Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 

Image result for phap thoai đầu năm 2021 của hòa thượng như điển

Pháp thoại Năm Mới 2021
Của Hòa Thượng Thích Như Điển tại
chùa Beel Low See Temple(Tỳ Lô Tự)
Singapore vào ngày 12.2.2021
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Kính bạch chư Tôn Đức Tăng Ni,
Kính thưa Quý Phật Tử,
Hôm nay là ngày đầu năm Tết âm lịch Tân Sửu nhằm ngày 12 tháng 2 năm 2021, từ nước Đức xa xôi tận
Âu Châu, qua lời đề nghị của Master Hui Siong, Trụ Trì chùa Beeh Low See Temple tại Singapore và các
chùa khác tại Malaysia cũng như Indonesia; nên tôi mới có cơ hội gặp gỡ Quý Ngài và Quý Vị trên diễn
đàn Online nầy. Lời đầu tiên chúng tôi xin cảm ơn Master Hui Siong rất nhiều cùng Cô Thư Ký Jackie
của chùa Beeh Low cũng như Quý Vị về việc nầy.
Đức Phật của chúng ta vẫn thường hay dạy rằng: “Tất cả các pháp đều do nhân duyên sanh, các pháp đều
do nhân duyên diệt và tự tánh của các pháp vốn là không”. Ai trong chúng ta cũng rất rõ điều đó, vì Quý
Vị đã là những người Phật Tử thuần thành; nên pháp Duyên Sanh nầy luôn được nhắc nhở để hành trì.
Ngoài ra Đức Phật cũng dạy về Tam Pháp Ấn theo Phật Giáo Nam truyền như: Vô thường, khổ và vô ngã
hay theo Phật Giáo Bắc truyền là tứ pháp ấn gồm: Vô thường, khổ, không và vô ngã. Dầu là Nam Tông
hay Bắc Tông chúng ta cũng đang thực hành lời Phật dạy chung về việc nầy. Vậy khi có sự khổ ập đến thì
chúng ta phải đối diện hay giải quyết vấn đề nầy như thế nào đây?
Kể từ tháng 2 năm 2020 cho đến hôm nay là trên dưới một năm, thế giới đang đối mặt với Covic 19
pandemic, đã có hơn mấy triệu người chết và mấy chục triệu người bị lây nhiễm. Khiến cho tất cả mọi
hoạt động đều bị ngưng đọng, kể cả các Tôn Giáo cũng bị ảnh hưởng lây. Lâu nay Qúy Vị đi chùa tự do,
muốn đến chùa lễ Phật hay gặp gỡ Tăng Ni bất cứ lúc nào cũng không bị hàng rào nào cản ngăn cả. Thế
mà cả một năm nay tuy chùa không bị đóng cửa, mà Phật Tử lại không dám tụ tập đông người. Bởi lẽ ai
cũng sợ bị lây nhiễm; nên ở nhà là tốt nhất; nhưng ở nhà chưa hẳn đã yên. Vì lâu nay người chồng đi đến
sở làm việc hằng ngày, người vợ ở nhà chăm lo việc nhà hay người vợ đi làm ở công ty khác. Thời gian
hai người gặp nhau rất ngắn vào mỗi tối hay cuối tuần. Còn bây giờ vì Covic 19 pandemic nên phải tiếp
xúc thường xuyên hằng ngày giữa vợ chồng, con cái nhỏ với cha mẹ, khiến cho sự bực bội càng ngày
càng tăng thêm, dễ dẫn đến việc đổ vở tình cảm, vốn đã bị dồn ép lâu ngày rồi; nên đây là cơ hội để bùng
nổ.
Người lớn tuổi không có công ăn việc làm, bị thất nghiệp, việc thu nhập tiền bạc bị giới hạng nên gia đình
trở nên túng quẩn hơn và nợ nầng thì không giải quyết được; nên sinh ra khó chịu, rồi tự sống cô lập với
nhau giữa những người thân yêu với nhau. Lý do duy nhất chỉ vì không hiểu nhau; nếu chỉ có tình yêu
không, thì không thể bảo đảm cho hạnh phúc vốn dễ tan vở nầy. Có nhiều người quá khủng hoảng nên
tìm cách tự tử cả Gia Đình. Trên thực tế thì tự tử cũng không thể giải quyết được việc gì cả, mà còn tạo ra
gánh nặng thêm cho những người thân còn sống. Thế giới đang đối mặt với những thách thức lớn lao như
vậy thì Phật Giáo hay nói đúng hơn là các Tôn Giáo sẽ giúp ích được gì cho chúng ta đây? Đây là một câu
hỏi, không phải đơn giản để trả lời một cách rốt ráo; nhưng đầu tiên Quý Vị hãy nghe tôi kể một vài câu
chuyện, sau đó sự nhận xét hay thực hành là quyền tự quyết của mỗi người.

Những ngày đầu tháng 4 năm 2020 vừa qua, nước Ý là nước có số người chết vì Corona 19 tăng lên hằng
ngày, hằng tháng, khiến thế giới phải chóng mặt và chính quyền cũng như bộ y tế của Ý đã thể hiện trách
nhiệm của mình hết mực; nhưng con số người chết hằng ngày vẫn chưa giảm hẳn. Có một cụ già 90 tuổi
bị mắc Covic 19 và được đưa vào một bệnh viện ở Ý để chữa. Ông ta phải thở bằng bình Oxigen trong
suốt hơn hai tuần lễ và bệnh tình của Ông ta từ từ được thuyên giảm. Ngày xuất viện Ông ta cầm tay vị
Bác Sĩ đã chữa trị cho Ông để cảm ơn. Thay vì nói những lời từ giả để về lại nhà mình thì Ông ta khóc
sướt mướt, khiến vị Bác Sĩ kia cũng rất lo, không biết tại sao và hỏi ông già kia rằng: Chắc là Ông không
đủ tiền để trả tiền viện phí phải không? Nếu vậy thì tôi sẽ đề nghị với bệnh việc để Ông trả góp vậy. Ông
lão thều thào trả lời: Không, không thưa Bác Sĩ, tôi có đầy đủ khả năng lo thanh toán viện phí trong
những ngày tôi nằm tại đây. Nhưng tại sao Ông lại khóc? Bác Sĩ hỏi. Ông thong thả giải thích rằng: Thưa
Bác Sĩ: tôi đã sống hơn 90 năm trên trần thế nầy rồi, tôi đã hít thở không biết bao nhiêu là Oxygene để
phổi tôi được thở, tim tôi được đập, mà suốt hơn 90 năm như vậy, có bao giờ tôi quan tâm đến hơi thở
của mình đâu. Tôi cũng chưa bao giờ có một tiếng cảm ơn với không khí mà tôi đã được hít thở trong
suốt một thời gian dài như vậy. Bây giờ đây chính là lúc mà tôi phải cảm ơn Bác Sĩ, cảm ơn những y tá
chung quanh tôi và nhất là cảm ơn những bình Oxygen mà Bác Sĩ đã chuyền hơi qua đường thở cho tôi.
Nếu không có những bình dưỡng khí nầy thì tôi đã chết cách đây mấy ngày rồi.
Câu chuyện thứ hai xảy ra tại Úc. Nhân sau một bữa giảng Phật Pháp tại Sydney, có một em bé thấy tôi
uống sữa, liền đến bên nhẹ nhàng chào hỏi và thưa rằng: Sư Ông ơi! Sư Ông đừng nên uống sữa nữa. Tôi
giật mình nhìn bé và ngạc nhiên hỏi tại sao như vậy? Em bé trả lời rằng: Sư Ông nên xem Film nầy hay
lắm và đây câu chuyện được bắt đầu. Câu chuyện nầy xảy ra trong một trại chăn nuôi của Úc mà tôi đã
được xem hình ảnh qua Film được công chiếu trên truyền hình. Câu chuyện được bắt đầu là có một nông
trại nọ nuôi rất nhiều bò để lấy sữa. Trong đám bò bị lấy sữa ấy có một con bò lại sinh một con bê và khi
con bê thèm sữa đến bên con bò mẹ để bú thì bị người lấy sữa lấy búa đập cho con bê vỡ đầu ra và chết
ngay tại chỗ. Khi xem đến đó, tôi tự nhũ rằng: Vậy thì lâu nay mình tranh sữa với bê con để nuôi tấm thân
tứ đại nầy; nên từ đó đến nay, chính bản thân tôi, không còn uống sữa nữa. Vì nếu chúng ta uống sữa cũng
chính là gián tiếp làm cho những con bê con kia khốn khổ, không có sữa để uống và dẫn đến sự chết chóc
như trường hợp trên.
Câu chuyện thứ nhất giúp cho chúng ta rút ra được bài học là hãy trân quý những gì mà chúng ta đang có;
chứ không phải là những gì chúng ta đi tìm. Ngay như những hạnh phúc tạm bợ mà chúng ta hay chúc
nhau khi đám cưới hay tốt nghiệp Đại Học, về nhà mới v.v…nó cũng chỉ là những sự ước lệ; chứ chúng ta
chưa nhìn ra được thực tướng của nó như Ông lão người Ý đã nhận chân ra sự quan trọng của không khí
đối với sự hít thở hằng ngày của chúng ta. Bởi vì hạnh phúc không bao giờ có thật. Do vậy con người cứ
mãi lo đi tìm hạnh phúc, mà không ngờ rằng hạnh phúc đang ở chung quanh ta, gia đình ta, bạn bè ta và
xã hội mà chúng ta đang sống. Hãy quay lùi về nội tâm để chúng ta nhận chân ra sự đổ vở ấy. Chắc chắn
không phải vì ít tiền mà Gia Đình chúng ta không hạnh phúc, lý do chính là chúng ta không biết làm cách
nào để xử dụng khi chúng ta chỉ có một ít tiền vì bị thất nghiệp. Chìa khóa nầy nó nằm ngay nơi suy nghĩ
của Quý Vị, chứ nó không nằm trong xã hội hay ở các Tôn Giáo.
Câu chuyện thứ hai giúp cho những người thích ăn thịt phải nên ý thức rằng: mỗi chúng sanh đều cần có
sự sống. Chúng ta lấy quyển làm người để uy hiếp những sinh vật bé nhỏ hơn mình và chiếm đoạt sự sống
của kẻ khác. Do vậy ý thức không nên ăn thịt chúng sanh hay không uống sữa bò nữa như trường hợp của
chính tôi là do chính mỗi người tự ý thức; chứ không ai giúp mình ý thức được việc nầy cả. Ngày tối đến
Đức từ Nhật Bản cách đây 44 năn(1977)muốn tìm đậu hủ để mua, không phải là điều đơn giản chút nào.
Nhưng bây giờ sau hơn 44 năm mở Đức, tôi có thể tìm những thức ăn chay chế biến từ đậu nành có cả
hằng trăm loại khác nhau và được bày bán khắp nơi trong các cửa tiệm của người Đức. Dĩ nhiên không
phải là người Đức đã theo Đạo Phật nhiều, mà chính là lòng thương và tôn trọng sự sống đối với những
chúng sanh khác; nên bây giờ người Đức ăn chay nhiều như vậy.

Trước nổi khổ của chúng sanh, chư Phật, các vị Bồ Tát luôn quán sát, chỉ bày và tạo ra nhiều phương tiện
khác nhau để dẵn dắt con người đi từ chỗ mê lầm nầy, quay đầu về bến giác; nhưng con người cứ mãi mê
chém giết nhau, hận thù nhau, tranh đấu sát phạt nhau, mặc cho cái chết đã đến gần kề, thì dẫu cho có
Phật hay Bồ Tát có ở gần chúng ta, chúng ta cũng sẽ không được cứu vớt. Bởi vì Đức Phật vẫn thường
hay dạy rằng: “Ta chỉ là một vị Đạo Sư”. Câu nói nầy tuy ngắn; nhưng rất có nhiều ý nghĩa. Đạo sư có
nghĩa là người dẫn đường. Vị Thầy nầy biết nên đi đường nào và tránh đi đường nào; nhưng chúng sanh
vẫn ham mê nơi ngũ dục, tự chọn con đường tối tăm mà vào thì lỗi ấy không phải từ người dẫn đường,
mà chính là ở tự mỗi chúng ta vậy.
Vậy muốn thoát ra khỏi cảnh khổ của Covic 19 hay những cái khổ khác trong kiếp nhân sinh nầy, mỗi
người trong chúng ta hãy tự ý thức với chính mình về cách sống, cách cư xử với nhau hằng ngày trong
Gia Đình hay ngoài xã hội. Chúng ta không hờn oán ai, không bắt lỗi người khác, mà tất cả đều nên quay
lại với chính mình, thì dẫu cho một việc gì đó có khủng khiếp xảy đến, nó cũng không làm cho chúng ta
bị thất vọng, để cho chúng ta phải tìm cách cô lập bởi chính mình và mọi người hay trách trời, trách đất,
trách Phật, trách tha nhân mà không tự trách bởi chính mình.
Kính chúc Quý Ngài và Quý Vị có một cái Tết thật an bình và hưởng tràn đầy hạnh phúc trong cuộc sống
hằng ngày.

******

Dharma Talk with the Most Venerable Thich Nhu Dien
Beel Low See Temple, Singapore. 12.02.2021

Namo Shakya Muni Buddha.
Dear Most Respected Venerable monks and nuns.
Dear lay Buddhists.
According to the western calendar, today is the first day of the Lunar New Year,
February 12, 2021. From faraway Germany, I have the honor of being invited by
the Most Venerable Master Hui Siong, Abbot of Beel Low See Temple in
Singapore and other temples in Malaysia and Indonesia, to have a talk online with
you all today. First of all, I want to thank Master Hui Siong for the invitation, also
his secretary Miss Jackie and all of you for this opportunity.
Buddha has taught us that everything arises with conditions, and the true nature of
everything is emptiness. I am sure, as Buddhists, you are familiar with this
teaching. He also taught us other teachings, like “The Three Seals”, according to

Theravada tradition, such as: impermanence, suffering and non-self or “The Four
Seals” according to Mahayana traditions, such as: impermanence, suffering,
emptiness and non-self. No matter which traditions, these teachings are the
common guidelines for us to practice Buddhism. So, when things as sufferings
arise, how do we approach and deal with it?
Since February 2020 till now, the world has been and is still fighting the Covid-19
pandemic. There have been millions of deaths and even more infected, causing
many things to be put on standby including religious activities. Up until then, you
have been free to come and go to temples, to meet monks and nuns without any
restrictions. But since then, despite the fact that temples are still open, lay
Buddhists cannot gather. Everyone is afraid of being infected, so the best solution
is to stay home, but even that is still not completely safe. Before, your husband or
wife is used to go to work every day. So, you only see each other at home or at the
weekends. Now, due to the pandemic, you have to stay and work at home and
therefore interact more often with your husband, wife, parents and children. This
may give rise to problems which might lead to anxiety and stress, causing damage
in relationships.
Adults might lose their jobs, with limited income emerges financial problems
which lead to stress and distance between close relatives. The only reason for this
is the lack of understanding, which could destroy this bubbly happiness. There are
even cases of suicides. However, suicide would not solve anything, it only brings
more sufferings to you and the loving ones. The world is facing a huge challenge.
So, what can Buddhism or rather religion do to help us? This is a rather tricky
question to answer, but let me first tell you these following stories. You can think it
over and find the answer for yourselves.
In April 2020, Italy has had a breaking high number of Covid-19 deaths and
infected daily. The government tried their best to deal with it but the death number

still did not decrease. The first story is about a 90 years old man who was infected
with Covid-19 and was brought to the hospital. He had to breath with an Oxygen-
tank for more than two weeks before he got better. The day he was sent home, he
held the doctor’s hand to thank him. He suddenly burst out crying with no reason.
The doctor was worried and asked: “Don´t you have enough money to pay the
hospital bill? If so, I can suggest the hospital to allow you pay in installments.” The
old man answered: “No, I don´t have problem with the payment!” “Why are you
crying then?” asked the doctor. The old man then said: “I have been living for
more than 90 years now, and I have been breathing so much Oxygen into my lungs,
but all of that time I have never paid attention to my breath. I never appreciated the
air I was breathing in either. Today, I would like to deeply thank you, doctor and
nurses, especially the Oxygen-tank that you had been providing me with. If it was
not it, I could have died a few days ago.”
The second story happened in Australia. After a Dharma talk in Sydney, a young
child saw me drinking milk, he then came forward and gently spoke to me:
“Master, you should stop drinking milk!”. I was very surprised and asked him
“Why?”. He replied: “You should watch this short video clip. It is very
interesting!”. And here is what the story is about. There was an animal farm
amongst many in Australia that raise cows for milk. Among the big herd there was
a newborn calf and its mother. The calf wanted to have milk and ran to his mother.
But the farmer saw it and hit him hard on the head with a hammer. The calf was
instantly killed then. As I saw those scenes, I thought to myself “That is it how I
have been competing with the little calf over the milk for the benefit of myself”.
And from that day on, I stop drinking milk, because it indirectly causes suffering
for the calves.
The first story tells us to appreciate things that we have and not what we are
looking for. Even the bubbly happiness that we used to wish each other during

joyous occasions are conditional. Yet, we might not have discovered the true nature
of happiness - unlike the old Italian man who was so thankful for the oxygen -
even though we are also breathing every day. Because happiness is not real. That is
why humans always try to look for happiness but don’t realize that real happiness
is around us, in our family, friends and society. Take a look inward to realize the
true cause of damage in your relationships. It certainly does not come from the lack
of money; it is because we don’t know how to live and to deal with it when we lose
our jobs. The answer is right there in your way of view, not in society or religion.
The second story helps us to realize that all living beings have the right to live. We
use our rights as human beings to suppress and take away the lives of other weaker
beings. The choice of not eating other lives or drinking milk is individual, no one
can decide for others. When I arrived in Germany in 1977 from Japan (44 years
ago), it was very difficult to buy tofu. But now I can buy lots of vegetarian foods
made from soy beans everywhere in German markets. Of course, it is not because
German people have become Buddhists. It is rather compassion and respect for
lives that many Germans have now become vegetarians.
Facing the suffering of all sentient beings, the Buddhas and Bodhisattvas always
observe, teach and create many different means to guide humans from ignorance to
enlightenment; but we are still ignorant, hate each other, trying to kill each other.
So, when death is so close to us, even if the Buddhas and Bodhisattvas are near, we
still won’t get salvation. The Buddha has said, he is only a teacher, a guide. He can
guide us and knows which road is dangerous and which one is safe; but still, we
choose the dangerous one. So, it is not his but our fault.
If we want to escape the suffering of Covid-19 and other sufferings in this life,
each of us should be aware of how to live and interact with each other, within our
family and society. We should not resent or find fault in others, but instead in
ourselves. That way, even if a great calamity descends upon us, we still would not

be disappointed. Everyone is used to find faults in the heaven, in the earth, in
Buddha and in others but never in one’s self.

I wish you all a Happy New Year, full of peace and happiness in your daily lives.

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm