Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 

 

 

 

Tiến Sĩ Phật Học Việt Nam Đầu Tiên tại Miến Điện 6Lúc 13 giờ ngày 17/6/2016, Trường Đại Học Phật Giáo Quốc Tế (ITBMU) tại TP. Yangon, Miến Điện, đã long trọng tổ chức Lễ Trao Bằng Tốt Nghiệp cho Tăng Ni Sinh viên các nước, khóa tiến sĩ, thạc sĩ, và cử nhân Phật học.

Buổi lễ vô cùng vinh dự được cung nghinh Ngài Tăng Thống Miến Điện - HT. Tiến sĩ Kumarabhivamsa, 3 Bâc Tam Tạng Cao Quý của Miến Điên -  HT. Sirindabhivamsa, HT. Gandhamalalankara, và HT. Abhijatabhivamsa , Hiệu trưởng Trường Đại học - HT. Tiến sĩ Nandamalabhivamsa, Phó hiệu trưởng - HT. Tiến sĩ Candavarabhivamsa, các Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, Giảng sư, Giáo sư, Tiến sĩ của Trường cũng như của các Đại học khác, cùng đông đảo Tăng Ni sinh viên, Quý quan khách. Trường hân hạnh tiếp đón Ông Thura U Aung Ko Bộ trưởng Bộ Tôn Giáo và Văn Hóa Miến Điện, Đại Sứ Quán của các nước.

Sư Cô Diệu Hiếu đã hân hạnh nhận bằng Tiến sĩ Phật học từ Ngài HT Hiệu Trưởng. Được Bộ Trưởng Bộ Tôn Giáo và Văn hóa Miến Điện đến chấp tay kính mừng và thưa hỏi và Đài truyền hình Miến Điện đến quay phim và đưa tin.

Trong số 02 tiến sĩ, 28 thạc sĩ, và 51 cử nhân của 22 quốc gia, Tăng Ni sinh Việt Nam gồm:

- 01 Tiến sĩ: Sư cô Thích Nữ Diệu Hiếu

- 06 Thạc sĩ: Sư Phước Nhựt, Sư Pháp Thiện, Sư Giác Nhẫn, Sc. Liên Sen, Sc. Liên Nghiêm, Sc. Phước Thu.

- 11 Cử nhân: Sư Thiện Hảo, Sư Pháp Hậu, Sc. Chơn Đức, Sc. Hạnh Từ, Sc. Liên Hạnh, Sc. Liên Đăng, Sc. Liên Kỉnh, Sc. Đồng Huệ, Sc. Huệ Lý, Sc. Như Phước, Cô Ngọc Hương.

Đặc biệt Sư cô Thích Nữ Diệu Hiếu (Thế danh: Tào Thanh Thanh Thủy) là Tiến sĩ Việt Nam, khoa Thiền Minh Sát, đầu tiên của Trường. Sư Cô đã bảo vệ thành công tốt đẹp Luận văn của mình với đề tài: Đánh Giá Mối Tương Quan Giữa Định và Minh Sát trong Thiền Phật Giáo (Evaluation of Interrelationship between Samatha and Vipassana in Buddhist Meditation), dưới sự hướng dẫn của Thượng Tọa Tiến sĩ Chekinda - Giảng sư, Thiền sư nổi tiếng tại Miến Điện, Trưởng khoaThiền Minh Sát.

 

Sư cô đã nhiệt tâm, nổ lực viết đề tài mới mẻ, giá trị này với tâm nguyện đóng góp phần công sức của mình cho việc nghiên cứu chi tiết lý thuyết và thực hành lời Đức Phật dạy về Thiền - tinh hoa của Phật giáo; nhắm đến mục tiêu hiểu rõ và hành đúng, thành tựu trí tuệ, an vui, và Giải thoát cho những ai đang tìm về với Đạo Phật.


Dưới đây là một số ảnh trong ngày lễ ra trường của Sư cô Thích Nữ Diệu Hiếu:Tiến Sĩ Phật Học Việt Nam Đầu Tiên tại Miến Điện 3Hiệu trưởng Trường Đại học - HT. Tiến sĩ Nandamalabhivamsa 
trao bằng Tiến sĩ cho Sư Cô Thích Nữ Diệu Hiếu

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOẰNG PHÁP
PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY QUỐC TẾ

International Theravada Buddhist University
Dhammapala Hill, Mayangone P.O. Yangoon, Myanmar
Fax: 0-951-650700
Phone: 095-1-650702


dai_hoc_mien_dien_9Miến Điện (Myanmar hay Burma) là đất nước có hầu hết dân số theo Phật giáo. Từ thế hệ này sang thế hệ khác, họ dày công gìn giữ và lưu truyền Phật giáo Nguyên thủy suốt hơn ngàn năm, qua hai lần kết tậpTam Tạng cùng sự chuyên tâm tu học của Chư Tăng Ni. Giờ đây, Miến Điện chia sẻ với mọi người khắp năm châu nhiều giá trị hạnh phúc tâm linh bắt nguồn từ những lời dạy vàng của Đức Thế Tôn. Trường đại họcHoằng Pháp Phật Giáo Nguyên Thủy Quốc Tế ra đời nhằm mục đích ấy. Trường được thành lập ngày 9/12/1998, trên ngọn đồi thiêng Dhammapāla (Hộ Pháp), thuộc thành phố Yangon (còn gọi là Rangon), gần ngôi chùa nổi tiếng thờ xá lợi răng của Đức Phật. Đây là một trung tâm chuyên dạy và học Phật giáo Nguyên thủy, cả pháp học lẫn pháp hành. Ban giảng sư gồm nhiều học giả bản xứ nổi tiếng, có học vị cao, kiến thứcsâu rộng về kinh điển Pāli. Ngôn ngữ chính dùng để giảng dạy là tiếng Anh. Mục tiêu của Trường:

  1. Chia sẻ với mọi người Lời dạy chính thống của Đức Phật;
  2. Nghiên cứu để hiểu tường tận Tam Tạng Pāli;
  3. Đoạn trừ ác pháp và huân tập thiện pháp;
  4. Tu tập đời sống Phạm hạnh thanh cao Từ - Bi - Hỷ - Xả, góp phần đưa thế giới đến hòa bình, thịnh vượng;
  5. Trao dồi công tác hoằng pháp, đi đôi với tăng trưởng giới đức, am tường Tam Tạng kinh điển và kinh nghiệm hành thiền.

Các phân khoa:

  1. Về pháp học (Pariyatti):

1. Phân khoa Luật (Vinaya) 
2. Phân khoa Kinh (Suttanta) 
3. Phân khoa Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) 
4. Phân khoa Lịch sử và Văn hóa Phật giáo 
5. Phân khoa Ngôn ngữ Pāli 
6. Phân khoa Ngôn ngữ Miến Điện

  1. Về pháp hành (Paṭipatti):

1. Phân khoa Thiền Định 
2. Phân khoa Thiền Tuệ

  1. Về Tôn giáo và Hoằng Pháp:

1. Phân khoa Tôn giáo học 
2. Phân khoa Hoằng Pháp 
3. Phân khoa Phương pháp nghiên cứu 
4. Phân khoa ngoại ngữ và dịch thuật. Thời gian học: 


Dự bị Đại học Phật giáo – 1 năm 
Cử nhân Phật học – 2 năm 
Thạc sĩ Phật học – 3 năm 
Tiến sĩ Phật học – 4 năm 

Kỳ thi tuyển được tổ chức vào ngày 9 tháng 1 hàng năm, tại trường đại học, Yangon; hoặc tại Đại sứ quán Miến Điện ở các nước. Niên học chia làm 2 học kỳ: học kỳ 1 từ tháng 6 đến tháng 10; học kỳ 2: tháng 12 đến tháng 3. Trong các kỳ nghỉ, sinh viên được nhà trường giới thiệu đến các trường thiền nổi tiếng tại Miến Điện để hành thiền; hay có thể ở tại ký túc xá tiện việc nghiên cứu nếu đang theo học chương trình thạc sĩ, tiến sĩ. 

Phòng ốc: Bảy giảng đường khá rộng, thoáng mát; Thiền đường rộng lớn, trang nghiêm, có cả máy lạnh; Thư viện có nhiều đầu sách thuận tiện cho việc tham khảo, nghiên cứu. Hai ký túc xá riêng biệt: 1 cho Chư Tăng và sinh viên nam, 1 cho Chư Ni và sinh viên nữ; mỗi vị một phòng. Sinh viên từ rất nhiều nước đến đây tu học: Mỹ, Pháp, Anh, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam... hòa cùng sinh viên bản xứ. Điều khích lệ cho sinh viên theo học ở đây là nhà trường tài trợ học phí, ăn uống, điện nước sinh hoạt, nơi ở. Họ tạo mọi điều kiện để sinh viên có thời gian chuyên tâm tu học thật tốt, vì tôn chỉ của nhà trường là: “Cúng dường Pháp Bảo là pháp thù thắng nhất trong tất cả các pháp thí”.

 

This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it." />

ReplyForward

 

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm