật là trái với luật thiên nhiên. Có lẽ vì lý do đó trong thời gian quay phim, phái đoàn đài BBC đã thấy rất nhiều hươu, nai, thỏ rừng, chồn cáo đi qua đi lại trong làng như những gia súc mà không hề sợ hãi. Vì chỉ sống bằng rau cỏ thiên nhiên nên việc học hỏinghiên cứu các lá cây có dược tính là một môn học được giảng dạy rất kỹ lưỡng tại đây. Người Kogi cho biết họ có thể sống từ ngày này qua ngày khác bằng cách ngậm một vài lá cây mà thôi, có lẽ vì chỉ ăn rau trái mà họ sống lâu như vậy!

Phái đoàn đã ghi nhận việc một Trưởng Lão dạy dỗ một thanh niên cách ăn uống như sau: “Khi ăn phải nhai thật từ từ, thong thả, phải ý thức từng chút một và tuyệt đối chú tâm vào việc ăn chứ không được nghĩa gì khác”. Cách ăn uống, làm chủ vị giác là bài học vỡ lòng đầu tiên trong phương pháp giáo dục của họ. Truyền thống tại đây không có trường học mà chỉ có cách dạy dỗ khẩu truyền từ Cha Mẹ, Ông Bà cho con cháu, và từ các bậc Trưởng Lão cho những thanh niên. Cách giáo dục thanh niên tại đây cũng hết sứclạ lùng, có một không hai. Khi được khoảng hai mươi tuổi, thanh niên được gửi đến học hỏi với các bậc Trưởng Lão trong những túp lều đơn sơ hay một hang đá. Tại đây họ sẽ tập ngồi yên quay mặt vào vách tường trong bảy đến chín năm liền. Họ chỉ nhai một ít lá cây, uống một chút nước và chú tâm suy gẫm về những điều được giảng dạy. Mỗi ngày vào giờ giấc nhất định, các bậc Trưởng Lão có nhiệm vụ hướng dẫn sẽ bước vào trao cho họ một đề tài chi đó để suy gẫm.

Ký giả Ereira đã ghi nhận buổi giảng dạy trong một hang đá như sau: Thanh niên ngồi quay mặt vào vách, vị Trưởng Lão bước vào ngồi ở phía sau quan sát thanh niên kia một lúc rồi mới đưa chiếc ống đựng vôi cho thanh niên sử dụng. Ông nói: “Ngươi hãy xoay chiếc ống thật từ từ, thong thảý thức từng hành động và biết rằng mọi vật trong thiên nhiên lúc nào cũng thay đổi như chiếc ống đang xoay trong tay ngươi vậy. Ngươi phải biết rằng đời sống vốn quý báu như vôi đựng trong ống, phải biết quý trọng đời sống của mình cũng như của mọi sinh vật. Tất cả hiện diện nơi đây vì một ý nghĩa nhất định chứ không phải tình cờ”.

Trong một hang đá khác, một Trưởng Lão giảng dạy về cách canh tác: “Ngươi phải biết tôn trọng từng gốc cây, từng ngọn cỏ vì cây cỏ cũng có đời sống riêng của nó. Đừng bao giờ nghĩ đến việc chặt một cây mà không nghĩ đến hậu quả mà ngươi sẽ gây ra. Cây cối cho ngươi trái ăn, cho ngươi bóng mát và che chởngươi khi cần thiết, vậy ngươi phải biết tôn trọng cây cối. Ngươi phải biết vạn vật liên quan với nhau chặt chẽ và ngươi phải ý thức rõ rệt về sự tương quan mật thiết này. Phá hoại trật tự này là 

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm