Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 

56 Ba Loai Đệ Tử


Nguyệt Am
 (Gettan) là một Thiền sư sống vào những năm cuối thời Đức Xuyên. Sư thường nói,

“Có ba loại đệ tử:

-  Những người truyền Thiền cho kẻ khác,

-  những người giữ chùa và bàn thờ,

-  rồi những cái bị gạo và những cái mắc áo.”

Nga Sơn cũng diễn tả cùng một ý ấy. Khi sư tu học dưới sự hướng dẫn của Tích Thủy, thầy của sư rất nghiêm khắc. Đôi khi Tích Thủy đánh cả sư. Các đệ tử khác không chịu nổi loại giáo lý này nên bỏ đi. Nga Sơn ở lại và nói:

- “Một đệ tử tồi lợi dụng ảnh hưởng của thầy.

- Một đệ tử khá ngưỡng mộ lòng tốt của thầy.

- Một đệ tử giỏi phát triển mạnh dưới kỷ luật của thầy.”

Bài này trích trong < 333 câu chuyện Thiền> do ông Đỗ Đình Đồng soạn.

Chúng ta thử phân tích tìm hiểu thêm những hạng đệ tử đó.

 

Inline image

Theo thiền sư Nguyệt Am (Nhật), thứ tự được kể từ giỏi nhất lần tới dở nhất:

-      Những người truyền Thiền cho kẻ khác: đây là những ngưởi tu tập có kết quả rồi, phát huy trí tuệ, sau đó đem kinh nghiệm ra hướng dẫn người khác tu tập theo. Tức là họ sẽ trở thành thiền sư như vị Thầy.

-      Sau đó là những người giữ chùa và bàn thờ: Hạng người này tu chưa có kết quả phát huy trí tuệ, nhưng họ có giữ giới luật nề nếp, nên họ vẫn còn phải sống trong chùa bên cạnh Thầy để học hỏi tiếp, không có khả năng giáo hóa người khác.

-      Cuối cùng là hạng “cái bị gạo và cái mắc áo”: Tức là những người chỉ ăn với ngủ, không tu tập, lười biếng, chưa có trí tuệ. Không có triển vọng gì.  

Ngài Nga Sơn thì chia ra ba hạng đệ tử như sau:

-     Một đệ tử tồi lợi dụng ảnh hưởng của Thầy.

-     Một đệ tử khá ngưỡng mộ lòng tốt của Thầy.

-     Một đệ tử giỏi phát triển mạnh dưới kỷ luật của Thầy.

Đệ tử tồi: người đệ tử nào đến với vị Thầy chỉ để lợi dụng danh tiếng, hay uy tín của thầy, thí dụ như chỉ muốn tự xưng mình là đệ tử của vị thầy nổi tiếng, mong được người khác kính trọng mình. Như vậy mục tiêu tu học không đúng.

Đệ tử khá: người đệ tử đến tu học với vị thầy chỉ vì ngưỡng mộ lòng tốt của thầy, tức là cảm cái đức hạnh của thầy, tuy đúng nhưng vẫn chưa giúp mình tiến bộ.

Đệ tử giỏi: được trui rèn trong những khuôn khổ giới luật khe khắt của thầy. Người này biết nhẫn nhục, biết tinh tấn, có quyết tâm, nên đạt được nhiều kết quả, trở thành người đệ tử giỏi.

Ngài Nga Sơn nhận ra ba hạng đệ tử như vậy dựa trên mối liên quan mật thiết giữa Thầy và đệ tử.

Trong khi ngài Nguyệt Am phân chia ba loại đệ tử theo căn cơ và chí hướng của mỗi người.

 

Inline image

Vào thời Đức Phật cũng vậy. Có đầy đủ thuận duyên, có phước báu nhiều đời rồi, mới được gặp gỡ Đức Phật, được xuất gia dưới Pháp và Luật của Đức Phật. Thế mà không ít người thoái tâm, muốn từ bỏ đời sống Phạm hạnh, trở về đời sống thế tục. Với thiên nhãn thông, Đức Phật kể lại kiếp quá khứ của người đệ tử đó, đã từng phạm lỗi lầm tương tự đời này, chuốc lấy khổ đau. Nghe xong, vị đệ tử tỉnh thức, đạt được một quả vị nào đó trong A la hán đạo, tiếp tục tinh tấn, và kết quả sau cùng cũng thành công.

Trong bài kinh <Ganaka Moggallana>, Đức Phật đã trả lời một vị Bà la môn rằng: “

-      -- Cũng vậy, này Bà-la-môn, trong khi có mặt Niết-bàn, trong khi có mặt con đường đi đến Niết-bàn, và trong khi có mặt Ta là bậc chỉ đường.

Nhưng các đệ tử của Ta, được Ta khuyến giáo như vậy, giảng dạy như vậy, một số chứng được cứu cánh đích Niết-bàn, một số không chứng được.

Ở đây, này Bà-la-môn, Ta làm gì được? Như Lai chỉ là người chỉ đường.”

Đức Phật giáo hóa đệ tử với tâm bình đẳng, khách quan, nhưng mỗi người tùy theo căn tánh, khả năng riêng mà tu tập và tiến bộ khác nhau.

Về sau, chư Tổ Thiền cũng giáo hóa bình đẳng, nhưng các đệ tử tiếp nhận và chuyển hóa khác nhau, nên mới có nhiều hạng đệ tử khác nhau. Kinh điển thường so sánh việc giáo hóa như những trận mưa pháp, tưới tẩm khắp nơi, khách quan, bình đẳng. Nhưng cây cỏ mỗi thứ sẽ được ích lợi không đồng.

Vậy chúng ta hãy suy gẫm xem mình là hạng đệ tử nào, mình có những ưu điểm nào, hay còn khuyết điểm đã khiến cho mình chưa đến nơi mà mình muốn đến?

 Thích Nữ Triệt Như

1-8-2020

 

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm